* MINH DIỆN
Nga có
ba sản phẩm đặc trưng: Matrioska, Con lật đật và rượu Vodka. Matrioska còn gọi là con mắn đẻ, đó là những búp bê rỗng ruột lồng vào nhau,
khi xếp lại chỉ thấy một con, mở ra thấy con thứ hai, trong bụng con thứ hai có con thứ ba và nếu mở tiếp thì "đẻ ra" thêm vài con lít nhít. Rượu Vodka trong suốt là “tâm hồn Nga”, còn Con lật đật
Nhevaliaska cứ nghiêng ngả như say rượu,
ngã rồi lại tự đứng dậy.
Ngày
xưa loại rượu Vodka nổi tiếng in hình
Chopin, ngày nay Vodka mang tên Tổng thống
Nga Putin đã được nhận giải thưởng sản
phẩm Nga. Con lật đật ngày xưa là một anh chàng Cô dắc vểnh
râu trê vui nhộn, nay có Con lật
đật Putin, còn Matrioska ngày trước gồm những phụ nữ Nga xinh đẹp, nay
là một bộ sưu tập chính khách Nga từ cổ
chí kim: Ngoài cùng là Medvedev mở ra thấy Putin, bụng Putin có Elxin, bụng
Elxin có Gorbachev, rồi Brezhnev, Stalin, Lenin, cuối cùng là Sa hoàng nhỏ
xíu.
Putin quả có óc hài hước khi lấy tên mình làm rượu
Putinka. Phải chăng ông tưởng nhớ người đã tạo nên sự nghiệp cho mình, một thần
lưu linh luôn ướt đẫm “tâm hồn Nga”:
Boris Elxin.
Người
ta bảo Boris Elxin suốt đời say bét nhè, ngay cả khi tiếp nguyên thủ quốc gia và nhà
báo cũng ngắc ngư, nhưng đã có ba lần
ông ta cực kỳ tỉnh táo, đó là khi ra khỏi
Đảng cộng sản Liên Xô, khi dang tay trước
xe tăng ngăn quân đảo chính và khi từ chức để tiến cử người kế nhiệm lãnh đạo
nước Nga.
Tổng thống bị phế truất Viktor Yanukovych |
Vào
đúng đêm giao thừa 31-12-1999, trước giờ phút nhân loại đón thế kỷ 21,
Elxin đã trân trọng tuyên bố: “Tôi đã suy nghĩ và trăn trở rất lâu trước
quyết định này. Hôm nay, ngày cuối cùng của thế kỷ, tôi xin từ chức. Thay thế
tôi sẽ là một thế hệ mới, những con người
có khả năng làm nhiều hơn và tốt hơn. Theo Hiến pháp, khi ra đi, tôi đã ký sắc
lệnh chuyển giao quyền Tổng thống Nga cho Thủ tướng Chính phủ Vladimir Vladimir
rovich Putin. Tôi luôn luôn tin tưởng vào sự thông thái tuyệt vời của nhân dân
Nga”
Elxin
đã lựa chọn người kế nhiệm theo triết lý của người Nga, chân lý nằm ở đáy chai rượu. Và người Nga nghiện ngập đã hân hoan chào đón
vị Tổng thống 48 tuổi trẻ trung, có cái trán vát bướng bỉnh, thông minh, có cặp
mắt sâu lạnh lùng của nhả tình báo, có cơ bắp
rắn chắc của võ sỹ judo đai đen dễ dàng
quật ngã mọi đối thủ, có tài phóng mô tô lao như tên bắn trên đường đua, lái tàu ngầm lặn xuống
biển hoặc lái máy bay tiêm kích vọt lên trời.
Putin không làm người Nga thất vọng. Ông đã thổi
vào nước Nga sụp đổ thời hậu cộng sản bị
Yeltsin làm nát bét sau 8 năm cầm quyền bầu không
khí trẻ trung ,với hệ thống quyền lực thống nhất theo chiều dọc, với sức mạnh của kinh tế thị trường. Khác hẳn Enxin, sau 8 năm
cầm quyền của Putin, nền kinh tế
Nga tăng trưởng gấp 6 lần, nước Nga đã
có thể hoài niêm về một siêu cường thời Xô Viết. Putin nổi lên
như một ngôi sao chính trị đầy bí hiểm, được nhân dân Nga sùng bái.
Đa số
người Nga cảm thấy hai nhiệm kỳ Tổng thống của Putin trôi đi quá nhanh , tỏ ra luyến tiếc khi
ông rời điện Cremli khi mới bước vào tuổi 56 đầy sinh lực.
Putin sẽ mãi để lại trong lòng
người Nga sự quý mến, nếu
ông làm như Nelson Mandella , Tổng thống Nam Phi, quyết từ bỏ quyền lực ở đỉnh cao uy tín. Nhưng dường
như bản chất của một người từng
là đảng viên cộng sản suốt đời phục vụ nhân dân đã níu Putin lại. Ông vận dụng Hiến pháp Nga ,
dùng Medvedev lấp vào khoảng lặng 4 năm
để quay lại làm chủ điện Cremli.
Trái banh quyền lực hai người chuyền qua lại cho nhau : Tổng thống Medvedev - Thủ tướng
Putin -Tổng thống Putin- Thủ tướng
Medvedev . Cánh sản xuất
Matrioska thật hài hước khi thiết kế con búp bê Putin chứa trong bụng con
búp bê Medvedev , rồi trong bụng Medvedev lại chứa Putin . Họ còn
vẽ chú chó Conie (của Putin) và chú mèo Dorifei (của
Medvedev) gặm chung miếng Bit tết để nói về sự khăng khít giữa Putin và Medvedev trong trò chơi quyền lực .
Năm
2012, ở
tuổi 60 , Putin bắt đầu nhiệm kỳ
Tổng thống thứ 3, tuy cơ bắp còn rắn chắc
, thể lực xung mãn đủ sức cặp với nữ vô
địch thể dục nghệ thuật Olympic Alina
Kavaevna , nhưng trí tuệ có vẻ đã suy giảm.
Putin không tạo được nguồn
đầu tư vào các lĩnh vực có thể
đưa nền kinh tế bớt phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng , giảm bớt sự cạn kiệt nguồn tài nguyên
đất nước và hạn chế những rủi
ro khi
giá dầu thô lên xuống thất thường trên thị trường thế giới.
Tháng 5-2012 , khi bước vào điện
Cremli, Putin hứa năm 2013 kinh tế Nga tăng trưởng 5%, nhưng thực tế chỉ đạt 1,2%, hứa tinh giảm biên chế , chống tham nhũng, nhưng
bộ máy hành chính vẫn cồng kềnh , các nhóm lợi ích hoành hành, tham
nhũng tràn lan. Sự tín nhiệm dành cho
Putin trong 2 nhiệm kỳ đầu Tổng thống
là 71%, nay tụt
xuống 41%. Người dân Nga nói nhiều về một Putin tham quyền
cố vị hơn một Putin xông xáo
cần mẫn trước kia.
Ngọn đuốc
Mohamed Bouazizi châm ngòi cho những cuộc nổi dậy của phong trào chống tham nhũng,
đói nghèo, bất công ,vi phạm nhân quyền,
đòi tự do dân chủ từ Tunisia lan
sang Lybi, Aicập , Yemen, Algeria, Mauritania, Ảrập Saudi, Oman, Sudan ,
Serya, lật nhào những kẻ độc tài chuyên chế như Ben Ali,
Mubarac, Gadafi , tạo ra sự
chuyển biến mới trong cục diện thế giới.
Lo ngại trước làn sóng “Mùa Xuân
Arập” , Putin quay ngược
lại lối mòn của các lãnh tụ cộng sản cũ, bảo thủ, độc tài , đối đầu với Mỹ
và Liên minh châu Âu , xích gần Trung quốc
.
Putin tham vọng xây dựng Liên minh Âu-Á lấy lại không gian liên kết thời Liên
Xô. Đó chính là “ Ước mơ Nga” mà
Putin muốn thể hiện ở Thế vận hội mùa Đông Sochi .
Ông ta đã hào
phóng ném vào đây 51 tỷ đô la để quảng bá
hình ảnh Nga, sức mạnh Nga , nhưng lại quá bủn sỉn khi chứa chấp Edward Snowder , một nhân viên tình báo nhãi nhép
của CIA , gây bất bình với Mỹ và hậu quả là
Tổng thống Obama và Thủ tướng Anh không tới dự
lễ khai mạc Thế vận hội Sochi. Đáng buồn hơn , trong đêm khai mạc hoành tráng đó , một trong
5 vòng tròn biểu tượng sức mạnh
Thế vận hội không phát sáng .
Người ta cho đó là điềm gở đối với Putin
và nước Nga. Có lẽ đúng. Vì giữa
những ngày Sochi đang say xưa
tranh tài thể thao, thì cuộc nổi dậy tại Cộng hòa Ucraina bùng phát, hàng ngàn người chiếm quảng trường Độc Lập trung tâm thủ đô
Kiev, rồi tràn vào các cơ quan chính phủ, dồn Tổng thống Yanukovich đến sát chân tường. Putin như một con lật đật , vội vàng rời Sochi về Moscow trước tình huống Ucraina có khả năng bị cắt rời
khỏi mắt xích Âu-Á.
Ukraina
phía Đông giáp Nga , phía Bắc giáp Belarus, phía Tây giáp Balan, Slovakia, Hungaria , phía Tây Nam gáp
Romani, Moldova , Biển Đen và biển Azov.
Từ thế kỷ thứ 9 sau công nguyên, Ukraina đã nằm ở trung tâm của nền văn minh Slav với quốc
gia Kiev hùng mạnh. Thế kỷ 12 ,
Kiev cũng
như các nước Đông Âu khác bị Thành Cát Tư Hãn đánh bại , trở thành nô lệ của
Mông Cổ suốt nhiều thế kỷ. Khi Mông Cổ
suy tàn Ukraina bị xâu xé bởi nhiều thế lực khác nhau , cho đến thế kỷ 19 thì bị Đế quốc Nga thống trị.
Năm 1922, Ukraina
là thành viên sáng lập Liên bang
Xô Viết, trở thành một nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa trong Liên Xô. Năm 1991,
Liên Xô sụp đổ , Ukraina tuyên bố độc lập.
Thời Xô Viết , Ukraina là nền
kinh tế lớn thứ hai Liên Xô,và
là kho vũ khí hạt nhân lớn thú 3 thế giới , có lực lượng quân đội 780.000 người , trang bị hiện đại.
Sau khi tuyên bố độc lập , Ukraina đã
trả lại kho vũ khí nguyên tử cho Nga và giảm lực lượng quân sự xuống còn
300.000 người.
Ukraina
tuyên bố trung lập , phát triển kinh tế thị trường, nhưng việc đoạn tuyệt với nền kinh tế kế hoạch vô cùng chật vật nên suốt những năm 90 thế kỷ trước rơi vào hoàn cảnh tự cấp, tự túc
đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, người ta ví mỗi ngày qua đi là một cuộc chiến
đấu để sinh tồn. Nhờ khoản vay ưu đãi 16
tỷ đô la của IMF, từ năm 2000 nền kinh tế Ukraina bắt đầu hồi phục , đến
năm 2007 tổng thu nhập quốc dân đã đạt 359,9 tỷ đô la , GDP bình quân đầu người
đã lên 7.800 đô la, tuy nhiên so với Đông Âu , Ukraina vẫn thuộc nước nghèo.
Sau cuộc “Cách mạng cam” 2004-2005 , người dân Ukraina đặt kỳ vọng vào một chính thể với khát vọng
xây dựng một nước Ukraina mới độc lập , dân chủ, thịnh vượng. Tuy nhiên họ đã sớm thất vọng vì Tổng thống Yushchenko và Thủ tướng
Yulia Tymoshenko không thực hiện những gì đã hứa, nền kinh tế không được cải
thiện, tham nhũng không được kiềm chế, nạn thất nghiệp và tỷ lệ đói nghèo gia
tăng. Ông Yushchenko và bà Yulia
Tymoshenko từng được coi là “Song kiếm hợp
bích” giành thắng lợi trong cuộc “cách mạng
cam” lật đổ Tổng thống Yanukovich bỗng trở mặt
nhau , xung đột gay gắt, kết quả
Yushchenko chỉ dành được vẻn vẹn 5% số phiếu bầu trong lần
tái ứng cử năm 2010, mở đường
cho cựu Tổng thống Yanukovich quay lại
ghế Tổng thống Ukraina. Tất nhiên chẳng
ai ngây thơ tin rằng sự thất bại của đôi
“Song kiếm hợp bích” thân phương Tây Yushchenko - Tymoshenko và sự quay lại của Yanukovich
không có bàn tay Putin.
Vây Victor Yanukovich là người
thế nảo và quan hệ với Putin ra sao?
Theo phân tích của Dmitri Trenin , giám đốc Trung tâm
Carnegic Moscow ,thì: “Ông ta (tức
Yanukovich) không trung thực, có lối sống
xa hoa và là một kẻ cơ hội. Ông ta chưa
bao giờ là người của Nga cả, ngược lại là một đối tác không đáng tin cậy, đã từng
chơi xấu Nga nhiều lần. Mục tiêu duy nhất
cùa Yanukovich là duy trì quyền lực để bảo vệ sự giàu có của gia đình”. Còn cựu quan chức tình báo CIA , Eugene Rumer thì nhận xét : “
Yanukovich đâm bị thóc , chọc bị gạo, kích động Putin chống Châu Âu và Mỹ”
Người ta cho rằng thực lòng
Putin chẳng ưa gì Yanukovich , nhưng
Putin o bế Yanukovich vì quyền lợi của Nga ở Ukraina.
Địa thế,
quy dân số và đặc thù nền kinh tế đã khiến
Ukraina trở thành tài sản vô giá trong
Liên minh Âu-Á mà Putin muốn xây dựng trong không gian hậu Liên Xô. Ngành công
nghiệp chế tạo máy bay, xe tăng,
tàu chiến của Nga do các doanh nghiệp quốc
phòng Ucraina liên kết với Nga sản xuất. Hạm đội Biển Đen của Nga đang thuê căn cứ ở Sevastopol trên bán
đảo Crimea , nơi có 2 triệu người gốc Nga, chiếm
vị trí chiến lược vùng Ban Căng và đường
vận chuyển khí đốt của Nga sang Châu Âu đi qua lãnh thổ Ukraina . Putin
không thể để Ucraina tách khỏi
Nga , càng không muốn NATO và Mỹ có căn cứ quân sự ở nước
láng giềng sát nách mình.
Victor Yanukovich bắt
đúng thóp Putin .
Cái nháy mắt ranh mãnh của ông ta với Putin
tại lễ khai mạc Thế vận hội mùa
Đông Sochi
đã nói lên điều đó. Tiến sỹ Simon
Saradzhyan , ở trường Đại học Harvart nhận
xét : “ Yanukovich bắt Putin làm con
tin. Ông ta cứ nhấp nhổm chạy sang liên minh Châu Âu để buộc
Nga phải thực hiện cam kết cung cấp cho Ukraina 15 tỷ đô la. Thực ra hợp tác kinh tế , chính trị mà liên minh
Châu Âu mời chào Ukraina quá xa vời để giải quyết vấn đề tài chính của
Ukraina . Châu Âu và Mỹ không sẵn sàng
vét cạn túi như Cremli”
... Putin đã thất bại cay đắng khi sử đụng con
bài Yanukovich.
Sau những
ngày tỏ ra dao động giữa Nga và Liên
minh Châu Âu, vì quyền lợi riêng, Yanukovich đã phản bội Nga kí vào văn bản thỏa thuận ngừng bắn với phe đối
lập . Nhưng điều mà Yanukovich
không ngờ là bằng
hành động ấy ông ta cũng không thể cứu được chính bản thân mình , bởi vì người dân Ucraina không thể tha thứ cho một
kẻ độc tài, tham lam vô độ , có lối sống xa hoa và đã ra lệnh cho cảnh sát
bắn vào dân như Yanukovich.
Yanukovich đã tháo chạy
trong đêm ,và may mắn thoát sang Nga, bỏ lại khu dinh thự ngoại ô Kiev rộng 14 hec-ta có rừng cây,
sông, hồ, sân Golf , bãi đáp máy bay với
tòa lâu đài lộng lẫy , vòi nước và bồn tắm bằng vàng
ròng. Người dân khi tiếp quản
còn nhặt được tờ ngân phiếu 12
triệu đô la tiền hối lộ trôi trên sông trong
mớ giấy tờ Yanukovich chưa kịp đốt.
Tân thủ
tướng Yatseniut đã nói trước Quốc hội
Ucraina : “ Tôi muốn thông báo với mọi người rằng ngân khố quốc gia đã bị cướp và trống rỗng. Yanukovich đã vét sạch cả các khoản vay của
nước ngoài trị gía 37 tỷ đô la , và
trong 3 năm cầm quyền đã đưa ra khỏi đất nước 70 tỷ đôla”
Ngày
1-3 Thượng viện Nga đã quyết định đưa quân vào Ucaraina theo đề nghị của Tổng
thống Putin. Cả thế giới đang hồi hộp
theo dõi những sự kiện đã, đang và sẽ diễn ra ở Ucraina và hai người được nhắc đến nhiều nhất là Putin và Yanukovich. Người ta bảo “Con lật
đật” Putin ngã rồi tự đứng dậy được , còn “ cái mắt xích” Yanukovich sẽ bị chặt đứt.
Xin cầu
nguyện cho nhân dân Ucraina hạnh phúc và Thủ đô Kiev
nơi tôi đã từng đến mãi thanh bình và tươi đẹp.
M D
-----------------
+ Bài liên quan:
Viktor Yanukovich: Ukraine Enigma
At Centre Of EU-Russia Contest
Political rivalry: President
Viktor Yanukovich has been criticised by the west for the jailing of Yulia
Tymoshenko.
At an EU summit in Lithuania
next week, Mr Yanukovich will have the opportunity to seal a far-reaching
association and trade pact that would open the path to much closer co-operation
with Europe .
It includes access to the world’s biggest single market and the prospect of
massive investment – not to mention a definitive break from Moscow ’s centuries-old influence over the
country.
But as EU foreign ministers meet in Brussels
today, many are fretting about why – after months of intensive negotiations – Ukraine
has still failed to satisfy the final conditions for signing the deal.
Chief among them is freeing Yulia Tymoshenko, the former premier and Yanukovich
foe jailed in 2011 in what the EU has called a “selective prosecution”.
“Everything is in the hands of President Yanukovich,” Carl Bildt, the Swedish
foreign minister, said on Monday.
“I think we have a policy; I’m not sure whether he has a policy.”
Chancellor Angela Merkel of Germany
said that the association agreement with Ukraine remained uncertain.
She told the German parliament on Monday:
“We still can’t predict whether Ukraine
is willing to implement the conditions for a signing.”
She did not refer to the Tymoshenko case directly but called on Kiev to take “credible
steps” to end “selective justice”.
Mr Yanukovich is a former mechanic and municipal bureaucrat from gritty, industrial
Donetsk who
served prison time in his youth for theft and assault before entering politics.
Many who have dealt with him in the west still view him as Soviet in his style
and outlook.
Recent suggestions by his government that the International Monetary Fund step
in and provide assistance if he agrees to sign the EU pact has struck many,
including top officials at the IMF, as Soviet-style brinkmanship that showed a
lack of understanding of how negotiations with such western-founded institutions
normally progress.
“There is no movement on their side,” said one person involved in talks with Kiev .
People who have studied Mr Yanukovich say it is important to avoid
misconceptions.
While he was routinely called “pro-Russian” before becoming president, for
example, Mr Yanukovich has been anything but.
His first foreign trip after winning a narrow election victory over Ms
Tymoshenko in 2010 was not to the Kremlin but the Berlaymont, the headquarters
of the European Commission.
He has a testy relationship with Vladimir Putin and has resisted intense
pressure to join a Russian-led customs union with other ex-Soviet states, due
to become a “Eurasian Economic Union” by 2015.
At the same time, despite the Ukrainian leadership’s proclaimed commitment to
European integration, people who know him suggest Mr Yanukovich’s overriding
goal is not westernising his country.
It is ensuring that he, his circle and his business backers in Ukraine’s highly
oligarchic system survive 2015 presidential elections and stay in power as long
as possible.
James Sherr, a Russia and Ukraine scholar at London ’s Chatham House think-tank, believes
Mr Yanukovich would instinctively prefer an EU agreement.
Despite the reforms demanded by Brussels , he
suggests Ukraine ’s
president paradoxically feels allying with the west is better for him and his
entourages.
“[Ukraine’s leaders] think they can play the EU game by rewriting laws, by
mimicry and manipulation, and making certain changes that are in their
interests, but not touching the rest of [the system],” he says.
“But they feel that integrating with Russia is something else. It’s
about Russian domination.”
A major complication, however, is EU insistence that Ms Tymoshenko must be
freed and pardoned.
Ms Tymoshenko is Mr Yanukovich’s nemesis, as co-leader of the Orange Revolution
that thwarted his 2004 presidential bid.
If allowed to re-enter politics, Ms Tymoshenko could be a powerful challenger
in 2015.
Mr Yanukovich must also worry that, if he lost, he himself could be jailed.
“Yanukovich fears Tymoshenko as one of the key managers that could organise a
humiliating defeat for him in 2015, much like in the Orange Revolution. He is
very much today being driven by his fears, seeking options that can guarantee
his re-election,” says Serhiy Taran, director of the International Democracy
Institute in Kiev .
Yet in Mr Yanukovich’s calculations, even the Tymoshenko issue may not be
decisive.
Instead, with Ukraine in
recession and facing potential balance-of-payment problems, Mr Yanukovich may
be weighing up the short-term economic impact of agreements with the EU or Russia – and
manoeuvring to get both to improve their offers.
Russian bans in recent months on Ukrainian products ranging from chocolates to
steel, and beefed-up customs controls on the border, have given Kiev a much
starker understanding of the potential costs, in lost Russian trade, of an EU
deal.
That could lead to a popular backlash, even though opinion polling shows half
of Ukrainians currently favour an EU agreement.
“Russia
is closing the door to many of our products. Ukraine will [also] be flooded with
higher-quality, more competitive EU goods,” says Kosts Bondarenko, a Yanukovich
adviser.
“The roughly $1bn that EU leaders are offering covers only a small part of Ukraine ’s needs.”
Mr Yanukovich held two closed-door meetings with Mr Putin on consecutive
weekends.
The Kiev rumour mill suggests Russia ’s president delivered dire warnings of
the consequences of EU integration, and offered lower Russian gas prices and multibillion-dollar
loans if Ukraine instead did
a deal with Moscow .
That may explain why senior Ukrainian officials have begun talking of a
“shopping list” of additional demands from the west.
These included rapid delivery of an IMF bailout, and faster EU market opening
with more upfront financial assistance.
“This is all a game of bluff and counter-bluff by the Yanukovich regime,” says
Tim Ash, emerging markets analyst at Standard Bank.
Western officials warn privately, however, that while the IMF could offer Ukraine a multibillion dollar bailout if it
accepts its reform conditionality, little extra money may be available from the
EU for Ukraine .
As Mr Ash puts it, Mr Yanukovich might be “well advised not to overplay his
hand”.
Source: ft
Posted by Nicholas
-----------------
Cho cháu xin đăng bài này lên fb ạ. Cám ơn bác Minh Diện trước
Trả lờiXóaTuyệt. Bác Minh Diện viết về vấn đề gì cũng sâu sắc và dễ hiểu , phân tích rất logic bằng thái độ khách quan. Đúng là Putin đã trở thành con tin của tay láu cá Yanukovivh và bây giờ nước Nga tiền mất tật mang.
Trả lờiXóaVIẾT HAY ,RẤT PHỤC HAI CƯU SỸ QUAN QUÂN ĐỘI HAI NHÀ BÁO LÃO THÀNH MINHDIEN-BUI VAN BONG
Trả lờiXóaMột bài viết rất hay. Khái quát toàn bộ con người Putin và Yanukovich.
Trả lờiXóaMột bài xuất sắc,cảm ơn MD
Trả lờiXóaEm hãi mấy cái tàu ngầm lớp Kilo của Nga lắm. Nó giống cái cân ve chai đồng nát của tụi em - 1 Kilo còn 6 Lạng, yếu xìu! Có cho vàng em cũng chẳng dám chui xuống mấy cái tàu ngầm đó. Chỉ béo mấy thằng chia chác. Nếu bị bắt buộc, em sẽ viết di chúc cho bu nó "Tài sản không có gì, để hết lại cho em và các con, sau khi anh chết cháy hay vì sặc khói!"
Trả lờiXóaChúng ta không hiểu hết "thực chất" nước Nga đâu! Khoảng 20 năm trước tôi tắm ở bãi biển Vũng Tàu. Thấy hai mẹ con người Nga cũng đang tắm. (Tôi biết tiếng Nga nên nghe họ nói biết họ là người Nga). Đứa bé khoảng hai tuổi, dễ thương. Nên tôi khi đi ngang qua tính sờ vai nó. Ai ngờ người mẹ Nga lôi xệch nó ra ngoài tầm tay của tôi! Chắc chắn cô ta nghĩ "Tên VN này không được đụng vào con ta, làm 'bẩn' nó!"
Trả lờiXóaNgười Mỹ, Tây Âu họ cư xử đàng hoàng hơn nhiều. Xin nói thêm, một người hiều biết đã nói với tôi:" Thực ra, Phương Tây vẫn coi Nga là mọi... Chẳng cần đâu xa, người Ba Lan nói họ là quý tộc, còn Nga chỉ là những tên nông dân." Bạn hãy coi bọn công an Nga đánh ban nhạc nữ Pussy Riot (họ chống Putin) một cách rất man rợ sẽ thấy cảm giác ghê tởm của mình trào lên!
Hay thật cả một phe đảng chén hết 37 tỷ đô, rồi đạo diễn kịch bản đổ hết 37 tỷ đô lên đầu tổng thống , còn tổng thống thì hạ cánh an toàn ở nước ngoài. Dù Ukraine có ổn định đi nữa thì sẽ có một chính quyền bù nhìn được dựng lên để lập lại một quy trình như cũ. Quan niệm mất nước thời nay thật đã khác xa với thời xưa.... thời nay mất nước là mất chủ quyền, mất đi khả năng tự chủ.
Trả lờiXóaVớ vẩn.Khinh thường dân trí Ukr.qúa đấy !
XóaBác cứ tưởng họ cũng dễ dàng bị lừa bịp
như người dân vài nước bị CS.chuyên chế
kèm kẹp hay sao nhỉ ?
Hãy cứ chiếm lấy Ukraine rồi ông sẽ thấy hậu quả đấy Putin ơi, một Yanukovich núp bóng. Tương lai của môt trật tự thế giới mới tất cả phụ thuộc vào lòng dân, không độc tài tham quyền cố vị được đâu. Rồi sẽ tới phiên ông Puchim thân mến.
Trả lờiXóaTương lai của Ucrai na sẽ ra sao , vẫn là một dấu hỏi lớn , nhưng cách mà Ông Putin xử sự với ucrai na là rất không bình thường . Có thể do quá tin vào Yanukovich , bị đối lập ucraina ra tay đúng lúc , hay chủ nghĩa dân tộc quá lớn trong ông . PuTin đã quá hấp tấp trong việc xử lý . Dù trong tay ông có khá nhiều quân bài ( kinh tế , dầu mỏ , vấn đề người nói tiếng Nga ở ucraina ……..) Hơn tất cả là ông đã mắc sai lầm tệ hại khi dung túng một kẻ ăn hại , tham nhũng , hai mặt như Yanukovich . Vì sao Putin không chọn nhân dân Ucraina , lập tức công nhận chính quyền lâm thời của nước này ( dù khá đắng nhưng ít nhiều vẫn có thể gây được ảnh hưởng ) ? Như cách mà Mỹ và phương Tây đã chọn .
Trả lờiXóaPutin đã đi một nước cờ khá bí khi tung quân vào Crime mà không có lý do “ chính đáng “ và thiếu thuyết phục .
Ngược lại chính phủ lâm thời của Ucraina lại đang khẳng định sự tỉnh táo ( dù mới được thành lập vài ngày ) khi án binh bất động và hết sức kiềm chế tránh được sự gây hấn của Nga , ít nhiều họ đã thành công khi gây dựng hình ảnh ban đầu với thế giới , giúp tránh tối thiểu thương vong vô ích .
Nhưng sự kiềm chế đến đâu cũng chỉ có giới hạn , bởi nhiều khi một cuộc chiến tranh lớn lại được bắt đầu bằng một phát súng nhỏ rất vu vơ .
Dù tình hình chuyển biến ra sao : hòa bình , phát triển hay chiến tranh , đối đầu với Nga ? . Nhưng trước mắt nước Nga và bản thân Putin đã suy giảm uy tín nghiêm trọng trong mắt thế giới khi xử lý vấn đề một cách quá hấp tấp, bởi khi làm điều này thì chỉ khiến Ucraina sẽ mãi rời xa tầm kiểm soát của Nga , và đẩy họ nhanh chóng gia nhập NATO – Một điều mà chính Nga rất lo sợ .
( còn nữa )
Để gió cuốn đi
( Tiếp theo )
Trả lờiXóaPutin đã tự tạo ra mối nguy hiểm tiềm tàng cho mình khi tạo ra kẻ thù ở ngay sát nách .
Gây căng thẳng , và chiến tranh bao giờ cũng dễ dàng hơn là cách thoát khỏi nó , cũng như chọn được người bạn tốt thường khó hơn cách tạo ra kẻ thù .
Có thể đây là cú trả đũa nhỏ của người Mỹ cho vụ snowden , và vụ Syria , nhưng trong tương lai nước nga hãy cẩn trọng vì vấn đề của chính họ - Tresnia , khi nó lại bất ngờ được thổi bùng lên bởi “ Ai đó “ .
Qua đây cũng là bài học rất cần thiết cho chính phủ Việt Nam khi họ đang cân nhắc cho Nga thuê lại cảng Cam Ranh , biết đâu đến một lúc nào đó nó có thể là Crime thứ hai . Và Việt Nam cần hết sức tránh để trở thành một tiền đồn của họ như từng xảy ra trong quá khứ . Và khi Nga càng trở nên cô lập thì họ sẽ cần Trung Quốc hơn , và Việt Nam sẽ xử lý ra sao khi Nga nghiêng về TQ trong vấn đề Biển Đông .
Để gió cuốn đi
Xin cầu nguyện cho nhân dân Ucraina hạnh phúc và Thủ đô Kiev ... mãi thanh bình và tươi đẹp.
Trả lờiXóahttp://www.youtube.com/watch?v=zucBfXpCA6s
Trả lờiXóaNữ Dương cầm thủ Valentina Lisitsa đang dạo Khúc Ánh trăng của Beethoven
Ukraine ơi ! ... Việt Nam ơi ! ... gần Thế kỷ Mùa Đông đang rã băng
**************************************
Ukraine ơi ! ... gần Thế kỷ Mùa Đông đang rã băng
Hoa Tuyết nhẹ rơi rừng Bạch Dương đẹp tuyệt trần
Từ Paris Tây Âu nghe tiếng đàn lịch sử Ukraine vang vọng
Điệu nhịp đấm Tiến sĩ thép Klitschko tăng tốc ầm ầm
Có phải tiếng dương cầm Lisitsa lãng mạn chứa chan ? ? ?
10 ngón tay Nữ Diệu cầm thủ luân vũ trên phím đàn
Có phải tiếng hô vang trên Quảng trường Độc lập ?
Cùng Mùa Xuân Ả Rập - Ai Cập đầu Thế kỷ 21 miên man...
*
Ukraine ơi ! ... Xin cùng em viếng Sử Thi
Kiev chớm Xuân rạo rực xuân thì
Một Thuở Vàng son .. .. Một Thời rực rỡ
Bên bờ Hắc Hải - Biển Đen sóng vỗ bên nớ bên ni .. ..
Tiếng đàn lịch sử giao thoa tiếng Nga cầm balaika thổn thức
Trong cuộc hải trình về Bến bờ Tự do Dân chủ mấy khi
Xin hãy nghe em từng nốt thăng nốt giáng
Thế Sử thăng trầm Nhân loại đang biệt ly lâm ly
*
Ukraine ơi ! ... Ukraine ơi ! ...
Tiếng thét dội đòi Quyền làm Người vang tận Đỉnh trời ! ...
Sài Gòn ơi ! ... Hà Nội ơi ! ...
Sử Việt đã bao lần bao tang thương trầm khổ
Điệu buồn Hoàng Sa hướng vọng Quê cũ từ Quê người
Hận Vong đảo nghe từ Biển Đông từng Hoa Biển từng sóng bể
Ngàn Mái Nhà xưa bên Phố Biển cũ chưa im hơi
Da thịt đan bện thịt da Thuở Xuân thì chợt hồi sinh sống lại
Tình em giao thoa giao hoan Tình anh hòa quyện đêm trắng chơi vơi
Máu xương xương máu chất thành núi buồn vời vợi
Hải Vân - Tiên Sa - Hội An - Mỹ Khê - Cửa Đại từng khói lửa ngút trời
Ôi xương máu còn tím bầm Cuộc chiến ấy vô ích
Gần Năm triệu Vong Hồn thương quá đi thôi ! ! !
Việt Nam ơi ! ... Ukraine ơi ! ...
Làm sao lãng quên quên lãng được nhỉ ? ? ?
Hà Nội tượng lưỡi Lê dáo Mác cáo Hồ giỡn cười ! ! !
Nhớ nghe em Gái Tràng An xuyến đeo vòng cổ
Tóc huyền thắp sáng Hồi Nội Đêm xanh buông lời
Ngàn mái tóc thề đen để tưởng niệm mùi hương quá khứ
Đan dệt bện thành Huyền thoại lừa dối tuyên truyền một thuở một thời
http://www.youtube.com/watch?v=NTyKmU9P9wQ
Bác Tiến sĩ Đấm thép Klitschko đang quét dọn sạch nhanh gọn võ đài !! ...
Ukraine ơi ! ... Việt Nam ơi ! ...
Làm sao lãng quên quên lãng được nhỉ ? ? ?
Kiev tượng lưỡi Lê dáo Mác chọc thủng cả bầu trời ! ! !
Xin nhờ bác Tiến sĩ Đấm thép Klitschko triệu cú đấm sắt
Tượng những thằng du côn lừa Thời đại đục ngã xuống đời
Cho hồi sinh lại cung điện lâu đài Kiev
Cho lũ quân đỏ Mạc Tư Khoa cho bầy vệ binh đỏ Bắc Kinh hết hơi
Cho bọn trí ngủ Chí Phèo Xuống Hố Cả nút
Cho Ukraine ... cho Việt Nam quần chúng lại yêu Người yêu Đời ...
Mùa Xuân Ukraine này, Thủ đô em Kiev lại lên men Tình ấm áp
Mùa Xuân Việt Nam đó, Thủ đô anh Hà Nội - Thăng Long rồng ngút trời
Hòa giải - Nhân quyền - Tự do - Dân chủ
Con đường Ukraine - Con đường Việt Nam thênh thang mênh mông ơi ! ! !
TRIỆU LƯƠNG DÂN
Những kẻ tham quyền cố vị bao giờ cuối đời cũng bị khinh rẻ. Nếu có sai lầm chiến lược thì mọi công lao đều bay biến hết. Mao, Stalin v.v.. là một ví dụ. Tiếp theo là Putin.
Trả lờiXóaLiệu các đỉnh cao trí tuệ có nhận ra vấn đề này không hay họ cố giữ ngai vàng và đôla, kệ mẹ đất nước, dân tộc.
Trả lờiXóaTheo phương tay thi đi xe ford,xe toyota,theo Nga thì đi von ga.ai theo ai giơ tay
Trả lờiXóaTui đi xe ôm, theo phe nào?
XóaKhông biết sức mạnh quân sự của Nga ngày nay ra sao, nhưng nhìn hình ảnh đoàn xe quân sự của Nga ở Crimea thấy vẫn những Uaz469, Uaz452 (cứu thương), Kamaz432, Uran475H ...chẳng khác gì cách đây 35 năm khi quân đội Việt Nam sử dụng chống TQ đầu những năm 80 của thế kỷ XX mà thấy bình thường quá.
Trả lờiXóaMinh Diện gọi ông Putin là con lật đật,vậy Minh Diện nghĩ xem,cái bọn đang uống máu của đồng đội mình vì tiền là loại gì,con gì trên thế gian này tương ứng.
Trả lờiXóaNhân dân Nga đã hy sinh quá lớn cho châu âu để có ngày nay,nếu không có sự hy sinh ấy thì châu Âu bị Đức dẫm nát bét,quân đội Hoa Kỳ cũng được quân đội Đức nhai ngấu ngiến rồi mang thân chạy về nước.Không có sự che chỡ cả tính mạng chính mình thì liệu người dân Do Thái trên đất Liên Xô còn mấy người.
Sự phản bội,hống hách,trịch thượng,ngôn ngữ xất xược như...vốn không phải của nhân loại xưa nay.
Ông Putin đã hành động mức độ như vừa qua là hoàn toàn hợp lí và chẳng của riêng quyết định của ông.Nhân dân Nga ngày nay quá ngán đám thiên lôi ở Ukcraine.
Nếu như bà chiêm tinh gia nào đó nói đúng thì châu Âu chỉ còn cái đống gạch.
Khi nổ súng thì chúng ta đón và bao che cho nhân dân châu Âu mà nhất là nhân dân Pháp sang VN cư trú vậy.