Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Làm sao cứu vãn thứ giáo dục phi chuẩn mực này


                     * VƯƠNG TRÍ NHÀN 
* Ngành giáo dục ở ta đang trong tình trạng thế nào ?
-- Nói cho hình ảnh một chút, nó đang lê lết trong cảnh trì trệ. Về triển vọng, thì có vẻ bệnh ở dạng vô phương cứu chữa. Tức nếu không dỡ bỏ làm lại thì vùng vẫy đến mấy cũng sẽ không ra khỏi cái tình trạng suy thoái hiện có.
Tôi biết nói vậy là bi quan. Nhưng nếu biết vượt lên tình cảm thông thường và có cái nhìn khách quan, cũng như sử dụng tới những thước đo hiện đại khi đánh giá tình hình bàn việc cải cách, chắc chúng ta không thể nghĩ khác.
Một dạng "tiên thiên bất túc"
Lùi lại nhìn ngành giáo dục của ta từ hồi kháng chiến chống Pháp, rồi qua chống Mỹ và hậu chiến gần 40 năm nay, tôi thấy nó được xây dựng ngoài những chuẩn mực chặt chẽ mà mọi nền giáo dục phải có. Như một cơ thể, nó thuộc loại tiên thiên bất túc, tức sinh ra đã không đủ các bộ phận cần thiết, sinh ra đã  bất thành nhân dạng.
 Ta hay có lối làm lấy được, tức là chưa đủ điều kiện, nhưng thấy cần, vẫn cứ làm.
Ví dụ một trường đại học trước tiên phải có đủ bộ phận giảng viên đảm nhiệm việc giảng dạy theo những quy định quốc tế. Ở các nước gọi là đang phát triển, một trường đại học chỉ được thành lập khi có một bộ phận nòng cốt là những giáo sư đã học tập  ở những Sorbone, Oxford hoặc những trường tương tự… trở  về.
Đâu người ta cũng hướng tới những yêu cầu này để noi theo, nay chưa làm được thì mai làm. Chỉ có riêng ta thì không.
 Trên danh nghĩa đại học VN cũng có những người gọi là giáo sư hay tiến sĩ đấy, nhưng đó là ta phong với nhau để làm việc, chứ thực tế  thấp hơn chuẩn mực rất nhiều.
Rộng hơn câu chuyện giáo viên là chuyện cơ sở vật chất và không khí học thuật của một trường đại học.
 Rồi rộng hơn câu chuyện của  riêng ngành đại học là chuyện của mọi cấp học.
Tính phi chuẩn đang bao trùm trong mọi lĩnh vực, từ trường sở, sách giáo khoa, cách cho điểm, cách tổ chức thi cử…, cho tới chất lượng dạy và học.
Ta hay quen miệng nói chúng ta rất có truyền thống về giáo dục. Sự thực, giáo dục VN thời trung đại còn quá non nớt không đủ hình thành một hệ thống. Tới nền giáo dục mà người Pháp mang lại thì mới tàm tạm.
Nhưng rồi mấy chục năm chiến tranh, cái sự làm lấy được làm theo ý chí đã thành chuẩn mực duy nhất ở ta, nó chi phối tất cả, khiến giáo dục VN có cách tồn tại, cách vận hành riêng chẳng giống ai. Các trường mới lập ra phải theo trường cũ, sau giải phóng thì miền bắc bắt miền nam phải theo.
 Tạm ví như trong khi người ta đi thì mình phải bò phải lết, vậy mà vẫn tự hào rằng mình cũng đang đi chứ đâu có đứng yên.
·        Sửa vặt chỉ là vô nghĩa
 Luôn luôn xảy ra tình trạng trường không đáp ứng đúng chuẩn mực cũng cố mà mở, giáo viên chưa đủ trình độ cũng cho dạy, học sinh không đủ trình độ cũng cho lên lớp, sinh viên ra trường không ai nhận cũng cứ xin thêm chỉ tiêu đào tạo.
Trước mắt chúng ta là một cơ thể lúc nào cũng ốm yếu quặt quẹo.
Đây đó, nó có được chấn chỉnh chỗ này thì chỗ khác lại làm bừa làm bậy rõ hơn. Mọi sự sửa chữa chẳng qua chỉ là đắp điếm giả tạo.
 Tình trạng tuyệt vọng thấy rõ là khi mọi sự đã không còn thay đổi được nữa.
Dăm bảy năm nay, nhận thấy các trường công lập bị bao ràng buộc, nhiều người đã tính bàn nhau mở thêm các trường dân lập.
 Gia đình tôi cũng thử xem sao, cho con đi học dân lập, sau mới ngớ ra. Nếp làm giáo dục ở ta mấy chục năm nay nó đã thế rồi, thì lúc ra tồn tại với danh nghĩa khác, người ta cũng cứ đường cũ mà đi.
 Khi các giáo viên vẫn thế, người quản lý các trường cũng thế, chuyện các trường dân lập có đủ bệnh như trường công lập nói chung thật dễ hiểu.
 * Thế thì còn có cách nào mà cựa bây giờ?
Để cùng xác định mức độ nghiêm trọng, và sự bất lực đã trở thành chắc chắn, xin có một chút liên hệ
 Đọc báo gần đây, thấy các cơ quan quản lý giao thông đề nghị mọi người hiến kế để có cách làm sao tai nạn giao thông có thể mỗi ngày mỗi giảm.
 Nhưng vấn đề là ở chỗ người ta phải dự tính điều này từ khoảng mười lăm hai mươi năm trước, khi số lượng các phương tiện giao thông còn tạm chấp nhận được. Chứ với mức độ xe máy như hiện nay, trên tình trạng đường sá hiện nay thì có tài thánh cũng không hạn chế nổi tai nạn.
* Sức ì của người trong cuộc
Khi không có những điều kiện cần và đủ mà bắt buộc phải tồn tại, tự bản thân cơ chế giáo dục phải có cách thích ứng, lâu dần nó tự ổn định trong tình trạng hiện thời và tự nhiên là trở nên trơ lì, không thể phấn đấu thành cái đáng ra nó phải thế, cũng tức là không thể trở thành đúng như chuẩn mực nữa.
Quán tính tự bảo vệ không cho phép người trong ngành thấy hết bệnh tật đang có trong cái môi trường người ta tồn tại.
Một điều không ai nói ra nhưng ai cũng biết, lâu nay giáo dục đã là nơi sinh sống làm ăn của bao nhiêu con người. Nay giả thử có sự thay đổi thì những người đó đi đâu làm gì bây giờ?!
Không ai tự chặt chân mình, tự làm phiền mình trong công việc cả.
Thành thử cứ với nhận thức như hiện nay, thì dù nhiệt tình đến đâu cũng chỉ có thể có những cải cách hời hợt chứ không thể có những thay đổi cơ bản.
Qua các trang mạng tôi được biết một tờ báo của Pakistan cuối tháng 9 - 2012, có bài nói khá đúng về giáo dục VN. Tác giả bài báo kể một giáo viên VN nói với ông ta "Hệ thống giáo dục của chúng tôi đang đi xuống dốc".
Và người giáo viên VN bổ sung "Nếu xu hướng này tiếp tục, chúng tôi sẽ chỉ có các quan chức ngu ngốc và những con người xảo trá".
Vậy là tình trạng lê lết hiện nay ai cũng biết, nhưng không có cách cứu vãn.
Hai đề nghị của Myanmar về giáo dục mà chúng ta khó nuốt
 Khi bàn về cải cách ở Myanmar, lãnh tụ dân chủ Aung San Suu Kyi có mấy ý kiến về giáo dục mà tôi thấy rất tâm đắc.
 Trước tiên bà bảo, sau giai đoạn thuộc địa và thời kỳ sống trong chuyên chế, nay  cái mà Myanmar cần là đào tạo nhiều thợ học nghề chứ không phải đào tạo kỹ sư.
Đội ngũ trí thức trẻ, cần thì cần thật nhưng phải là thứ thiệt. Lấy đâu ra đại học tử tế để có số kỹ sư cần thiết ấy? Vậy phải tạm xếp yêu cầu đó lại.
Cách chuẩn bị tích cực nhất là nhờ nước ngoài, theo kinh nghiệm của Myanmar là nhờ Anh.
Lâu nay sách sử dạy trong các trường học Myanmar vẫn soạn theo tinh thần của các nhà sử học Anh khi viết về Myanmar. Cả nền giáo dục trước sau tính là phải theo những chuẩn mực quốc tế.
Riêng đại học Rangoon vẫn là đại học có tiếng ở Đông Nam Á.
Vậy mà theo Aung San Suu Kyi, thế vẫn chưa đủ. Bà bảo trong thời gian giới quân sự nắm quyền, giới sinh viên được đào tạo thành những con người biết vâng lời và làm theo mệnh lệnh hơn là con người sáng tạo. Và bà đề nghị phải làm lại nền đại học này. Trong tình hình của Myanmar, nước phải nhờ là nước Anh.
·        Chỉ có cách đó
Thoáng đọc, chắc ai cũng thấy các đề nghị nói trên dựa trên những nguyên tắc xa lạ với giáo dục VN.
Ngay cái chuyện đừng tính đại học vội mà hãy lo đào tạo công nhân lành nghề -- ý kiến ấy cũng khó nuốt lắm. Như thế là thoái thác cái đề án “xây dựng công nghiệp hiện đại nông nghiệp hiện đại, văn hoá giáo dục tiên tiến” sao ? Ai mà chịu nổi.
Đến như cái điểm đi nhờ giáo dục nước ngoài, lại càng không ai nghe được.
Ta quen thói tự tin, cho rằng cái gì cũng phải lấy tinh thần độc lập tự chủ làm đầu. Thế thì ai lại muối mặt đi nhờ các nước phương Tây mà ta vừa thèm muốn được như họ, vừa căm ghét sao họ hơn mình nhiều thế?
Sở dĩ người Myanmar đi tới những định hướng trên đây, bởi ở họ có một tinh thần thực sự cầu thị. 
 Họ cho rằng họ phải học hỏi nước ngoài nhiều thì mới có được một nền giáo dục cần thiết.
Ta thì luôn luôn tự hào rằng mình có một truyền thống  giáo dục hết sức tốt đẹp, và chỉ cần có tiền là sẽ làm được hết.
Trong mọi việc ta thường chỉ lo làm dáng. Khi đứng trước một việc mà thâm tâm thấy  bất lực, liền đánh bài lấp liếm, mức cao hơn nữa là tự lừa dối chính mình cho xong chuyện.
Nhưng tôi vẫn thấy trong hoàn cảnh của ta, cái phương án Myanmar nói trên là phương hướng khả dĩ
Trước mắt là không nên thảo luận về cải cách gì cả.
Bộ phận giáo dục hiện nay đã hỏng hẳn với nghĩa là tự nó không thể nghĩ ra phương hướng thay đổi. Và giả sử có phương hướng đúng thì những người trong cuộc cũng không theo nổi.
Ví dụ dù có tung ra bao nhiêu tiền của chăng nữa thì bộ phận soạn sách giáo khoa ở ta  hiện nay cũng không sao làm nổi một bộ sách giáo khoa cần thiết.
 Và giá có bộ sách ấy thì hệ thống giáo viên cũng không đủ sức dậy theo.
Vừa rồi có một đề nghị là phải trả lại tự do cho ngành giáo dục. Nhưng kinh nghiệm của tôi bên văn chương cho thấy một bài học khác. Các nhà văn của ta bị trói quá lâu, đúng hơn là bị đào tạo vội vàng, cũng tiên thiên bất túc y như bên giáo dục. Luôn miệng đòi tự do nhưng lại không biết làm gì với thứ tự do đó cả. Khi được cởi trói một chút thì chỉ có tự do hoang dại là phát triển.
·        Từ bỏ chủ nghĩa bình quân
Cũng phải nói thêm, sở dĩ chúng ta biết không đạt chuẩn mực vẫn cứ làm, lý do là vì muốn ai cũng được hưởng phúc lợi giáo dục. Ngay trong hoàn cảnh xã hội chưa trưởng thành mọi mặt trong đó khâu thấy rõ nhất là về kinh tế,  ta cũng vẫn cố phổ cập giáo dục rộng rãi để lấy tiếng và để mọi người ai cũng có thể vừa lòng.
Nay có lẽ đã đến lúc chúng ta phải lựa chọn: hoặc chất lượng giáo dục hoặc số lượng.
Tức một việc đau xót có thể xảy ra, là phải tạm thời từ bỏ nguyên tắc phổ cập đó, lùi một bước tiến ba bước.
Giống như trong kiếm sống, phải có người giàu trước người giàu sau, -- thời gian trước mắt, trong giáo dục chúng ta chỉ có thể bảo đảm cho một số nhỏ thanh thiếu niên được học hành cẩn thận, còn đa số sẽ chỉ được trang bị một ít kiến thức cơ bản rồi lo học nghề, để ra làm thợ, có lẽ như thế sẽ hợp lý hơn chăng?
Còn làm như hiện thời, cố để mà phổ cập giáo dục là một việc quá sức, và thực tế là sẽ không bao giờ  có thể có giáo dục với nghĩa đúng đắn của nó.
VTN
---------------

28 nhận xét:

  1. Vụ làm ăn của NSUT Chí Trung bị lật tẩy! Với tài năng và danh uy của mình, CT đã lên tiếng to mồm cầu cứu xã hội giúp đỡ cho Chánh Tín để kiếm chác! Chuyện này nghe hao hao như kẻ chăn dăt các bé ăn xin trên phố tôi quá! Hãy cảnh giác với câu "thương người như thể thương thân" bà con ơi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. NSƯT, NSND Việt Nam hiện nay? Minh chứng rõ ràng về "Xướng ca vô loài"!

      Xóa
    2. chung no lam hong het ca roi.toan bon dai hoc tai chuc len lanh dao,bon nhieu tien mua ghe mua chuc.hoc hanh thi mua diem,photo an cap,nop tien chong truot...chan khog muon nghi den

      Xóa
  2. Vụ làm ăn của NSUT Chí Trung bị lật tẩy! Với tài năng và danh uy của mình, CT đã lên tiếng to mồm cầu cứu xã hội giúp đỡ cho Chánh Tín để kiếm chác! Chuyện này nghe hao hao như kẻ chăn dăt các bé ăn xin trên phố tôi quá! Hãy cảnh giác với câu "thương người như thể thương thân" bà con ơi!

    Trả lờiXóa
  3. Một xã hội mà sự đạo đức giả chi phối, giáo dục không thể có được bộ mặt sáng sủa! Nhiều người chẳng còn mặn mà chuyện học hành của con cái - "tụi nó cứ lết tới đâu hay tới đó... Còn đứa con gái, tôi cho nghỉ sớm, ra chợ buôn bán tạp hóa".
    Nền kinh tế VN rõ ràng đang ở mức "hàng tạp hóa", vươn lên tầm cao mới là "nhiều tạp hóa hơn"!

    Trả lờiXóa
  4. Cứ bỏ cái lãnh đạo toàn diện đi thì giáo dục sẽ tự vào quỹ đạo chuẩn.

    Trả lờiXóa
  5. Anh Nhàn ơi, không riêng giáo dục đâu ạ. Nhiều cái phi chuẩn mực lắm.

    Trả lờiXóa
  6. Theo kinh nghiệm của tôi thì người thầy có vấn đề về thể diện rất lớn. Chính vì vậy cũng đào tạo ra những học trò mà sau này khi họ làm quan cũng sính hư vinh. Vì hư vinh và nhận thức hiện thực thua kém quá xa so với các cường quốc (VN đánh thắng Mỹ Pháp Nhật và cả Mông Cổ mà) cho nên họ sẽ thích những phương án mang tính đi tắt đón đầu. Giáo dục của Âu, Mỹ cần trăm năm, phản biện, sửa chữa và vẫn tiếp tục như vậy. Còn các quan chức Việt Nam thì vừa muốn giáo dục vừa lại muốn kiếm tiền. Mà hiện nay cái gì thực tiễn dễ thấy nhất, cảm giác rẻ tiền nhất, lại có khả năng kiếm tiền nhất : Công Nghệ Thông Tin.
    Có điều mũi nhọn này cần căn bản lí luận logic không hề thấp và lại rất rộng, trải dài từ kiến thức các bộ môn Toán, Lý. Do đó mà các nhà quản lý nghĩ rằng lợi dụng tài nguyên rộng lớn của Internet để phát triển CNTT bằng cách bỏ ít vốn nhất rồi mong đợi nó phát triển như mình tưởng tượng thì xin mời các vị tưởng tượng tiếp.
    VN cần các sàn đấu đông đảo, hàng năm về CNTT, trực tiếp, không quan liêu thứ hạng, phần thưởng thì mới gây được làn sống không ngừng học tập, trao đổi. Giấu nghề là bệnh của phương Đông.

    Trả lờiXóa
  7. Cám ơn tác giả bài viết,cảm ơn chủ nhân blog-đại tá Bùi văn Bồng-nhưng hai vị có thấy rằng,khi nói đến sửa chữa,tu chính...thì phải hiểu rằng cơ bản vẫn còn một cái gì đó tương đối tốt để làm sườn, làm điểm tựa mà phát huy ra - Ở đây,ta có điểm tốt nào ?-cái sườn của nó là gì ?- chỉ thấy sự trượt dài xuống dốc,năm sau tê tái hơn năm trước ! mỗi một lần"tu" là một lần sai nặng...Hệ quả sau cùng,VN càng ngày càng bị nhân loại bỏ lại ở phía sau xa hơn !!!

    Trả lờiXóa
  8. Chú Hồ Ngọc Đại có ý kiến đi chúng cháu muốn nghe ý kiến nữa của chú

    Trả lờiXóa
  9. Vớ vẩn.
    Tít mù nó lại vòng quanh:
    Giáo dục hỏng => con người hỏng.
    con người hỏng => thể chế hỏng.
    Thể chế hỏng => giáo dục hỏng.
    cô bác xem giải pháp đột phá ở khâu nào?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chúng ta chính xác, một cách hòa bình, chỉ có thể can thiệp vào chỗ không để con người hỏng chen vào thể chế. Làm điều này cũng là khó nhất, phiếu bầu của bạn sẽ bị công an, dân quân, cán bộ đến tận nhà hăm dọa ... để bạn đi bầu cho cái người bạn thậm chí không biết. Dĩ nhiên là nếu chúng ta còn tin rằng người ta còn thực đếm phiếu bầu để đến kết quả. Cải cách giáo dục cần 1 thế hệ, không làm thì sẽ tốn nhiều hơn 1 thế hệ. Có điều hiện tại sự tình đã bết bác lắm rồi, ở trên có tham có ngu cỡ nào cũng phải sửa, trám khắp nơi nhằm kiếm chác chút lòng tin mà tránh duy trì chế độ bằng độc tài quân sự. Đáng buồn cười là những người tài lúc này sẽ lại được đem ra dùng.

      Xóa
  10. Hơn 60 năm qua Lãnh đạo VN không phải là người có tâm, có tầm nữa rồi. Chúng tham lam gian ác nói 1 đường làm 1 nẻo nên xã hội VN nát bét nhè là phải thôi, Nát bét triệt để và toàn diện, đâu chỉ mình ngành Giáo dục.
    Điều 4 HP chưa được bãi bỏ còn khổ dài dài

    Trả lờiXóa
  11. Hơn 60 năm qua Lãnh đạo VN không phải là người có tâm, có tầm nữa rồi. Chúng hèn nhát, tham lam gian ác, ăn chơi vô độ. Chúng mị dân, nói 1 đường làm 1 nẻo nên xã hội VN nát bét nhè là phải thôi, Nát bét triệt để và toàn diện, đâu chỉ riêng ngành Giáo dục.
    Điều 4 HP chưa được bãi bỏ nhân dân VN còn khổ dài dài

    Trả lờiXóa
  12. Hơn 60 năm qua Lãnh đạo VN không phải là người có tâm, có tầm nữa rồi. Chúng hèn nhát, tham lam gian ác, ăn chơi vô độ. Chúng mị dân, nói 1 đường làm 1 nẻo nên xã hội VN nát bét nhè là phải thôi, Nát bét triệt để và toàn diện, đâu chỉ riêng ngành Giáo dục.
    Điều 4 HP chưa được bãi bỏ nhân dân VN còn khổ dài dài

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng.
      Chỉ có những kẻ vô liêm sỉ mới nói : ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP không liên quan đến cái chết "phi chuẩn mực" của ba me con cô giáo Giang Thị Mỹ Diệu (27 tuổi, trú tại thôn Phước Bắc, xã Tam Lãnh, H.Phú Ninh, Quảng Nam) ngày 24/03/2014.

      Xóa
  13. Hơn 60 năm qua Lãnh đạo VN không phải là người có tâm, có tầm nữa rồi. Chúng hèn nhát, tham lam gian ác, ăn chơi vô độ. Chúng mị dân, nói 1 đường làm 1 nẻo nên xã hội VN nát bét nhè là phải thôi, Nát bét triệt để và toàn diện, đâu chỉ riêng ngành Giáo dục.
    Điều 4 HP chưa được bãi bỏ nhân dân VN còn khổ dài dài

    Trả lờiXóa
  14. Thưa các bác tôi xin kể câu chuyện của mình. Năm tôi học lớp 7 (1995) 4h30ra về cô chủ nhiệm bắt cả lớp ở lại sinh hoạt đội 5h mà chưa cho về tôi ngồi nói (cô ơi bạn nào có trong đội thì ở lại còn ai không có thì về ăn cơm ) chỉ có vậy mà bị mời phụ huynh đánh giá hạnh kiểm học kì 1năm đó loại D trong khi loại Blà ghê lắm rồi... Giáo dục mà vậy thì mấy kiếp nữa cũng vậy thôi nhờ ơn Đảng hết

    Trả lờiXóa
  15. Bao nhiêu ông to bà lớn, bao nhiêu học hàm, học vị viết bài phân tích này nọ kêu gào nghành giáo dục phải thế này thế nọ nhưng không một ai nói ra được cái gốc rễ của mọi sự phi chuẩn mực, mọi sự yếu kém, đó là NGHÀNH GIÁO DỤC BỊ NHÚNG NGẬP VÀO CÁI XÃ HỘI HỖN MANG, ĐIÊN ĐẢO NÀY thì có cải tổ cái gì? chấn chỉnh cái gì?
    Ông ND 04:54 quá đúng đắn khi nói cả " xã hội Việt Nam nát bét nhè, nát bét triệt để và toàn diện, đâu chỉ riêng nghành Giáo Dục". Tất cả mọi người bình thường đều đồng tình với ông rằng nguyên nhân cơ bản chính là ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP.
    Còn ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP thì ông Luận (hay ông nào đi chăng nữa) có mở hàng tỷ "trận đánh lớn" thì cũng vẫn thế mà thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi nghĩ phải chấn chỉnh ngay từ ông Tổng bí thư. TBT phải thật sự là người có tâm, có tầm chứ như hiện nay TBT được xem là tổng lú thì chấn chỉnh cái gì! Nát bét hết rồi!

      Xóa
    2. Nếu lãnh đạo cấp cao thật sự cầu thị, nghiên cứu thật kỹ các ý kiến của các bloger như bác Nhàn và các bloger khác để có giải pháp hữu hiệu thì may ra còn làm được chút gì đó, còn không thì không những không tiến bộ mà còn tiếp tục thụt lùi nữa, đó là điều chắc chắn!

      Xóa
    3. Tôi vẫn hi vọng là họ biết tất nhưng không làm vì lợi ích của riêng họ. Chí ít tôi còn chút hi vọng là họ tham lam, bất nhẫn, ích kỷ, tư lợi nhưng có thể : KHÔNG LÀ KẺ BÁN NƯỚC.
      Còn nếu ngược lại thì chẳng còn chút hi vọng nào cho dân tộc khi người TQ đang hoành hành trong nền kinh tế, dân TQ tràn ngập giành việc làm tại VN, trú ngụ và sinh con đàn tại chính VN. Liệu tôi có phải còn quá mơ hảo và tin vào chút thực tế ít ỏi đó ?

      Xóa
  16. Căn nhà sắp sập rồi !

    Trả lờiXóa
  17. Bởi tại chữ LỄ nặng mùi phong kiến nên trên lớp chỉ có thày nói ,trò chỉ được nghe và làm theo.

    Khi trưởng thành,trò làm quan thì trên diễn đàn xã hội ,chỉ mình quan mới có quyền nói,dân chỉ được nghe và làm theo...mất hết cả dân chủ chỉ vì theo chữ LỄ,quan là bố mẹ dân!

    BỆNH GIÁO DỤC NẶNG TỚI MỨC MÀ KHÔNG ÍT CÁC NHÀ GIÁO KHI ĐÃ VỀ HƯU MẮC NGHIỆP LÀ CHỈ THÍCH NÓI CHO NGƯỜI NGHE MÀ KHÔNG THÍCH NGHE AI NÓI HẾT!

    Đấy cái tội,cái lỗi của sự nghiệp đào tạo của VN lâu nay nó chính là DẠY VÀ HỌC CÁCH TRIỆT TIÊU DÂN CHỦ.

    Không có dân chủ sẽ không có sáng tạo và chúng ta còn lạc hậu,tụt hậu.

    Trả lờiXóa
  18. Xét cho kỹ thì dù kêu gào,báo động hay cải cách đi nữa,vấn đề
    giáo dục của nước ta không thể không bế tắc khi mục đích nền
    giáo dục đó đã "trật chìa khoá" ngay từ đầu !
    "Trật chià khóa" mà không phải "trật đường rầy" là vì không có
    chìa khóa nào mở được ổ khóa giáo dục mà mục đích của khoá
    giáo dục đó là nhằm đào tạo những đầy tớ chỉ biết cúi đầu vâng
    dạ,chứ không phải một con người tự do đúng nghĩa !
    Chừng nào mục đích giáo dục chỉ nhằm tạo ra những con người
    máy thì giáo dục VN.hoàn toàn không có lối thoát để đưa đất nước
    tiến lên được mà ngày càng làm đất nước lụn bại !

    giáo dục đó
    không mở được vì trậtkhông chìa
    khoa

    Trả lờiXóa
  19. 85% trẻ học hết lớp 12 trở thành những con lừa luôn ! đờ đẫn,hết nhựa sống,thật là tội !!!

    Trả lờiXóa
  20. Cứ phân tích ra thì nhiều nguyên nhân lắm, nào là không có trình độ quản lý, nào là thiếu nhân lực, thiếu vốn, thiếu 100 thứ, rồi là lý do muôn thuở mà nay đã trở thành hài hước : mới thoát khỏi chiến tranh, thiên tai.
    Theo tôi, chỉ cần xóa bỏ độc quyền toàn trị, dẹp tan cái ách mà CS đang khoác lên đất nước, xây dựng đa đảng, dân chủ thì tự khắc giáo dục và cả kinh tế phải vào nề nếp. Vì xét cho cùng, giáo dục cũng là nghành sản xuất, sản xuất ra con người có kiến thức, đạo đức. Sản phẩm tốt thì được chấp nhận, xấu thì loại bỏ.

    Trả lờiXóa
  21. Nặc danh 02:21 Ngày 28 tháng 03 năm 2014 nói đúng đấy - Xin đồng ý .

    Trả lờiXóa