Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

'NHẤT THỜI" hay "VẠN ĐẠI" ?


XIN HÃY QUAY LẠI
 * NGÔ ĐA 
              TTO - Là đồng hương Quảng Nam, là bạn bè, chiến hữu từ những ngày hoạt động trong phong trào sinh viên học sinh, là đồng chí, đồng nghiệp khi công tác tại Mặt trận Tổ quốc TP.HCM, thời gian sau này tôi đã có nhiều lần trao đổi và cả tranh luận với anh Lê Hiếu Đằng về những thay đổi trong tình cảm, quan điểm và tư tưởng của anh. 
            Lần này cũng vậy, dù rằng lần này tôi có cảm giác anh đã đi quá xa, đã vượt qua bên kia lằn ranh của tình đồng chí, đồng đội. "Dĩ bất biến ứng vạn biến", nhưng theo tôi, cái bất biến thì vẫn phải giữ, ấy chính là lý tưởng.
Những ngày sinh viên, tôi chưa phải là đảng viên. Cùng tham gia hoạt động trong phong trào, cùng với bạn bè, chúng tôi ý thức rất rõ mình đấu tranh vì lòng yêu nước, với ý chí lớn nhất là mong muốn đánh đuổi ngoại xâm, giải phóng quê hương, thống nhất đất nước. Sức mạnh của Mỹ là khủng khiếp, phải có một tổ chức đủ mạnh mới có thể chống Mỹ. Đâu phải tự nhiên mà tất cả sinh viên học sinh trong phong trào, tất cả các trí thức yêu nước mong muốn giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước khi ấy đều theo Đảng Cộng sản. Nếu có một đảng khác có lý tưởng như thế, chắc tôi và nhiều người khác cũng đã theo rồi.
Ở giữa Sài Gòn, tôi không thấy có đảng nào đứng ra hiệu triệu chống xâm lăng, chỉ toàn đảng theo ngoại bang, chống lại cuộc đấu tranh yêu nước. Chỉ có Đảng Cộng sản giương cờ chống Mỹ, chỉ có tổ chức của Đảng Cộng sản đã và đang thu hút được nhiều thế hệ, mọi nguồn lực, đã đấu tranh kiên cường để có nước VN độc lập, đã nếm mật nằm gai, hi sinh xương máu làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, giải phóng một nửa giang sơn. Đảng đó là của nhân dân, chứng minh được mình luôn vì sự sống còn của dân tộc. Đảng đó xứng đáng lãnh đạo đất nước trong chiến tranh cũng như xây dựng. Chúng tôi hiểu rõ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam VN cũng là một tổ chức hoạt động trong sự lãnh đạo của Đảng... Tình cảm và lý lẽ là như vậy. Hoạt động, kết nạp Đảng cũng là cả một quá trình nhận thức, phấn đấu gay go và hoàn toàn tự nguyện chớ nào phải vu vơ hay bị ép buộc như anh Đằng đã kể trong bài "Suy nghĩ trong những ngày nằm bệnh".
Thống nhất đất nước là mục tiêu hàng đầu của chúng tôi. Công bằng, tự do, dân chủ là những mơ ước tiềm tàng phía sau, tất yếu sẽ đến sau thống nhất, độc lập và cũng phải có quá trình xây dựng chớ không tự nhiên có một cách đơn giản. Nói như vậy mới là trung thực với chính mình. Và hiện giờ, những mục tiêu, lý tưởng ấy đã và đang được thực hiện hay đã bị phản bội, chà đạp như anh Đằng nói?
Độc lập đã có, đất nước đã được thống nhất rồi. Trên các lĩnh vực, công bằng, tự do của công dân đã được xác lập, dân chủ cũng đang từng bước mở rộng. Tất nhiên cái xấu, tiêu cực vẫn còn nhiều, rất nhiều nhưng vẫn đang lần lượt được lôi ra ánh sáng, được xét xử bằng pháp luật như chúng ta vẫn đọc trên báo hằng ngày. Nếu đó không phải sự thật thì sao anh Đằng và các anh khác có thể đưa vào các bài viết, phát biểu của mình.
Còn việc Đảng Cộng sản có độc tài không? Đúng là chỉ có một đảng lãnh đạo nhưng cũng không phải độc tài, vẫn có thể xây dựng nền dân chủ như chúng ta đang làm, đã được minh chứng từ khi đổi mới đến nay. Đó là vì bên cạnh Đảng còn có tổ chức Mặt trận Tổ quốc làm nơi tập hợp, đại diện cho quyền lợi của nhiều tầng lớp nhân dân. Nếu Mặt trận Tổ quốc làm tốt vai trò phản biện của mình, các cán bộ Mặt trận Tổ quốc giàu bản lĩnh trong phân biệt đúng sai, dũng cảm đấu tranh bảo vệ sự thật, luôn đứng về phía nhân dân một cách trong sáng và can đảm... thì dân chủ sẽ tỏa ra. Tôi cũng như anh Đằng, trong quá trình làm ở Mặt trận Tổ quốc, cũng đã từng nhiều lần đứng về phía nhân dân, đã nhiều lần viết báo kêu gọi đẩy mạnh phản biện xã hội. Sau này, với các anh em trẻ hơn, công việc đó có lẽ còn tiến bộ hơn. Tất nhiên, với nhiệt huyết của chúng ta thì thấy còn chậm chạp, và như thế lại càng phải tìm cách đẩy mạnh bằng các biện pháp tích cực.
Tôi đã nhiều lần nêu ý kiến của mình với các anh bằng nhiều cách. Hôm nay lại phải một lần nữa nêu ra ở đây, tôi rất đau lòng. Quá khứ của chúng ta là đáng tự hào, bên cạnh những người còn sống đến hôm nay như chúng ta, đã có biết bao người phải ngã xuống mà không thấy được ngày hòa bình, thống nhất, ngày ước mơ của mình thành hiện thực. Nghĩ đến bạn bè mình ngày ấy, những ngày chúng ta cùng hát ngất ngây đối mặt với súng đạn rồi lại cùng bắt tay vào những công tác sau hòa bình, tôi thấy những lời anh nói hôm nay như một mũi dao độc ác. Xin anh hãy nghĩ lại cho chín chắn hơn. Làm chính trị đâu phải làm văn nghệ kiểu bốc đồng...
Tôi mong anh đừng đi xa hơn nữa.
N.Đ
 (nguyên Chánh văn phòng MTTQ TP.HCM)
 
------------------

NHIỀU DÒNG GỬI ANH NGÔ ĐA
 *  NGUYỄN T. BÌNH
Mở đầu, xin tự giới thiệu với anh, tôi dân Sài Gòn trước 1975, từng ngồi ghế giảng đường đại học Văn khoa. Do đó, tôi khá tường tận phong trào SVHS Sài Gòn và một số đô thị miền Nam trước 1975, nếu không nói tôi từng là thành viên trong số đông thành viên “không giấy chứng nhận” của phong trào này. Trung thực mà viết, đối với phong trào SVHS, cũng như đối với lực lượng đàn áp phong trào SVHS, tên anh không nổi như các anh Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm, Hạ Đình Nguyên, Lê Văn Nuôi và một số anh/chị khác. Tôi viết như vậy vì trên bình diện công khai phong trào SVHS nói chung chỉ có “thủ lĩnh”, không có “thủ trưởng”. Mọi hình thái tập hợp và hành động đều gần như “thanh thiên bạch nhật” trong trường học, trên đường phố dưới hình thức chủ yếu biểu tình và dĩ nhiên các “thủ lĩnh” luôn luôn có mặt ở vị trí hàng đầu vô cùng nguy hiểm, nhưng đó là yêu cầu không thể thiếu đối với người “thủ lĩnh”.
Gần 40 năm đã trôi qua với biết bao phận đời đổi thay cùng vận rủi của đất nước, dân tộc tới mức khiến đầu óc nhiều người không còn muốn nhắc quá khứ, cũng như không còn muốn nghĩ đến hiện tại và tương lai. Bởi, niềm thất vọng lớn quá, sự bế tắc khủng khiếp quá. Dù vậy, khi bất chợt đọc được bài viết “Xin hãy quay lại” ký tên anh đăng trên Tuổi Trẻ ngày 11/9, lòng tôi vẫn bồi hồi, hai mắt bổng đầy nước, cay cay. Vì, trong bài viết đó, anh đã nhắc đến phong trào SVHS mà tôi từng có nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Dù nội dung và mục đích chính bài viết này nhằm “thuyết phục” anh Lê Hiếu Đằng “quay về” sau khi anh Đằng đã trở thành Kinh Kha lần thứ hai, chỉ khác ở chổ khi trở thành Kinh Kha lần thứ nhất với bản án “tử hình vắng mặt” anh Đằng còn rất trẻ và khi trở thành Kinh Kha lần thứ hai anh ấy đã vào tuổi “xưa nay hiếm” nhưng vẫn gan dạ khó ai bằng. Tôi thương mến và quí trọng anh Lê Hiếu Đằng. Bởi, nói cách nào đó, ở cả hai thời đoạn tuổi trẻ và tuổi già, anh đều suy nghĩ và hành động đúng yêu cầu đối với một “thủ lĩnh” của ngày xưa cũng như của ngày nay.
Thưa anh Ngô Đa, tôi rất tiếc trong bài viết “Xin hãy quay lại” anh không nhấn mạnh mục tiêu của phong trào SVHS Sài Gòn và các đô thị miền Nam trước 1975 là “chống chiến tranh, đòi hòa bình”. Đây là mục tiêu công khai và là mục tiêu duy nhất đã tập hợp được đông đảo SVHS vào thời điểm đó. Có thể nói thêm, mục tiêu này cũng là niềm mong muốn, nỗi khát khao của số đông đồng bào Sài Gòn và miền Nam bấy giờ. Nhờ vậy, nhờ công khai mục tiêu “chống chiến tranh, đòi hỏi hòa bình”, phong trào SVHS đã lôi cuốn đông đảo tuổi trẻ trong và ngoài trường học cùng nhau tham gia, bất chấp thành phần lý lịch, gia đình. Và cũng nhờ vậy đã xuất hiện rất nhiều “Bà Mẹ Bàn Cờ”, bằng cách này, cách khác hết lòng hết dạ cưu mang, đùm bọc “đám trẻ phong trào SVHS”. Đúng vậy không anh Ngô Đa?
Tôi tin điều tôi muốn anh nhấn mạnh như nêu ở trên cũng là điều số đông anh chị em từng trực tiếp hay gián tiếp tham gia, ủng hộ, hưởng ứng phong trào SVHS Sài Gòn và các đô thị miền Nam mong muốn. Ai ngộ nhận hoặc nói sai, viết sai về mục tiêu, tính chất phong trào này là không đàng hoàng, không trung thực. Hết chiến tranh, hòa bình lập lại, đương nhiên phong trào SVHS chỉ còn là kỷ niệm trong ký ức cuộc đời nhiều người và đó mãi mãi là kỷ niệm đẹp. Dù nghe nói trong “tổng kết thắng lợi” người ta không đánh giá đúng mức tầm ảnh hưởng quan trọng của “mũi tiến công chính trị ở Sài Gòn và các đô thị miền Nam” – trong đó có phong trào SVHS. Tôi cũng như rất nhiều anh chị em từng tham gia phong trào không (thèm) suy nghĩ, đoái hoài gì về sự đánh giá này. Bởi lẽ, về chính thức, phong trào SVHS không phải là một hình thái hoạt động của bất cứ tổ chức chính trị đảng phái xã hội nào, dù trong bí mật có sự giật dây của một số VC nằm vùng, nhưng lúc bấy giờ các vị này bố bảo cũng không dám hé lộ ra, trước tiên là vì các vị thuộc thiểu số nhỏ nhoi so với hàng trăm ngàn SVHS thuần túy tự nguyện tự giác tham gia “chống chiến tranh, đòi hòa bình”. Nếu lúc đó số đông anh chị em tham gia phong trào biết có sự trà trộn, giật dây của VC chắc chắn phong trào xẹp ngay.
Chống chiến tranh, đòi hòa bình là nguyện vọng chính đáng, đương nhiên của mọi người Việt Nam lương thiện, chứ không riêng gì tuổi trẻ Sài Gòn và các đô thị miền Nam trước 1975. Có thể xem phong trào SVHS là một hình thái biểu lộ công khai tấm lòng “yêu nước thương nòi” đơn thuần của tuổi trẻ miền Nam trước 1975. Chứ không thể úp bộ phong trào này là “phong trào hành động cách mạng gắn liền với chủ nghĩa xã hội”. Cái nào ra cái đó, phải không anh Ngô Đa ?
Tôi xin kể anh nghe một chuyện. Tôi có thằng bạn cùng tham gia phong trào SVHS rất tích cực, vô tư. Tốt nghiệp đại học không hiểu sao nó bị bắt quân dịch, làm phi công máy bay trinh sát L19. Hòa bình lập lại, nó bị bắt đi học tập cải tạo mấy năm, rồi sau đó qua Mỹ định cư theo chương trình HO. Năm 1997 tôi gặp lại nó tại Mỹ. Nó kể: “Hồi đi lính, tao bị tụi an ninh quân đội lục vấn hoài, tụi nó hỏi tao trước đây có tham gia phong trào SVHS không. Tao biết tụi nó đã nắm tin rồi, nên tao trả lời có, tụi nó hỏi tiếp vậy tao là Vi Xi phải không, tao trả lời không phải. Tụi nó buộc tao chứng minh, tao nói trong lý lịch tao đã khai rõ ba tao là sĩ quan cảnh sát đặc biệt không đội trời chung với Vi Xi, tụi nó hỏi ngược lại vậy tại sao tao tham gia phong trào SVHS, tao trả lời vì tao không muốn chiến tranh chỉ muốn hòa bình. Tụi nó nói hòa bình đâu dễ vãn hồi khi Vi Xi quyết đánh tới cùng dù phải đốt cháy dãy Trường Sơn và dù Hà Nội, Hải Phòng thành tro bụi cũng phải đánh để chiếm cho bằng được miền Nam, biến miền Nam giống như miền Bắc dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của cộng sản khổ sở tinh thần thể xác ghê gớm lắm. Mà thiệt là vậy phải không mậy? Sau 30/4/ 1975 tao hết còn muốn sống, nghĩ gì làm gì cũng bị khống chế nghĩ và làm theo ý của đảng. Mà đảng theo tao thấy chỉ luôn miệng nói yêu nước chứ thực tế đâu có thương nòi. Mầy còn nhớ không, hồi nhỏ tụi mình thường được cha mẹ, thầy cô dạy “yêu nước thương nòi” phải đi đôi với nhau, bây giờ đảng dạy “yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội”, tao nghe chướng tai muốn chửi thề, yêu nước mà không thương nòi, cứ bắt chước thủ đoạn nham hiểm của ngoại bang kích động, xúi dục nòi giống hằn thù nhau, đấu tố nhau, đấu tranh giai cấp với nhau, tước đoạt tài sản mồ hôi nước mắt của đồng bào mình theo thói ganh ăn ghét ở rất đê tiện, rồi sau đó sắc phong chung cho tất cả đều có vai trò, trách nhiệm “làm chủ” dưới sự “lãnh đạo” của đảng và sự “quản lý” của nhà nước trực thuộc đảng, thế thì còn cái mẹ gì nữa quyền làm người, quyền tự do dân chủ vốn dĩ là những quyền cơ bản của nhân loại trên trái đất này…”.
Thằng bạn phong trào SVHS của tôi đã nói thật nói thẳng vậy đó anh Ngô Đa. Mong anh chịu khó ngược dòng thời sự 38 năm qua để kiểm chứng sự thật đúng sai, cũng như để anh khỏi hoài nghi tôi đã mượn mồm bạn tôi phun ra nỗi niềm của mình – giống như thói quen của tầng lớp cán bộ cầm quyền đương thời đã lạm dụng dài dài, thường xuyên hai chữ “nhân dân”. Sự lạm dụng có chủ đích này nếu suy nghĩ cho kỹ sẽ thấy bất lợi cho cả hai phía, chứ không phải một phía – nhân dân - đâu anh Ngô Đa.
Thưa anh Ngô Đa, đọc những dòng anh viết gởi anh Lê Hiếu Đằng, tôi cảm nhận được hai điều nơi anh. Thứ nhất, anh là người sống có niềm tin vào lý tưởng đã chọn từ khi xuất hiện trong phong trào SVHS “chống chiến tranh, đòi hòa bình”. Thứ hai, anh là người có sức chịu đựng bất chấp thực tế đã và đang diễn ra bất lợi cho dân cho nước mình. Xin cho phép tôi đưa ra nhận định ở đây, có lẽ ở điểm thứ nhất, anh không khác gì anh Lê Hiếu Đằng. Nhưng ở điểm thứ hai thì anh hoàn toàn khác anh Lê Hiếu Đằng. Vì vậy, chưa biết ai phải nói với ai câu “Xin hãy quay lại” cho đúng lẽ đời và đạo lý công dân “yêu nước phải thương nòi”. Nòi là nòi giống, đồng bào – những người “chung bào thai” với mình đó anh Ngô Đa. Chúng ta đã từng công khai “chống chiến tranh, đòi hòa bình” cho đất nước một cách quyết liệt.
Vậy, xin hỏi anh Ngô Đa, tại sao giờ đây anh lại chủ trương hãy “từ từ” trong giải quyết biết bao bất công, khổ nạn làm cho đồng bào mình điêu linh, đất nước mình lâm nguy? Tại sao không thể quyết liệt? Trong khi ai cũng biết sau khi làm cho miền Nam sau 1975 tiêu điều xơ xác như miền Bắc sau 1954, đảng buộc phải “đổi mới”, nhưng chỉ “đổi mới” kinh tế mà thôi, vì vậy tham nhũng đã nhanh chóng nảy sinh tưng bừng gốc ngọn hoa lá cành, hút sạch sinh lực đất nước và nội lực trong dân suốt 27 năm “đổi mới”, năm sau hút bạo hơn năm trước theo đà tăng trưởng GDP. Tất cả sự tham nhũng đều trong hệ thống lãnh đạo và quản lý đất nước, chứ không phải trong dân. Do đó càng cần quyết liệt hơn cả khi phong trào SVHS quyết liệt “chống chiến tranh, đòi hòa bình” mới đúng chứ anh Ngô Đa. Ba mươi tám năm rồi, đâu phải ngắn ngủi gì cho cam, mọi ảo vọng và thử nghiệm chính trị đều cần nên kết thúc và sự kết thúc này nếu được diễn ra, cũng như diễn ra được trong tình đồng bào thì rất tốt.
Anh có mong vậy không anh Ngô Đa ? Chắc anh hiểu ở bất cứ thời nào và dưới bất cứ triều đại nào, “quan” bao giờ cũng nhất thời, chỉ có “dân” vạn đại mà thôi. Con đường anh đang đi để viết ra bài Xin hãy quay lại” là con đường của “quan”. Con đường anh Lê Hiếu Đằng đang đi là con đường của dân. Khác nhau hoàn toàn, xét cả bề rộng lẫn chiều sâu. Nói gọn, anh đã chọn cái “nhất thời”, anh Lê Hiếu Đằng đã chọn cái “vạn đại”. Đánh giá sự khác biệt này trong ý thức bắt buộc yêu nước phải thương nòi, tôi nhận ra tuy cùng điểm xuất phát, cùng quê nhà, cùng tổ chức, cùng là đồng sự, đồng nghiệp bao năm với nhau, nhưng anh Lê Hiếu Đằng “giác ngộ” hơn anh rất nhiều anh Ngô Đa ạ. Vì vậy, trước khi tạm kết thúc bài viết “Nhiều dòng gởi anh Ngô Đa”, tôi xin mượn tựa bài viết “Xin hãy quay lại” của anh để nói thật cụ thể với anh như vầy: Anh Ngô Đa ơi, hãy quay về với nhân dân!
N. T. B.
(Sài Gòn)

(http://boxitvn.blogspot.ru/2013/09/nhieu-dong-goi-anh-ngo-a.html)
----------------

22 nhận xét:

  1. Ai cũng có quyền bày tỏ quan điểm. Nhưng một người tin vào cái họ thấy, chứ không tin vào cái họ nghe, nhất là nó đã sáo mòn. Chúng ta hay gặp những trăn trở kiểu: giá mà hồi đó mình đừng làm vậy. Bạn có thể khuyên những người phải ở nhà thuê, chạy ăn từng bữa, bị bệnh về nhà nằm chờ chết vì không có mấy chục triệu, v.v... là cuộc sống đang tươi đẹp với lý tưởng trong sáng không?

    Trả lờiXóa
  2. Tác giả NTB viết "Yêu nước thương nòi" là vô cùng chính xác. Nói yêu nước mà không thương nòi thì chỉ có yêu nước...lạ - không cùng nòi giống nên không thương, thế thôi. Mà đảng có thương nòi hay không thì quá rõ. Vì noi theo đường lối cải cách ruộng đất của Tàu, mà năm 1953 lãnh đạo đảng không ngần ngại tiêu diệt 30 vạn dân miền Bắc là người cùng chung giống nòi. Rồi Tết Mâu thân 1968 tàn sát gần 6 ngàn đồng bào Huế, cứ như họ không phải là người VN vậy!

    Trả lờiXóa
  3. Thưa ông Ngô Đa, chúng tôi và biết bao nhiêu con người thuộc lớp trước cũng như lớp hiện nay, không hề nghi ngờ gì về mục đích và lý tưởng cao đẹp của Đảng trước đây, bao nhiêu con người tự nguyện theo Đảng, hy sinh cho Đảng không hề hối tiếc. Nhưng ngày hôm nay, ông hãy thực tế hơn nữa đi, Đảng CS có còn giữ được sự tốt đẹp đó nữa không, ông nói nói rằng bao nhiêu vụ tham nhũng đang bị phanh phui hàng ngày trên mặt báo, nói như vậy là võ đoán và không thực tế chút nào, vì đó chỉ là bề nổi rất nhỏ của tảng băng khổng lồ đang chìm. Một Đảng đang bị tha hóa biến chất, xa rời mục tiêu lý tưởng ban đầu, phản bội lại đất nước, gọi nhân dân là thế lực thù địch, ngày đêm không từ thủ đoạn đê hèn nào để chống lại nhân dân, bỏ ngoài tai tất cả mọi lời góp ý của nhân dân, kiêu căng tự cao tự đại, tự ca ngợi và tâng bốc chính mình.. Phát động phong trào học tập Bác một cách giả dối.. Những chuyện bất công, phẫn nộ diễn ra hàng ngày hàng giờ trên khắp đất nước với tần suất dày đặc, ông Ngô Đa có biết không. Một Đảng làm cho nền kinh tế kiệt quệ, dân tình lầm than thống khổ, mất đất mất nhà phải cầm súng cầm dao vùng lên, phải đi khiếu kiện đông người ông có biết không. .Tham nhũng và lưu manh đang thâm nhập rất sâu vào trong Đảng, điều này thì ai cũng rõ. Chúng tôi rất tôn trọng và ngưỡng mộ ông Lê Hiếu Đằng, một người CS chân chính, ông ấy tuổi đã cao, bệnh nặng chẳng biết là sống thêm bao lâu, nhưng y1chi1 đấu tranh, và lý tưởng của ông Đằng thật sự làm chúng tôi khâm phục.. Tôi không hiểu ông nói ông Đằng quay về với nhân dân, nhân dân đó là nhân dân nào vậy thưa ông chứ chắc chắn trong nhân dân đó không có chúng tôi rồi. Mong ông sớm tỉnh ngộ, đừng u mê và "lạc quan cách mạng" nữa

    Trả lờiXóa
  4. Mặt trân Tổ quốc không dễ mà phản biện các nghị quyết, chính sách và những sai lầm về thực hiện điều lệ đảng, về nhân sự của đảng, hệ thống chính quyền, tư pháp. Bởi Chủ tịch MT phải trong thường vụ, dưới sự lãnh đạo của đảng. Bài Viết khi nằm viện của ông Đằng đã nói hết những trăn trở, cũng như 'vô tích sự' của Mạt trận, nơi ông cùng giữ cương vị lãnh đạo ở đó. Nó toát lên sự mất dân chủ từ trong hệ thống chính trị.
    Ông Ngô Đa viết: "bên cạnh Đảng còn có tổ chức Mặt trận Tổ quốc làm nơi tập hợp, đại diện cho quyền lợi của nhiều tầng lớp nhân dân. Nếu Mặt trận Tổ quốc làm tốt vai trò phản biện của mình, các cán bộ Mặt trận Tổ quốc giàu bản lĩnh trong phân biệt đúng sai, dũng cảm đấu tranh bảo vệ sự thật, luôn đứng về phía nhân dân một cách trong sáng và can đảm... thì dân chủ sẽ tỏa ra.".
    Không ngờ ông Ngô Đa còn nhân thức lý thuyết, ấu trĩ như vậy. Cũng phải thôi, chánh văn phòng lo việc điếu đóm, sai vặt để hưởng lương, chân chạy của Chủ tịch và Ban lãnh đạo mặt trận, biết gì? Chắc qua chức vụ đó cũng kiếm miếng khá béo ngậy rồi.
    Bài của tác giả NT.Bình trả lời Ngô Đa rất hay, chuẩn về thực tiễn và cả sự đời.

    Trả lờiXóa
  5. Ôi chán cái ông Ngô Đa này qúa !
    Tại sao đến bây giờ mà ông ta không chịu mở mắt
    để nhìn vào THỰC TẾ nhằm kiểm chứng lời nói với
    việc làm của lãnh đạo nhỉ ?
    Giá mà ông là nông dân ít học thì cũng đành,chứ
    ai ngờ thuộc loại mới...biết đọc biết viết !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thằng lính quèn làm đầu sai, gọi Dạ bảo Vâng, do lo lót quà cáp và giỏi nịnh lên Chánh Văn phòng MTTQ Tp, điếu đóm lo tiếp khách và xun xoe cấp trên mà cũng bày đặt lắm chuyện. Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước!

      Xóa
  6. Mặt trận Tổ Quốc là một tổ chức của đảng ,đảng lãnh đạo trực tiếp .Điều này người VN nào cũng biết ,vậy thì MTTQ phản biện với ai thưa anh Ngô Đa .Đừng tự lừa dối mình và lừa dối người khác .Anh Lê Hiếu Đằng đã theo đảng hơn 40 năm chắc chắn anh Hiếu Đằng hiểu rất rõ đảng trước đây như thế nào và hiện nay đã suy thoái đến mức nào rồi.Về với Dân hay đi theo đảng là quyền của mỗi đảng viên .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi cũng Chánh Văn phòng lâu năm, tôi biết: Tiếp khách hết có 7 triệu, thủ trưởng bảo anh kê lên 25 triệu, cũng thanh-quyết toán đàng hoàng, anh không dám cãi, cãi là bay chức Ông Chánh, đòi phản biện ai?

      Xóa
  7. Công Sơn hoan nghênh ý kiến của hai anh: Anh ĐA và Nguyễn T.Bình.
    Mình cũng học đại học đấy,cầm súng thẳng tay,tư sản xanh nghiêm chỉnh.
    Ngô Đa viết không đúng đâu,về chính trị không AI có quyền dạy khôn AI cả.
    Bình thì đánh giá về lãnh đạo của ĐCSVN sau 75 cũng chưa hoàn toàn chính vác.
    Có thể nói từ 1954 cho đến nay,tập thể lãnh đạo của Đảng có nhiều thiếu sót,gây ra hậu quả lớn đấy,cũng lại do làm việc theo chế độ tập thể mà,và do thiếu thống nhất khi chưa chọn phương án tối ưu,nên cũng đẻ ra lắm bất hòa đấy chứ.Và rồi từ đó mạnh phái nào nấy làm,tỉnh khu nào tự lo liệu nấy,thậm chí xã cũng tự lo...
    Đảng của THÁNH trên vũ trụ còn sai,nhưng Thánh thì dễ sữa nhanh.Đảng Cộng Hòa và Dân chủ của MỸ sai là họ sữa liền.ĐẢNG TA được cái, sai cứ để coi có anh hùng nào nổi lên? Rồi làm điểm,chỉ đạo điểm,nổi dậy điểm,khởi nghĩa điểm....Nhờ vậy các nước HỌ phát triển,nhưng thiếu anh hùng,còn Đảng TA ngày càng lụi dần và quá nhiều bậc anh hùng,còn nhân dân thì quá khỏe thất nghiệp,giai cấp lao động cần gì học đại học,biết chạy xe máy là quá tốt rồi,cần gì nhà bê tông,sơn nước thuê ở cho khỏe.
    Về phương diện quốc gia,Việt Nam cần gì có hàng hóa Made in VN,gia công nó cho đồng nào hay đồng nấy là quí rồi,nghèo quá mà tự chủ gì cho mệt phải không anh Ngô Đa.Chỉ tiếc rằng ĐA không có tiền về ăn MÌ QUẢNG tại 36 hải phòng,Đà Nẻng,Chỉ ngắm cảnh rực rở TP Đà Nẻng mà hổng thấy cảnh bần hàng của dân HÒA TIẾN,Hòa Vang,cách Đà Nẵng 5 km,hay đội 8,Tam Anh,làng của cụ VÕ Chí Công đấy.
    Đảng nào sinh ra cũng từ nhu cầu khách quan của tầng lớp này hay tầng lớp kia cả,anh có vũ trang chống lại thì nó vẫn phát triển,càng chống thì họ càng đối kháng.GỚM,Mỹ Diệm và nhất là bầy QDĐ,ĐV tàn sát ghê gớm đảng viên và quần chúng cộng sản mà có giết hết được đâu,họ lui vào bí mật và võ trang thẳng tay....Nhờ có sự lãnh đạo quá tốt của Đảng ở Hà Nội,nên chúng tôi mới bị đàn áp thẳng tay và đẩm máu đấy anh ĐA,mới 9 tuổi mà phải rời mẹ và nhà giàu để lên Đồng Ké,Quảng Ngãi giúp BA chống VNCH,còn con nít mà phải giết người,vì năm 1959 đảng viên coi như gần hết,nhờ sự lãnh đạo quá tài đức của Đảng TA ở HN.
    ĐCSVN ngày nay dưới sự lãnh đạo của các anh chị quá giỏi,không cần đoàn kết toàn dân vì có giai cấp bám sau lưng rồi.Không cần các tầng lớp đua nhau xây dựng kinh tế vì sẽ có giai cấp tư sản mới,vì sau lưng có vài sào ruộng và tư bản đỏ rồi.Khi hết tiền là ông lên giá là bù ngay thôi mà,yết hầu ông nắm là làm được tất....
    Anh ĐA,anh chị Bình nè,
    Vật chất luôn luôn vận động và phát triển,vật chất lại không chia giai cấp lãnh thổ,quốc gia,coi các chính phủ chỉ là đám ăn hại,Do vậy tư tưởng loài người và riêng người Việt Nam lại luôn theo sự vận động của vật chất.Anh Lê Hiếu Đằng chỉ là một điển hình.
    PHE nào mà chống lại sự phát triển của dân tộc đều là ác ôn cả.Phe nào mà tham ô,tham nhũng đều là lũ tội ác cả.Kẻ nào chống lại sự tiến bộ của dân tộc kẻ đó không đủ sức chống lại,tồn tại chỉ là khoảnh khắc.Đừng tưởng rằng chỉ ĐCSVN tại Hà Nội,QDĐ1 và 2 là thắng MỸ và Ngụy,quá tự hào từ sau 75 đến nay là quá thừa,hãy xem lại đi....NHớ cho anh em Việt Cộng truy nhận lương trong kháng chiến nhé,ăn chặn thế là xấu lắm.Chậm là không đủ tư cách để nói anh Đằng được đâu.
    Cái xấu xa nào mà nhận biết kịp thời,sai lầm nào mà nhanh chóng sửa chữa thì cái tổ chức ấy nó tồn tại,còn hò la sâu sâu quá chỉ là xấu xa vô tận,lịch sử chưa bao giờ có.
    Công Sơn.

    Trả lờiXóa
  8. Ngô Đa viết: "Ở giữa Sài Gòn, tôi không thấy có đảng nào đứng ra hiệu triệu chống xâm lăng, chỉ toàn đảng theo ngoại bang, chống lại cuộc đấu tranh yêu nước. Chỉ có Đảng Cộng sản giương cờ chống Mỹ..."
    Tôi hỏi Ngô Đa: Chống Mỹ để làm gì khi Mỹ đã tạo cho Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc như ngày nay.Bây giờ chúng ta bị ĐCS làm cho kiệt quệ lại trải thảm đỏ mời Mỹ vào mà chưa được, hỏi chống Mỹ lợi hay hại? Lợi hay hại??????

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Câu này sai hoàn toàn,thậm chí là láo toét "Ở giữa SG,tôi
      không thấy có đảng nào đứng ra hiệu triệu..." nhưng thực tế
      là núp dưới những tổ chức hợp pháp cuả miền Nam để gây rối
      loạn,theo kiểu NÉM ĐÁ GIẤU TAY,chứ làm gì dám chường mặt ra
      mà huyên hoang một tấc đến trời thế này cơ chứ ?

      Xóa
  9. Nhà chính trị học Mác-Lê đại tài Ngô Đa đang lấy điểm để (may ra) được làm Chủ tịch MTTQ t.p. Thường là các thủ trưởng trước khi nghỉ hưu thường trao "món quà lên chức" cho Chánh văn phòng, vì chính Chánh văn phòng hiểu hết mọi chân tơ kẽ tóc của thủ trưởng, không cho lên chức, khéo nó tố cáo, hạ cánh mất an toàn!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ý này chuẩn đây , sao bác nắm chắc tâm lý đối tượng thế nhỉ ?

      Để gió cuốn đi

      Xóa
  10. Khá khen bây giờ người ta dùng khái niệm khá bộn và... nhạt, và sai một cách kệch cỡm.
    VD: "Sự nghiệp ... dài hơn đời người."
    Thoạt nghe, triết ra phết. Hảo a!
    Nhưng "Sự nghiệp" mang tính không gian, còn "đời người" lại mang tính thời gian. Đem so sánh với nhau như vậy, căn bản chỉ chứng tỏ mình là... người dốt mà thôi.
    Giống như nói: "Cái cầu này dài hơn đời con hươu" (?!)

    Trả lờiXóa
  11. Tiếc thật ông Võ Văn Kiệt chết mất rồi. Nếu ông còn sông thì hỏi ông ta: Khi đi các nước Bắc âu ông tuyên bố" chúng tôi chấp nhận kinh té thị trường " là sao đây?Dù các bạn có chửi tôi cũng mạnh dạn nói ý của mình là:CHẤP NHẬN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG CÓ NGHĨA LÀ KHÔNG CHẤP NHÂN xhcn vì kinh tế thị trường là kinh tế tư bản có đúng không ?Ông Kiệt tuyên bố như vậy nhưng không bị kỷ luật như ông Trần xuân Bách đòi DA NGUYÊN . Vì dù là TƯ BẢN THÌ ĐẢNG CỘNG SẢN ( biến màu) vẫn cứ cầm quyền là được còn ĐA NGUYÊN là chia sẻ quyên lãnh đạo nên không được.Vậy là ở Việt nam ta hiện nay Đảng cộng sản đang lãnh đạo chế độ tư bản chứ sao nữa. Bới thé nó tham nhũng, lộn xộn,tha hóa, xuống cấp toàn diện ...là có nguyên nhân là các nhà học giả ôi sao chậm hiểu thế sao không chỉ bảo cho nhân dân mình, dân tộc mình lại cứ loay hoay cãi nhau mãi thế?

    Trả lờiXóa
  12. Xin lỗi ông Ngô Đa , chắc ông ở đó hưởng lộc đủ rồi còn biết đâu đến đám dân đen nghèo khổ . Đầu tư một chút chính trị , nịnh trên, bợ dưới , để rồi ngồi tót lên đầu thiên hạ . Chế độ XHCN mà tốt đẹp , mà ấm no , chắc chẳng đến lượt ông phải thuyết giáo ông Đằng và nhân dân .

    Với những gì ông suy nghĩ và đã nói ở trên thì chính ông mới là kẻ phải quay lại , đó là sự trở về với lối sống và suy nghĩ của đa số nhân dân , xã hội việt Nam tan hoang và đổ nát như hôm nay là có bàn tay và những suy nghĩ thiển cận của những người như ông .

    Nếu ông muốn lên lớp và dạy giỗ ai thì đó chỉ có thể là con cái trong gia đình ông về điều mà ông Nguyễn T Bình đã nói : " Yêu Nước , Thương Nòi " , đó mới là lương tâm và bản ngã của người Việt .Nhân dân , và bản thân ông Lê Hiếu đằng có thừa bản lĩnh và sự tỉnh táo mà không cần phải nhận sự dạy bảo về đạo đức , luân thường từ những người " Chín Chắn " như ông .

    Những câu khẩu hiệu sáo rỗng như : " Độc Lập gắn liền Với Chủ Nghĩa Xã Hội "
    , " Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội " , CNXH là mùa xuân của nhân loại " ....v....v .. Xin bớt đi cho dân nhờ , chẳng mấy ai còn tin các ông .

    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
  13. Xin hỏi: "Lý tưởng" cụ thể ông muốn nói là cái gì? Có phải là "Độc lập, tự do, hạnh phúc"? Thì chính là những thứ ông Đằng đang muốn thật sự đó chứ! Còn "Lý tưởng" phân hóa giàu nghèo sâu sắc, mà phần "nghèo" đẩy cho đa số người dân - chúng tôi ngán đến tận cổ rồi! Shut up!

    Trả lờiXóa
  14. Con người yêu nước hay không xuất phát từ trái tim trước chứ không phải từ cái đầu. 100 triệu dân yêu nước là xuất phát từ trái tim, có hay không có đảng CS thì dân yêu nước vẫn yêu nước.
    38 năm chỉ thêm những lỗi lầm và lỗ đen bất minh thì làm sao mà mong muốn người ta tin mình. Tôi chỉ thấy người của MTTQ đi cổ động đóng góp nhưng khi họ (những người nhiệt tình đóng góp) lâm vào khó khăn tôi chẳng thấy MTTQ ở đâu? Tôi thừa nhận là người của MTTQ chưa bao giờ sáng long lanh trong mắt tôi. Lúc cần thì họ đem lòng yêu nước, vì sự nghiệp nhân dân, lúc xong rồi chẳng thấy họ đâu, lúc khó khăn cũng chẳng thấy họ đâu. Như vậy là chẳng phải lợi dụng sức dân để làm ra công tích rồi phủi đít sao? Khi họ đến nhà bạn giảng giải đủ điều về xây dựng tổ quốc chỉ để bạn làm cho một thiết bị không tính tiền công tôi vẫn thấy trên gương mặt họ vẻ trịch thượng, ra lệnh, ... Xin lỗi, tôi là dân miền Nam, cái vẻ đó tôi chơi không hợp nhưng con người hiền lành kia thì vẫn vui vẻ làm giúp. Đối với tôi, họ là những người không có lòng, không xứng đáng.

    Trả lờiXóa
  15. Sự nghiệp của Đảng dài hơn đời người.
    Mịa tổ sư cái thằng nào? tác giả bài viết này.

    Xin thưa, vài cái nhiệm kỳ của Đảng đã hết một đời người rồi. Một cái nhiệm kỳ của Đảng gắn với hàng chục triệu sinh mệnh con người.

    Thử hỏi cái thằng viết bài này có nhìn ra các nước xung quanh không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thì nó "nói" đúng: Dài hơn đời người!Nó chết, rồi thằng cha viêt sbài "dài hơn đời người" chết đi, đến con cháu nó chết vẫn không thấy sự nghiệp minh chứng CNCS thành công.

      Xóa
    2. Tôi không hiểu vụ "Quyền lợi của đảng"? Ai có thể giải thích?

      Xóa
  16. "Sự nghiệp của Đảng dài hơn đời người"
    Ý Ngô Đa muốn nói :vì DÀI nên Đảng có luc đúng, có lúc sai,có lúc vinh quang, lúc bĩ cực. Một đời người chưa đủ thời gian trải nghiệm để kết luận Đảng sai hay đúng. Là đảng viên thì cứ phải nhắm mắt mà tin tưởng tuyệt đối vào Đảng, thế mới là người đảng viên trung kiên , đúng đắn ( ?).

    Ngầm hiểu : Ngô Đa cũng nhận thấy hiện tại Đảng của ông đang suy thoái, xuống cấp. Nhưng tương lai Đảng sẽ chỉnh đốn, nâng cấp lấy lại uy tín với nhân dân, lại lẫy lừng như xưa. Cứ tin tôi đi.

    45 tuổi đảng, 74 tuổi đời. LHĐ và rất nhiều người khác, tiếc thay lại không tin như vậy. Họ đã thấy rõ Đảng có nhiều thành công, nhưng sai lầm cũng không ít, không chỉ là nhất thời mà mang tính truyền thống, liên tục. Đã có nhiều bài viết về vấn đề này trên mạng, rất thuyết phuc nhưng đều bị chụp là phản đông, suy thoái, không được đưa ra trao đổi thẳng thắn, công khai, không dám công khai đủ hiểu vì sao rồi.

    Một đời người mà không nghiệm ra cái sai, cái đúng của bản thân, của một chính thể, một quân vương,một đảng lãnh đạo, liệu có còn xứng đáng là một đời người không ? Cứ u mê mãi sao ?

    Một nhiệm kỳ, một đời người của các vị lãnh đạo Đảng, NN liệu có chấn chỉnh được hiện tình không ? Một hiện tình mà những ai có lương tri không thể đang tâm cho được. Trừ những vị như Ngô Đa.

    Trả lờiXóa