Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Hai cột trụ

… Trong giáo dục, đó là việc thành lập các trường công lập chất lượng cao. Khi Hà Nội cho phép thành lập các trường chất lượng cao trong hệ thống các trường công lập, áp dụng học phí đến 3,4 triệu đồng/tháng cho mỗi học sinh, đã có nhiều tiếng nói phản đối, tập trung vào chuyện mất bình đẳng giữa gia đình có điều kiện cho con em học loại trường này và gia đình nghèo không đủ điều kiện. 

Nhưng có lẽ cần phải phản đối mạnh hơn nữa ở khía cạnh, cơ sở vật chất trường công là của toàn dân, được nhà nước đầu tư xây dựng nên từ tiền đóng thuế của tất cả người dân. Nay tự dưng chuyển một số trường thành loại hình “trường sang” chỉ dành cho con nhà giàu thì chắc chắn đã làm sai mọi luật lệ hiện hành…
...  Một lần nữa, thực tế này cho thấy sự thất bại của ngành y tế, dù hiểu rất rõ thực trạng “xã hội hóa” vẫn phải nhắm mắt làm ngơ bởi những thực tế nêu ở lập luận trên. Nếu lãnh đạo bệnh viện và tư nhân làm được thì lẽ ra đầu tư nhà nước cũng làm được, vừa đem lại những lợi ích liệt kê, vừa hạn chế những đặc điểm dễ tạo ra sự lạm dụng về mặt kinh tế. Nhưng để làm được thì phải có một chiến lược, một đề án lớn, một cái nhìn tổng thể và một nhiệt tình để thuyết phục rất nhiều người phản đối…
                >> Đọc tiếp/Nguồn  
------------------

6 nhận xét:

  1. Giáo dục hiện nay là con số 0. Thực ra là tệ hơn, con số Âm. Và phụ huynh luôn phải đổ số tiền còm mồ hôi nuớc mắt của mình vào cái lỗ âm đó. Ngô Bảo Châu về đây cũng bị môi trường hóa, trở thành "cái gì không biết?" - như lời một giáo sư toán.

    Trả lờiXóa
  2. Thành lập các trường chất lượng cao ư?

    Tôi hỏi nhiều giáo viên thì họ cực lực phản đối mô hình này. Thành lập các trường chất lượng cao nó càng gây thêm những bất công trong nền giáo dục XHCN.

    Thành lập các trường chất lượng cao ư?

    Thành lập các trường chất lượng cao rồi sẽ thu tiền của học sinh vô tội vạ, càng sinh ra nhiều tiêu cực dẫn đến cả thầy và cả phụ huynh đều chạy trường, chạy lớp, chạy theo cái danh hão. Thế rồi chất lượng GD cũng chẳng hơn gì.

    Trả lờiXóa
  3. Xã hội nào cũng có 03 thầy: Thầy Giáo - Thầy Thuốc - Thầy Tu.

    Các thầy làm nên cái kiềng 3 chân vững chắc của xã hội, khi các Thầy là thằng, là bà: thầy giáo thích tình; thầy thuốc thích tiền; thầy tu thích thịt: thì xã hội loạn là phải?

    Trả lờiXóa
  4. Trong cuộc "đấu tranh giai cấp" của "Đảng ta" chúng ta dùng lực lượng bần cố nông, mà phải 3 đời bần cố nông làm nòng cốt lãnh đạo , dùng bạo lực cướp lấy chính quyền. Đối với ta cái gì thuộc "tư bản giãy chết" đều là thứ xấu xa không dùng được. Từ đó , dưới sự lãnh đạo tài tình sáng suốt và cũng thường gọi là "đỉnh cao trí tuệ" của những người bần cố nông, chúng ta đã tạo ra một nền văn hóa, giáo dục như vậy của riêng ta. Ai dám phản đối?
    Cách đây vài năm, có người thấy tình hình giáo dục be bét quá, lại thấy bác Nguyễn thiện Nhân, người được tốt nghiệp Harvard, ra làm Bộ trưởng Giáo dục, họ đã ít nhiều hy vọng. Lúc đó tôi đã nói ngay là 81 bác Thiện Nhân cũng không làm được gì. Họ hỏi sao vậy? Tôi nói rằng : Để có thể phần nào cải thiện được môi trường giáo dục VN, bác Nhân phải làm được 3 chuyện. Một là, nền giáo dục của một quốc gia thường được xây dựng trên một trong những cơ sở quan trọng là nền tri thức của quốc gia ấy. VN ta có một nền tri thức thế nào? Bao nhiêu là tiến sĩ dỏm, tiến sỉ mua, tiến sĩ hữu nghị...họ ngồi đầy trong Bộ Giáo dục đấy, họ viết sách giáo khoa sai tùm lum, dạy dỗ trẻ con những điều bậy bạ. Bác Nhân có gạn lọc nổi số này không? KHÔNG ! . Hai là, Phải phi chính trị nền giáo dục . Đừng dùng nhà trường nhồi nhét một cách bắt buộc vào đầu trẻ con một chủ thuyết độc đoán phục vụ cho một thế lực độc tài nào đó. Bác Nhân dám làm chuyện này không? KHÔNG !. Ba là, trả lương thầy cô giáo đủ để sống mức sống tối thiểu, không cần phải dạy thêm, học thêm. Trả lại cho thầy cô giáo giá trị thiêng liêng của người THẦY, không bị bọn trẻ dạy dỗ ngược lại qua hình thức "giác ngộ lý tưởng" "rèn luyện phấn đấu"...Không bị ghi âm khi giảng bài rồi báo công an...Bác Nhân làm được chuyện này không? KHÔNG !
    Chuyện giáo dục Việt Nam bàn càng nhiều càng mất thì giờ vô ích bởi vì chúng ta đang dưới sự lãnh đạo của những "đỉnh cao trí tuệ" rồi mà.

    Trả lờiXóa
  5. Tôi đồng ý với nhà báo Nguyễn Vạn Phú khi dùng chữ "cột trụ" cho giáo dục và y tế vốn làm nền tảng cho bất cứ nước nào muốn phát triển.
    Thế nhưng,ở nước ta thì 2 cột trụ này thay vì làm cho nó vững chắc,người
    ta không những không coi trọng bằng chiếc ghế quyền lực mà còn xem chúng
    như phương tiện để tham nhũng,để làm giàu bất chính.
    Đó là lý do tại sao giáo dục vẫn lụn bại,y tế vẫn tồi tệ,dù những người
    quan tâm đến vận nước luôn không ngừng kêu gọi cải tổ.
    Tôi cho là vận nước ta đã mạt !

    Trả lờiXóa