Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

BÓNG ĐÁ LĂN THEO “ĐƯỜNG DÂY VÀNG” !?


1- QUẢ BÓNG VÀNG LĂN ĐẾN TẬN ĐẦM DƠI (CÀ MAU)
(Bí ẩn tiệm vàng vùng sâu doanh thu "khủng" 20.661 tỷ)
Hơn hai năm thẩm tra xác minh, doanh thu bất thường của tiệm vàng Hoàng Khiêm (khóm 4, thị trấn Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi, Cà Mau) vẫn chưa được sáng tỏ.
Ngày 13/2/2006, DNTN Hoàng Khiêm được Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Cà Mau cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do ông Nguyễn Bỉnh Khiêm làm chủ với ngành nghề: mua bán, gia công và chế tác vàng, bạc, đá quý; dịch vụ cầm đồ; mua bán máy nổ... Chi cục Thuế huyện Đầm Dơi khoán thuế ổn định đối với DNTN Hoàng Khiêm mỗi tháng khoảng 5 triệu đồng. Từ khi thành lập doanh nghiệp, Chi cục Thuế huyện Đầm Dơi bán cho DNTN Hoàng Khiêm 36 quyển hóa đơn.
Qua kiểm tra hóa đơn và chứng từ mua bán, các cơ quan chức năng phát hiện doanh số khủng. Tháng 1/2010 đến tháng 11/2010, DNTN Hoàng Khiêm không có chứng từ mua vào nhưng trên hóa đơn đầu ra thể hiện giá trị lên đến 12.628 tỷ đồng. Bình quân mỗi tháng, doanh nghiệp có doanh số bán vàng hơn 1.148 tỷ đồng.

Làm việc với cơ quan chức năng, ông Khiêm khai nhận, số vàng trên mua lẻ của bảy doanh nghiệp tại huyện Đầm Dơi và mua vàng của ba doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh. Số vàng thành phẩm, ông đã bán cho ba doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh gồm: Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC (gọi tắt là Công ty Sài Gòn SJC), Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu và Công ty trách nhiệm hữu hạn Bạch Kim. Xác minh tại Đầm Dơi, các doanh nghiệp: Mỹ Hiền, Hoàng Hến, Mỹ Ngân, Thành Vui, Hứa Thạnh, Xuân Trang và Nguyễn Hùng thừa nhận có bán vàng cho DNTN Hoàng Khiêm nhưng với số lượng nhỏ lẻ. Ông Khiêm viện dẫn, số vàng chủ yếu mua từ các tiệm vàng Anh Tùng, Kim Nguyên và Kim Bình (cùng ở quận 5, TPHCM) chiếm đến 90%. Tuy nhiên, cả ba doanh nghiệp không thừa nhận có tham gia mua bán vàng với DNTN Hoàng Khiêm.
     >  Đừng ném tiền của dân vào “NỢ XẤU”    
Theo hóa đơn đầu ra, DNTN Hoàng Khiêm bán cho Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu gồm hai hóa đơn với 5.333.200 lượng vàng 9999, tổng số tiền hơn 140 tỷ đồng; Công ty trách nhiệm hữu hạn Bạch Kim mua 30.000 lượng vàng 9999 với tổng số tiền 794 triệu đồng. Đặc biệt, hóa đơn xuất cho Công ty Sài Gòn SJC lên đến 641 hóa đơn gồm 415.499 lượng vàng nguyên liệu 9999 với tổng số tiền 12.628 tỷ đồng. Thế nhưng, đại diện Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu và Công ty trách nhiệm hữu hạn Bạch Kim không thừa nhận mua vàng của DNTN Hoàng Khiêm.
Tìm đến Công ty Sài Gòn SJC, bà Võ Kim Cúc, Phó phòng kế toán tài vụ, thừa nhận có mua vàng của DNTN Hoàng Khiêm bằng tiền mặt. Để minh chứng cho lời nói trên, bà Cúc đưa các chứng từ, phiếu nhập kho do người làm công của ông Khiêm ký nhận. Điều hết sức lạ lùng là những người làm công được ông Khiêm ủy quyền nhận tiền từ 7 tỷ đến 3.000 tỷ đồng. Một số người làm công cho biết được ông Khiêm thuê mỗi tháng từ 1 đến 3 triệu đồng/người. Trong thời gian trên, Khiêm thuê họ đến Công ty Sài Gòn SJC ký vào các phiếu chi chứ thực chất không mang vàng, không nhận tiền như ông Khiêm khai báo.
Ngoài doanh số “khủng” trên, khi các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, ông Khiêm khai báo DNTN mất liên lưu của 27 quyển hóa đơn nên bị phạt 2 triệu đồng. Một số hóa đơn, ông Khiêm không nhớ xuất bán cho ai. Trước biểu hiện lạ lùng trên, Chi cục Thuế huyện Đầm Dơi không bán hóa đơn cho DNTN Hoàng Khiêm. Vậy nên ông ta lợi dụng chị ruột là Nguyễn Thị Xuân Trang (chủ DNTN Xuân Trang) mượn bốn cuốn hóa đơn nháy chữ ký của bà Trang hợp thức hóa việc mua bán. Từ tháng 11/2010 đến tháng 2/2011, ông Khiêm dùng bốn cuốn hóa đơn của DNTN Xuân Trang ghi xuất bán cho Công ty Sài Gòn SJC hơn 225 ngàn lượng vàng 9999 với số tiền hơn 8 ngàn tỷ đồng.
Khi bị phát hiện, bà Trang cho biết do không biết ghi hóa đơn và báo cáo thuế nên giao hết bốn quyển hóa đơn, con dấu cho Khiêm. Lợi dụng lòng tin, Khiêm cùng vợ là Thái Như Mơ giả chữ ký của bà Trang bán vàng cho Công ty Sài Gòn SJC. Vì vậy, từ tháng 1/2008 đến tháng 2/2011, DNTN Hoàng Khiêm và DNTN Xuân Trang xuất bán cho Công ty Sài Gòn SJC 787 hóa đơn với hơn 676 ngàn lượng vàng 9999 với tổng số tiền 20.661 tỷ đồng.
Khi tiến hành kiểm tra, DNTN Hoàng Khiêm là cơ sở chế tác vàng nhỏ lẻ nhưng ông Khiêm khai nhận, nhờ gia công vàng doanh nghiệp có thu được tiền công hơn 100 tỷ đồng. Với doanh thu “khủng” trên, DNTN có hành vi gian dối không báo cáo thuế với Chi cục Thuế huyện Đầm Dơi, không chứng minh được hình thức vận chuyển giao vàng. Lời khai của ông Khiêm không hợp lý bởi lẽ không có chuyện thanh toán tiền mặt lên đến 100 tỷ đồng trong một ngày.
Điều khá bất thường, hơn hai năm doanh thu “khủng” của DNTN Hoàng Khiêm vẫn chưa được làm sáng tỏ. Ngày 17-2-2011, ông Huỳnh Thanh Liêm, cán bộ thuế huyện Đầm Dơi, tố cáo ông Lê Thanh Dư, nguyên Chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện Đầm Dơi, có hành vi bao che cho DNTN Hoàng Khiêm gây thất thoát thuế Nhà nước hàng chục tỷ đồng. Ngày 27/6/2011, Cục Thuế tỉnh Cà Mau có kết luận kiểm tra không phát hiện những dấu hiệu bất thường trên.
Tháng 8/2011, UBND tỉnh Cà Mau có công văn chỉ đạo thanh tra tỉnh thành lập đoàn kiểm tra. Ngày 16/12/2011, thanh tra tỉnh có kết luận khẳng định việc mua bán bất thường của DNTN Hoàng Khiêm chuyển cho Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cà Mau tiếp tục xác minh làm rõ. Ngày 29/12/2011, Giám đốc Công an tỉnh Cà Mau có quyết định thành lập tổ công tác xác minh DNTN có dấu hiệu trốn thuế. Tuy nhiên đến nay, vụ việc vẫn chưa được làm rõ và xử lý theo đúng pháp luật.
(Theo báo Công An T.p HCM)
-------------------------------
2- TUYÊN BỐ RẤT ‘HÙNG DŨNG’
(Lê Hùng Dũng: UBND T.p HCM không có quyền can thiệp VFF)
PHẠM NGỌC
Ủy ban nhân dân T.p HCM có văn bản chính thức không cho Lê Hùng Dũng tham gia tranh cử vào Liên đoàn bóng đá Việt Nam VFF, nhưng ông này đã phát biểu một cách vô cùng ngạo mạn rằng: “Tôi chưa nhìn thấy văn bản này của UBND TP HCM và nếu có công văn như vậy thì công văn đó chưa đúng với những quy định hiện hành”  Có lẽ Lê Hoàng Dũng cho rằng với ‘tiền tấn’ đã bỏ ra 'lót tay' thì ông ta sẽ thoát được vụ buôn vàng lậu thông qua SJC cùng với Nguyễn Đức Kiên đã sử dụng Ngân hàng ACB? 
Cách đây hai năm báo chí rùm beng về một cửa hàng vàng bí ẩn 'bé bằng cái lỗ mũi' ở Đầm dơi, xứ sở đất Mũi Cà Mau vậy mà đã 'bán' 676 ngàn lượng vàng cho riêng SJC của Lê Hùng Dũng lên đến 20.661 tỷ và 5.333.200 lượng vàng cho ACB của bố già Kiên mà chính ACB lại khẳng định với cơ quan điều tra: Họ hoàn toàn không hề mua bán vàng với cái cửa hàng Đầm dơi của DNTN Hoàng Khiêm. 
Suốt 2 năm từ 1/2008 đến 2/2011 khi bị phát hiện, bình quân mỗi ngày cái cửa hàng hẻo lánh này 'bán ra' cho ACB và SJC 2.000 lượng vàng!  Sự thật hoàn toàn không hề có việc mua bán vàng mà chỉ là DNTN Hoàng Khiêm đã bán hoá đơn cho ACB và SJC để hợp thức hoá số vàng buôn lậu của Nguyễn Đức Kiên và Lê Hùng Dũng từ Cămpuchia về khi giá vàng tại Việt Nam phi mã tạo chênh lệch lớn so với giá vàng Thế giới. 
Lợi dụng DNTN Hoàng Khiêm được khoán thuế, Kiên và Dũng đã bàn với ông Khiêm để mua hoá đơn giả, đồng thời để hợp thức hoá hồ sơ giả mạo này, DNTN Hoàng Khiêm đã thuê và trả công cho mỗi người ký tên vào hoá đơn mua bán từ 1-3 triệu đồng/tháng! Bằng cách này Nguyễn Đức Kiên và Lê Hùng Dũng đã kiếm tiền chênh lệch trong thời gian 03 năm khoảng 12.000 tỷ đồng mà không phải đóng một đồng tiền thuế nào! 
Vụ án bị phát hiện đã 2 năm, mặc dù Nguyễn Đức Kiên đã bị bắt cũng bởi kinh doanh vàng khống Riêng Lê Hùng Dũng đến nay vẫn nhởn nhơ coi "Trời bằng vung" bởi Dũng đã chi trên 100 tỷ cho công an, cơ quan thuế Cà Mau để bịt vụ án buôn lậu vàng và mua bán hoá đơn này. Chính vì vậy gần như vụ án đã bị chìm vào quên lãng! Bản thân Lê Hùng Dũng tiếp tục ngạo mạn tuyên bố đứng giọng lưỡi của kẻ "Có tiền mua tiên cũng được" khi nói về quyết định của giới lãnh đạo TP. HCM!
Viện Kiểm sát chuyển giao cho Ban Nội chính TƯ vụ án Bố già Kiên, liệu ông Nguyễn Bá Thanh có làm gì để đưa phi vụ buôn lậu vàng khủng khiếp này ra ánh sáng hay không hay lại 'hô to , đánh động' để được 'hốt hụi'? 
Phó Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng cho biết sẽ có ý kiến sau khi UBND TP HCM gửi công văn không đồng tình để ông Lê Hùng Dũng tham gia vào Ban Chấp hành VFF và ứng cử chức danh chủ tịch nhiệm kỳ VII 
Khả năng Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) phải hoãn Đại hội nhiệm kỳ VII gần như chắc chắn bởi VFF vừa sửa đổi điều lệ theo khuyến cáo của FIFA, trong lúc còn 2 ứng viên chủ tịch vẫn chưa được cơ quan chủ quản đồng ý. Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ vừa xác nhận việc VFF nhận được công văn của UBND TP HCM không đồng ý để ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC), tham gia ứng cử vào ban chấp hành (BCH) và chủ tịch VFF nhiệm kỳ VII. Tuy vậy, Phó Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng lại cho biết: “Tôi chưa nhìn thấy văn bản này của UBND TP HCM và nếu có công văn như vậy thì công văn đó chưa đúng với những quy định hiện hành”. 
Hoãn vì nhân sự hay điều lệ?
Theo ông Nguyễn Trọng Hỷ, thời điểm này, nếu VFF phải hoãn đại hội thì không có lý do chủ quan mà chủ yếu vì những nguyên nhân khách quan. “Vừa qua, phái đoàn của FIFA với trưởng ban công tác các Liên đoàn thành viên đã tham dự hội thảo sửa đội điều lệ VFF và khuyến cáo chúng ta một số vấn đề quan trọng liên quan đến tổ chức đại hội. FIFA đề nghị các LĐBĐ quốc gia cần sớm thông qua những sửa đổi điều lệ để có sự thống nhất, sau đó mới tổ chức đại hội nhiệm kỳ mới.Điều này khiến chúng tôi phải tổ chức một đại hội thường niên trước khi tổ chức đại hội nhiệm kỳ VII như đã định” - ông Hỷ cho biết. 
Phó Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng (phải) cho rằng Đại hội nhiệm kỳ VII hoãn sang năm 2014, ông sẽ tranh cử với tư cách ứng viên tự do.
                                                                                             Ảnh: QUANG LIÊM 
Với tư cách Trưởng Tiểu ban nhân sự Đại hội VII, ông Hỷ xác nhận: “Hồ sơ các ứng viên chủ tịch VFF đang bị chậm hơn so với dự kiến nếu không đủ điều kiện để tiến hành thì đại hội bị hoãn là điều bất khả kháng”. 
Ứng cử khi là ứng viên tự do 
Về công văn của UBND TP HCM có nội dung không đồng tình để ông Lê Hùng Dũng, thuộc diện cán bộ quản lý của Thành ủy TP HCM, tham gia vào BCH VFF và ứng cử phó chủ tịch nhiệm kỳ 7, ông Nguyễn Trọng Hỷ cho biết VFF sẽ phúc đáp để UBND TP HCM cân nhắc. Trong khi đó, ông Lê Hùng Dũng tự tin: “Công văn của UBND TP HCM không ảnh hưởng đến nguyện vọng cá nhân ra ứng cử của tôi vì khi đại hội VFF bị hoãn đến sang năm, thời điểm đó tôi cũng đến tuổi nghỉ hưu và trở thành một ứng viên tự do”. 
Ông Lê Hùng Dũng cũng chưa đồng tình với quan điểm trong công văn của UBND TP HCM do Phó Chủ tịch Hứa Ngọc Thuận ký khi văn bản này căn cứ vào Nghị định 25/2010/NĐ-CP, quy định: “Thành viên hội đồng thành viên không là cán bộ lãnh đạo trong bộ máy nhà nước hoặc tổ chức chính trị - xã hội”. Ông Dũng nói: “VFF không phải là một tổ chức chính trị - xã hội theo quy định của nhà nước như MTTQ, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Công đoàn, Hội Nông dân. VFF chỉ là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, vì thế áp dụng quy định đó để yêu cầu tôi không tham gia BCH và ứng cử chủ tịch VFF cũng không đúng”. Ông Dũng cũng cho biết ông sẽ có ý kiến chính thức về công văn của UBND TP HCM bằng văn bản. 
Theo Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ, nếu bị hoãn tiếp đến tháng 4 hoặc 5-2014 thì đại hội VFF sẽ bị chậm tới gần 1 năm. 
P.N
-------------------

1 nhận xét:

  1. I am really impressed with your writing skills as well as with the layout on your blog.
    Is this a paid theme or did you modify it yourself? Anyway keep up the nice quality writing, it's rare to see a nice blog like this one nowadays.


    Feel free to surf to my website; ty le cuoc bong da

    Trả lờiXóa