Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

TRỤC XOAY NHÂN SỰ THEO “VẦN Ê”


 * BÙI VĂN BỒNG
         Được biết, Hội nghị Trung ương 7 lần này có nội dung bànquyết về nhân sự...    
        Từ những biểu hiện trên thực tế, người ta thấy từ Trung ương đến địa phương, ở các cấp, các ngành ngày càng gia tăng những hiện tượng vi phạm các nguyên tắc, quy định về công tác cán bộ của Đảng. Dư luận xã hội hiện nay đã nêu khá phổ biến hiện tượng, đặt vấn đề trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc bổ nhiệm, đề bạt, cất nhắc cán bộ đang tồn tại theo công thức để có cái kết trong cái trục xoay theo “vần Ê” theo thứ tự ưu tiên trước-sau là: HẬU DUỆ, TIỀN TỆ, CÙNG HỆ, HỢP LỆ rồi sau cùng mới đến TRÍ TUỆ. Đây được gọi là sự sắp đặt sẵn của “Ngũ kế vần Ê trong công tác cán bộ”.
               Trong bất kỳ thể chế chính trị nào, người nắm quyền (từ thấp đến cao) đều giữ vai trò trọng yếu, mang tính quyết định. “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Muốn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém. Đó là một chân lý nhất định” (HCM). Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nêu rõ phương hướng về công tác cán bộ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ công tác cán bộ…Xây dựng và thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; trọng dụng những người có đức, có tài…Đánh giá và sử dụng đúng cán bộ trên cơ sở những tiêu chuẩn, quy trình đã được bổ sung, hoàn thiện, lấy hiệu quả công tác thực tế và sự tín nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu. Không bổ nhiệm cán bộ không đủ đức, đủ tài, cơ hội chủ nghĩa…Có chế tài xử lý nghiêm những trường hợp chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy tội, chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy huân chương”.
Trong phương hướng nhiệm kỳ 2011-2015, Nghị quyết Đại hội XI nhấn mạnh cần phải: “Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật để bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ; loại trừ khả năng để cán bộ và người thân của cán bộ lợi dụng chức vụ, vị trí công tác để trục lợi”. Và mới đây nhất, Nghị quyết Hội nghị T.Ư 4 cùng chỉ ra: “Một số trường hợp đánh giá, bố trí cán bộ chưa thật công tâm, khách quan, không vì yêu cầu công việc, bố trí không đúng sở trường, năng lực, ảnh hưởng đến uy tín cơ quan lãnh đạo, sự phát triển của ngành, địa phương và cả nước”. Trong 19 điều quy định Đảng viên không được làm, có điều thứ 10 quy định đảng viên không được “Can thiệp, tác động đến tổ chức, cá nhân để bản thân hoặc người khác được bổ nhiệm, đề cử, ứng cử, đi học, đi nước ngoài trái quy định”…
Báo cáo tại đại hội như thế, nghị quyết “bung ra” như thế. Nếu chỉ đọc các nghị quyết thấy đúng, đủ, hay, sát thực tế, nêu thực trạng, chỉ rõ việc cần làm. Vậy mà, khi đi vào cuộc sống, vẫn là “Nói dzậy, mà hổng phải dzậy”. Cán bộ quyết định hết thảy mọi việc, vì vậy công tác cán bộ phải đi đúng đường lối, đúng nghị quyết, điều lệ của Đảng. Trong chế độ ta, cán bộ là người nhận trách nhiệm trước Đảng, chính quyền để phục vụ nhân dân, “là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”, phải thật sự là công bộc của dân. Mục tiêu của công tác cán bộ phải thường xuyên coi trọng bảo đảm dân chủ, khách quan, khoa học, đáp ứng nhu cầu lãnh đạo, quản lý, điều hành xã hội, sản xuất kinh doanh thực sự có chất lượng, hiệu quả, thúc đẩy kinh tế -xã hội phát triển. Cho nên, việc đào tạo, thử thách, tạo nguồn, chọn lọc đội ngũ, phân công bổ nhiệm, cất nhắc, giao nhiệm vụ, chức trách cho cán bộ phải thật sự dân chủ, chuẩn xác, trung thực, khách quan. Thế nhưng, từ nhiều nhiệm kỳ Đại hội Đảng đã bộc lộ những yếu kém trong lãnh đạo, thực thi công tác cán bộ.
Công tác quy hoạch nêu ra rất nhiều, nghị quyết, chỉ thị, thông tri cũng không thiếu như đã đề cập ở trên, vậy mà trong thực tế hầu như chỉ nằm trên giấy, vẫn như một sự nhắc nhở, kêu gọi, chưa đem lại nhiều hiệu quả trong thực tiễn đời sống xã hội. Nhìn lại, có thể thấy hầu như việc xây dựng quy hoạch công tác cán bộ chưa thực sự đi vào nền nếp, chưa có tính khoa học, còn tùy tiện và không thường xuyên, mới tập trung thực hiện ở cấp đảng ủy cơ sở, chưa xây dựng được quy hoạch ở cấp trung ương, dẫn đến sự hẫng hụt, chắp vá, không đồng bộ và thiếu chủ động trong công tác bố trí, phân công cán bộ thật đúng người, đúng việc. Hơn thế nữa, như Nghị quyết Đại hội XI và Hội nghị T.Ư 4 đã đánh giá rất thẳng thắn và khách quan: Có không ít trường hợp đánh giá, bố trí cán bộ chưa thật công tâm, khách quan, bố trí không đúng sở trường, năng lực, mà còn nặng về “quan hệ thân, quen”, chạy chọt ,ảnh hưởng đến uy tín cơ quan lãnh đạo, sự phát triển của ngành, địa phương và cả nước. Trong việc đánh giá, sử dụng, bố trí cán bộ vẫn còn nể nang, cục bộ, chưa chú trọng phát hiện và có cơ chế thật sự để trọng dụng người có đức, có tài; không kiên quyết thay thế người vi phạm, uy tín giảm sút, năng lực yếu kém. Vì thế, công tác cán bộ còn thiếu và mất dân chủ, không thực sự công bằng, còn biểu hiện bè phái, thiếu trong sáng, không minh bạch, thiếu khách quan, toàn diện và sai nhiều nguyên tắc trong công tác cán bộ…
Cũng từ những biểu hiện trên thực tế, người ta thấy từ Trung ương đến địa phương, ở các cấp, các ngành ngày càng gia tăng những hiện tượng vi phạm các nguyên tắc, quy định về công tác cán bộ của Đảng. Dư luận xã hội hiện nay đã nêu khá phổ biến hiện tượng, đặt vấn đề trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc bổ nhiệm, đề bạt, cất nhắc cán bộ đang tồn tại theo công thức để có cái kết trong cái trục xoay theo “vần Ê” theo thứ tự ưu tiên trước-sau là: HẬU DUỆ, TIỀN TỆ, CÙNG HỆ, HỢP LỆ rồi sau cùng mới đến TRÍ TUỆ. Đây được gọi là sự sắp đặt của “Ngũ kế vần Ê trong công tác cán bộ”.
Về HẬU DUỆ: Trước hết phải quan tâm ưu tiên đề bạt, cất nhắc, bố trí, sắp xếp để có ghế “ngon” cho con, em những vị lãnh đạo đương chức, đương quyền. Trong một vài nhiệm kỳ, họ đều phải nghĩ kế, tìm cách làm sao sắp xếp, chọn ghế “tốt” cho con, em và nhiều khi cả cháu trong gia đình, dòng tộc nội, ngoại. Thế nên, người ta mới đúc kết công thức nhân sự 20C là: “Con cháu các cụ cả, cần chăm chút, coi cơ cấu, chọn chỗ cho chúng có cái chức chủ chốt”. Những nhân sự trong diện này mà được bậc trưởng thượng đã có ý định rõ ràng, có chủ đích “cắm chỗ”, được chú ý quan tâm thì chắc chắn là hưởng lộc chính trị ngon lành, “bỏ cối không trật”. Đây được coi là hạng Nhất, chất lượng tiêu chuẩn Vàng.
         Kế đến là, ưu tiên thứ nhì phải là tiêu chuẩn TIỀN TỆ, tức là tình trạng mua chức, mua quyền. Không ít trường hợp ông A, bà B bỗng chốc xuất hiện chức danh này, vị trí kia mà thiên hạ thấy lạ hoắc, như dưới đất chui lên trên trời rơi xuống. Học hành chưa đâu vào đâu, bằng cấp thì mánh lới chạy chọt, phải mua mới có, công lao, thành tích, năng lực chẳng có bao nhiêu, không thấy đưa ra “hỏi ý đồng bào”, không được dân bầu, dân cử, nhưng bỗng nhiên thây lù lù cái quyết định bổ nhiệm sáng rỡ. Tiêu chuẩn Quốc tế mang tên ISO là chuyên xét để công nhận tiêu chuẩn hóa chất lượng sản phẩm trong sản xuất, thương mại và thông tin. Nhưng nếu xét về tiêu chuẩn cán bộ mà tạm gọi cũng ISO – 1001 (có 1001 chuyện về công tác cán bộ, kể hoài không hết), vì đồng tiền vòng vèo trăm nẻo, đi lối nào có trời mà biết. Đây là chất lượng tiêu chuẩn Bạc.
        Thứ ba là CÙNG HỆ: (thường là Nhóm lợi ích) Phải là có phe cánh, ê kíp, cùng nhóm lợi ích với nhau. Trong tiêu chuẩn cùng hệ này phải quan tâm chọn lọc, bồi dưỡng, cất nhắc, bổ nhiệm trong số những người vốn có mối quan hệ thân quen, mối làm ăn từ trước và nhất là hiện tại, có ngang tầm về chính trị, tư tưởng, quan điểm, nhận thức; lại phải có đạo đức, lối sống, tác phong, tính cách hợp nhau, phải biết cùng ăn cùng chịu, cùng hưởng, cùng chia, chấp nhận và biết cách vào hùa chung hụi. Cái tiêu chuẩn cùng hệ này có kiểu dáng na ná như “môn đăng hộ đối”, cùng cảnh (về mức sống, khả năng kinh tế) với nhau. Mọi việc, kể cả việc làm sai trái cũng phải biết “đồng thanh tương ứng, đồng khí tường cầu”, khi gặp những tình huống cần thiết phải biết “ứng hiệp” cho nhau, bảo vệ nhau. Nhưng trước hết của sự đồng ứng cùng hệ phải có vốn, đất đai, trang trại, xe cộ, nhà cửa phải tương đương nhau, thì mới “dễ chơi”, dám và biết chịu chơi. Nếu bầu bán mà cùng hệ, dù là hệ gì chăng nữa, trong chi bộ có số đông cùng hệ thì chắc chắn số phiếu bầu sẽ cao. Cái này không gọi là dân chủ được, mà coi như một dạng “hiệp chủ”. CÙNG HỆ  được xếp ở hàng tiêu chuẩn Đồng.  
        Thứ tư là HỢP LỆ:  Là muốn sắp xếp ông A, bà B, cậu ấm C, cô chiêu D vào các chức danh, có ghế đàng hoàng, phải tìm cách hợp thức hóa hồ sơ, thủ tục, phải qua ý kiến đề xuất của Hội đồng nhân dân hẳn  hoi, có khi chỉ cần vài văn bản đề xuất của Mặt trận, công đoàn, đoàn thanh niên, miễn là phải được phết lên một thứ nước sơn “dân chủ” để hợp thức hóa việc bổ nhiệm. Cái tiêu chuẩn hợp lệ này bắt nguồn từ những mối quan hệ cá nhân, những cách nhìn nhận, xem xét tùy tiện, lối làm việc vô trách nhiệm, cảm tình và cảm tính vượt lên mọi quy trình, quy hoạch, quy định, nguyên tắc.
Cuối cùng, áp chót, mới đến tiêu chuẩn TRÍ TUỆ. Những người thông minh, được đào tạo chính quy, học hành bài bản, bằng cấp nghiêm chỉnh, thực sự tỏ ra có năng lực, được quần chúng tín nhiệm, tin phục, kỳ vọng thì lại ít được quan tâm, và cũng không còn chỗ, vì các tiêu chuẩn trên đã choán mất gần hết  ghế rồi. Những người này phần lớn thuộc thành phần con em lao động, không quyền thế, không thân thích, ít có mối quan hệ, lại không biết chạy cửa này cửa kia, thì khó có điều kiện được đưa vào nguồn hoặc được sắp chỗ để phấn đấu, cống hiến. Tất nhiên cũng không loại trừ có những người thuộc diện này có số được ăn may mưa móc, tức là được cơ quan tổ chức Đảng, ngành nội vụ phát hiện, đạt được sự khách quan, công minh, xuất phát từ nhu cầu nhiệm vụ một cách vô tư. Nhưng hầu như ít lắm, “ăn may” nhằm vào lúc đơn vị tiếp nhận cân “cân đối” cán bộ để tránh tiếng thôi!
        Hệ lụy cuối cùng của “Ngũ kết vần Ê” trong công tác cán bộ là phải gặt về vần Ê tương xứng, và đói trọng, là bị xã hội PHÊ, CHÊ. Chắc chắn hậu quả để lại là công việc bị TRẦM BÊ, TRÌ TRỆ, không còn đáp ứng được mục tiêu xây dựng xã hội dân chủ-công bằng-văn minh, như ta vẫn đọc thấy phần kết luận ở các nghị quyết bất kỳ đại hội nào, như lời hô hào nghe sang sảng trên nghị trường, trên bục phát biểu hội nghị. Mà đã như vậy, biết bao giờ mới đạt được mục tiêu đưa ra rất hợp lòng người với tiêu chí đã thành khẩu hiệu quá quen: “Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”!?
BVB
---------------------

16 nhận xét:

  1. Nghe chừng vẫn không có gì mới,vẫn là:"không được làm","Không can thiệp","xử lý nghiêm"theo kiểu đội mũ sau trời mưa!.Tại sao người xưa họ luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được trao?vì họ phải mang cái đầu ra để bảo lãnh!Ví dụ:Phó tướng giữ Vân Đồn Trần khánh Dư suýt mất đầu vì không chặn được thủy quân của Ô mã Nhi và Phàn Tiếp.Nhưng bây giờ chỉ nhắc nhở chung chung vì toàn "người nhà cả"!
    Trích"không bổ nhiệm cán bộ không đủ đức,đủ tài" vậy em ở dạng "suy thoái đạo đức" thì đi chỗ khác chơi là cái chắc!

    Trả lờiXóa
  2. Xây dựng nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”!? Các ông trong BCT và TW có ông nào muốn xây đâu mà bác Bồng cứ vẽ ra ? Các vị ấy chẳng có ai không nhúng chám cả, mà bụng to không cúi xuống để thổi lửa "nhóm lò" đâu lừa nhau cho vui cho vinh thân phì gia cho tàn thiên hạ.

    Trả lờiXóa
  3. Không bao giờ có công bằng, dân chủ ở một môi trường bị toàn những kẻ ngu đần, vụ lợi đè đầu cưỡi cổ ! Mọi chủ trương, chính sách chỉ là biến dạng đèm đẹp của hiện tượng bánh vẽ nhằm mị dân thôi. Vậy mà không ai làm gì được, không ai dám làm gì mới thật đau đớn nhất ...

    Trả lờiXóa
  4. Ê, tờ ê tê nặng TỆ !

    Trả lờiXóa
  5. Nhìn vào một đám bậu xậu được gọi là "cán bộ" từ thấp đến cao ở VN mà thấy buôn nôn. Đó là một mớ hỗn quân, hỗn quan, tạp phế lù, như một nồi lẩu thập cẩm, chẳng thằng nào có chút trình độ tối thiểu gì, chỉ bằng mọi thủ đoạn đê tiện mà ngoi lên chức nọ, quyền kia.
    Nhìn thấy chúng nó, từ thằng chóp bu đến thằng cán bộ quèn, cứ muốn nhổ một bãi nước bọt vào mặt cho hả cơn giận và căm ghét.

    Trả lờiXóa
  6. Cựu chiến binh đất việtlúc 09:42 2 tháng 5, 2013

    Bài viết phản ánh đúng thực tế, chả thế mà thủ tướng đã giải tán ban cố vấn gồm toàn những người có chuyên môn, có tâm huyết muốn đóng góp xây dựng đất nước chỉ vì họ có trí tuệ sâu sắc, có cái nhìn khách quan, đánh giá đúng mức các tác đông, ảnh hưởng đến các vấn đề, các chính sách, các dự án do chính phủ đề ra để thủ tướng dễ múa tay trong bị, tha hồ quyết mà không cần chú ý đến hậu quả

    Trả lờiXóa
  7. Có 4 cái Ệ! Tiền tệ - Quan hệ - mặc kệ - trí tuệ.

    Trả lờiXóa
  8. Sau nghị quyết Trung ương 7 sẽ có nhiều cán bộ nguồn như Nông quốc Tuấn, Nguyễn Thanh Nghị, Nguyễn Xuân Anh,con gái ngài Tô huy Rứa..... Chắc là họp lần này để bổ sung thêm danh sách. Nhìn những tấm hình bộ đội mặt áo giáp, tay lăm lăm AK.47 trong vụ Tiên lãng, không biết TW 7 có bàn chuyện này không?

    Trả lờiXóa
  9. Hoàn toàn ủng hộ bài viết của bác bồng!
    Công tác tổ chức cán bộ của Đảng là khâu yếu nhất, tiêu cực, nguy hiểm , tai hại nhất hiện nay. Nếu không có HẬU DUỆ, TIỀN TỆ, CÙNG HỆ thì phải quỳ gối, mặt trơ, uốn lưỡi nịnh hót thật giỏi. Lãng phí nguồn nhân lực, kìm hãm đất nước, gây bất bình trong xã hội là do ai?

    Trả lờiXóa
  10. Nhà báo Hữu Thọ đã nói vấn nạn "chạy"ở xã hội ta lâu ròi,nhưng có quan cách mạng nào thèm đếm xỉa đến đâu,đến giờ đã gần 20 năm rồi thì hầu hết cán bộ lãnh đạo nằm trong số này thì các bác nói sao đất nước mình không nát mới là chuyện lạ.

    Trả lờiXóa
  11. Anh Bồng ơi! theo em thì chỉ có HẬU DUỆ, TIỀN TỆ, CÙNG HỆ, HỢP LỆ thôi chứ cái Ệ cuối cùng làm gì thấy đâu?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ừ, thì cái TRÍ TUỆ thời đại kinh té tri thức, nhưng bị đặt sau chót, ở trên đủ hết rồi thì bị dẹp hết. Thế mới TRÌ TRỆ, THẬM TỆ, BÊ TRỄ....mọi sự đời!...

      Xóa
  12. Vịnh vè về Chủ tịT Nước Anh TƯ Sang...

    ************************************

    Anh TƯ Sang ĐẦU LỚN đội bao cao su

    Chui hụt LÝ NHÃ KỲ ...ngồi khóc hu hu !

    Đã bảo ngay thằng ĐẦU NHỚN còn chả lọt !

    Huống gì ĐẦU BÉ nhỏ giống chim cu

    Ít ra Anh TƯ Sang nói đúng SỰ THẬT :

    Một bầy SÂU BỰ trong Nước là kẻ thù !

    Ít ra tiền thuế Dân tảo tần đóng nộp

    Trả lương Chủ tịT Nước không ngồi không lu bu ...

    Vùng lên đứng dậy Anh TƯ nhé !

    Hay sợ Đòng chí ẾCH ...cúi mặt khóc hu hu !

    TRIỆU LƯƠNG DÂN

    Trả lờiXóa
  13. Ở VN bây giờ có khá nhiều khái niệm " Nhóm".
    Nào là Lợi ích Nhóm
    Nhóm Lợi ích
    Nhóm Bảo thủ
    Nhóm 72...
    Bây giờ thêm "Nhóm 73%"
    Các nhóm trên đã có định nghĩa. Riêng" Nhóm 73%" thì chưa thấy giải thích.
    Xin bác nào biết thì giải thích cho nhà em hiểu với.

    Trả lờiXóa
  14. Về "tiêu chuẩn" HẬU DUỆ nên sửa thêm là: "...Thế nên, người ta mới đúc kết công thức nhân sự 32C là: “Con cháu các cụ cả, cần chăm chút, coi cơ cấu, chọn chỗ cho chúng có cái chức chủ chốt, cuối cùng chúng có chết, cỏ cây cứ cào cắn cổ chúng"

    Trả lờiXóa
  15. Ệ cuối cùng là TRÍ TUỆ nào có thấy đâu , chắc nói cho có vần hoặc là mị dân vậy thôi. Người có TRÍ TUỆ không bao giờ làm những điều phàm rỡ với dân , với nước vì họ phải cân nhắc trước khi hành động , còn quan bây giờ chỉ chăm chút , cân nhắc khi thấy hơi ...TỆ!
    CCB đánh Tàu!

    Trả lờiXóa