Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

Thơ và Biên dịch thơ – Cặp nhảy hoàn mỹ

* TÔ VĂN TRƯỜNG
Tôi có nhóm bạn yêu và thích làm thơ nhưng khi được đọc thơ và nhất là các bản biên dịch thơ ra tiếng Pháp, tiếng Nga và Hán - Việt của ông Nguyễn Chân (cựu Bộ trưởng Bộ Mỏ và Than cũng là dân khoa học kỹ thuật) đã có hơn nghìn bài thì đều ngả mũ thán phục vị đàn Anh đáng kính. Nếu nói theo ngôn ngữ thời nay, thơ và biên dịch thơ của ông Nguyễn Chân là cặp nhảy hoàn mỹ.
Thật khó lý giải về hiện tượng ông Nguyễn Chân  năm nay đã 86 tuổi, 3 lần bị tai biến, đi lại khó khăn, khi đàm thoại phải dùng máy trợ thính nhưng khi biên dịch thơ hay bàn về chuyên môn thì vẫn minh mẫn lạ thường. Dịch thơ cùng lúc ra 3 thứ tiếng mà lại còn là dịch NGƯỢC! quả là khó, quá khó.  Ít nhất thì việc này cũng làm cho não bộ dịch giả đỡ ... hao mòn (như ý định của "đương sự") và khiến người đọc phải ngưỡng mộ.
            Từ hiện tượng ông Nguyễn Chân ngẫm suy có thể lý giải thứ nhất thơ là sự tích hợp của các yếu tố ngôn ngữ, âm nhạc và cảm xúc (EQ), tức là người làm thơ hay, phải là người có năng khiếu ngôn ngữ, có khả năng về âm nhạc và có chỉ số EQ cao. Nói cách khác là người có vốn từ vựng rất phong phú, sử dụng thành thạo, tinh tế và uyển chuyển để biểu tả hàm ý cần diễn đạt trên nền tảng  âm sắc (vần điệu) của các thể loại thơ ca khác nhau, như tứ tuyệt, lục bát, hiện đại vv…
            Thứ hai, một bài thơ hay thường hội tụ các yếu tố cần, như nội dung phải súc tích, ý tứ hoàn hảo, vần điệu ngọt ngào, từ ngữ sắc cạnh, biết ví von (nhân cách hóa) hóm hỉnh, thông tin dồn nén, truyền tải bất ngờ gây cảm xúc mạnh.
            Thứ ba, cảm xúc trong thơ là yếu tố mang tính thời khắc, thoáng qua không lặp lại là kết quả của sự giao cảm giữa trạng thái tình cảm (nội tiết), ngôn ngữ và âm nhạc (vần điệu). Cùng một chủ để, ở mỗi thời khác nhau, thơ sẽ khác nhau. Có người lúc nhỏ nổi tiếng làm thơ rất hay nhưng khi lớn lên phải “chuyển gam” sang viết văn vì hồn thơ  đã bay xa .
            Người biên dịch thơ thực chất là người sáng tác thơ trên cở sở  nội dung và ý tứ của người khác. Người sáng tác thơ bằng tiếng mẹ đẻ đã khó, người biên dịch thơ  sang tiếng nước ngoài mà hay được,  lại càng khó hơn.
Người ta thường nói “dịch thơ là sự phản bội”. Nó gần giống như việc phổ lời bài hát trên một bản nhạc có sẵn. Những bài hát dân ca nổi tiếng của người Nga mà thế hệ chúng tôi rất thích, thường đươc nhạc sỹ phổ nhạc trên nền thơ có sẵn của một nhà thơ, nó là tuyệt tác cộng kết cảm xúc giữa thi ca và âm nhạc.
Các bài thơ được ông Nguyễn Chân biên dịch sang tiếng Nga, tiếng Pháp và Hán - Việt thực chất đã được nâng lên tầng cao mới. Khi dịch bài thơ “Em đi tìm anh trên bán đảo Balkan” của tác giả Khổng Văn Đường, ông Nguyễn Chân phải rất tâm đắc và kỳ công khi dịch bài thơ nói trên vì những  địa danh khi phiên âm đã được phiên theo âm người Việt thường dùng (âm tiếng Pháp). Phần phiên âm Hán-Việt, cũng dựa âm Pháp mà phiên, mà không phiên theo âm tiếng Hoa hiện đại, vì nếu phiên như thế thì người Việt không hiểu được. Ví dụ sông Danube mà phiên theo chữ Tầu mà đọc theo âm Hán-Việt lại là “Đa Não” họ phiên từ tiếng Đức-Donau.  
Đó là chưa kể phiên âm theo tiếng Hoa hiện đại, khi ghép thành thừa âm tiết vì tiếng Hoa hiện đại người phiên cả chữ “l, r” theo Hán-Việt đọc là “nhĩ”. Khi dịch câu “Thân cô đơn kinh khiếp cả trăng hiền” ông Nguyễn Chân giảm mức độ sợ hãi, và với trăng, đã sáng tạo dùng “trăng vô hại” thật là cao minh của người có tâm hồn thơ, kiến thức uyên bác  và thông thạo ngoại ngữ.   
Mới đây, ngày 26/3/2015, ông Nguyễn Chân dịch bài thơ  :”Ải Chi Lăng” của Nguyễn Duy. Tác giả Nguyễn Duy là nhà thơ nổi tiếng, nhiều bài thơ hay. Riêng bài thơ “Ải Chi Lăng”, Nguyễn Duy viết  ở Lạng Sơn sẽ được nhiều người nhớ đến hơn nếu nội dung lột tả được cảm xúc ngay sau ngày Trung Quốc đánh chúng ta trên toàn tuyến biên giới phía Bắc và làm rõ hơn về tứ trong khổ thơ:’
“ Thịt xương xưa hoá đất rồi
Nợ xưa còn để nặng đời sau ư “ vv…
Bài thơ :”Ải Chi Lăng” của nhà thơ Nguyễn Duy đã được ông Nguyễn Chân dịch sang tiếng Pháp, Nga và Hán - Việt ngày 26/3/2015.

ẢI CHI LĂNG
                    
Ải Chi Lăng! Ải Chi Lăng!
Lưỡi gươm đẫm máu Liễu Thăng thuở nào
Gập ghềnh lũng thấp đồi cao
Vũng lầy thành ruộng đã bao nhiêu mùa

Chập chờn trận mạc xa xưa
Quân reo ngựa hí gươm khua dậy trời
Thịt xương xưa hoá đất rồi
Nợ xưa còn để nặng đời sau ư?

Gió trên vách đá ù ù
Nghe tù và dội xuống từ cao xanh...
                      Mặt trận Lạng Sơn, 18.2.1979
Nguyễn Duy
 ------------------------------

LE DÉFILÉ DE CHI LANG
NGUYEN DZUY
Chi Lang,! Défilé Chi Lang, où auparavant
Sur le glaive ruisselant du sang de Lieu Thang
Était raboteux partout de vallées et montagnes
 Maintenant sont transformés en champs tous les marécages

Tremblottent les images des combats d’antan
Dans l’espace étant plein d’acclamations des combattants
D’entrechoquements des épées et hennissements
Sont réduits en terreaux les cadavres maintenant
Pèsent-elles encor les dettes d’antécédence
Sur toutes les générations descendantes?

Sur les escarpements les aquilons rugissent
Tels les sons des cors partis du firmament qui retentissent
 -----------------------------

УЩЕЛЬЕ ТИ ЛАНГ
НГУЕН ЗУИ
Ущелье Ти Ланг! это ущелье Ти Ланг!
Здесь мечом Льеу Тханг был убит когда-то
На ухабиcтом пути среди холм и гор
Болота превратились в поля давным-давно

Мелкают картины боёв древних времён
Кричали бойцы, ржали кони, бряцали шпаги
Все трупы тепер превратились в чернозём
Долг старый ещё давит на все потомства?

Сильно дуют ветры на скалы постоянно
Звонки рога трубящие с небес словно!

        支陵隘                  CHI LĂNG ẢI
          阮維                     NGUYỄN DUY
支陵險地陵支塞 Chi Lăng hiểm địa, Chi Lăng tái
   血劍當時斬了昇 Huyết kiếm đương thời trảm Liễu Thăng
   深壑高山障礙甚 Thâm hác cao sơn chướng ngại thậm
   成田泥濘幾年曾 Thành điền nê nính kỉ niên tằng
  
     過去糢糊陳陣地 Quá khứ mô hồ trần trận địa
   劍揮軍喊馬驍嘶 Kiếm huy, quân hảm, mã kiêu tê
   殘傷骨肉今成土 Tàn thương cốt nhục kim thành thổ
   古債猶留後世兮 Cổ trái do lưu hậu thế hề!
  
     石壁風吹鳴跡跡 Thạch bích phong xuy minh tích tich
   自天號角響山溪 Tự thiên hào giác hưởng sơn khê.

Thay cho lời kết
            Kể cũng khó khi viết phần kết cho một tâm sự còn đang...bay bổng theo Nàng thơ như thế này và còn khó hơn khi vẻ đẹp của Nàng thơ lại huyền ảo, đa dạng tới mức ngoài sức tưởng tượng của một thế hệ.
Tôi đang tìm ý từ để viết phần kết luận, trao đổi với Ts Phạm Gia Minh nhận được phản hồi theo nhà nghiên cứu văn học và nhà thơ Mã Giang Lân thì thơ là một thông điệp thẩm mỹ trong đó có  đủ bốn yếu tố Ý- Tình - Hình- Nhạc. “Làm thơ là làm sự phi thường. Thi sĩ không phải là người, nó là Người Mơ, Người Say, Người Điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu..." Đó là lời của thi sĩ  Chế  Lan Viên năm 1937.
Ông  Nguyễn Chân có những sự phi thường trong tư chất, nhân cách và tâm hồn nên đã "bị' Nàng thơ để ý và " dằn vặt" mãi cho tới giờ với hơn 1000 bài ( hay cuộc giao hoan?) mà vẫn chưa buông tha. Người ngoài có thể cho rằng đây là cặp nhảy hoàn mỹ chẳng chịu rời nhau nửa bước cho đến khi không thể còn dìu nhau, nâng nhau  trên “sàn diễn” của đời người.
TVT (Tác giả gửi BVB)
--------------- 

18 nhận xét:

  1. - Ải Chi Lăng nghe nói đã "chi" cho người lạ rồi?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. He...he...Đã 'chi' rồi, còn 'lăng sê' là "GIữ vững độc lập, chủ quyền lãnh thổ".
      Ôi, sao mà có tên Chi Lăng để rồi đời này nó thao túng...đem cúng cho giặc Tàu?

      Xóa
    2. CHI như vậy là tự LĂNG nhục!

      Xóa
  2. Phương Minh Hạnhlúc 07:59 9 tháng 4, 2015

    "Thịt xương xưa hoá đất rồi
    Nợ xưa còn để nặng đời sau ư ?"
    > Để đời sau chứ! Phó TTg Vũ Đức Đam nói: "Đời này không lấy lại được chủ quyền biển đảo, thì đời sau...". Cũng đúng thôi, đời này lấy lại thế nào được. 'Chân dung quyền lực' đã đăng công khai khối tài sản khủng của cha con họ Phùng. TQ có xâm chiếm biển-đảo thì Phùng nói "chuyện trong nhà...xích mích, để giàn xếp với nhau". Thế thì lấy lại chủ quyền so được?! Lời ông Đam là đa nghĩa, nhiều ý đấy!
    Lại còn gánh nợ tiền nước ngoài, đời sau phải trả là cái chắc.

    Trả lờiXóa
  3. Bài viết rất hay biết được trong giới lãnh đạo nước ta trước đây cũng có người đa tài như ông Nguyễn Chân.

    Trả lờiXóa
  4. Cựu Bộ trưởng Nguyễn Chân nổi tiếng là dân khoa học kỹ thuật có chính kiến. Ông cũng chỉ làm được Bộ trưởng 4 năm thấy khó bảo, nên người ta điều ông đi làm việc khác. Ông không những uyên bác về chuyên môn mà còn giỏi cả nhiều ngoại ngữ. Việc dịch thơ ngược nhiều ngoại ngữ đúng là xưa nay hiếm. Ngày nay khó nhìn thấy người như ông Nguyễn Chân trong hàng ngũ lãnh đạo

    Trả lờiXóa
  5. Đại tá Bùi Văn Bồng là nhà báo cũng là nhà thơ nổi tiếng. Mong đại tá có lời bình bài viết nói trên để đọc giả được chiêm nghiệm

    Trả lờiXóa
  6. Bình luận của bạn Phương Minh Hạnh rất chuẩn không cần chỉnh. Ông Vũ Đức Đam cũng như Phạm Bình Minh vv...là các nhân tố mới trẻ, có học, năng lực vượt trội nhưng không hợp nhãn Trung Quốc. Cụ thân sinh Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh là ông Nguyễn Cơ Thạch xưa kia đã bị Trung Quốc đì sát ván phải ra khỏi Bộ chính trị vì lãnh đạo nước ta nhu nhược, hèn kém. Sắp đến đại hội đảng khóa 12 hãy nhìn xem các ông vua tập thể thời nay quy hoạch danh sách bộ chính trị và ban bí thư thì người dân cũng đoán được vận nước ra sao.

    Trả lờiXóa
  7. Lâu nay,tôi cứ cho là Platon không đúng khi ông
    đánh giá qúa thấp giới làm thơ với câu nói khét
    tiếng : đội cho các nhà thơ một vòng hoa và rồi
    mời họ ra khỏi thành phố !
    Thế nước chông chênh,lòng dân bất ổn là điều
    các chính trị gia phải quan tâm nhất ở thời điểm
    này nhưng quan lớn NC.còn đang lơ lửng giữa
    những dòng thơ xa rời hiện thực thì nguy qúa,
    dù cũng cố ăn mày qúa khứ !

    Trả lờiXóa
  8. Cám ơn đại tá BVB đã giới thiệu bài viết hay. Đọc bản tuyên bố chung VN-TQ càng thấy sự lệ thuộc của VN vào thâm kế mưu sâu của Tầu. (GS Khắc Mai đã phân tích) .
    Bài thơ Ải Chi Lăng được dịch ra các tiếng nước ngoài càng đáng trân trọng biết bao tài năng của ông Nguyễn Chân gợi nhớ hào khí năm xưa của cha ông ta làm thế hệ ngày nay càng thấy tủi thẹn với tổ tông.

    Trả lờiXóa
  9. Nhà tôi mới làm giỗ, con cháu anh em trong nhà nhiều người biết ngoại ngữ nhưng khi xúm vào đọc các bản dịch thơ của ông Nguyễn Chân, đều ngưỡng mộ khâm phục đúng là giỏi thật

    Trả lờiXóa
  10. Người Việt hầu như ai cũng có thê làm thơ nhưng làm thơ cho thật hay thì rất khó. Thần đồng thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa thế mà rồi lớn lên cũng chết ỉu.

    Trả lờiXóa
  11. Từ Ải chi lăng nghĩ về ải nam quan ngày nay đã mất . Buồn vì lãnh đạo nhu nhược hổ thẹn với tiền nhân và các liệt sy đã hy sinh vì tổ quốc.

    Trả lờiXóa
  12. Nhân tài và lòng yêu nước VN không hiếm, đời nào cũng có. Nhà cầm quyền tốt là trọng dung và phát huy tối đa, nhà cầm quyền hèn kém thì đố kỵ và loại bỏ nhanh nó. Cụ Nguyễn Chân đúng là nhân tài đích thực và hiếm có. Dịch thơ ra tiếng Việt đã khó, dịch từ Việt ra ngôn ngữ khác cho trọn ý khó gấp nhiều lần. Hay, hào hùng câu "Huyết kiếm đương thời trảm Liễu Thăng" , nay đọc mà nghe lòng tê tái. Cũng cảm ơn bác Bồng nhiều.

    Trả lờiXóa
  13. Ải (chi lăng) và Mục (nam quan), cũng cám cảnh nhỉ?

    Trả lờiXóa
  14. Bị 'ải' và bị 'mục' rồi, còn sử dụng sao được!

    Trả lờiXóa
  15. Tôi thích thơ của Nguyễn Duy nhưng bài Ải Nam quan viết thấy gò ép quá.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng, tôi cũng công nhận, bài này tải ý nhưng ít tình, hình tượng thơ không bay, không sâu; hình như sự căm tức chẹn bớt hồn thơ, gò ép, khiên cưỡng!

      Xóa