Sự kiện Cuba, một trong những nước
cuối cùng trên thế giới còn theo đuổi lý tưởng xã hội chủ nghĩa, rốt cuộc đã
bắt tay làm hòa với Hoa Kỳ, quốc gia thù địch suốt nửa thế kỷ qua, đã khiến dư
luận quốc tế hết sức chú ý. Còn tại Việt Nam, sự kiện lịch sử này liệu có ảnh
hưởng gì đến chính sách của Nhà nước, và trước mắt là chuyến đi Mỹ sắp tới của
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hay không ?
Chúng tôi đã đặt câu hỏi này với nhà bình luận Phạm
Chí Dũng ở Saigon .
RFI : Thân chào nhà bình luận Phạm Chí Dũng, rất cảm ơn anh
đã nhận trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ hôm nay. Thưa anh, dư luận Việt Nam quan tâm như thế nào khi thấy hai kẻ cựu thù
Mỹ và Cuba
nay đang hòa giải với nhau?
Nhà bình luận Phạm Chí Dũng : Sự kiện Cuba bình
thường hóa với Mỹ vào tháng 11/2014 là một sự kiện quá đỗi bất ngờ ! Tôi cho
rằng chính Nhà nước Việt Nam
cũng không ngờ được chuyện đó.
Dư luận nhân dân không quan tâm nhiều đến chính trị,
đặc biệt là lớp bình dân. Nhưng giới trí thức rất chú ý vấn đề này, và họ coi
đó là một sự chuyển đổi tất yếu. Nếu không chuyển đổi thì Cuba sẽ tiêu vong, nói chính xác hơn là chủ
nghĩa cộng sản Cuba
sẽ tiêu vong.
Tôi có người bạn là giám đốc Sở đương nhiệm trong
chính quyền Việt Nam , một
người bạn đã khá nhiều lần đi Cuba
và thần tượng Che Guevara vô cùng. Người bạn đó thật sự mừng rỡ khi chứng kiến
tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa Cuba và Mỹ. Nhưng không phải là mừng rỡ
theo lối thông thường của người dân – họ mong ngóng vấn đề dân chủ và nhân
quyền, hay năm chục tù nhân chính trị ở Cuba được thả - mà lý do mừng rỡ là thế
này. Là chủ nghĩa Castro đã tìm được sự kết thúc trong danh dự !
Có nghĩa là nếu cứ tiếp tục như thế thì kinh tế Cuba sẽ kiệt
quệ. Sẽ gây ra phản ứng xã hội, động loạn là tất yếu, và khi đó chủ nghĩa chính
trị, tư tưởng Castro sẽ không còn chỗ đứng nữa, sẽ sụp đổ một cách thê thảm. Đó
là điều mà những người có lý tưởng, đã từng tin vào điều đó họ không mong muốn.
Tôi mô tả một tâm trạng như thế của một viên chức nhà
nước trong chính quyền Việt Nam như vậy, để cho thấy rằng cuộc chuyển đổi về
mặt tư tưởng bắt nguồn từ lý tưởng. Và lý tưởng đó lại dẫn tới những hành động.
Mặc dù đó chỉ là những hành động trong tư tưởng, chưa phải là hành động cụ thể,
nhưng nằm trong một bộ phận có lẽ là không nhỏ những quan chức nhà nước. Và họ
cũng đang mong muốn một cái gì đó, được chuyển đổi một cách êm thắm, tránh xáo
trộn, và đặc biệt là tránh đổ máu.
RFI : Với việc Hoa Kỳ thay đổi hoàn toàn chính sách đối với
Cuba, tức là sẳn sàng đối thoại với một quốc gia có ý thức hệ đối lập, Đảng
Cộng sản Việt Nam có thể hy vọng gì về chuyến đi sắp tới của ông Nguyễn Phú
Trọng?
Tôi nghĩ là có hai sự hy vọng ở đây. Đứng về phía Đảng
Cộng sản Việt Nam , họ hy
vọng rằng Cuba thay đổi,
nhưng mà Việt Nam không thay
đổi theo Cuba .
Đó là những người có não trạng bảo thủ. Một chứng minh rất rõ nét là trước
chuyến đi Mỹ sắp tới của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, thì ông vẫn kéo một
phái đoàn đi Trung Quốc, gây ra nhiều dị nghị. Người ta cho rằng, thêm một lần
nữa, đó là một sự thất bại của đảng bảo thủ ở Việt Nam .
Nhưng có một sự hy vọng lớn hơn từ phía người dân và
trí thức, đặc biệt là những người quan tâm tới vận mệnh của dân tộc, thì rõ
ràng là sự kiện Cuba, và gắn với chuyến đi của ông Trọng là chuyến đi của một
viên chức cao cấp của Việt Nam - ông Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an. Ông
Trần Đại Quang sau khi kết thúc chuyến đi Hoa Kỳ vào tháng 3/2015, đã lập tức
sang nước bạn Cuba, và đã có bốn ngày làm việc bên đó.
Như chúng ta đã biết, những động thái gần đây của Cuba và Việt Nam khá giống nhau, đặc biệt là
chính sách đối ngoại. Cho nên việc ông Quang xuất hiện ở La Habana, và sau đó
Cuba lại tiếp tục tiến trình bình thường hóa quan hệ với Mỹ cho thấy rằng xu
thế đó có thể tác động tới Việt Nam. Tác động tới Đảng Cộng sản Việt Nam ,
và cụ thể là một số cá nhân, một số lãnh đạo trong Đảng.
Nếu số cá nhân lãnh đạo đó càng ngày càng nhiều, và họ
ủng hộ tiến trình bình thường hóa quan hệ với Mỹ một cách thực chất, thì có
nghĩa là toàn bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, kể cả những người bảo thủ nhất, sẽ
phải thay đổi.
RFI : Như anh nói lúc nãy, có nghĩa là người ta hy vọng vào
một sự chuyển đổi êm thắm ?
Hoàn toàn đúng. Trí thức Việt Nam đa phần hiện nay đang đặt ra
kịch bản Miến Điện, một kịch bản chuyển đổi không đổ máu, hạn chế đến mức tối
thiểu sự xung đột.
Trong khi nếu nhìn ngược lại ở một khía cạnh tiêu cực
hơn nhiều, thì phản ứng xã hội ở Việt Nam có thể rất ghê gớm trong tương
lai không xa. Và chúng ta đã chứng kiến là từ đầu năm 2015 đến nay đã có một số
cuộc biểu tình phản ứng của dân chúng liên quan tới vấn đề Luật bảo hiểm xã
hội, vấn đề môi trường, cưỡng chế đất đai…
Mới ngày hôm qua thôi, ở Long An một gia đình đã dùng
axit tạt vào cả một đoàn công an, cán bộ của chính quyền đi cưỡng chế đất, gây
thương tích cho rất nhiều người. Người ta coi đó là một vụ Đoàn Văn Vươn thứ
hai ở Việt Nam .
Như vậy nếu không có sự chuyển đổi ôn hòa, êm thắm, thì
chắc chắn là các quan lại Việt Nam từ thấp đến cao sẽ phải lãnh hậu quả, và hậu
quả đó đến từ chính dân chúng của họ.
RFI : Chuyến đi Mỹ lần này của ông Trọng và trước đó là
chuyến đi của Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, liệu có sẽ nâng quan hệ Mỹ-Việt
lên một nấc mới hay không, cho dù hai nước chưa thể là đồng minh trong lúc này?
Ngay vào thời điểm này, và có thể cả đến cuối năm nay,
tôi chưa dám hy vọng là quan hệ Việt-Mỹ sẽ được bình thường hóa một cách thực
tâm, thực chất hoặc nâng lên một tầm cao mới – theo cách nói của giới lãnh đạo
Việt Nam.
Được biết trong chuyến đi của tướng Trần Đại Quang, Bộ
trưởng Bộ Công an tới Hoa Kỳ vào tháng Ba vừa rồi, phía Mỹ đã trao cho tướng
Quang một danh sách những tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm ở Việt Nam cần
được phóng thích và phục hồi quyền du hành, quyền đi lại, cũng như một số quyền
khác như tự do tôn giáo ở Việt Nam. Nhưng cho tới giờ theo tôi biết, chưa có
một thông tin, phản hồi nào từ phía chính quyền Việt Nam .
Điều đó gây ra một hệ lụy là có những thông tin trong
giới ngoại giao và chính giới Hoa Kỳ hiện nay, đánh giá rằng phía Việt Nam vẫn
hoàn toàn chưa có gì gọi là thực tâm. Không những họ không đáp ứng nổi bất kỳ
một tiêu chuẩn nào trong số năm tiêu chuẩn mà đại diện thương mại Mỹ đã đặt ra
như điều kiện để tham gia TPP, mà họ cũng không thả thêm bất kỳ tù nhân lương
tâm nào. Trong khi đó những điều kiện siết bóp về nhân quyền ở Việt Nam
lại càng ngày càng tồi tệ hơn.
Chính vì lý do đó, theo thông tin tôi nhận được gần
nhất, rất có thể sẽ không có một chuyến tiếp đón (trọng thị) của Tổng thống
Barack Obama đối với ông Nguyễn Phú Trọng. Phía Mỹ cho rằng đối với lãnh tụ của
các đảng Dân chủ hay Cộng hòa, thì với tư cách là một người đứng đầu đảng ở
Việt Nam, ông Trọng có thể được đón tiếp một cách dễ dàng. Nhưng về mặt hành
pháp thì điều đó rất khó.
Cho tới nay, dường như tắt ngấm hy vọng ông Trọng sẽ
được đón tiếp trong Phòng bầu dục. Hy vọng còn lại là một cuộc đón tiếp khác,
có thể là không chính thức. Những người Việt ở Washington cho tôi biết rằng,
dường như phía ngoại giao Việt Nam trong thời gian vừa qua đã tận tụy một cách
hết sức có trách nhiệm, để cố gắng thu xếp cho Tổng bí thư của họ có được một
bữa ăn trưa với Tổng thống Barack Obama.
RFI : Xin rất cảm ơn nhà bình luận Phạm Chí Dũng đã vui lòng
nhận trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ.
Thụy My/(RFI)/TTHN
----------------
Toàn dân đừng kỳ vong gì vào những thằng ngu dốt . bọn chúng đi đâu chỉ tiêu tốn tiền của nhân dân mà thôi . không được tích sự gì đâu .
Trả lờiXóaCó ai đó ở gần ông Nguyễn Minh Triết thì làm ơn chạy tới méc cho ổng biết là Cuba quá mệt rồi nên không thức canh cho nền hoà bình thế giới nữa,VN của ổng có thức canh nữa hay không?
Trả lờiXóaQuá trình nhận thức của giới chóp bu Cuba từ lú lẫn,u mê qua bình thường thật là khủng khiếp,gần bằng một đời người,mới chỉ có một số ít người dân Cuba biết thế nào là điện thoại di động trong vài năm trở lại đây
Cncs đúng là quái thai của thế kỉ 20
Xóa*Cũng lại cái anh Lệ Thuỷ này nữa.
**Chúng tôi quyết xây dựng bằng được cncs mà sao lại bảo quái thai, nó tốt đẹp vô cùng, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu mà, hiện nay “một bộ phận không nhỏ” đã được hưởng theo nhu cầu rồi ví dụ như anh Truyền anh Mạnh anh Dũng anh P Thanh anh Phúc..., chỉ cần hơn trăm năm nữa thôi là toàn bộ nhân dân đều được hưởng theo nhu cầu cả, nếu muộn thì cũng chỉ 250 năm thôi CHỨ ĐÁNG BAO NHIÊU.
***Còn việc canh cho hoà bình thế giới, Cu ba không kiên trì nhất quán thì thôi, chẳng cần, bên cạnh nước ta còn có Triều tiên lo gì, sẽ cùng nhau canh cùng nhau ngủ hợp với đồng hồ sinh học hơn càng tốt CHỨ LÀM SAO NỮA.
Cựu bản trưởng
MINH TRẾT
Minh Trết Tiệt đi ngủ cho thế giới nhờ! Mi giỏi qua dẹp loạn Hồi Giáo IS coi? Chúng nó cắt tiết mi cái rụp!
XóaỞ đó mà nói tinh tướng "canh này canh nọ"! Có mà tiết canh lòng lợn húp xùm xụp!
Tại Cuba, lần đầu tiên có ít nhất hai thành phần đối lập với chính phủ sẽ ra tranh cử trong kỳ bầu cử cấp quận thị, được tổ chức vào hôm Chủ Nhật.
Trả lờiXóaHildebrando Chaviano là phóng viên độc lập và là luật sư, còn Yuniel Lopez là thành viên một đảng phái chính trị bị đặt ngoài vòng pháp luật, Đảng Cuba Độc lập và Dân chủ. Hai ông đang ra tranh cử ghế trong các hội đồng địa phương tại Havana.
Việc họ được bầu, nếu xảy ra, sẽ là chuyện chưa từng có trong hệ thống độc đảng ở Cuba.
"Một số người nói rằng có sự sợ hãi tại Cuba, và tôi cho là người dân đã mất đi sự sợ hãi đó," ông Lopez nói.
Cả hai ông đang tranh cử các ghế trong chính quyền cấp quận thị, là cơ quan chịu trách nhiệm về các vấn đề địa phương như cấp nước, sửa chữa đường phố và phun khói diệt côn trùng.
Chủ tịch Raul Castro đã bắt đầu áp dụng cải tổ kinh tế từ từ nhưng rộng khắp kể từ 2010.
Ông cũng cam kết sẽ thực hiện các thay đổi trong hệ thống bầu cử, nhưng chưa đưa ra nội dung chi tiết.
Các nhà quan sát nói rằng việc trên thực tế các nhà bất đồng chính kiến có tên trong danh sách ứng viên ghi trên phiếu bầu là chỉ dấu đầu tiên cho thấy là ít nhất, về mặt hình thức giới chức Cuba đã nới lỏng việc kiểm soát chính trị.
Tôi lại nghĩ rằng ông Quang đi Cuba không phải để học hỏi gì mà là can ngăn "hãy thận trọng , hãy từ từ, hãy cảnh giác" . Tôi không tin ĐCSVN hay ông Trọng lại tự nhiên có nhu cầu "cải cách" , nhất là theo kiểu Cu ba. Nếu có thì VN chỉ có thể theo hướng Tàu , tức là vẫn mị dân , lừa thế giới, vẫn o ép phá hoặc hạn chế xu thế dân chủ , vẫn hết sức bảo thủ mặc dù tình hình KT hết sức bi đát và khánh kiệt.
Trả lờiXóaCCB đánh Tàu!
Trong thâm tâm, Cuba họ khinh VNcs về khoản tham nhũng lắm! Năm 2007, họ chỉ bị xếp 61/179 nước về tham nhũng.
XóaThực tế họ cũng quên VNcs rồi, gặp nhau chỉ cười cười cho có chuyện. Họ ăn ngủ bình thường, chẳng bị lời xáo rỗng của lão Minh Triệt đánh lừa.
("Chỗ tớ không có nạn ăn trộm chó đâu mà phải thức canh?" - Hosé Carlo)
Tháng 10-2009, sang TK 21 đã 9 năm, tình hình thế giới xoay chuyển cỡ vậy, phe XHCN bị lạc hậu, lạc lõng vậy, yếu thế vậy; thế mà ông Triết còn đi hô hào hai nước (tiền đồn phe XHCN ngày xưa) thay nhau gác cho Hòa bình thế giới. Sao mà bảo thủ lâu thế, ngu lâu thế, đầu óc bị 'bê tông hóa' mất rồi:
XóaNghe ông ta nói qua VDO này mà muốn ho khục khục, oạc:
https://www.youtube.com/watch?v=IfKITS2QW9w
ông triết là < lãnh tu> cũng như mọi cán bộ cao cấp khác của đảng cộng sản há mồm là nói bậy chứ có nghĩ được gì đâu . cả một đảng ngu dốt và tàn ác .
Trả lờiXóaTập cận Bình đã cho Lãnh Đạo VN một bài học về tự chủ , tự chủ bản thân để xét lại đường lối chính sách của VN qua bài học giàn khoan HD91 , và 7 đảo nhân tạo tại Trường Sa mà TQ đang tiến hành chiếm đóng .
Trả lờiXóaXuất thân từ một gia đình ĐẢNG viên nòng cốt , bị trù dập với tội danh xét lại , Tập cận Bình chắc phải khắc cốt ghi tâm bài học này . Cũng như , những Đảng viên csvn hôm nay có thế hệ cha ông là nạn nhân của Cải cách ruộng đất , ắt luôn luôn chờ đợi thời cơ để thể hiện sự đồng tình cho một xét lại , một tự diễn biến , nới lỏng cái kềm kẹp của chế độ .
Đồng chí Trường chinh chẳng khác gì Đặng tiểu Bình , ông còn đau hơn cả Đặng trong tư thế vừa là người lãnh đạo Cải Cách Ruộng Đất ,lại vừa có thân nhân bị đấu tố , vừa là con tốt thí của ĐẢNG sau phong trào Cải cách ruộng đất .
Thật sự không ai hiểu ĐẢNG hơn bác Trường Chinh , cũng như TQ không ai hiẻu ĐẢNG hơn ĐẶNG tiểu Bình khì chính con trai mình bị liên hệ quăng từ trên lầu xuống đất , biến thành tàn phế ngồi xe lăn suốt đời . Một kết quả với họ ĐẶNG là mèo trắng mèo đen , một kết quả đồng dạng với bác Trường Chinh là đổi mới . Cả hai chỉ nhằm chung mục đích triệt tiêu cái chuyên chính vô sản , tự do mua bán . Tức là thực hiện một chân bước ra khỏi cái đảng cs , cái chân còn lại phải theo thời gian tự diễn biến , do hậu thế quyết định khi đảng cs đi vào thời kỳ suy yếu .
Hậu duệ của ĐẶNG. hôm nay chính là Tập cận Bình , một nạn nhân của bè phái đảng , lợi dụng sức mạnh của tập thể đảng cộng sản để chà đạp và đàn áp đảng viên đối lập . Đừng hỏi tại sao Tập lại thẳng tay đã hổ diệt ruồi tại TQ , và đánh giá nhẹ xem thường khả năng lãnh đạo của ĐẢNG CSVN hôm nay ra mặt .
Rõ ràng Tập muốn đcsvn phải thực hiện đúng khả năng lãnh đạo xem dân là gốc , dầu dưới bất cứ hình thức bịp , hay không bịp . Tập xem dân là gốc bằng cách Đả hổ diệt ruồi , sẵn sàng hy sinh tính mệnh , hy sinh cả Đảng , và đang từng bước hy sinh cả CNXH vô bổ cho một Trung Hoa mới .
Vậy VN dưới sự lãnh đạo của đcsvn hôm nay xem ra chẳng giống Tập , vẫn thụt thò cố chấp , thì làm sao xứng là huynh đệ với TQ ! Nếu theo Tập thì sợ vỡ binh cs . Không dám theo Tập thì Tập khi dễ . Theo Mỹ thì sợ mất Đảng .
ĐCSVN đang ở ngã ba đường tình . Ông Quang qua Mỹ , nhưng không tin tưởng Mỹ đã hứa hẹn những gì với Cuba , có giống Mỹ hứa với VN hay không ? Nên sau đó bộ trưởng Quang CA phải bay qua 4 ngày tại Cuba để phối kiểm lại .
Rõ ràng cùng là XHCN ở thế bí , mạnh ai nấy đi . TQ theo cách TQ , Cuba theo cách Cuba , và VN phải tự chọn cách rời bỏ XHCN cho chính bản thân mình cho Đảng được an toàn . Điều này đồng nhĩa phó mặc Biển Đông cho TQ hôm nay trong im lặng .
Quan hệ Mỹ - Cuba để đổi lại quan hệ Trung - Việt là một nước cờ thế giữa Mỹ và TQ . Đặt VN vào thế triệt buộc từ đây đến đại hội đảng lần thứ 12 .
Hoặc là Đảng theo dân , chấp nhận đa đảng , để đương đầu ngoại giao thuận lợi giữa thế song hổ tương tranh Trung Mỹ . Hoặc là chấp nhận tiếp tục độc tôn lãnh đạo , giữ chặt lấy Đảng , phó mặc dân chưởi , đơn độc đương đầu cùng TQ và Mỹ , rangs kéo dài thêm tuổi thọ cho Đảng , vơ vét thêm cho đầy túi tham , cho đếm khi nào nước lật thuyền thì hậu tính .
Hôm nay Đảng đã thấy cái tương lai bất ổn trong lãnh đạo độc tôn . Quan trọng nhất là Đảng đã thấm mệt , biết mình không đủ khả năng để lãnh đạo trên phương diện bang giao Quốc tế .
Đàng nào cũng chết. Tại sao không chọn một giải pháp vừa hợp ý dân , vừa có lợi cho sự tồn tại của Đảng . Rút ngắn lại thời gian tranh chấp vô ích , tránh được nguy hiểm cho đất nứoc lẫn nguy hiểm cho bản thân của các đảng viên hiện nay .
Cuba ngày trước bám Liên xô. Xô chết bám Venezuela, Zu sắp chết nên già gân qua bám càng mỹ hehe
Trả lờiXóaTôi có đi Cu Ba mấy lần. Chuyến cuối cùng cách đây 6,7 năm và lúc ấy còn chế độ bao cấp của CS cực đoan. Dân tình ngheo và thiếu thốn mọi thứ từ cây viết, xà phòng, kem đánh răng....vào tiệm không có hàng hoá gì cả, trống trơn.Quả là thiên đường XHCN.
Trả lờiXóaTừ lúc Raoul lên thay thế Castro có cởi mở , ''đổi mới'' ( khong biết có đinh hướng XHCN không haha) đôi chút, không biết Cuba bây giờ khá hơn không.
Bây giờ họ đang úp mở là sẽ từ bỏ CNCS. Cuộc sống vươn lên từng ngày thật sự, không tuyên truyền như cải lương đỏ VN đâu.
Xóa