Xây dựng lưới điện nông thôn là một trong những nhu
cầu được người dân Sơn La rất quan tâm. Không ít bản làng đã góp hàng trăm ngày
công, hàng trăm triệu đồng vay lãi ngân hàng; thậm chí kể cả vay lãi tư nhân để
đưa lưới điện về xã, bản mình.
Đầu năm 2013, Công ty điện lực Sơn La cung cấp tin cho
các báo: Thực hiện Dự án cung cấp điện lưới Quốc gia cho đồng bào các dân tộc
tỉnh Sơn La, tính đến ngày 4/2, Công ty Điện lực Sơn La đã chính thức cấp điện
lưới Quốc gia cho 2.337 hộ, thuộc 52 bản tại các xã: Mường Sai, Chiềng Khương,
Chiềng Cang, Chiềng Sơ (Sông Mã); Tân Xuân, Xuân Nha, Chiềng Sơn, Vân Hồ, Lóng
Luông, Lóng Sập (Mộc Châu); Hua Nhàn, Phiêng Côn (Bắc Yên). Công ty Điện lực
Sơn La tiếp tục đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục
công trình, phấn đấu trước Tết Nguyên đán sẽ tiếp tục đấu nối, lắp đặt công tơ
điện cho 666 hộ gia đình của 12 bản ở các xã: Mường Cai (Sông Mã); Mường Sang,
Chiềng Hắc, Chiềng Khừa, Đông Sang, Nà Mường, Tà Lại, Quy Hướng (Mộc Châu). Trước
Tết nguyên đán năm 2013, sẽ có 3.200 hộ dân trong tỉnh Sơn La sẽ được sử dụng
điện lưới quốc gia từ Dự án cung cấp điện lưới Quốc gia cho đồng bào các dân
tộc tỉnh Sơn La và khoảng 400 hộ dân được sử dụng điện lưới từ các Dự án khác.
Nhưng điều đáng nói là, chỉ một thời gian sau khi
người dân đóng góp công, của cùng ngành điện thì Điện lực Sơn La đã quay sang
sáp nhập những hệ thống cấp điện dân góp này vào hệ thống kinh doanh của họ mà
không hề có một sự trao đổi nào với người dân. Ông Nguyễn Văn Pháp, 69 tuổi,
Chi hội trưởng Người cao tuổi bản Thái Hưng, xã Mường Sang (Mộc Châu), bức xúc:
Năm 2000, vì Nhà nước chưa đưa được lưới điện về địa phương cả bản huy động góp
mỗi hộ tới 6 triệu đồng để có 314 triệu làm lưới điện, bao gồm cả trạm hạ thế
và 1,2km đường dây điện 3 pha. Nhiều hộ phải vay, trả nợ tới 5-6 năm mới xong.
Thế nhưng năm 2009, Điện lực Sơn La tận thu lại hệ thống điện này để làm hệ
thống kinh doanh bán điện cho dân.
“Khi chúng tôi đòi họ hoàn lại một phần vốn đầu tư thì
họ bảo chất lượng đường dây kém nên không đáng phải thanh toán. Tuy bảo đường
dây kém nhưng bao năm nay họ có thay đổi, đầu tư mới gì đâu. Đến cái hộp công
tơ cũng vẫn của chúng tôi đầu tư, trong khi dân cứ è cổ ra trả tiền điện”- ông
Pháp nói.
Tại bản Nghĩa Hưng, xã Mường Cơi, huyện Phù Yên cũng
vậy. Bí thư chi bộ bản - anh Nguyễn Văn Cường kể: “Ở đây chúng tôi có 3 bản,
mỗi hộ góp từ 3 đến trên 5 triệu đồng để có 687 triệu đồng kéo lưới điện về. Đến
giữa năm 2002 thì làm xong, ai cũng rất phấn khởi thì đến năm 2004 chúng tôi
phải bàn giao lại lưới điện này cho Điện lực Sơn La quản lý, dù nhiều hộ còn
chưa trả hết vốn vay đầu tư. Kiến nghị điện lực hỗ trợ thì họ cứ chỗ nọ chỉ chỗ
kia, chẳng ai có trách nhiệm để đối thoại với dân cho ra nhẽ cả. Thế là dân
nghèo chúng tôi lại đi “dọn cỗ” cho mấy ông doanh nghiệp ăn. Kinh doanh trên
lưng dân nghèo như thế thật chẳng ra sao”.
Về việc này, ông Cầm Văn Tân - Phó Chủ tịch UBND huyện
Phù Yên, cũng lắc đầu: “Việc này dân và xã, huyện đã đề xuất, kiến nghị nhiều
năm nay rồi nhưng không hiểu sao vẫn chìm trong yên lặng”.(Dân Việt)
------------
Chứ làm gì có đủ dũng khí móc túi bọn quan tham nhũng?!
Trả lờiXóaHèn! Một lũ hèn!