Tham nhũng và chi phí phi chính thức đang ăn mòn hiệu
quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Những tác hại của tham nhũng có thể “cân,
đo, đong, đếm” được bằng con số, song nguy hiểm hơn là có thể tư duy tiến thân
của người trẻ bị biến dạng.
Chi tiền “lót tay”, “lại quả dưới gầm bàn”.
Dẫn nhận định của Giáo sư kinh tế học Trần Hữu Dũng,
chuyên gia kinh tế cao cấp Lê Đăng Doanh đã chỉ rõ một loạt những tác hại tiêu
cực mà tham nhũng gây ra cho nền kinh tế.
Cụ thể, tham nhũng sẽ làm méo mó
nguyên tắc cạnh tranh của kinh tế thị trường, cạnh tranh không còn phản ánh
chính xác hiệu quả của các doanh nghiệp vì doanh nghiệp đút lót nhiều hơn sẽ
được nhiều ưu đãi hơn và có thể thành đạt hơn doanh nghiệp có hiệu quả nhưng
đút lót ít hơn. Doanh nghiệp lương thiện, không đút lót sẽ bị thiệt thòi nhiều
mặt, chán nản vì không thể cạnh tranh.
Tham nhũng dẫn đến việc các vấn đề về an toàn lao
động, vệ sinh an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường... không được kiểm soát vì
có thể đút lót thanh tra để tiếp tục vi phạm. Đặc biệt, tham nhũng trong đấu
thầu, xây dựng cơ bản làm đối chi phí lên cao, chất lượng công trình thấp,
không an toàn, dễ hư hỏng.
Tham nhũng cũng làm giảm lòng tin của người dân và
doanh nghiệp đối với chính sách thu, chi ngân sách. “Người ta tự hỏi tiền thuế
tôi nộp sẽ về đâu? Tiền chi ngân sách ai hưởng lợi?” Và từ đó họ ít sẵn sàng
thực hiện nghĩa vụ đóng thuế của mình hơn.
Trong phần tham luận trình bày tại Diễn đàn Kinh tế
mùa xuân 2015 tổ chức trong hai ngày 21-22/4, TS Lê Đăng Doanh cũng “phác họa”
về 3 kênh mà tham nhũng tác động đến chính sách tiền tệ, tín dụng.
Cụ thể, ở kênh thứ nhất người đi vay phải chi tiền
“lót tay” “lại quả dưới gầm bàn” để được tiếp cận tín dụng với lãi suất thấp
hơn, chất lượng dự án được vay không được coi trọng. Lượng tín dụng được cấp
tăng lên quá mức, dẫn đến lạm phát. Ví dụ điển hình là kho cà phê của Công ty
Trường Ngân được thế chấp tại 7 ngân hàng, vay được 7 lần, khi mở kho cà phê
thì phát hiện rất nhiều cỏ khô, lá khô.
Kênh thứ hai là nếu doanh nghiệp nhà nước được ưu đãi
tiếp cận tín dụng, được cấp tín dụng với lãi suất ưu đãi theo quyết định hành
chính thì cơ hội tham nhũng lại đặc biệt lớn. Kinh nghiệm của Vinashin cho thấy
nguy cơ này là có thật và dẫn đến tăng trưởng tín dụng kém chất lượng, dẫn đến
lạm phát.
Và tại kênh thứ ba, tham nhũng dẫn đến nhu cầu chuyển
tiền lậu ra nước ngoài, dẫn đến nhu cầu ngoại tệ tăng cao một cách giả tạo, gây
sức ép lên cân đối ngoại tệ và làm suy yếu nội tệ.
Điều nguy hiểm đó là tham nhũng ảnh hưởng đến phân bổ
tài năng con người. Một số tài năng sẽ bị hút vào những “ngành tham nhũng” vì
có thu nhập cao hơn ngành khác trong khi doanh nhân mất nhiều thời gian và tiền
bạc để đáp ứng các yêu cầu của tham nhũng. Nghiêm trọng hơn, một số chức vụ
quan trọng được trao cho những người kém năng lực và đạo đức (vì họ đút lót),
họ sẽ có những quyết định sai lầm về kinh tế để kiếm lợi ích tham nhũng. Người
có tài năng sẽ nản trí và bị gạt ra bên lề. Người trẻ nhìn thấy tấm gương của
nhưng người tiến thân nhờ tham nhũng, sẽ không học hành nghiêm túc , chỉ tìm
cách “quan hệ, móc nối”, đút lót để tiến thân, giáo dục sẽ bị biến dạng nghiêm
trọng.
Những câu chuyện xấu hổ
TS Lê Đăng Doanh nhắc lại kết quả xếp hạng về thể chế
trong Báo cáo GCI 2014-2015 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Theo đó, báo cáo này
cho thấy yếu kém về thể chế và tham nhũng đã làm môi trường kinh doanh của Việt
Nam xấu đi, trong đó đáng chú ý là xếp hạng về đút lót trong xuất-nhập khẩu xếp
121, thấp hơn nhiều so với xếp hạng thể chế chung. Xếp hạng về đút lót trong
quyết định tư pháp 117 cũng rất thấp. Đáng chú ý là xếp hạng về công khai trong
xây dựng chính sách của Chính phủ chỉ xếp thứ 116.
“Không nghi ngờ gì nữa, yếu kém về thể chế và tham
nhũng đã làm giảm năng lực cạnh tranh và ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu
tư kinh doanh của Việt Nam ”
– TS Lê Đăng Doanh nhận xét.
Ông cũng dẫn chứng thêm, mới đây, Nhật Bản thông qua
tổ chức JICA, Hàn Quốc và Ngân hàng Thế giới đã phát hiện những dấu hiệu tham
nhũng, đút lót ở Việt Nam liên quan đến quá trình nhận thầu và đấu thầu xây
dựng kết cấu hạ tầng ở Việt Nam.
Ngày 1/4/2015, Trưởng đại diện của JICA tại Việt Nam
đã tuyên bố: “tha thiết mong vụ JTC là vụ cuối cùng xảy ra với các dự án ODA
của Nhật Bản. Nếu có vụ thứ ba tôi nghĩ là nhân dân Nhật Bản sẽ lên tiếng buộc
Chính phủ Nhật Bản dừng ODA cho Việt Nam. Nếu có vụ thứ ba sẽ không có lối
thoát”.
TS Lê Đăng Doanh chua xót nhận xét, “tuyên bố trên
thực sự là một điều nhục nhã, đáng báo động, cho thấy phía Nhật Bản đã mất kiên
nhẫn đối với tình trạng tham nhũng kéo dài, lặp đi lặp lại ở Việt Nam”.
Trong khi đó, một báo cáo của VCCI đưa ra phân tích:
“nếu các khoản chi phí không chính thức ít hơn và do đó nếu các doanh nghiệp
giảm số tiền chi trả cho các khoản không chính thức, thì nguồn lực này sẽ có
thể được chuyển hướng vào đầu tư và tạo việc làm”.
Cụ thể, nếu giảm 1% đơn vị tần suất tham nhũng (tần
suất tham nhũng được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp thừa nhận có
chi trả các khoản không chính thức), đầu tư tư nhân sẽ tăng 3,7%, việc làm tư
nhân sẽ tăng tăng 1%, và thu nhập bình quân đầu người tăng 1,5%.
Nếu giảm 1% đơn vị gánh nặng tham nhũng (tỷ lệ chi phí
không chính thức trên thu nhập của doanh nghiệp), đầu tư tư nhân sẽ tăng 6,4%,
số việc làm tư nhân sẽ tăng 1,8%, và thu nhập bình quân đầu người sẽ tăng 2,3%.
Đồng thời, nếu tăng 1% đơn vị tính dự báo của tham
nhũng (đo lường bằng tỷ lệ % doanh nghiệp cho biết rằng họ nhận được dịch vụ
mong muốn khi trả chi phí không chính thức), đầu tư tư nhân sẽ tăng 3,6%, việc
làm tư nhân sẽ tăng 1% và thu nhập bình quân đầu người sẽ tăng 1,9%.
TS Lê Đăng Doanh bày tỏ lo ngại, nếu không hạn chế và
kiểm soát được tham nhũng ở mức độ nhất định, môi trường kinh doanh của Việt Nam sẽ
khó có thể được cải thiện một cách cơ bản.
/Theo Tầm
nhìn – Lược trích ý kiến của TS Lê Đăng Doanh (DT)/
-----------
Ngày hôm nay, lừa dối, ăn cắp, ăn cướp và đàn áp người hiền lương đang "guếc luệc" xảy ra trên đất nước khốn khổ này!
Trả lờiXóaỞ chế độ dân chủ , minh bạch như mấy nước bắc âu , nhật bản , singapo v.vv.ông tổng thanh tra chính phủ Truyền với mức lương của mình có sống đến mấy trăm năm cũng không có nhiều biệt thự và nhà đất nhiều như vậy . Tức là ông không thể tham nhũng được . Tương tự bác cựu tổng bí thư N.Đ .Mạnh cũng vậy.
Trả lờiXóaThằng ăn cắp , lưu manh chỉ hoạt động ở nơi chợ búa , chứ nó không thể vào nhà băng ăn cắp , mặc dù nó biết nhà băng rất nhiều tiền . Tại sao 6 cân vàng đi lọt cửa sân bây Việt nam , mà lại bị phát hiện ở Hàn Quốc . Tại sao mấy trăm cân ma túy lọt qua sân bay Tân sơn Nhất , nhưng lại bị bắt giữ ở sân bay Đài Loan là một ví dụ
Chính vì vậy tôi nhấn mạnh là chính cái thể chế chính trị nó tạo ra môi trường tham nhũng , nó khơi dậy lòng tham trong con người và làm hư hỏng quan chức.
Cái tai hại của tham nhũng thật là kinh khủng . không phải chỉ thiệt số tiền họ ăn cắp đâu . Cái hậu quả của nó mang lại thiệt hại đến 100 lần số tiền đó .
Hậu quả lớn nhất là làm dân chúng không tin tưởng và căm ghét chế độ.Nó kìm hãm sự phát triển của đất nước.
Nó tại ra xã hội không công bằng , bất công . Ví dụ cùng nghành công an .Nhưng những anh công an hình sự thì nghèo , mà anh cảnh sát giao thông thì giàu . Dẫn đến cuối cùng anh hình sự cũng làm liều . Điển hình như vụ án Năm Cam. Đại tá hình sư đại bàng đường phố D. M . Ngọc và đại tá trưởng p điều tra Tung đều nhận tiền của Năm Cam là một ví dụ
Về kinh tế hậu quả thiệt hại nó mang lại có đến 1000 lần . Ví dụ qua vụ mua ụ nổi của ông D. C. Dũng, họ lấy mấy triệu đô tiền hối lộ . Nhưng thiệt hại hàng mấy trăm triệu đô . Rồi hàng ngàn vụ cứ hàng ngày diễn ra , tại sao các công trình nhà cửa , đường xá nhanh xuống cấp? .Rồi anh cảnh sát giao thông nhận ít tiền của lái xe vi phạm , rồi cho xe chạy , thay vì giữ lại . trên đoạn đường tiếp theo xe này có thể gây ra tai nạn gt hậu quả thật không lường. Tức là tham nhũng gián tiếp tiếp tay cho tộc ác .Rồi nó gây ra tệ nạn mua chức , mua quyền .. Mua quan , bán chức . Bởi vì theo bản năng sinh tồn ở đâu có thu nhập cao, mà dễ dàng là người ta tranh nhau lao đến .
Nhiều người biện minh cho tham nhũng như VÌ ĐỒNG LƯƠNG ÍT ỎI KHÔNG ĐỦ SỐNG , nên quan chức phải tham nhũng , giáo viên phải dạy thêm , hay bác sĩ , công an , hải quan phải nhận hối lộ !!!.
Tôi muốn nói với các vị là: Nếu các vị không thấy thoải mái thì các vị xin từ bỏ quan trường , từ bỏ nghề nghiệp đó . Không ai bắt các vị phải làm quan chức , công chức. Thậm chí có người phải hối lộ để vào nghề đó .
Tôi xin hỏi các vị tham nhũng ?. Thế những người cần lao như công nhân , nông dân lao động chân tay lương lậu và thu nhập của họ ít hơn nhiều quý vị nhiều họ sẽ làm gì ?. NẾU CŨNG VÌ LÝ DO THU NHẬP THẤP , THÌ HỌ ĐI ĂN CẮP , CƯỚP GIẬT hay sao !!!
Nếu vì thu nhập thấp , mà cứ sai phạm ,tham nhũng , thì thằng lưu manh biện minh cho hành động ăn cắp, giết người , cướp của là vì thu nhập thấp không đủ sống. Liệu quý vị tham nhũng có đồng tình !!!
Tóm lại Hậu quả của tham nhũng cực kỳ tệ hại , Đối tượng tham nhũng là những người, kể quan chức cấp cao nhất . Những người luôn luôn được coi là "đạo đức , văn minh" nhât của đảng. Do vậy chống tham nhũng ngoài việc sử lý người vi phạm , phải sử lý nguyên nhân gây ra nó .
Ma ai cũng biết nạn tham nhũng là do môi trường , chế độ tạo nên . Chính vì vậy biện pháp hữu hiệu nhất chông tham nhũng là xây dựng một chế độ dân chủ , minh bạch , tự do báo chí và thượng tôn pháp luật . Viện kiểm sát , công an , tòa án phải hoạt động độc lập . Cấp ủy không được chỉ đạo quan tòa .Làm sao để môi trường xã hội không có sơ hở , khơi dậy lòng tham của cán bộ , công chức . Để quan chức phải biết sợ pháp luật . Nếu đảng cs VN không kiểm soát được cán bộ , không chống được tham nhũng , thì nên cho phép đa đảng !
Chế độ đảng trị cộng sản VN , đã sinh ra và nuôi dưỡng tệ nạn tham nhũng , lợi ích nhóm , bọn quan lại chạy chức chạy quyền . Bọn giặc nội xâm đang làm cho mọi người dân căm ghét , đất nước thì suy tàn .
Trả lờiXóa