(tiếp theo)
Khởi đầu của
rút quân
Sau diễn văn ngày 14-5 (Nixon) nói sơ lược đàm phán,
chúng ta quay ra chương trình rút quân. TT Johnson củng cố quân đội Mỹ tại miền
nam VN nhưng không có kế hoạch rút. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng (thời Johnson)
ngày 29-9-1968 cho biết Mỹ chỉ tăng chứ không giảm quân. Kissinger cho rằng
Hành pháp Nixon ngây thơ tin tưởng rút quân sẽ được người dân củng hộ ta vững
mạnh, và số quân còn lại cộng với vị thế vững chắc của ta sẽ làm Hà Nội phải
nghiêm chỉnh đàm phán. Đồng thời nếu ta củng cố quân đội VNCH vững mạnh, sự rút
quân của ta chấm dứt sự can thiệp mà chẳng cần ký Hiệp định với Hà Nội.
Nixon thuận rút quân vì hai lý do trên, trong cuộc họp
báo ngày 14-3 ông nêu lên ba tiêu chuẩn: Quân đội VNCH chiến đấu một mình được;
tiến bộ của hòa đàm; tùy mức độ hoạt động của địch. Chiến lược Nixon trong
những tháng đầu là làm suy yếu địch tối đa, gấp rút trang bị tối tân cho quân
đội miền nam VN rồi bắt đầu rút, ông nghĩ đó là cách để lấy lòng dân trong nước.
Tướng Wheeler ngày 25-1-1969, trong phiên họp Hội đồng
an ninh QG (HĐANQG) nói ông Thiệu có lẽ đồng ý cho Mỹ rút quân từ từ để xoa dịu
người dân, Rogers nói ta có thể rút 50,000 quân để dần dần làm dịu chống đối
của người dân. Ngày 6-2, Thiệu nói chính phủ Mỹ có thể rút một số quân trong
năm 1969. Tướng Goodpaster, phụ tá của Tướng Abrams tham dự HĐANQG ngày 28-3 và
báo cáo chương trình VN hóa chiến tranh đã tiến mạnh, Mỹ rút được,
(de-Americanizing) từ bỏ Mỹ hóa. Danh từ Việt Nam hóa được thành hình và Nixon
thích từ này.
Ngày 10-4 Kissinger ra văn thư yêu cầu các bộ, nha ra
thời khóa biểu VN hóa chiến tranh. Nixon cho là thời gian đã chín mùi sau buổi
nói chuyện ngày 14-5, trong buổi nói chuyện này ông muốn thông báo quyết định
của mình không cần Rogers
và làm trước Laird.
Mỹ chuẩn bị họp với Thiệu ngày 8-6, địa điểm tại
Midway, sở dĩ không họp tại Mỹ vì sợ phản chiến biểu tình, họ không chọn họp
tại Hawaii vì Johnson đã họp với các lãnh đạo miền nam VN tại dây. Trên đường
đi Midway, Nixon triệu tập một phiên họp (nội bộ Mỹ) tại Honolulu ngày 7 -6 với
Rogers, Laird, Tướng Wheeler, Đại sứ Lodge, Kissinger, Đại sứ Bunker, Tướng
Abrams, Đô đốc McCain. Buổi họp quyết định cho rút quân. Một điều rõ ràng là
giới quân sự xúc động vì biết rằng họ đã uổng công chiến đấu tuy nhiên không
thể chiến thắng và kết cục trong danh dự cũng không dễ, diễn tiến rút ra coi
như không thể tránh được. Từ nay sẽ là cuộc chạy đua giữa khả năng chiến đấu
giảm dần của Mỹ và sự tăng cường lực lượng miền nam VN mà kết quả chưa rõ.
Trái với huyền thoại, quân đội ít khi chống lạị Tổng
Tư lệnh (Nixon) dù là tiếp xúc riêng. Tướng Abrams không thích thú lắm nhưng
cũng phải đồng ý rút 25,000 quân, trách nhiệm của ông sẽ lo hậu cần, ông không
thể chiến thắng khi lực lượng của ta giảm dần. Chúng ta giao (bán cái) vấn đề
cho ông Thiệu, theo Kissinger chính phủ Thiệu phải lo bảo vệ nền dân chủ tự do
khi 300,000 quân CSBV lấn chiếm.Thiệu phải vừa thắng cuộc chiến vừa tái tổ chức
hệ thống phòng thủ trong khi đại quân Mỹ rút về nước, và xây dựng hiến pháp dân
chủ trong một nước chiến tranh liên tục. Ông là nhà lãnh đạo quốc gia được siêu
cường khuyến khích lật đổ vị Tổng thống cũ (ông Diệm). Thiệu không được viếng
thăm Mỹ, nay bước xuống máy bay tại Midway, Kissinger nói thật đáng buồn cho
ông, ông ta có lỗi gì trước áp lực dư luận Mỹ, ông chỉ là người đại diện cho miền
nam VN không muốn bị CSBV xâm chiếm. Người VN không chịu chấp nhận số phận, họ
chiến đấu chống quân xâm lăng từ nước ngoài qua nhiều thế kỷ và chiến đấu chống
lẫn nhau (Quốc –Cộng) để quyết định vận mạng của họ mà không chịu khuất phục.
Có hai phiên họp, phiên quyêt định họp tại căn nhà tân
trang của vị Chỉ huy gồm Nixon, Kissinger, Thiệu. Tổng thống miền nam VN không
xin xỏ ân huệ, ông lên tiếng trước và đề nghị vấn đề rút quân này. Phía Mỹ đề
nghị bắt đầu mật đàm với Hà Nội (tại Paris ),
Thiệu đồng ý nói miễn là cho ông ta biết diễn tiến cuộc nói chuyện. Sau một giờ
rưỡi thảo luận, Nixon tuyên bố về cuộc rút quân đợt đầu.
Nixon coi thông báo rút quân là một thắng lợi chính
trị, các cố vấn của ông cũng tin vậy nhưng chúng tôi lầm, chúng ta đã vượt lằn
ranh định mệnh. Cuộc tháo lui này khiến các gia đình Mỹ có con em còn ở lại
(VN) sẽ mất tinh thần vì con em họ sẽ bị nguy hiểm và chương trình vẫn bị chỉ
trích nhiều. Đa số những người cho rằng vì họ chống đối mà Chính phủ phải khởi
sự rút và họ họ sẽ gây áp lực thêm để Chính phủ rút mạnh hơn, họ còn mong rút
mạnh, càng rút nhiều hơn thì càng mau sụp đổ (miền Nam ).
Sáu tháng trước cựu Bộ trưởng quốc phòng Clifford
(thời Johnson) xác nhận Mỹ không rút quân nhưng nay ông ta tuyên bố trên một
bài báo Foreign Affairs thúc dục Hành pháp rút đơn phương 100,000 quân cuối năm
1969 và rút tất cả lính tác chiến cuối 1970 chỉ để lại lính quân cụ và không
quân. Mặc dù mọi cố gắng để diễn tả với Tổng thống (can ngăn), nhưng nó đã bị
hủy hoại, lập trường đòi rút song phương của ta không còn hy vọng gì. Cuộc
chiến can thiệp của ta nay đưa tới rút đơn phương khiến trong nước (US ), trên thế
giới nhất là VN đã thấy rõ, nay không thể đảo ngược được. Hy vọng cuối cùng
tiêu tan khi Bộ Quốc phòng bắt đầu lên kế hoạch ngân sách, giảm quân, giảm chi
tiêu chế tạo vũ khí. CSBV rất thích thú thấy lực lượng Mỹ giảm dần (tại VN). Hà
Nội cũng luôn thúc ép Mỹ rút cho nhiều, Kissinger tiếc rẻ nói yêu cầu rút song
phương đã thành trống rỗng khi ta đơn phương rút nhanh, càng rút nhanh, miền nam
VN càng dễ sụp đổ. BV luôn khiếu nại ta chỉ rút nhỏ giọt, sau một năm, BV đòi
thời hạn rút vô điều kiện.
Laird đã soạn năm kế hoạch rút trong năm 1969 từ ít
nhất 50,000 và nhiều nhất là 100,000 quân. Rogers ủng hộ con số 85,000 người,
Laird biết quan điểm của Bộ TM liên quân, ông chính thức ủng hộ số ít nhất
50,000 người. Về thới hạn lâu dài Laird đưa thời biểu từ 18 tới 42 tháng và ấn
định số tối đa còn để lại-số này tới khi BV rút hết- nằm trong khoảng từ
260,000 tới 360,000 người. Trong văn tư Laird đệ trình Tổng thống ngày 2- 6,
ông đưa ra một thời khóa biểu có thể được: 42 tháng (từ lúc mới rút cho tới
1971) và để lại 260,000 người. Ông cảnh báo nếu CSBV không rút, ta rút nhanh sẽ
ảnh hưởng xấu chương trình bình định khi đồng minh giảm lực lượng có thể đưa
tới sụp đổ miền nam VN.
Có hai khuynh hướng trong nội các. Khi sự tin tưởng
vào VN hóa chiến tranh lên Ngũ giác đài, Bộ ngoại giao có thể chia phần chấm
dứt chiến tranh bằng nhiều nỗ lực. Họ gửi rất nhiều thư về việc ông Thiệu (kém
may mắn) tiến hành cải tổ chính trị kinh tế. Ông ta cải cách chế độ đất đai,
điền địa, thực ra là do Mỹ thúc ép hơn là do tự tin của ông. Ngày 11-7, Thiệu
đề nghị bầu cử tự do có CS tham dự và có quốc tế quan sát cùng với VNCH, VC.
Ngày 7-7 Tổng thống họp với Rogers, Laird, Wheeler, Kissinger bàn về chiến sự
nay đang giảm xuống, nó bớt gây thiệt hại nhân mạng cho Mỹ và tại đất nhà tình
hình bớt căng. Mọi người đồng lòng ta phải giảm chiến dịch quân sự có hiệu lực
từ 15-8, cung cấp tối đa cho VNCH củng cố sức mạnh, yểm trợ chương trình bình
định, làm giảm tiếp viện địch.
Ngày 30-7, Nixon trong chuyến du hành trên thế giới có
ghé Sài Gòn, tới phi trường ông đi trực thăng về dinh Độc Lập. Nixon bảo Thiệu
chương trình rút quân để lấy lòng dân, đã làm thời khóa biểu, chúng tôi sẽ rút
khỏi VN bằng đàm phán nếu có thể, nếu cần rút đơn phương.
Họp mật với
Xuân Thủy
Ngày 1-6, Kissinger dự định đàm phán, ông nhờ người
bạn cũ Jean Sainteny, vợ ông này là học trò cũ của Kissinger. Ông ta nói theo
giọng điệu những người Pháp đã phục vụ trong cuộc chiến Đông Dương: “Người Mỹ
các ông làm sao thắng được khi chúng tôi trước đây đã thất bại? Trái với những
người Pháp khác, Jean hiểu sự quan trọng cho Mỹ và các nước đồng minh rút ra
trong danh dự, ông ta được BV tin tưởng. Ngày 24-6 Kissinger đề nghị Nixon mời
Sainteny viếng Mỹ, ông tin tưởng có thể đi một đường hướng khác vì nay đang bị
trì trệ. Tại Paris ngày 15-7 Sainteny gặp TT Nixon, Kissinger thông dịch bằng
tiếng Pháp loạng quạng nên không chính xác hoàn toàn. Sainteny nói ông ta sẽ đi
Hà Nội mang thống điệp của Mỹ, ông đề nghị Kissinger gặp Lê Đức Thọ, một đảng
viên then chốt của Bộ chính trị Hà Nội, thỉnh thoảng Thọ qua Paris và mật đàm với Harriman. Nixon cho thảo
một bức thư gửi Hồ Chí Minh nhờ Sainteny mang đi với nội dung: “ Chúng tôi sẵn
sàng tiến tới hòa bình cho VN, chúng ta quay lại hòa bình hơn là theo đuổi
chiến tranh”
Hà Nội không đồng ý, không cấp giấy Thông hành cho
Sainteny, thư được gửi cho Mai Văn Bộ, đại diện phái đoàn BV tại Paris . Để tìm cách khắc
phục trở ngại, Kissinger nhờ Sainteny thu xếp cho ông ta gặp đại diện BV.
Cuối tháng 7, Kissinger theo Nixon đi du hành thế giới
bắt đầu bằng đi đón phi thuyền Apollo 11rớt xuống (biển) và thăm các nước Đông
Nam Á, Ấn, Hồi, và Lỗ Ma Ni, Kissinger bỏ đi thăm Bỉ khi Nixon về Mỹ. Ngày 4-8
tại nhà Sainteny, Kissinger gặp Xuân Thủy, ông ta đại diện cho Bộ ngoại giao BV
không có nhiều thẩm quyền, Lê Đức Thọ đã rời Paris. Khi có vấn đề đám phán quan
trọng, Thọ sẽ tới Paris
với tư cách “Cố vấn đặc biệt”, ông ta có quyền kết thúc đàm phán. Chuyến đi của
Kissinger lấy danh nghĩa là thuyết trình với Tổng thống và Thủ tướng Pháp về
chuyến du hành thế giới của TT Mỹ. Chiều ngày 4-8, Kissinger cùng một số phụ tá
tới nhà Sainteny, Tướng Walters làm thông dịch, ông này biết nói 9 thứ tiếng.
Cuộc đàm phán với Xuân Thủy kéo dài ba giờ rưỡi, Kissinger nói tiếng Anh, có
người dịch ra tiếng Pháp rồi có người dịch ra tiếng Việt cho Xuân Thủy, khi
XuânThủy nói thì có người dịch ra tiếng Anh. Lần đấu tiên Kissinger đóng vai
chính đàm phán, ông ta vẫn tin tưởng có thể tiến bộ nếu mình thật lòng. Họp với
đại diện siêu cường bậc nhất thế giới, CSBV tỏ ra quỷ quái, kỷ luật và kiên
nhẫn, trừ một lần khi họ bắt đầu mở cuộc tấn công năm 1972, họ láo xược. Họ
thường lịch sự, họ không tỏ ra nóng nẩy, lộn xộn, họ chuyên về chiến tranh
chính trị. Họ nhận sự nhượng bộ của Mỹ một cách thản nhiên mà không nhượng bộ
lại. Họ coi Hiệp định biểu lộ yếu kém, không bao giờ nao núng trước lập trường
Mỹ, mục đích của CSBV chỉ là chiếm trọn miền nam VN hoặc làm cho đối phương mất
tinh thần rồi đánh gục sau. Họ chỉ từ bỏ tham vọng chiến thắng sau khi thảm bại
trong trận Tổng tấn công dịp lễ Phục sinh 1972.
Khi bắt đầu đàm phán sau ngày ngưng ném bom BV
1-11-1968 (thời Johnson), Mỹ hứa rút đơn phương 25,000 (không có BV) và sẽ rút
thêm, chấp nhận cho bầu cử có MTGP (VC) thì Hà Nội không trả lời. Người Mỹ
chuẩn bị đàm phán chương trình Mười Điểm của MTGP nhưng phía Mỹ không thể chấp
nhận Mười điều răn được khắc trong đá chứ không phải để đàm phán. Kissinger cố
gắng đàm phán Mười điểm của MT với Tám điểm của Nixon ngày 14-5, đặc biệt Mỹ
chuẩn bị rút hết, ông ta nói chúng tôi sẵn sàng chấp nhận hậu quả. Cả hai bên
chỉ đòi dược ở bàn hội nghị cái mà họ thắng tại mặt trận, Kissinger đề nghị với
Nixon mở một ngả đàm phán đặc biệt (đi đêm). Nếu đàm phán nghiêm trọng cần xử
dụng quân sự để hậu thuẫn, đầu tháng 11 không có tiến bộ Mỹ sẽ phải dùng sức
mạnh quân sự.
Khi họp với Xuân Thủy, Kissinger đề nghị Mỹ sẽ rút hết
đơn phương, giảm các chiến dịch quân sự. Xuân Thủy kể lại các cuộc chiến chống xâm
lăng của tổ tiên VN nhiều thế kỷ trước, về sau phía Mỹ cứ phải nghe mãi những
giai thoại này. Sau bốn mươi năm phút họp, Xuân Thủy nói chương trình Mười điểm
của họ không phải là Mười điều răn, Mười giáo điều (Ten Commandments) như
Kissinger nói mà đó là lý lẽ thực tế để giải quyết cuộc chiến.
Theo Xuân Thủy có hai vấn đề quân sự và chính trị, về
quân sự Mỹ phải rút toàn bộ cùng các nước “chư hầu”, Mỹ chưa đưa thời biểu rút.
Vê giải pháp chính trị Mỹ phải loại bỏ chính phủ Thiệu- Kỳ- Hương và lập Chính phủ
liên hiệp gồm Chính phủ Cách mạng lâm thời và Chính phủ Sài Gòn (Nam VN). Ông
ta nói hai vấn đề chính trị quân sự liên kết nhau. Như vậy nói khác đi cho dù
Mỹ rút đơn phương chưa chắc đã kế thúc cuộc chiến và lấy được tù binh. Chúng
tôi (lời Kissinger) thay đổi lập trường từ đòi rút song phương (cả Mỹ, BV)
nhưng Hà Nội không thay đổi, chúng ta sẽ không có hòa bình, lấy tù binh trừ phi
lật đổ chính phủ đồng minh của chúng ta (VNCH).
Chúng tôi không thể làm cho CS cái mà chính họ không
làm được, chúng tôi (US) từ chối lật đổ đồng minh, nó là vấn đề duy nhất tạo bế
tắc cho tới ngày 8-10-1972 khi mà Hà Nội rút lại đòi hỏi này. Xuân Thủy cho
biết họ không muốn trung gian từ nước khác và muốn Chính phủ Mỹ và cử một người
nhận và gửi tin tức. Kissinger cử Tướng Walters làm nhiệm vụ này. Một bản tóm
tắt (buổi mật đàm) được gửi cho tòa Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn để trao lại TT Thiệu,
ông đã đồng ý (tại Midway) cho đi đêm. Ngày 11-8 CS tấn công hàng trăm tỉnh,
thị xã và các căn cứ ở miền nam VN.
Một sự đánh
giá khác
Đáp lại cuộc tấn công của CS, Nixon tuyên bố ngày 23-8
tại San Clemente rằng ông hoãn rút quân cho tới khi ông về lại Tòa Bạch Ốc. Mặc
dù quyết định đúng với 2 trong 3 tiêu chuẩn rút thông báo từ tháng ba được nhắc
lại luôn (hoạt động của địch, tiến triển hòa đàm, tăng cường lực lượng VNCH)
nhưng đã khiến Quốc hội và truyền thông tức giận. Ngày 25-8 Hồ Chí Minh trả lời
thư của Nixon viết từ 15-7 (thực ra nhận được ngày 30-8, ba ngày trước khi Hồ
chết), bức thư lập lại ý chí cứng rắn của BV.
Hà Nội chỉ muốn chiến thắng quân sự, họ chỉ chờ cho
nước Mỹ hết kiên nhẫn không muốn tỏ ra có tiến bộ trong hòa đàm có lợi cho Hành
pháp Mỹ. Rút quân được thực hiện vào một thời điểm đặc biệt, áp lực một phần do
dân, phần do chính Nội các, ngày 23-8 Nixon ngưng rút để phản đối Hà Nội nhưng
đây là lần cuối cùng ông ngưng rút.
Ngày 12-9 Hội đồng an ninh QG họp để bàn rút đợt sau,
ngày 16-9 Tổng thống nói sẽ cho rút 40,500 người vào ngày 15-12 (cuối năm).
Tổng số rút lại tăng lên 65,500, Rogers
thấy cần thêm 15,000 người để lấy lòng dân, Tổng thống lại tuyên bố đợt tiếp
theo. Sau khi đòi Mỹ ngưng ném bom (30-10-1968) Hà nội đã thực hiện thêm một
mục tiêu nữa mà chẳng phải nhượng bộ gì: nay Mỹ rút đơn phương.
Chúng ta (US ) tiến tới một đoạn đường dài, ta
chấp nhận rút hết, ta bắt đầu rút đơn phương, nay ta giảm cường độ quân sự, tất
cả đều không được Hà Nội đáp ứng nhượng bộ ta.
Tôi (lời Kissinger) bắt đầu cảm thấy không thoải mái
với chính sách này, tại phiên họp Hội đồng ANQG ngày 12-9 Kissinger nói: “Chúng
ta phải có kế hoạch chấm dứt chiến tranh chứ không phải chỉ là rút quân. Đó là
cái người dân mong đợi”
Hai ngày trước phiên họp HĐANQG, Kissinger trình văn
thư lên Tổng thống nói nỗi quan tâm của ông ta về sự lượng giá VN hóa chiến
tranh (rút), Kissinger nói rút quân ví như đậu phộng rang (ăn rồi ăn mãi). Đối
với người dân, quân rút càng nhiều họ càng mong rút cho nhiều hơn cho tới chỗ
đòi rút trong một năm. Kissinger phản đối chiến lược quân sự của Mỹ (rút quân)
vì nó không đủ thỏa mãn yêu sách của người dân và có thể Hà Nội chờ cho ta rút
thật nhiều để mở cuộc tổng tấn công miền nam VN. Tôi không nghĩ chính sách của
chúng ta (rút quân) sẽ có hiệu quả (văn thư trình TT này in ở sau cuốn hồi ký
White House Years).
Kissinger đề nghị lập trường của Mỹ với BV: không loại
bỏ VNCH, cho các đảng chính trị hoạt động tự do tại miền nam VN, nếu bị phía CS
từ chối ta sẽ ngưng rút quân, phong tỏa Hải phỏng, oanh tạc đường xe lửa Việt
Hoa mục đích để đàm phán hòa bình nhanh. Kissinger tập trung các phụ tá của ông
nghiên cứu một kế hoạch xử dụng biện pháp quân sự mạnh tấn công BV để buộc đối
phương chấp nhận đàm phán nghiêm chỉnh. Ông ta hỏi các phụ tá: giữa rút nhanh
để tỏ cho Hà Nội biết và rút thật chậm để xoa dịu dân, giả sử Tổng thống không
tin tưởng chính sách rút quân này, không muốn đầu hàng địch ông sẽ làm gì để
kết thúc cuộc chiến nhanh? Kissinger nói ông muốn một kế hoạch mạnh (quân sự)
với địch, lượng giá hậu quả ngoại giao và viễn tượng đàm phán kết cục, kế hoạch
này mang tên Duck Hook.
Bộ TM liên quân sáng kiến kế hoạch gài mìn hải cảng
BV, oanh tạc phá hủy các mục tiêu quân sự kinh tế trong 4 ngày, tấn công từ 48
giờ tới 72 giờ nếu Hà Nội không chịu đàm phán nghiêm chỉnh. Ngày thực hiện sẽ
là 1-11-1969 nhân dịp một năm ngưng oanh tạc BV mà họ đã hứa sẽ đàm phán nghiêm
chỉnh.
Khi xong kế hoạch Kissinger nghĩ nó sẽ không thực hiện
được, trong nội các không có sự đồng lòng ủng hộ kế họach táo bạo này. Ngày
17-10 tôi (lời Kissinger) khuyên Tông thống hoãn xét đề nghị này tới khi ông có
thể biết tỷ lệ quân BV xâm nhập vào cuối năm. Sự nghi ngờ của Kissinger với VN
hóa chiến tranh kéo dài thể hiện sự bế tắc giữa vấn đề quân BV và vấn đề chống
đối tại Mỹ. Ngày 30-10 Kissinger gửi văn thư cho Tổng thống nói ông không tin
kế hoạch VN hóa chiến tranh (rút).
Theo Kissinger thực ra chưa có sự chống đối nào đòi
rút ngay năm 1969, đây có thể là sự phản bội làm sụp đổ đồng minh (VNCH), họ
không được tự vệ. Chính sách này có thể làm các nước Á châu không tin tưởng vào
Mỹ như Nhật, không hề có nhà lãnh đạo Âu châu nào đòi ta từ bỏ cuộc chiến này.
Trong khi Trung Cộng tìm cách lại gần Mỹ vì họ sợ bị Nga đe dọa tại biên giới,
thật không hợp lý nếu ta rút ngay 500,000 người. Ngũ giác đài ước lượng từ 12
tới 18 tháng mới rút hết số quân đã đưa sang VN trong 4 năm. Qua thăm dò, rút
đơn phương bị đa số đám đông thầm lặng chống, tình cảm người dân trái ngược với
các nhà kế hoạch của Chính phủ. Họ muốn ta rút khỏi VN nhưng không muốn ta thất
bại. Trên hết Hà Nội đã nhắc đi nhắc lại Mỹ không thể chấm dứt chiến tranh, lấy
tù binh cho dù rút đơn phương, họ cũng bảo ta phải lật đổ đồng minh của chúng
ta (VNCH) và dựng lên chính quyền CS Liên hiệp.
Từ 1970, dư luận chống đối đòi Chính phủ phải thông
báo thời hạn rút cuối cùng nhưng đó chỉ là sự thay đổi của VN hóa chiến tranh
hay tương đương đầu hàng. Nếu thời hạn quá ngắn, độc đoán thì chỉ là một phương
thức đưa tới sụp đổ, nếu thời hạn chót có thể thực hiện được của VN hóa chiến
tranh thì hãy thông báo cho dân biết. Vấn đề là lời thông báo sẽ thuận lợi hay
ngăn trở ta thoát ra khỏi cuộc chiến, một khi thông báo sẽ khiến cho Hà Nội
không muốn đàm phán, họ chờ tới khi ta rút hết. Và làm sao chúng ta giải thích
cho các gia đình Mỹ con em họ (đóng ở VN) sẽ bị nguy khi ta ấn định ngày rút
hết? Nhiều lời chỉ trích kể cả của Clifford (cựu Bổ trưởng QP 1968) đòi hỏi rút
quân tác chiến trước vào cuối 1970 bỏ lại nhiều quân nhân khác, chúng tôi rút
cứ 4 tháng một lần.
Một đề nghị khác thúc ép Hành pháp Mỹ không cho VNCH
phủ quyết lập trường đàm phán của Mỹ để đánh một đòn vào chính phủ (đàn áp dân)
VNCH. Thật là vô lý khi cấm đoán một Chính phủ mà ta dóng quân tại nước họ mà
họ có quyền ảnh hưởng tới chính sách của ta. Niềm tự tin, sự hợp pháp, và sự
sống còn của họ là một trong những vấn đề then chốt của của cuộc chiến. Nếu ta
làm nó sụp đổ vì gây áp lực mạnh là ta đã hoàn thành niềm mong muốn của Hà Nội.
Nhưng ảnh hưởng của ta tại Sài Gòn rất lớn để họ mở mang hạ tầng và đồng ý
tranh thủ nhân tâm với CS, thực hiện cải cách điền địa. Chính trị tại Sài Gòn
đa dạng, huyên náo chứ không như người Mỹ chỉ trích, họ nhân bản hơn độc tài CS
nhiều.
Chính phủ miền nam VN có khuynh hướng xứ quân, người
Mỹ chịu trách nhiệm về việc lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm (dân sự) năm 1963
đưa tới các chính phủ sau thuộc về nhà binh. Thể chế chính trị của những quốc
gia giầu có (như US )
có truyền thống tự do không thể áp dụng hoàn toàn tại một nước kém mở mang (như
VN) bị chiến tranh tàn phá. Chúng tôi (lời Kissinger) bỏ kế hoạch leo thang
quân sự vì sợ chống đối, Kissinger và nội các đều muốn chấm dứt chiến tranh.
Chúng tôi nhắm vào việc rút nhưng không thông báo thời hạn chót vì hy vọng Hà
Nội có thể đàm phán, trả giá cho ta một chút để thúc đẩy rút hoàn toàn.
Nhóm Bồ câu
bất trị
Trước ngày lễ nhậm chức TT của Nixon, phóng viện
Chalmers Roberts viết trên tờ Washington Post ngày 12-1-1969, xin sơ lược “Nước
Mỹ và Quốc hội sẽ cho tân Tổng thống Nixon thời hạn 6 tháng để rút khỏi VN trong
danh dự nhưng chắc 6 tháng không đủ. Cuộc bầu cử TT cho thấy đa số người Mỹ
muốn ra khỏi VN nhưng bằng cách không làm nhục 31,000 người lính đã hy sinh”.
Ngày tháng trôi qua trong năm 1969, nhiều người chống đối, biểu tình, truyền
thông, Quốc hội đòi nhượng bộ (BV) rút đơn phương. Họ cho rằng trở ngại không
phải tại Hà Nội mà tại Hành pháp Mỹ thiếu thiện chí hòa bình. Các thế hệ sau
khó nhận thức các sự rối loạn trong nước do chiến tranh VN mang lại.
Ngày 2-7-1969, phụ nữ phản chiến đốt thẻ trưng binh
tại New York, ngày 6-7 các Hội viên phụ nữ đình công vỉ hòa bình lên Đại học
Toronto gặp ba đại diện Việt Cộng. Hai ông thị trưởng làm đơn xin Tổng thống
ngưng đưa các con ông ấy qua VN, hàng tuần có biểu tình tại Ngũ giác đài, ngày
3-9 có 225 nhà tâm lý học biểu tính ngoài Tòa Bạch Ốc chống cuộc chiến VN, họ
đọc danh sách lính Mỹ tử trận tại VN. Mùa hè sinh viên trở lại trường học, họ
chống mạnh hơn. Ngày 5-9 trên tờ Washington Post, Chalmers Roberts tiên đoán
“Hồ chí Minh chết, đại diện Hà Nội tại Paris
ám chỉ Mỹ rút mạnh sẽ khiến hòa đàm khởi động, những biến cố có lợi cho Bồ câu.
Các Thượng nghị sĩ Muskie, Cooper, Nelson… ngày 3 và 5-9 đề nghị Tổng thống lợi
dụng Hồ Chí Minh chết để tìm hòa bình.
Thượng nghị sĩ Kennedy tấn công chính sách của Tổng thống
VNCH coi đó là trở ngại cho hòa bình. Từ 24-9 tới 15-10 có 11 nghị quyết chống
chiến tranh được đưa ra Quốc hội gồm cả Nghị quyết của TNS Goodell đòi cắt ngân
khoản cho các lực lượng chiến đấu.. Tháng 12-1970, có TNS đòi ấn định ngày rút
hết quân khỏi VN, nhiều TNS, 79 ông Viện trưởng các trường đại học tư viết thư
xin Tổng thống cho thời khóa biểu rút quân. Đã có nhiều cuộc biểu tình đông đảo
tại Hoa Thịnh Đốn, Nữu Ước, tại Boston 100,000 người biểu tình được coi là lớn
nhất, họ hát “Hòa bình ngay”. Tất cả các cuộc biểu tình hàng mấy chục ngàn, các
TNS, dân biểu cho rằng Nixon là trở ngại cho hòa bình.
Báo Time và Newweek viết những người biểu tình đòi rút
quân hết ngay, ông (Nixon) phải rút nhanh hơn, ông Tổng thống sẽ khó khăn trong
hai, ba năm sau để được người dân ủng hộ mà ông tin đưa quân ra khỏi VN trong
danh dự. Thật đáng buồn khi đất nước bị phân hóa vì cuộc chiến. Tháng 10 Chính
phủ thông báo rút hơn 50,000, giảm 20% các phi vụ B-52, máy bay chiến thuật
giảm 25%, chấm dứt các chiến dịch tấn công địch. Hành pháp tiền nhiệm (Johnson)
đưa đại binh qua VN 550,000 người, họ ám chỉ sẽ để lại đạo quân đông đảo. Thế
mà nay họ chỉ trích nói xấu tân Tổng thống, đề nghị ông ký Hiệp định và rút
trong 12 tháng, cho bầu cử tự do. Chúng tôi (nội các) nghĩ đầu hàng sẽ làm mất
uy tín nước Mỹ và sẽ ảnh hưởng an ninh thế giới. Những sự chống đối phần lớn do
ở truyền thông.
Theo thăm dò Gallup
năm 1969, có dưới 44% ủng hộ chính sách Hành pháp về cuộc chiến và 26% chống,
cuộc biểu tình lớn tháng 10 có 58% ủng hộ, 32% chống. Năm tháng trôi qua, mỗi
nhượng bộ lại đưa tới những đòi hỏi nhượng bộ khác. Trườc sự chống đối của
truyền thông và Quốc hội nhưng họ không có căn cứ gì vững chắc. Báo Washington
Post ngày 12-10 viết: “Không thể tin việc làm của Tổng thống và ước đoán ông
làm cái gì, ông không phải là thánh phần của đám đông muốn chấm dứt chiến tranh”.
Tờ New York times trong năm 1969 luôn kêu Mỹ nhượng bộ
để có cơ hội hòa bình, họ leo thang đề nghị mà năm 1968 (thời Johnson) họ đề
nghị hai bên cùng rút và nay đề nghị Mỹ cứ rút không cấn đòi thiện chí của Hà
Nội, nay đề nghị thời khóa biểu rút hết. Khi Nixon họp tháng 6 tại Midway họ
khen bước đầu lui binh vào tháng 9, khi Nixon cho rút 60,000 người họ nói đó là
rút ít, tượng trưng. Về chính trị Times kêu gọi bầu cử tự do tại miền nam VN,
cắt bỏ chiến dịch lùng diệt địch tháng 4-1969. Khi Hà Nội bác bỏ đề nghị họ kêu
gọi chính phủ nhượng bộ thêm chứ không kêu gọi cứng rắn. Khi không có tiến bộ
họ đổ trách nhiễm cho Mỹ hay VNCH, Quốc hội cũng chống Nixon.
Bồ câu chứng
tỏ nó là loại chim tồi tệ nhất
Năm 1967 McNamara bi Johnson ép từ chức và sau đó giữ
chức đứng đầu Ngân hàng thế giới. Năm 1967 ông ta là động lực chính thương
thuyết ngưng ném bom qua trung gian hai người Pháp, sau khi thất bại Johnson ép
ông từ chức lấy lý do McNamara nghi ngờ (cuộc chiến) nên khó làm việc hiệu quả.
Ra khỏi tòa Bạch Ốc họ (Dân chủ) tập trung lại để
chống tân Tổng thống (Nixon) qua vấn đề VN. Những người (DC) chống chiến tranh
nhưng trước đây phải miễn cuỗng ủng hộ Johnson. Humphrey nay chống ra mặt,
trọng tâm chính trị của người Mỹ nay chuyển qua chống chiến tranh, Nixon cũng như
De Gaulle tại Algerie, chủ trương rút nhưng không để sụp đổ. Những người chống
chiến tranh muốn rút nhanh, nếu nó không đưa tới thất bại thì cũng làm cho Hoa
Kỳ mất thế mạnh tại bàn hội nghị, địch hưởng lợi do tình hình tại Mỹ. Mặc dù
thăm dò cho thấy đa số dân Mỹ muốn giải pháp danh dự hơn là đầu hàng (CS) mà
Nixon có thể khéo léo xử dụng động lực chính trị Mỹ trong đường hướng rút đơn
phương. Đối với chính phủ Nixon vừa phải kìm hãm những chống đối rối loạn mà
thực hiện một chính sách rút quân có trật tự phải nói đó không phải là một
thành tích nhỏ. Vừa phải giữ bốn năm, phải kết thúc trong hòa bình và cân bằng
lực lượng tại VN tuy tạm bợ nhưng cũng là một kỳ công chính trị. Cuộc hành
trình cam go hơn nhưng sự hỗn loạn khiến TT Nixon bị ảnh hưởng, xúc động mạnh.
Ông đã rút quân, giảm chiến sự, thay vì được ca ngợi lại bị kết tội không rút
nhanh mà chính họ (DC) trước đây đã không dám rút. Báo chí, nhóm phản chiến hợp
nhất, họ chấp nhận (Mỹ) thua trận để trả thù cho thế hệ, Nixon không ngờ tới sự
bùng phát của giới trẻ nhất là sinh viên.
Kissinger đồng ý với chính sách về VN của Tổng thống,
ông nói: tôi đã soạn thảo nhiều trong đó, tôi chỉ trích ông ở chỗ trì hoãn chấp
nhận sự lựa chọn bi đát trước mắt. Kissinger nói cuộc chiến phải chấm dứt nhưng
không phải để đáp ứng những kẻ chống đối. Trong buổi họp tháng 10-1969,
Kissinger nói dù đầu hàng (CS) cũng không chấm dứt hiện tượng chống đối, nếu
chống đối trên đường phố thành công nó sẽ thay đỏi kiểu chính trị của nước Mỹ.
Một điều mâu thuẫn là Chính phủ và và những kẻ chống đối bài bác nhau về cái họ
cùng mong muốn: đàm phán sớm chấm dứt chiến tranh VN. Trong khi đó Hà Nội yên
lặng tọa sơn quan hổ đấu, họ thấy nước Mỹ không đàm phán với kẻ thù (BV) mà đàm
phán với nhau (Chính phủ và dân).
Mò
mẫm tìm một chiến lược
Chúng tôi đang trên đường ra khỏi VN, chúng tôi thử
đứng giữa đầu hàng và sự bế tắc triền miên do chính phủ cũ để lại. Có thể ta
thành công do khả năng giải quyết một lô những vấn đề chính trị, quân sự, ngoại
giao trong khi đương đầu với sự chống đối liên tục.
Nixon tìm cách thuận lợi giải quyết vấn đề trong nước.
Ngày 19-9 trong một cuộc nói chuyện tại Tòa Bạch Ốc, Nixon và Laird thông báo
rút 60,000 từ VN nên chúng tôi bãi bỏ trưng binh tháng 11 và 12 … ngày 26 tháng
11 Nixon ký luật cho cho sổ số (rút thăm) trưng binh, tháng 10 sẽ cho sổ số.
Tháng 8 chính phủ mở chiên dịch đòi CSBV tuân thủ qui ước Geneve về tù binh.
Hành pháp có kết quả tốt về vấn đề đối xử tù binh nhưng mấy năm sau lại bất lợi
cho Mỹ khi vấn đề tù binh được thêm vào cho việc rút quân đơn phương và loại bỏ
VNCH (mà BV đòi). Trong các cuộc viếng thăm tại ngoại quốc Nixon ám chỉ ông đã
hết kiên nhẫn với BV và tuyên bố sẽ làm mạnh nếu không có kết quả đàm phán.
Hôm 20-10 Nixon gặp Dobrynin (đại sứ Nga), ông cần Nga
giúp vấn đề VN, ông cho biết đã ngưng ném bom BV một năm (1-11-1968), nếu không
có tiến bộ Mỹ sẽ có cách chấm dứt chiến tranh VN, nếu Nga hợp tác đưa cuộc
chiến tới kế thúc trong danh dự thì Mỹ sẽ cải thiện quan hệ với Nga. Mặc dù Sô
viết mong mỏi muốn đàm phán tài giảm binh bị nhưng khi Mỹ đề nghị tháng 6 họ
giả vờ không tha thiết, Đại sứ nga đề nghị giữa tháng 11 mới bàn vấn đề này.
Đầu tháng 11, Nixon đọc diễn văn tỏ ra cứng rắn không
nhượng bộ những người chống dối, Kissinger đồng ý, Tổng thống chủ trương hòa
bình trong danh dự. Bài diễn văn của ông đụng chạm mạnh những người chống đối
cũng như sự trông đợi của CSBV và mọi người khi ông cho biết không thay đổi lập
trường, không rút quân. Đây được coi như sự kêu gọi “đám đông thầm lặng đa số”
Mỹ để ủng hộ vị Tổng tư lệnh (Nixon). Lần đầu tiên ông cho biết kế hoạch chấm
dứt chiến tranh gọi là VN hóa và đàm phán và VN hóa có triển vọng đưa tới hòa
bình trong danh dự.
Kissinger nói ông khuyên Tổng thống không bênh vực cho
việc đưa quân can thiệp vào VN của chính phủ trước mà chỉ đề cập rút quân nhưng
Nixon không đồng ý nói: “Tôi tin rằng
người dân Mỹ không chấp nhận sự hy sinh cho một cuộc chiến mà nó không có một
mục đích vững chắc”.
Bài diễn văn cứng rắn nhưng có chút thay đổi trong lập
trường đàm phán trong khi bài ngày 14-5 đề nghị rút một phần lớn quân Mỹ trong
năm trong khi bài ngày 3-11 chấp nhận rút hết trong một năm nếu hai bên rút
song phương. Bài ngày 14-5 nói về ngưng bắn có quan sát bao gồm có thể dàn xếp
địa phương hay toàn bộ trong khi bài ngày 3-11 về ngưng bắn chỉ giải quyết một
vấn đề. Tuy nhiên Nixon nói vấn đề không liên hệ chi tiết nhưng về nguyên tắc
cơ bản: “Hà nội không bàn tới đề nghị của
ta mà họ chỉ đòi ta chấp nhận không điều kiện những điều khoản của họ là rút
hết quân (US) ngay không điều kiện và lật đổ chính phủ VNCH sau khi rút”.
Nixon đưa từng bước rút quân, giảm oanh tạc, huấn
luyên VNCH, ông nhấn mạnh VN hóa gồm rút hết quân chiến đấu (US) và thay bằng
các lực lượng VNCH theo thời khóa biểu rút. Như Kissinger đã gợi ý, Nixon tiết
lộ những văn thư mật với BV trước ngày nhậm chức, những thảo luận với Nga để
kích động đàm phán và những thư mật với Hồ Chí Minh hồi tháng 7 và tháng 8
nhưng ông không tiết lộ cuộc họp mật với Xuân Thủy. Nhưng ông giải thích chân
thật rằng “không có chút tiến bộ nào (đàm phán) ngoài sự đồng thuận về hình
dáng cái bàn Hội nghị”
Và ông nói về những vấn đề cơ bản: “tại San Francisco mấy tuần
trước, tôi thấy những người biểu tình phản chiến mang biểu ngữ “thua ở VN, mang
thanh niên về”. Là Tổng thống Mỹ tôi sẽ làm trái lời tuyên thệ nếu để cho chính
sách của đất nước do một nhóm có quan điểm áp đặt bằng cách biểu tình ngoài phố.
Từ 200 năm qua, chính sách của đất nước được thực hiện
dưới Hiến pháp do các vị lãnh đạo Quốc hội, tòa Bạch ốc và người dân. Nếu một
nhóm nhỏ có nhiệt tâm áp đảo ý chí và lý lẽ của đa số, đất nước này sẽ không
còn là một xứ tự do”
Bài
diễn văn được đáp ứng rất nhanh, hàng vạn điện tín ủng hộ được gửi tới nó đã đè
bẹp những bài chỉ trích của báo chí, truyền hình. Thăm dò cho thấy tỷ lệ ủng hộ
lên cao, Nixon xúc động, người dân Mỹ có thể chán chiến tranh nhưng họ không
muốn bại trận, ông giữ cả chồng điện tín ủng hộ để trên bàn không vứt bỏ.
Từ
đó áp lực giảm lần đầu tiên từ tháng 1, Chính phủ thoải mái nhưng cần nhiều hơn
thế nữa để sẽ giải quyết bọn lãnh đạo cứng đầu Hà Nội. Năm 1969, BV không đàm
phán, từ chối mọi đề nghị hòa bình, không bầu cử tự do hay ngưng bắn. Đơn
phương rút quân không thể làm đàm phán tiến nhanh hơn. Hà Nội không cho thấy
một tia hy vọng đàm phán tiến bộ, nhượng bộ dần (của US ) chỉ khiến BV thêm ngoan cố.
Chắc Mỹ sẽ phải nhượng bộ lớn hơn, còn nếu bị họ bác bỏ sẽ phải làm mạnh bằng
quân sự, nếu không có khủng hoảng, Nga sẽ không can thiệp. Nếu Mỹ đã không
nhượng bộ BV trong ba năm 1970, 1971, 1972 mà đánh mạnh từ 1970 thì cuộc chiến
đã kết túc sớm hơn. Thật khó mà nói sau khi ta rút đi, miền nam VN có gánh vác
một mình được chiến trường hay không sau khi ký Hiệp Định. Đối diện với phong
trào chống đối trong nước, nội bộ chính phủ chia rẽ, tôi (lời Kissinger) không
dám phân tích, góp ý riêng, tôi tham gia quan điểm chung rằng Việt Nam hóa
chiến tranh (rút quân) là sự tổng hợp mọi áp lực từ quốc tế, quân sự, trong
nước.
Một khi tiến hành (rút) không quay lại, tôi biết nó có
thể là một con đường dài bi thảm và có thể đưa tới thất bại – mà tôi đã nhiều
lần trình bầy sơ lược những những nguy hiểm của nó với Tổng thống (Nixon). Tôi
cũng tin là nó tốt hơn những giải pháp mà khủng hoảng trong nước muốn ta làm.
Tổng thống tường trình Quốc hội chính sách đối ngoại lần đầu ngày 18-2-1970,
tóm tắt chính sách về VN rất ôn hòa.
Tường trình tiến bộ rất thường xuyên trong thời ký can
thiệp vào VN chứng tỏ quá lạc quan, tuy nhiên về kế hoạch ta chú ý hai vấn đề
cơ bản.
-Ta không thể gạt đối phương (CS) được, họ biết rất rõ
tình hình (tại US )
-Ta không thể gạt ta được, người Mỹ cần phải biết hết
sự thật, ta không thể làm mất niềm tin vào phán đoán của ta và của lãnh đạo ta.
Báo cáo xác nhận những vấn đề chưa giải quyết và đánh
dấu để duyệt xét sự tiến bộ trong tương lai. Chúng tôi chấp nhận chính phủ chưa
biết hết cấu trả lời cuối cùng về ý định của địch, viễn tượng của VN hóa:
-Địch có phà hỏng những thành quả.
-Đồng minh VNCH về khả năng, lãnh đạo, tiếp liệu,
chiến thuật.
Trong khi lãnh đạo Hà Nội quyết định chiến thắng, nhận
định của họ năm 1969 trái ngược ta, họ không đàm phán hòa bình, mục đích của họ
là độc quyền chính trị và quyền lực, nó phản ảnh phần lớn chính sách lãnh đạo
chính trị, quân sự của CS mà ta bắt được cuối năm 1969.
Nghị Quyết số 9 của Trung ương cục miền nam (Bộ chỉ
huy CSBV đặt tại miền nam), họ coi sự nhượng bộ của Mỹ không phải thiện chí hòa
bình mà vì thất bại:
“Chiến
lược chiến tranh hạn chế (US) phá sản, chúng bị khủng hoảng phải xuống thang
chiến tranh dần dần và thực hiện VN hóa, rút quân, bắt đầu bằng 25,000 người hy
vọng thoát ra khỏi cuộc chiến xấm lược. Sau đại thắng chiến dịch mùa Xuân
(1969) quân dân ta đã mở cuộc tổng tấn công quân sự, chính trị, ngoại giao:
cuộc tấn công mùa hè và và chương trình 10 điểm tại cuộc hòa đàm Ba Lê. Nixon
đã bị ta đánh một đòn nặng qua chiến dịch 1969. Thua tại mặt trận, thất bại tại
Hòa đàm Ba Lê, Nixon bị nhân dân Mỹ và thế giới lên án phải chấm dứt cuộc chiến
VN.
Nixon phải mở chương trình 8 điểm, họp với Thiệu tại
Midway, bắt đầu cho rút 25,000 quân, nó cho ta thấy Đế quốc vẫn ngoan cố và
thấy khủng hoảng bế tắc của Chính phủ Nixon qua một bậc mới, đó là cơ hội cho
ta thắng địch. Theo Trung ương cục mục tiêu 1969 là giết nhiều lính Mỹ để gây
phong trào phản chiến, làm suy yếu Ngụy quyền và kế hoạch bình định của chúng,
ép Mỹ chấp nhận Chính phủ liên hiệp để tiến tới thống nhất Tổ quốc.
a- Tấn công quân Mỹ, gây thiệt hại cho chúng
b- Đánh mạnh quân Ngụy gây thiệt hại cho địch.
c- Củng cố chính trị quân sự để tấn công mạnh.
d- Đánh bại và làm suy yếu Ngụy và chính sách bình
định của chúng, đưa cao vai trò của Chính phủ cách mạng lâm thời.
e- Đánh bại ý chí xâm lăng của Mỹ, buộc chúng phải
chấm dứt chiến tranh nhanh, rút quân về nước. Trong khi Ngụy yếu mà phải thay
Mỹ, ép Mỹ chấp nhận giải pháp chính trị, chấp nhận miền nam (VN) trung lập, độc
lập, liên hiệp chờ thống nhất.”
CSBV tin chắc như vậy, ta (lời Kissinger) ta phải cho
họ biết thế là sai, Kissinger theo dõi sự mơ hồ của chính sách phức tạp (VN
hóa) mà không tiên đoán được nhưng không còn đường nào khác mà ta cho là thành
công, nếu thất bại sẽ ảnh hưởng những người tin tưởng vào Mỹ. Chúng ta (US)
phải tiếp tục chiến đấu cho tới khi Hà Nội nhận thấy cần thay đổi. Nếu ta tiếp
tục con đường ấy (rút), Hà Nội sẽ thoải mái nghỉ ngơi nhưng không tìm hòa bình.
Một trách nhiệm bi đát của ta là phải vật lộn với một đối phương ngoan cố cho
tới khi ta thực hiện được một hòa ước tốt đẹp phù hợp với giá trị của ta, của
trách nhiệm ta đối với thế giới và với niềm tin của đa số người Mỹ.
Trọng Đạt (lược – trích dịch)
---------------
Thằng Do Thái này bán VN cho TQ đây !
Trả lờiXóaNếu như "can thiệp Mỹ" không tận tình giúp Pháp thì sẽ không có Điện Biên Phủ.
Trả lờiXóaNếu như Đế quốc Mỹ không kéo 1.000.000. quân vào miền nam Việt nam thì sẽ không có hiệp định Pa ri.
Nếu như không có những điều trên, Việt nam thành nước Tự do Dân chủ lâu rồi.
"Nếu như với những chữ nếu như, người ta có thẻ bỏ Pari vào trong lọ"
Nói thẳng ra là người Pháp đa tình đa cảm
Xóanên "thù dai" do Mỹ từ chối mở "mặt trận
trên không" (ném bom bằng phi cơ) giúp
Pháp thoát vòng vây ở Điện Biên Phủ.
Do đó,trong chiến tranh VN.người Pháp chỉ
muốn tìm cách "phá thối" Mỹ hay "thọc gậy
bánh xe" để Mỹ thua như họ.Một trong các
cách trên là "nhắm mắt" cho những tên thiên
tá- thân cộng qua phá VNCH.cho...bỏ ghét !
Con số 1 triệu quân Mỹ bác lấy ở đâu
Xóara,trong giấc mơ chăng ?
Quân Mỹ vào miền Nam là một sai lầm
không thể chữa được của Mỹ nhưng
họ chỉ giúp ngăn chận CS.và không lấy
một tấc đất nào mà..hò hét kích động,
nào là tay sai bán nước,nào là đế quốc
Mỹ xâm lược v.v.
Trong khi hiện nay,bán nước công khai,
có hệ thống và chiến lược giữa 2 đảng
CS.thì người CS.tìm cách đánh tráo từ
ngữ,khái niệm để tiếp tục lừa gạt nhân
dân và phía người dân thì bị tẩy não và
nhồi sọ nên cam chịu,không dám tự do
biểu tình như trước 1975 !
Chém cha hiệp định Thành Đô
hai đảng hợp lại tiền đồ Việt tan !
Vì ngươi mà đất nước ta tan nát như thế này đây ! hả dạ chưa ! vì người mà VN có hơn 1/2 triệu người chết chìm dưới biển đông trong cuộc chạy trốn cộng sản ! sung sướng không Kissinger ?
Trả lờiXóaTựu chung, là người sống ở Việt Nam coi như sống tại Địa Ngục Trần Gian.
Trả lờiXóaNgười tốt thành xấu.
Người xấu thành "tốt"?! "Tốt" kiểu biết sống "Thượng đội hạ đap"!
Kẻ nào nắm được chút quyền sẽ biến thành quỷ dữ - nhìn tướng mặt là biết ngay - đầy nham hiểm gian ác!