Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2015

Nhìn lại chế độ Bảo hiểm Xã hội tại Việt Nam

* THANH TRÚC
Nỗi lo đồng tiền mất giá
Sau khi hàng chục ngàn công nhân một công ty lớn đã biểu tình nhiều ngày nhằm phản đối một điều khoản trong luật Bảo Hiểm Xã Hội của chính phủ là không được lãnh tiền bảo hiểm một lần khi nghĩ việc mà phải chở đủ tuổi hưu, nhà nước Việt Nam đã cam kết sửa đổi trong lúc các chuyên gia khẳng định Việt Nam cần thiết kế một Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội mang tính minh bạch, bền vững hầu bảo đảm lòng tin cho tập thể người lao động trong nước.
Dư âm cuộc biểu tình hơn một tuần lễ của hàng chục ngàn công nhân thuốc công ty Pouyuen ở Saigon đã lan tòa và tạo sự chú ý đáng kể.
Trong lúc công nhân cho rằng điều luật 60, sẽ có hiệu lực năm 2016 với qui định không được lãnh tiền bảo hiểm xã hội hết một lần khi nghỉ việc mà phải đợi tới lúc đủ tuổi hưu, sẽ khiến họ bị thiệt thòi hay thậm chí có thể mất trắng, thì các chuyên gia trong nước phân tích nguyên nhân tiềm ẩn đằng sau Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội và cái tâm lý hoang mang của tập thể người lao động.
Những cô giáo mầm non ở Thanh Hóa tập trung tại BHXH tình
khiếu nai vì không được hưởng chính sách nghỉ hưu
Theo tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng, luôn luôn và ít nhất có hai nguyên nhân làm dấy lên nỗi lo của công nhân, thứ nhất là Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội vỡ và thứ hai là đồng tiền mất giá: “Theo tổ chức Lao Động Thế Giới ILO, đến năm 2034 thì Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam có thể vỡ. Đó là dự báo đầu thôi, còn dự báo gần nhất là năm 2021.Và theo một số chuyên gia và những người làm việc trực tiếp tại Việt Nam, thậm chí cả đại biểu quốc hội Việt Nam, đánh giá là Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam không được minh bạch và thiếu hiệu quả trong hoạt động, tình hình vỡ Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội có thể trong vòng vài ba năm tới mà thôi. Như vừa rồi thì đã xảy ra vụ việc là Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội cho vay mượn đối với công ty cho thuê Tài Chính 2. Công ty này đã ra tòa, lãnh đạo công ty phải lãnh án.
Như vậy, trong tình trạng mà Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội thâm hụt vì có tới 50% số doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội, ngược lại Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội lại hoạt động giống như là một số ngân hàng tức cho vay vốn, mượn vốn lẫn nhau và mất vốn… thì làm sao có thể bảo đảm đủ tiền để chi trả cho công nhân nếu công nhân cần. Do đó nỗi lo của người công nhân là hoàn toàn xác đáng.”.
Một mặt cho rằng phúc lợi bảo hiểm xã hội lãnh lâu dài khi về hưu, nếu được thực hiện như một số nước ở phương Tây, là hoàn toàn hợp lý vì đó là một chính sách tiên tiến: “Mà vấn đề là những nước đưa ra chính sách tiên tiến như vậy họ có tiền để trả cho công nhân, còn Việt Nam làm sao có tiền để trả cho công nhân trong tình trạng thiếu minh bạch và thâm hụt tài chính như Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam?
Vấn đề thứ hai là đồng tiền Việt Nam, ai có thể chắc chắn được là sẽ không mất giá trong thời gian tới. Năm 2011, khi lãi suất lên tới 21 cho tới 30% thì đồng tiền Việt Nam đã mất giá khủng khiếp. Mặc dù mức tính lạm phát lúc đó chỉ khoảng 18 tới 20% thôi nhưng mà thực chất mặt bằng giá cả đã tăng từ 2 cho đến 2,5 lần. Như vậy, trong vài ba năm tới, nếu đồng tiền Việt Nam tiếp tục trượt giá và trượt giá mạnh, lạm phát xuất hiện nhiều thì lúc đó trợ cấp bảo hiểm xã hội người công nhân được hưởng có khi chỉ bằng 1/3 thậm chí là một nửa như giờ đây. Đó là nỗi lo của người công nhân.”.
Hàng chục ngàn công nhân công ty PouYuen Việt Nam ở Quận Bình Tân TPHCM,
bắt đầu đình công từ hôm 26/03/2015 để phản đối việc thay đổi luật BHXH.
Thực trạng nguồn thu
Dưới mắt chuyên gia Bộ Tài Chính, tiến sĩ Vũ Đình Ánh, khía cạnh tài chính của Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội, hình thành từ 2002, chỉ là một vấn đề. Thực trạng của nguồn thu là vẫn đáp ứng đủ: “Nhưng mà đặc điểm của Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam có một phần là trích ngang từ ngân sách sang để thanh toàn chế độ hưu cho những người về hưu trước khi có Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội và cái tính toán đó là khá phức tạp.
Vấn đề thứ hai,cái thu của Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam thì chi trả gồm 2 nguồn. Một là liên quan tới bản thân người lao động đóng góp, thứ hai là liên quan tới chủ sử dụng lao động đóng góp. Thực trạng ở Việt Nam là khu vực nhà nước thực hiện tương đối nghiêm túc chuyện này. Nhưng khu vực ngoài nhà nước thì thông thường cái trích ra để nộp Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội đó khá là thấp, tức có một khoảng cách với tiền lương thực tế hay thu nhập thực tế của người lao động tại các doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội đấy.”
Vấn đề thứ ba, ông Vũ Đình Ánh giải thích tiếp, hiện khá nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam, ngoài hoạt động bấp bênh, lại tránh né việc nộp bảo hiểm xã hội, thậm chí có tình trạng nợ bảo hiểm xã hội lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng: “Có thể là khi họ không hoạt động nữa thì trước khi đấy họ cũng đã trốn cái gánh bảo hiểm xã hội nên là nó vi phạm về cái khả năng thu của Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội.”
Liên quan tới Luật Bảo Hiểm Xã Hội mới sẽ được áp dụng đầu 2015, qui định không trả Bảo Hiểm Xã Hội một lần mà phải đợi đến tuổi về hưu, chuyên gia tài chính Vũ Đình Ánh phân tích rằng vấn đề lớn nhất không phải người lao động lo ngại chuyện Quỹ còn tiền than toán khi họ về hưu khoảng 10 hoặc 20 năm nữa hay không mà vấn đề xuất phát từ bản chất thiếu ổn định của thị trường lao động Việt Nam: “Tại các nước khác chẳng hạn, công ăn việc làm đặc biệt khu vực làm công ăn lương, là những đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội, thì công việc của họ tương đối ổn định, thị trường lao động của họ khá là năng động, hệ thống an sinh xã hội hình thành từ lâu và do đó hầu như họ hoàn toàn có thể an tâm về chuyện được thanh toán và bảo đảm cuộc sống khi về hưu.
Còn Việt Nam hiện nay tôi cho rằng bản thân người lao động hiện nay cũng không chắc chắn họ sẽ làm được bao lâu trong cái cơ sở làm công ăn lương để mà được tiền hưu trí sau này. Có thể lúc thì họ làm công ăn lương, lúc thì họ chuyển sang khu vực ngoài làm công ăn lương, tức thời gian đóng bảo hiểm xã hội sẽ gián đoạn. Chính vì thế nó tạo ra tâm lý muốn lĩnh hưu luôn một lần và sau đó có thể họ không đóng bảo hiểm xã hội nữa. Đấy là khía cạnh liên quan đến việc đòi hưởng bảo hiểm xã hội một lần.”
Được hỏi nếu cách giải quyết hợp lý nhất là quay lại vấn đề cho lãnh tiền Bảo Hiểm Xã Hội luôn một lần ngày khi nghỉ việc, tức là ngay khi dứt hợp đồng, tiến sĩ Vũ Đình Ánh trả lời đó chỉ là cách xử lý trước mắt Việt Nam cần phải thiết kế ra một hệ thống bảo hiểm xã hội nói riêng cũng như một hệ thống an sinh xã hội nói chung đảm bảo tính bền vững.
Bền vững ở đây không phải chỉ góc độ là bền vững Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội hiện tại, ông nhấn mạnh, quan trọng nhất ở đây là bền vững cho từng cá nhân tham gia vào hoạt động bảo hiểm xã hội: “Tôi nói ví dụ gần như là để cho người ta quản lý cái tiền người ta đóng bảo hiểm xã hội, kể cả phần chủ sử dụng lao động phải đóng trong thời gian sử dụng lao động, thì nó sẽ tiếp tục được duy trì giống như kiểu quản lý tài chính cá nhân.”
Nếu thực hiện được hình thức quản lý tài chánh cá nhân như vậy, nếu để cho người lao động hiểu khi họ đóng bảo hiểm xã hội trong từng này năm và sau đó nếu họ dừng lại thì họ sẽ được hưởng những gì. Cũng vậy, nếu họ tiếp tục đóng, kể cả việc không còn trong khu vực chính thức làm công ăn lương nữa, thì họ sẽ như thế nào.
Đây là mô hình đã được các nước khác đã áp dụng, tức một dạng tài khoản hưu trí cá nhân , tiến sĩ Vũ Đình Ánh kết luận, là điều Việt Nam cần thiết kế để có một nguồn Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội chắc chắn, bảo đảm và bền vững.
T.Tr/(RFA)
--------------

5 nhận xét:

  1. Không ngờ đất nước này lắm luật, lắm văn bản luật như thế (cả rừng luật) mà Chính sách bảo hiểm xã hội cho giáo viên mầm non lại vận dụng các Nghị định, Thông tư từ năm 1976, 1977 (Khi đó chưa có khái niệm Bảo hiểm xã hội có luật lệ). Thật là quái lạ, bất bình!

    Trả lờiXóa
  2. Việc đề ra chủ trương, chính sách còn rất quan liêu, quá xa thực tế, bất công, nhiều khi chỉ lo có lợi cho 'Các nhóm lợi ích', bọn chức quyền!

    Trả lờiXóa
  3. Công nhân đình công vì họ không tin được hưởng khi mà tiền tiết kiệm, khi gửi thì to bằng cái nhà, khi lãnh thì bằng tô phở. Cán bộ giáo viên là người không thể tham nhũng được thì sau 20 năm ....phấn đấu lãnh hưu hơn 400 ngàn thì công nhân nào tin là mình lương chết đói lãnh được hơn. Nên không cần ai tuyên truyền , chỉ cần như vậy là ban tuyên giáo có ba đầu sáu tay cũng không bắt họ nghĩ khác được.

    Trả lờiXóa
  4. Mấy người làm bên bảo hiểm nhà nước cũng giàu lắm, không hiểu họ ăn bằng cách nào?

    Trả lờiXóa
  5. Túng quá là csvn phát hành công trái, bắt buộc. Cbcnv phải mua. Khi mua là tiền thật mồ hôi nước mắt của người lao động. Chưa đến hạn thanh toán trái phiếu đã thành giấy lộn. Mỗi đợt phát hành công trái là một lần csvn ngang nhiên cướp đồng tiền mồ hôi xương máu của người dân. Người dân khổ trăm bề.

    Trả lờiXóa