Ông Ted Osius đại sứ Mỹ ở Việt Nam (phải) và ông Phạm Quang Vinh đại sứ Việt Nam tại Mỹ (trái) tại buổi gặp gỡ ở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS, Washington DC, ngày 24/3/2015 |
Đại sứ Mỹ
Ted Osius rằng ông ủng hộ ý tưởng “đã đến lúc Việt Nam và Mỹ phải tiến xa hơn quan hệ
song phương để hợp tác ở mức khu vực và toàn cầu”.
Mới đây, đài truyền hình NHK (Nhật Bản) đã có một
phóng sự đặc biệt bàn về mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ nhân việc hai nước đang
chuẩn bị kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Đài NHK cho rằng, sau hai thập niên hợp tác và phát
triển, Mỹ và Việt Nam- hai quốc gia cựu thù- hiện đã trở thành đối tác toàn
diện. Giá trị trao đổi thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ đã đạt 36 tỷ
USD năm 2014 và cả hai nước đang đứng trước cơ hội hoàn tất việc gia nhập Hiệp
định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
>> Việt-Mỹ huấn luyện…trên biển
>> Việt-Mỹ huấn luyện…trên biển
Hai Đại Sứ mới được bổ nhiệm tới Washington DC và Hà
Nội là ông Phạm Quang Vinh và Ted Osius đã tham gia một diễn đàn tổ chức ngày
24/3 tại Viện nghiên cứu chiến lược CSIS để bàn luận những gì mà Việt Nam và Mỹ
đã đạt được trong 20 năm qua và những gì cần làm để đưa quan hệ giữa hai nước
lên tầm cao mới.
Đại sứ Mỹ mới được bổ nhiệm sang Việt Nam Ted Osius
nói trong diễn đàn về Việt Nam
sau 20 năm bình thường hóa quan hệ với Mỹ rằng ông ủng hộ ý tưởng “đã đến lúc
Việt Nam
và Mỹ phải tiến xa hơn quan hệ song phương để hợp tác ở mức khu vực và toàn
cầu”.
Ông Osius, người đã nhận chức Đại sứ tại Hà Nội và
tháng 12/2014, nói rằng có rất nhiều lĩnh vực mà hai nước có thể hợp tác và
phát triển bền vững hơn nữa, trong đó có thương mại, quốc phòng, an ninh hàng
hải, năng lượng, môi trường, khoa học công nghệ, y tế và giáo dục.
Ông Phạm Quang Vinh, người đã nhậm chức Đại sứ Việt
Nam tại Washington vào giữa năm 2014, cũng đồng quan điểm và cho rằng Việt Nam
và Mỹ cần hợp tác hơn nữa trong những lĩnh vực này và có thể tăng gấp đôi giá
trị thương mại hai chiều.
Đại sứ Osius cũng ủng hộ việc Mỹ và Việt Nam đi đến ký
kết thỏa thuận thương mại quan trọng (TPP). Theo Đại sứ Osius, Việt Nam là
nước ít phát triển nhất trong khối 12 quốc gia tham gia hiệp định, nhưng sẽ là
nước được hưởng lợi nhiều nhất và ông cũng chắc chắn về khả năng hoàn tất TPP
trong năm nay.
Ông cho biết: "Với ý tưởng đưa quan hệ hai nước
vượt qua mức song phương lên mức khu vực và toàn cầu thì trước tiên là hợp tác
thương mại. TPP là một cơ hội rất lớn cho Việt Nam để tiến thêm mọt bước trong hội
nhập kinh tế toàn cầu và sẽ giúp cho mục tiêu tăng gấp đôi giá trị thương mại
hai chiều của chúng ta thành hiện thực”.
Ông Osius cho rằng bước đầu tiên để thực hiện mục tiêu
này là mở đường bay thẳng giữa hai nước để mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy hơn nữa
trao đổi kinh doanh và du lịch. Ông cũng hy vọng với sự hợp tác này, Mỹ sẽ trở
thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam . Hiện nay Mỹ đang là nhà đầu tư
lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á. Để hấp dẫn nhiều doanh nhân Mỹ tới Việt Nam
hơn, Đại sứ Osius cũng kêu gọi Việt Nam đổi mới luật visa.
Cuối năm nay,Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ có chuyến
công du tới Châu á và muốn nhân dịp đó để kết thúc việc thương lượng TPP.Tuy
nhiên,hiệp định này đang gặp phải những cản trở từ các thành viên quốc hội khi
một số nghị sĩ không đồng nhất về vấn đề quyền lao động và nhân quyền ở Việt
Nam.Nhưng ông Osius,từng là tham tán phụ trách lao động khi lần đầu tiên đến
làm việc tại Việt Nam cách đây 20 năm,cho rằng những lo lắng đó là không thực
tế:”Kể từ khi tới đây,tôi đã ấn tượng với sự cam kết hoàn toàn của giới lãnh
đạo Việt Nam
vào việc thương lượng và thực hiện những yêu cầu đó để có được TPP”.
Ông Osius nói rằng, TPP là cơ hội tốt để Mỹ đem đến
những thay đổi trong hệ thống kinh tế và sự sắp xếp lao động mà Việt Nam
muốn có.Theo ông,việc hoàn tất TPP cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho Việt Nam
trong việc đáp ứng những yêu cầu để được công nhận là nền kinh tế thị trường.
Hiện Việt Nam đã được trên 30 nước công nhận là nền
kinh tế thị trường nhưng chưa được Mỹ công nhận.Ông Vinh nói trong diễn đàn tại
CSIS rằng việc hoàn tất gia nhập TPP sẽ “gần như giúp Việt Nam đạt được điều
này”
Trong khi đó, Đại sứ Vinh cho rằng năm nay sẽ là dấu
mốc lịch sử trong quan hệ Việt-Mỹ và đó là lý do mà “tất cả mọi thứ cần phải
được bình thường hóa, kể cả gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương”. Ông cho rằng
hai nước sẽ hợp tác được nhiều hơn nữa trong cả xây dựng lẫn chuyển giao công
nghệ và xây dựng nguồn nhân lực trong lĩnh vực này.
Trần Phong/Infonet
----------------
Ông Trời cứ bắt người Mỹ phải có trách nhiệm với Việt Nam.
Trả lờiXóaKhông phải như bác nói đâu ? Trời nào bắt
Xóađược cơ chứ ? Chẳng qua Mỹ thấy lợi cho
họ và lợi cho đối tác của họ nữa,theo kiểu
"win - win" (lợi cả 2 bên) thì họ làm.
Trước đây,lúc đàm phán hiệp định Paris để
rút khỏi VN.họ cũng thực dụng như vậy.Nếu
họ rút quân được,tức là có lợi cho họ thì họ
không còn kiên nhẫn để đánh bài lỳ,cù nhầy
trong việc ký kết hiệp định Paris,do đó đã ký
mà không cần biết đối phương có tôn trọng
hay không vì một lý do là đất nước cũng như
người dân VN.không phải là tổ quốc và đồng
bào của họ để họ phải tiếp tục bỏ CÔNG CỦA
để bảo vệ cho bằng được,khi thấy trước là họ
sẽ chuốc lấy thất bại,trước tình hình "nát như
tương" của miền Nam lúc bấy giờ !
Tôi vẫn tin vào Ông Trời, hơn bất cứ ai khác. Bạn hiền ơi.
XóaLuc nao cung ' da den luc ' ma le ra phai la ' da muon qua roi '. Cho cho den luc bi Tau no troi chat roi van cu ' da den luc ' thi bo thang nao cuu duoc nua
Trả lờiXóaGiời ạ, cứ vòng vo tam quốc hoài, chả biết các bố có thật bụng ko!
Trả lờiXóaMỹ có thiện chí với VN thì bảo béng mấy gã khổng lồ dầu khí của mình gạ ký HĐ thăm dò & khai thác với PVN ở những lô nằm trong vùng ĐQKT VN (theo Công ước 1982) mà Khựa đang tính cướp thì có phải là vừa "nghĩa khí" vừa lợi cả đôi đường không?
Hay là VN còn e mất lòng "ông hàng xóm tốt bụng"!
Phải nói thật ra là không ai dám quan hệ thật sự với đảng CSVN, các bố cứ đi hàng hai lúc nói thế này lúc nói thế kia không ai biết đâu mà lườn. Chơi thật tình với các ông về kinh tế, quân sự ai dám chắc là các ông không quay lưng đem bí mật trao cho '' ông bạn vàng 4 tốt''.
Trả lờiXóaNgày nay vì bang giao quốc tế và quyền lợi, các nước bắt tay ông xã giao nhưng đến khi ông bị sa lầy nếu không có bạn, đồng minh thật sự thì không ai vào giúp các ông. Cứ nhìn các lãnh tụ ở Ai Cập, Li Bi... khi thất thế thì các nước khác chỉ ngồi nhìn và có thể họ còn nói thầm '' đáng đời thằng độc tài''
Mỹ luôn nói cải thiện quan hệ với Việt Nam mà chẳng thấy viện trợ gì? Cà rốt đâu? Chán phèo!
Trả lờiXóa