* MINH
DIỆN
Có một thời làn điệu dân ca
Mượt mà trên đồng xanh ngút ngát
Đàn cò bay như từng dòng nhạc
Trên nền trời xanh trong
Có một thời dưới ngọn đèn dầu
Thanh thiếu niên say sưa đọc sách
Chuyện Tấm Cám, Thạch Sanh ai cũng thuộc
Câu Kiều ru giấc ngủ trẻ thơ
Có một thời nhà
không
đóng cổng
Mùa màng thóc chất đầy sân
Làng xóm không có người ăn trộm
Đói sạch, rách thơm nhắc nhở xa gần
Có một thời
trai gái yêu nhau
Thảo thơm như miếng trầu cánh phượng
Một lời hứa trao
người ra trận
Bao năm chung thủy đợi chờ
Có một thời dù ở đâu xa
Cũng da diết nhớ về quê mẹ
Bát nước vối vàng óng như tơ lụa
Đường ngôi xinh dẽ thẳng mái tóc em
Quê tôi có một thời như thế
Đêm thao thức bàng hoàng tự hỏi
Nếp quê xưa nay
đã mất rồi ?
Tôi hỏi anh, hỏi chị, hỏi tôi
Vì sao mất?
Kẻ nào cướp mất?
Cả phần hồn phần xác quê tôi!
Đêm 21-4-1975
NHẬT KÝ THÁNG
5-1975
17-5-1975
Đường Võ Tánh, Võ Di Nguy…la liệt
Tủ Lạnh, TV, Cat-sét, đồng hồ…
Mấy anh lính trẻ quê miền Bắc
Trên nắp ba lô chiếc khung xe đạp
Ngẩn ngơ nhìn
Rồi lặng lẽ bước đi.
18-5-1975
Tượng người lính
cộng hòa
Ngồi ôm súng
trước mô bia chiến hữu
Bị thanh niên xung kích
Đập tan tành.
Họ mang cả hình cụ Phan Thanh Giản
Dán lên tường
Rồi bắn nát tim
Ai xui họ trả thù như vậy nhỉ?
Mai đây lịch sử sẽ phân minh.
20-5-1975
Trước Nhà sách
Khai Trí
Lửa bốc cao
Họ đốt sách.
Đốt Duyên Anh, Nhã Ca, Nhất Linh, Nhật Tiến…
Đốt cả Victor Hugo, Jean Paul Sarte, Pushkin…
Cuộc cách mạng diệt hết mầm trí thức
Đã tràn từ Bắc vào Nam .
20-5-1975
TỰ SỰ
Tôi còn nhớ một chiều Đông buốt giá
Từng ngón chân như rụng khỏi bàn chân
Người xóm đạo
làng tôi lê bước
Trên con đường khúc khuỷu mưa trơn
Bỏ lại căn nhà đang
ấm ổ rơm
Bỏ cánh đồng đang đổ ải
Bồng bế nhau
Chạy trốn vào Nam .
Tôi trong đội thiếu niên tiền phọng
Hăm hở phất cờ
gõ trống
Cố nứu chân người
xóm đạo quay về
Người xóm đạo vẫn
đi
Đi trong giá buốt
Bỏ quê hương đỏ
rực màu cờ.
Mùa đông ấy qua
đi
Tôi lớn lên giữa
lòng miền Bắc
Trái tim tôi
Mang dáng hình của
Bác
Kiêu hãnh tự hào
Cầm súng đảng
trao
Hăm hở lên đường ra trận
“Đi giải phóng miền Nam !”
Ôi những tháng năm
Dài như vô tận
Vượt Trường Sơn
Đạp đá tai mèo
Chân bật máu
Miệng vẫn hồn nhiên
hát:
“Bác đang cùng chúng cháu hành quân!”
Ôi những tháng năm
Dài như vô tận
Cha mẹ tôi
Trên đồng hợp tác
Chiếc nón tuột vành
Manh áo rách vai
Bữa đói bữa no củ sắn củ khoai…
“Tất cả vì miền Nam ruột thịt!”
Sáng nay tôi hành quân
Vào Sài Gòn
Bỗng sửng sốt
Trước dòng người
tị nạn
Bồng bế nhau
Hoảng loạn, rã rời
Như ngày xưa người xóm đạo làng tôi.
Người ơi
Sao lại bỏ đi?
Giữa ngày giải phóng?
Tôi hỏi thăm
Không ai trả lời
Họ nhìn tôi,
Lửa hận thù
Hằn trong đáy mắt
Tôi gặp lại người em xóm đạo
Em như người mẹ
ngày xưa.
Tôi đứng trên bãi biển Vũng Tàu
Nhìn con thuyền
Vật vờ trên sóng
Tôi cúi mặt
Nhìn dòng chữ ghi
trên báng súng
MD
Bài thứ nhất:có một thời như thế, chỉ là một cảm xúc hoài cổ, giống cách nghĩ của người xưa. Nó chỉ là những tâm trạng buồn mang nhiều tính bảo thủ. Bài cuối :Tự sự của tác giả, tôi thấy hay. Có nhiều tâm tư, và đau đớn. Đặc biệt, rất sâu sắc, khi bài viết này ra đời ngay sau 30/4/75. Với nhiều người sau hơn 40 năm may ra mới có được những tra vấn như thế
Trả lờiXóaTa để ý ngày tác giả viết xong bài thơ Có một thời như thế "21/4/1975" lúc này có thể TG đang tiến về giải phóng Sai gòn.Và 40 năm sau người Sài gòn cũng tiếc nuối một thời như TG.Cảm ơn sự mẩn cảm bác Minh Diện trong các bài thơ nhật ký quê hương.
XóaTôi đồng cảm với anh Minh Diện, rất đơn giản vì tôi cũng từng là một người lính như anh.Số phận của người lính, của Dân tộc buồn đau quá. Chúng ta hy sinh cho một bộ phận hưởng quyền lợi . Ví quyền lợi họ sẵn sáng bán rẻ xương máu chúng ta , bán rẻ Tổ quốc ta. Không ai khác chính là thứ Cộng sản Trung quốc đã và đang cướp cả phần hồn phần xác quê hương ta. ( Vũ Thân ,Đại tá CCB , Quỳnh Phụ, Thái Bình)
Trả lờiXóaHình ảnh người lính 30-04-1975 khoác chiếc ba lô con cóc trên nắp tòn teng chiếc khung xe đạp còn in đậm trong tôi. Lúc đó ở miền Bắc chiếc xe đạp là miền mơ ước ,là cả một gia tài . Tôi là một trong số người lính đó. Cảm ơn Minh Diện -Bùi Văn Bồng đã đăng lại mẩu nhật ký trung thưc.
Trả lờiXóa"Gia tài của Mẹ (Việt Nam)
Trả lờiXóaMột rừng xương khô!
Một núi đầy mồ!"
(TCS)
“Trước Nhà sách Khai Trí
Trả lờiXóaLửa bốc cao
Họ đốt sách.
Đốt Duyên Anh, Nhã Ca, Nhất Linh, Nhật Tiến…
Đốt cả Victor Hugo, Jean Paul Sarte, Pushkin…
Cuộc cách mạng diệt hết mầm trí thức
Đã tràn từ Bắc vào Nam.
Họ đã đốt và phá phách từ lâu rồi . Đốt nhân văn giai phẩm , đốt cải cách ruộng đất , “ Trí – Phú – Địa – Hào – Đào tận gốc , trốc tận rễ “ ……… Đến tận hôm nay vẫn đang đốt . Đây chỉ là đám cháy loang dần mà thôi .
Không phải lúc nào đời cũng đẹp , cũng tươi hơn hớn lên :
“Ta đi trong muôn ánh sao vàng, rừng cờ tung bay!
Rộn ràng bao mê say những bước chân dồn về đây.
Sài Gòn ơi!
Vững tin đã bao năm rồi một ngày vui giải phóng.” (Lời bài hát Đất Nước Trọn Niềm Vui )
Mà còn có cả những nỗi buồn mà chiến tranh mang lại :
“Tôi đứng trên bãi biển Vũng Tàu
Nhìn con thuyền
Vật vờ trên sóng
Tôi cúi mặt
Nhìn dòng chữ ghi trên báng súng “
Trong nỗi buồn , người ta thường nhận ra nhiều điều ý nghĩa hơn khi vui .
Cảm ơn những vần thơ đầy trăn trở của người lính Minh Diện năm nào . Anh đã sớm nhận ra sự thật phũ phàng và đau đớn .
Để gió cuốn đi
Và họ đã đốt thành tro giá trị truyền thống dân tộc, đốt hết niềm tin, hy vọng, ước nguyện của nhân dân!
XóaThật ra , những người như ông Dũng , ông Sang đã quá rõ về bản chất của cuộc chiến VN chẳng khác chi tâm trạng của tác giả . Những người nằm trong MTGPMN là những người đau nhất khi Miền Nam Giải Phóng . Đau vì chính họ không ngờ than nhân ruột thịt không ủng hộ , còn tìm cách tránh né hoặc lợi dụng dựa dẫm . Họ không được đối xử bằng kính trọng hay thân tình ruột thịt , nhất là sự bất đồng giữa cha Tập Kết và con có tư tưởng tự do , dân chủ theo giáo dục xã hội Miền Nam .
Trả lờiXóaNỗi đau sau 40 năm giải phóng vẫn còn âm ỉ vì đâu ! Vì sự thật bị bưng bít , bị đánh tráo , không dám thừa nhận . Sự thật về bản chất của cuộc chiến , nguyên nhân của cuộc chiến và Đại thắng mùa xuân 1975 .
Tuổi trẻ VN hôm nay thừa khả năng để phán xét về ĐẢNG , MTGPMN , VNCH . Không cần phải đợi đến lịch sử mai sau .