Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Chẳng qua chỉ để ‘ăn đậm hơn’!

Để có trụ sở hoành tráng phải đổi đất cho doanh nghiệp, đó cũng là tài nguyên, tài sản của nhân dân, đất nước, chứ không phải trên trời rơi xuống.
TS Phạm Sanh, giảng viên ĐH Bách khoa TP.HCM có những chia sẻ thẳng thắn với Đất Việt về việc nhiều địa phương xây trung tâm hành chính tập trung ngàn tỷ bằng hình thức đầu tư xây dựng-chuyển giao (BT).
Tiền không từ trên trời rơi xuống
Hiện nay, nhiều địa phương đang lạm dụng việc xây trung tâm hành chính tập trung hoành tráng, vốn lớn và địa phương nào cũng khẳng định không dùng vốn ngân sách nhà nước mà sử dụng vốn xã hội hoá thông qua hình thức đầu tư BT. Nhưng tôi cho rằng dùng chữ BT thực ra chỉ là một hình thức để lập lờ và nó thiếu sự minh bạch.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 15 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). PPP có rất nhiều dạng: hình thức Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT), Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (BTO) và BT. Trong nghị định này có quy định rõ, BT là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được thanh toán bằng quỹ đất để thực hiện dự án khác.
Như vậy, Nghị định 15 chỉ cho phép đổi lại đất và điều này phải tuân theo pháp luật về đất đai hoặc đấu thầu. Có nghĩa là, trong đấu thầu cũng phải có đấu giá đất chứ không phải chỉ định thầu. Tương tự, Luật Đất đai cũng nói rõ về về vấn đề sử dụng đất. Trước Nghị định 15, nhà đầu tư được phép đổi lại bằng dự án hoặc khoản tiền trả chậm nào đó.


Tuy nhiên, như tôi nói ở trên, hình thức đầu tư BT thực ra chỉ để lập lờ. Không nhà đầu tư nào tự dưng ôm vài ngàn tỷ tặng không cho nhà nước, cho chính quyền địa phương bằng cách xây một trụ sở hoành tráng. Phải đổi đất lại cho doanh nghiệp và đất đó là tài nguyên, tài sản của nhân dân, đất nước chứ không phải trên trời rơi xuống.
Việc xây dựng trung tâm hành chính tập trung dường như đã trở thành phong trào. Địa phương nào cũng vì lợi ích nhóm của họ hoặc lợi ích riêng của một tập thể nào đó mà xây dựng.
Nhưng đây là điều rất khó bởi bỏ ra cả ngàn tỷ, nhà đầu tư sẽ lấy một tài nguyên có giá trị tương đương số tiền đó. Họ dùng tài nguyên đó vào việc khác có được không? Việc sử dụng ấy có lợi cho đất nước hay cho địa phương đó không? Theo tôi, chỗ này phải tỉnh táo và cần có sự cảnh báo lại từ phía Chính phủ, Quốc hội để ngăn chặn.
Vấn đề luôn được đặt ra là có cần thiết phải xây trụ sở công quyền to đùng như thế không? Số tiền xây dựng có đúng như thế và miếng đất để trao đổi kia có đúng là có giá trị tương đương? Miếng đất ấy có thể được đấu giá cao hơn hay giá đấu thầu xây trụ sở có thể thấp hơn? Nhà đầu tư có thể "ăn" hai lần ở chỗ này: khi xây dựng trụ sở họ đưa dự toán cao lên rồi khi lấy đất lại "ăn" thêm lần nữa. Thông thường địa phương định giá đất bao giờ cũng thấp cho nhà đầu tư. Việc tính toán những chi phí này không minh bạch, chỉ 1-2 cơ quan, vài người biết với nhau, thành ra nó không công khai, rõ ràng.
Về phía người dân, nhiều khi không thấy mối nguy này. Họ cứ nghĩ đất đó là tài nguyên chung của địa phương, của đất nước, không đụng tới quyền sử dụng đất của họ là được, nếu bị giải toả cũng được đền bù. Nhưng xét trên bình diện tài nguyên quốc gia, đó là sự lãng phí. Nói cách khác, thiệt hại ở đây chính là tài nguyên của đất nước mà chính phủ giao cho địa phương quản lý, sử dụng.  
Sao phải xây trụ sở công quyền to hơn toà Bạch Ốc?
Bình Dương nổi tiếng là địa phương xây trung tâm hành chính tập trung đầu tiên của cả nước. Tôi đã lên trụ sở của Bình Dương thì thấy rất hoang sơ, lãng phí. Xây một thành phố vài chục ngàn tỷ, một trụ sở hành chính to đùng nhưng giờ vẫn mông mênh trời đất, thậm chí còn có đàn bò thơ thẩn trong trung tâm đó thì làm sao gọi là thành công? 
Tại sao không ai thấy cái dở như vậy mà đua nhau xây trụ sở ngàn tỷ? Theo tôi, có vấn đề lợi ích nhóm. Họ không nhận thức rõ có cần thiết xây không, chi phí xây dựng, đất đổi lại cho nhà đầu tư có đúng giá hay không? Thay vì đấu thầu để chọn nhà thầu giá rẻ hơn thì địa phương lại để họ tự làm, chi phí tăng lên không ai kiểm soát.  
Tỉnh nào cũng muốn trụ sở lớn, mà khi xây dựng có tiền ra tiền vô, tỉnh nào cũng mang tâm lý Bình Dương làm được, Đà Nẵng làm được thì tôi cũng làm được. Có cần thiết phải xây trụ sở mấy ngàn tỷ trong khi dân vẫn còn nghèo? Cứ nói quyết tâm cắt giảm đầu tư công nhưng quyết tâm chỉ thể hiện trên bàn tròn. 
Bởi vậy, cần thận trọng khi xây trung tâm hành chính tập trung. Việc xây dựng trụ sở công quyền bằng hình thức BT nhìn qua thì thấy hay bởi không sử dụng vốn ngân sách nhưng coi chừng đó là sự lãng phí, kèm theo đó là tiêu cực và tham nhũng lớn, về lâu dài nó tác động lên đất nước, lên kinh tế, xã hội. 
Vấn đề là quản lý tài nguyên đất nước ra sao? Phải nghĩ đến con cháu mấy chục năm sau này chứ không phải đụng gì bán nấy, đụng gì lãng phí, cứ quan niệm không phải vốn ngân sách thì cứ "chơi". 
Để việc xây dựng trụ sở công quyền vừa tiết kiệm vừa hiệu quả đòi hỏi vai trò của người đứng đầu. Anh là người gác cổng thì phải trăn trở xem những gói dự án lớn như xây trụ sở mà làm theo hình thức đầu tư BT có thực sự cần thiết không? Đã có luật đấu thầu, luật đầu tư công, nhà đầu tư muốn vào thì phải đấu thầu xây dựng, lấy đất phải đấu thầu giá đất. Thế nhưng có vẻ như khi xây trung tâm hành chính tập trung, nhiều người đã làm ngơ những luật này và chỉ mượn sáo ngữ xã hội hoá, doanh nghiệp đầu tư.
Tôi cho rằng, đến thời điểm này không nên làm trung tâm hành chính tập trung nữa. Với hàng ngàn tỷ, những tỉnh nghèo có thể đầu tư xây dựng rất nhiều hạ tầng giao thông, điện, trường học, bệnh viện... Trong khi liên quan đến những chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp, nông nghiệp Việt Nam không có tiền thực hiện, sao các địa phương phải làm trung tâm hành chính to hơn toà Bạch Ốc của Mỹ?
Thành Luâ(ghi)ĐVO
--------------

14 nhận xét:

  1. Khi xây 1 cái mới thì họ cắn khoản 20% còn nhà thầu cắn 20% . Còn cái cũ bán đấu giá hay chuyển giao thì lại cắn tiếp 20% nữa. Và cứ thế thì địa phương này bảo với địa phương kia thi nhau xây mới và bán đi cái củ. Và cứ như thế thì chính phủ sẽ có tiền mà bỏ túi . Mà tiền đó đâu phải trên trời rơi xuống. Mà là ngân sách của quốc gia. Thử hỏi làm sao mà không thâm thủng

    Trả lờiXóa
  2. Nguyễn Trần Chiếnlúc 16:43 16 tháng 4, 2015

    Cái dzụ 'lợi dụng, thực dụng, viện cớ' để phá tiền trong ngân khố quốc gia có đầy; như TBT NPT nói: " Nhìn ở đâu cũng thấy, sờ vào đâu cũng có". Trụ sở do ông khóa trước xây tốn kém, tai tiếng, đến ông khóa sau lại tìm đủ lý do báo cáo đề xuất trên..lại đạp đi, xây mới! Dân Việt sẽ còn nghèo dài...dài...hết thế hệ này đến thế hệ khác!

    Trả lờiXóa
  3. Xây một cái nhà vệ sinh cho các cháu học sinh phổ thông giá bình thường từ 30 triệu đến 40 triệu,thế nhưng khi tính tiền với ngân sách nhà nước thì họ tính 650 triệu đồng ! ( vụ việc ở Quảng Ngãi cách đây không lâu ! ) // xong việc rồi thì cũng im tru thôi ! thế là xong !

    Trả lờiXóa
  4. Tham Nhũng là dịch bệnh ở VN i. Họ không tìm cách ăn thì mới là lạ. Còn thi nhau ăn là phẩm chất của quan chức VN rồi. Phải dẹp mấy vị này thôi.

    Trả lờiXóa
  5. Tâm lý của đại gia chân đất, thằng ngu học làm sang mà xây càng to chia nhau càng nhiều!!!!

    Trả lờiXóa
  6. Cố Thủ Tướng Singapore Lý Quang Diệu đã từng nhận xét: “Nếu có vị trí số một ở Đông Nam Á thì đó phải là Việt Nam. Bởi so sánh về địa chính trị, tài nguyên, con người, Việt Nam không thể xếp sau nước nào trong khu vực”
    THế mà chỉ vì bị lãnh đạo bởi một tập đoàn tham nhũng nên bây giờ ông NTD phải nói lên là VN có nguy cơ chót bảng Asean

    Trả lờiXóa
  7. Bác Bồng xem lại, ông Phạm Sanh này khộng phải là giảng viên trường Đại học Bách khoa Tp HCM, cũng không phải là tiến sĩ, ông này hay xưng là chuyên gia giao thông của trường đại học giao thông, hóa ra cũng không phải nốt!
    Một GV trường BKHCM.

    Trả lờiXóa
  8. Cái chúng ta đang rất cần bây giờ là xây dựng đất nước với một nền tảng xã hội hài hòa, bình đẳng với các dịch vụ công có chất lượng; một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa với vai trò bình đẳng của tất cả các thành phần kinh tế; cùng một môi trường thể chế dân chủ và dung hợp. Được như vậy thì vị thế và vai trò của Việt Nam trong khu vực (và rộng hơn) sẽ tự được định vị.
    Việc này không biết tập đoàn CSVN có biết không?

    Trả lờiXóa
  9. Các bác yên tâm đi, các quan ăn kễnh bụng rồi, sắp tới họ sẽ lè ra cho đám dân đen chúng ta. Không nên vội.

    Trả lờiXóa
  10. Lợi ích nhóm + doanh nghiệp = tham nhũng . Công thức đó, do chế độ đảng trị cộng sản VN mà ra, mọi người dân cần sớm loại bỏ.

    Trả lờiXóa
  11. còn đảng độc quyền còn tham nhũng ...

    xây cất ở VN phải xây mới có cái để cất ...

    Trả lờiXóa
  12. Thời đại internet 45% dân số xử dụng ,đang có trong tay một phương tiện hửu hiệu hiện đại để thay đổi hành chánh công,vậy mà quan chức không màng tới chỉ muốn xây trụ sở mới càng nhiều càng tốt càng to càng OK.Đã có tuyền hình vệ tinh,TH cáp,TH số,TH internet nên TH analog buột phải kết thứ sứ mạng thế mà Nhà đài TH quốc gia một hai đòi xây tháp An-ten cao nhất thế giới?

    Trả lờiXóa
  13. Trương Minh Tịnhlúc 11:58 17 tháng 4, 2015

    Không thể tưỡng tượng được cái chế độ thối nát.Suốt ngày chỉ nghỉ cách để đục khoét ngân khố quốc gia.

    Trả lờiXóa
  14. Tin động trời .

    17.000 lô đất cho tái định cư tai Đà Nẵng bị phù phép biến mất .

    Tin này sốt dẻo , giống như ảo thuật . Chẳng ai biết nó nằm ở đâu ? Mười bảy nghìn lô đất cho tái định cư , chứ không phải mười bảy lô đất .

    Mười bảy lô đất biến mất là một trọng án . Mười bảy nghìn lô đất là điều không thể tưởng tượng nỗi .

    Ai biết xin chỉ dùm cho bà con tường tận !

    Trả lờiXóa