Mới đây, trong bài có tựa đề “Sau
40 năm, Việt Nam còn mấy phần cộng sản?”, đăng trên ‘BBC tiếng Việt’,
tác giả Thanh Doan viết: ‘/Chủ nghĩa tiêu
dùng như đang cuốn tất cả mọi người vào cơn kích động mạnh chưa từng có, để rồi
bất chợt nhiều người tự hỏi, Việt Nam còn mấy phần Cộng sản? Trong một khảo sát
của trung tâm nghiên cứu Pew Research đặt tại Washington DC, có đến tận 95%
người Việt được khảo sát đặt niềm tin vào sự dẫn dắt của thị trường tự do, cao
hơn hẳn các quốc gia tư bản như Mỹ hay Hàn Quốc, hoặc thậm chí là Trung Quốc,
đất nước có nhiều tương đồng về kinh tế và chính trị.
Điều này minh chứng rằng không còn mấy người Việt Nam còn tin tưởng vào định hướng xã hội chủ nghĩa. Triết học Mác Lê Nin giờ đây không còn được dùng như “kim chỉ nam” cho các nhà hoạch định chính sách. Nếu ai đó còn nhắc đến học thuyết Mác-xít thì có lẽ chỉ là trên những giảng đường thiếu sinh viên, hoặc ngoài quán nước như những câu chuyện cười cợt siêu thực về một thời quá đỗi lãng mạn mà không ai còn muốn kể nữa./’.
Trong “Công cuộc đổi mới” mấy chục năm qua, những
thành tựu đạt được còn quá khiêm tốn, sự lỗ lã và thất thoát quá lớn của các
doanh nghiệp nhà nước là nguyên nhân khiến cho kinh tế không phát huy được như
khả năng có thể. Đây là điểm khiếm khuyết lớn nhất của cái gọi là nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN. Đó chính là điều mà đến nay, Đảng CSVN tác giả khởi
xướng của khái niệm này vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể và xác đáng. Tuy vậy
khái niệm định hướng XHCN nếu nhìn dưới các góc độ khác nhau thì xuất hiện
những ý tưởng mới lạ và rất đáng quan tâm.
Thực chất, Kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa là tên gọi một cơ chế quản lý kinh tế được Đảng
Cộng sản Việt Nam tạo ra và triển khai tại Việt Nam từ thập niên
1990 cho đến nay (cái gốc ‘xoay chuyển’ này từ gợi ý, và cũng là sự ‘hướng đạo’
của Trung Quốc tại Hội nghị Thành Đô – 9-1990). Việc áp dụng cơ chế này cũng
được ghi vào Hiến pháp Việt
Cho đến nay, chính Đảng Cộng sản Việt Nam cũng thừa
nhận rằng chưa có nhận thức rõ, cụ thể và
đầy đủ về thế nào là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chỉ
có giải thích nguyên lý chung rằng, đó là một nền kinh tế vận hành theo cơ
chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh. Nguyên nhân của tình trạng này là hệ thống kinh tế này
là hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ trong lịch sử . Thêm vào đó, công tác lý
luận ở Việt Nam
về hệ thống kinh tế này còn chưa theo kịp thực tiễn. Gần 20 năm theo đuổi chủ
trương xây dựng hệ thống kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng
các thể chế cho hệ thống này hoạt động vẫn chưa có đầy đủ. Đến hội nghị
lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, Đảng
mới ra nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 30 tháng 1 năm 2008 về tiếp tục hoàn thiện
thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tới ngày 23 tháng 9 năm
2008, Chính phủ Việt Nam mới
có nghị quyết số 22/2008/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ để
thực hiện nghị quyết 21-NQ/TW.
Tuy nhiên, cái ‘căn nguyên’ để đưa ra những lý thuyết,
lý giải, phân tích về ‘Kinh tế thị trường định hướng XHCN’ lại do các chuyên
gia kinh tế, các GS.TS giúp việc cho Trung ương đảng, Chính phủ đưa ra sau
nhiều soạn thảo và không ít cãi cọ. Có điều, lý thuyết, phân tích, lý giải mà ‘các cụ’ đưa
ra lại rơi vào giáo điều, khô cứng, sáo mòn, ít thực tiễn. Cái nền (cơ sở) kiến
thức của ‘các cụ trí thức-nhà khoa học, nhà tham mưu’ kinh tế lại chủ yếu học
từ Liên Xô những năm 60-70 của thế kỷ trước, lại mang đậm lối quản lý, điều
hành kiểu Stalin, nay được vá víu, tô vẽ, nhuộm thêm chút màu sắc ‘kinh tế tư bản phát
triển’ cho nên nó trở thành thứ ‘ba rọi’ khó nhận diện, khó tiêu hóa. Sự nhì nhằng, nhập nhẹm không phân rõ đâu là kinh
tế thị trường hoàn toàn tự do, cạnh tranh lành mạnh, đâu là quản lý Nhà nước cứ
lộn nhèo.
Hơn nữa, cái gọi là ‘định hướng XHCN’ lại bị quấn
chặt, níu kéo bởi sự dính dáng nhiêu khê kiểu bao cấp trước đây, cho nên các
thành phần kinh tế không được tự do cạnh tranh lành mạnh. Sự phân biệt đối xử
đã thấy rõ nét. Các Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế, các ‘quả đấm thép’, cái
‘yết hầu’ đeo râu đội mũ, khoác áo ‘quốc doanh’ được ưu tiên, ưu đãi, ưu ái hơn
về vốn. Khi lỗ thì có ngay bù lỗ. Rút vốn ngân hàng dễ như rót nước. Còn các
thành phần kinh tế khác lại bị ‘phân biệt đối xử’, như con đẻ với con nuôi, con
có cha và con ngoài giá thú, rất khổ, trầy trật về vốn, chịu thuế cao, áp
đặt nhiều ‘lòi tói’, và nếu không may khi lỗ thì “ráng chịu, không ai cứu”! Đó
là “Đuôi to hơn đầu”, sinh ra nghịch lý. Kinh tế thị trường là đầu, bị xem nhẹ.
Định hướng XHCN là cái đuôi to phình do được nhiều ưu đãi, cứu trợ của nhà nước
về đủ mọi mặt. Thế mà, các nhà chuyên gia kinh tế, Hội động lý luận Trung ương
ra sức bợ đỡ khối Kinh tế quốc doanh!
TS.
Lê Đăng Doanh bình luận: Đó là nguyên nhân của sự phát triển kinh tế thiếu hiệu
quả, đồng thời nó là mầm mống của việc tham nhũng và lợi ích nhóm trong các
doanh nghiệp nhà nước. Điều đó dẫn đến bảng xếp hạng của kinh tế Việt nam đang
ở mức thấp trong nhiều năm gần đây. Hiện nay nền kinh tế thị trường của Việt
nam đang chịu sự tác động của nhà nước trên mức bình thường và có hàng loạt các
cam kết đang gây tranh cãi. Ví dụ như việc nhà nước can thiệp vào hệ thống giá
hiệu quả đến đâu, giữ ổn định giá có giữ được không và hiệu quả như thế nào? Hiện
nay nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đang chịu sự can thiệp quá mức của
nhà nước đã gây nhiều tranh cãi. Theo ông Doanh, để thúc đẩy kinh tế phát triển
mạnh đúng như khả năng của nó, nhà nước cần phải tôn trọng sự cạnh tranh bình
đẳng giữa các thành phần kinh tế, chống độc quyền và áp dụng đúng và đủ cơ chế
thị trường.
Ấy vậy mà tại Hội thảo mới đây, “đỉnh cao trí tuệ” của
Hội đồng Lý luận Trung ương và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam vẫn
gân cổ: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ
sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có
nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ
vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế;
các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo
pháp luật; thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu
quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất;
các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù
hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn
thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành
mạnh; sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và công cụ, chính sách để định hướng
và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường;
thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát
triển. Phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân trong phát triển kinh tế-xã hội
(!?).
Câu hỏi tại sao sau 30 năm chuyển sang kinh
tế thị trường mà cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vẫn èo uột như vậy và chủ yếu lấy
cơ chế xin-cho làm tôn chỉ hành động, không tăng được năng lực cạnh tranh...
phải chăng đã tìm được câu trả lời từ chính sự mập mờ của khái niệm "kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" này?
Lịch sử phát triển kinh tế thế giới cũng như ở Việt
Nam cho thấy Chủ nghĩa xã hội kết hợp với yếu tố thị trường còn được gọi là Con
đường thứ ba (để phân biệt với hai con đường khác là kinh tế thị trường tự
do (hay kinh tế tư bản chủ nghĩa) và kinh tế kế hoạch hóa tập trung.
Các nước Đông Âu và Liên Xô cũ đã rời bỏ nền kinh tế kế hoạch hóa để chuyển
sang nền kinh tế thị trường. Các nước tư bản phát triển như Mĩ, Anh, Pháp và
Nhật trong thế kỉ 20 cũng điều chỉnh mô hình kinh tế theo hướng giảm thiểu sự
can thiệp của bộ máy nhà nước (mô hình kinh tế hỗn hợp, phương pháp tích
hợp đa năng, tổng lực đa chiều).
Trong một bài viết mới đây, tác giả Kami phân tích: Sau
khi nhà nước Việt nam tiến hành đổi mới kinh tế chuyển từ nền kinh tế tập trung
kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường kiểu tư bản. Cái đuôi định hướng XHCN,
khi đó hoàn toàn chỉ nhằm mục đích biện minh cho sự vi phạm nguyên tắc kinh tế
học của học thuyết của Chủ nghĩa Marx-Lenin của Đảng CSVN, đó là công hữu hóa
toàn bộ về tư liệu sản xuất. Đồng thời nhằm để chứng tỏ rằng việc đổi mới kinh
tế của Đảng CSVN hoàn toàn không bị chệch hướng hay xa rời lý tưởng cộng sản,
mà vẫn kiên định với Chủ nghĩa Marx -Lenin.
Kinh tế thị trường định hướng XHCN được áp dụng ở Việt
nam tuy đã gần 30 năm, song một cái định nghĩa đúng, đủ và hoàn chỉnh cho khái
niệm Kinh tế thị trường định hướng XHCN thì đến nay hoàn toàn chưa có. Gần đây
nhất, ngày 28.2.2015 vừa qua, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận TƯ phối hợp với Viện
Hàn lâm Khoa học xã hội VN tổ chức tọa đàm “Nhận thức về kinh tế thị trường
định hướng XHCN” đã cho biết Đảng sẽ ra định nghĩa mới về kinh tế thị trường
định hướng XHCN. Điều đó cho thấy trong vòng 30 năm qua nền kinh tế Việt nam
thực sự là đã được Đảng CSVN dẫn dắt một cách mò mẫm và thiếu cơ sở lý luận
khoa học.
Chủ trương khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" được thực hiện trong thực tế bằng việc thành lập hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước lớn như các tập đoàn kinh tế nhà nước, các tổng công ty 90, tổng công ty 91. Tuy nhiên, hiện không ít doanh nghiệp nhà nước lớn này hoạt động không hiệu quả và/ hoặc thua lỗ triền miên, dẫn tới yêu cầu phải tái cấu trúc và cổ phần hóa các doanh nghiệp này.
Chủ trương khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" được thực hiện trong thực tế bằng việc thành lập hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước lớn như các tập đoàn kinh tế nhà nước, các tổng công ty 90, tổng công ty 91. Tuy nhiên, hiện không ít doanh nghiệp nhà nước lớn này hoạt động không hiệu quả và/ hoặc thua lỗ triền miên, dẫn tới yêu cầu phải tái cấu trúc và cổ phần hóa các doanh nghiệp này.
Một số vấn đề đang tồn tại cần được nghiên cứu giải
quyết:
- Do nhà nước (thông qua các doanh nghiệp nhà nước)
nắm quyền chi phối phần lớn tài nguyên (economic resources) của nền kinh tế bao
gồm đất đai, khoán sản, tín dụng, ưu đãi chính sách.v.v. nên các chính sách
chống tham nhũng, chống lãng phí.v.v. nếu không chặt chẽ sẽ dẫn đến tiêu cực:
cán bộ tham nhũng ngày càng tinh vi và hệ thống phải gồng mình tập trung chống
tham nhũng, thất thoát, lãng phí, thay vì tập trung toàn lực cho sản xuất.
- Việc quản lý kém hiệu quả các nguồn tài nguyên kinh
tế và tham nhũng thất thoát cao trong hệ thống dẫn đến đầu tư nhà nước vào nền
kinh tế đạt hiệu quả thấp. Tuy vậy khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
mới là khu vực hiệu quả kém nhất, nguyên nhân là do các báo cáo lỗ, do
việc chuyển giá giữa công ty mẹ với các công ty con diễn ra khá phổ biến
trong những năm qua.. (xem chỉ số ICOR). Ví dụ, để có giá trị tăng thêm
tương đương với 1 đồng, thì Việt Nam phải đầu tư 5,1 đồng (năm 2008) so với 4,1
đồng của Thái Lan.
Chi phí đầu tư cao dẫn đến một nguy cơ nền kinh tế luôn trong trạng thái căng thẳng, dễ xảy ra quá tải (overheat) cùng lúc với dễ dàng suy thoái. Để đưa đất nước lên trở thành công nghiệp hóa, Việt Nam phải tốn kém gấp 1,5 lần các quốc gia NIC như Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan, mà hệ lụy của sự tốn kém "bất thường" này là mục tiêu công nghiệp hóa sẽ khó đạt được, hoặc cho dù đạt được thì chi phí "bảo trì" cho một nền kinh tế như vậy cũng sẽ cao, dẫn đến hàng hóa do nền công nghiệp của Việt Nam sản xuất ra thường phải bán giá cao mới đủ lợi nhuận, từ đó dẫn đến giảm sức cạnh tranh. Để tăng sức cạnh tranh phải giảm giá hàng hóa, thì chi phí lao động phải bị kiềm chế, vì các loại hàng hóa khác phải theo cơ chế thị trường. Sự kiềm chế chi phí lao động sẽ khiến thị trường lao động bị bóp méo và nguy cơ mất ổn định cao vì lãn công, đình công.
Chi phí đầu tư cao dẫn đến một nguy cơ nền kinh tế luôn trong trạng thái căng thẳng, dễ xảy ra quá tải (overheat) cùng lúc với dễ dàng suy thoái. Để đưa đất nước lên trở thành công nghiệp hóa, Việt Nam phải tốn kém gấp 1,5 lần các quốc gia NIC như Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan, mà hệ lụy của sự tốn kém "bất thường" này là mục tiêu công nghiệp hóa sẽ khó đạt được, hoặc cho dù đạt được thì chi phí "bảo trì" cho một nền kinh tế như vậy cũng sẽ cao, dẫn đến hàng hóa do nền công nghiệp của Việt Nam sản xuất ra thường phải bán giá cao mới đủ lợi nhuận, từ đó dẫn đến giảm sức cạnh tranh. Để tăng sức cạnh tranh phải giảm giá hàng hóa, thì chi phí lao động phải bị kiềm chế, vì các loại hàng hóa khác phải theo cơ chế thị trường. Sự kiềm chế chi phí lao động sẽ khiến thị trường lao động bị bóp méo và nguy cơ mất ổn định cao vì lãn công, đình công.
- Sự thành công trong công cuộc chống tham nhũng lãng
phí ở khu vực kinh tế Nhà nước, đồng
thời tổ chức lại khu vực kinh tế FDI và không kêu gọi đầu tư bằng mọi
giá, chỉ chấp nhận đầu tư có chọn lọc đối với khu vực FDI, sẽ quyết định rất
lớn đến sự thành công của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
của Việt Nam.
- Trong những năm đầu áp dụng nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN đã có hiệu quả. Nhưng đến nay đã bộc lộ những bất cập và mâu
thuẫn, vì: Nhà nước (NN) quản lý, điều tiết 1 số giá được cho là chiến lược như
giá điện, nhiên liệu...do vậy, khi cần thì NN tăng hoặc giảm giá, và như vậy
khi cần tiến hành lập, phân tích triển khai 1 dự án sẽ khó khăn khi xác định
giá thành sản phẩm vì nó phụ thuộc vào sự điều tiết giá đầu vào của NN, nếu sự
điều tiết này là tăng cơ học quá lớn thì làm đảo lộ tất cả các hoạch định, tính
toán hiệu quả của 1 dự án, thậm chí làm phá sản. Nhưng nếu NN không điều tiết
thì DNNN sẽ bị lỗ (như ngành điện chẳng hạn) và các thành phần kinh tế khác
hưởng lợi.
Nhiều người cho là khái niệm kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
vẫn còn rất mập mờ.
Theo luật sư Nguyễn Tiến Lập "định hướng xã hội
chủ nghĩa" là phải bảo đảm sự công bằng tương đối về xã hội và chế độ an
sinh xã hội phổ cập đối với người dân. Điều
này giống với mục tiêu của nền kinh tế thị trường xã hội của nước Đức, và khác
với nền kinh tế thị trường tự do của nước Mỹ. Tuy nhiên, có những thực tiễn vừa
qua lại đi ngược lại, ví dụ như việc tăng phí bệnh viện và phí học đường đang
trở thành gánh nặng cho người nghèo. Hậu quả của việc không xác định mô hình
kinh tế và duy trì các mối quan hệ không rõ ràng giữa Nhà nước và thị trường,
sẽ biến các doanh nghiệp thành các chủ thể phụ thuộc ngày càng lớn hơn vào Nhà
nước.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phán một câu ‘xanh
rờn’: “Đến cuối thế kỷ 21, Việt Nam
chưa chắc đã có CNXH hoàn thiện”.
Dù
có ‘nặng gánh' bảo thủ, giáo điều đến mấy, thì thực tế vẫn chuyển đổi được cách
cách nhìn nhận. Mới đây, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng đã nói về khái niệm định hướng XHCN, rằng: “Kinh tế thị trường là thế nào, định hướng
xã hội chủ nghĩa là thế nào - không chung chung nữa. Kinh tế thị trường phải tuân thủ đầy đủ
các quy luật của thị trường...Còn 'Định hướng
XHCN' là Nhà nước sẽ dùng chính sách, dùng công cụ, dùng nguồn lực của mình để điều
tiết, để phân phối, phân phối lại, bảo đảm cho tiến bộ công bằng xã hội,
xóa đói giảm nghèo…” là quan niệm rất đáng chú ý.
Về câu hỏi, thế nào là thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh trong
một buổi nói chuyện về các vấn đề kinh tế ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh vào cuối năm 2013, trả lời: “Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi có
tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm”.
Thứ
trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khi đã thổ lộ tâm tư: “Tôi
cứ suy nghĩ mãi một điều, nếu chúng ta đi mà không rõ đi đâu, bằng cách nào,
bao giờ đến… thì không bao giờ chúng ta đi nhanh và bền vững được”.
Đúng thế, tự đặt ra cái đích (mục tiêu) nhưng nó xa hay gần, hình thù nó ra sao, nó ở đâu ... đều không biết, nay vẫn "kiên trì, kiên định mục tiêu" và mò mẫm…đi tìm!
BVB
---------------
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là LỘI SÔNG DỌC !!!
Trả lờiXóaCó thể nhiều người chưa hiểu, tôi xin cắt nghĩa là tìm đường lên bờ bằng cách lội dọc sông. Ai cũng biết người khôn tất nhiên là đi ngang sông rồi .
CNXH - Tiến lên
XóaTiến lên, ta cứ tiến lên xem nào
Tiến lên đến tận trời cao
Ngọc Hoàng phán hỏi: "Đứa nào lừa bay"?
Đi tìm cái không thể có
XóaNhưng các nhà Ní Nuận không xếp xó
Chẳng qua vì đã vào một rọ
Cho rau ăn rau, cỏ ăn cỏ
Ưỡn ngực, Ta - lý luận Đỏ!
"Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm” - Ông Bùi Quang Vinh phát biểu hay, đúng, chính xác. Bản lĩnh bộ trưởng ở VN được mấy ai dám mạnh dạn nói thẳng nói thật!
XóaKinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nói một đàng làm một nẻo.
XóaKinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là treo đầ̀u dê bán thịt chó.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa lấy quốc doanh để hút máu đồng bào.
Định hướng X H C N cái con mẹ gì với cái đảng cộng sản , chỉ là trò lưa bịp dối trá.dể cho những tên đầu đảng cùng băng nhóm của chúng Không Làm Mà Hưởng ...như thổ mừ nông đức mạnh là cái gương đó .....nhân dân nên cảnh tỉnh , đừng nghe đảng nó tuyên truyền .
Trả lờiXóaBác Bồng ơi đến bao giờ Việt Nam mới thoát khỏi nghịch lý này ?
Trả lờiXóaCNXH thực chất ra sao, nó là cái gì, nó nằm ở đâu, "cả trăm năm nữa chưa chắc có" (NPT), thé mà cứ xoay xoáy đưa vào Nghị quyết đảng "Phấn đấu xây dựng thành công CNXH". Đứng là nghịch lý, nghe phát Nghịch nhĩ!
Trả lờiXóaYes, nghịch lý, nghịch nhĩ, ngược đời, thế mà cứ nghe hô hào, hò hét, lải nhải hoài, điếc cả tai! Hôm nay đói meo, đời con-cháu vẫn đói meo, nhưng lúc nào cũng "ngày mai tươi sáng, tương lai xán lạn", quá lừa đảo!
XóaBài viết hay, dẫn liệu và minh chứng thức thời, sát, đúng thực tế. Cảm ơn bác Bồng.
XóaBài của bác Bồng phân tích, lý giải chính xác, sâu sắc. Cả đời dân Việt cơ cực, khổ ải vì cái luận thuyết "trên mây", càng lao theo càng xuống vực sâu!
Trả lờiXóaCuba năm 2018 cũng từ bỏ CNCS, khi Fidel Castro nói anh em ông ta sẽ rời bỏ chính trường vào năm đó.
Trả lờiXóaVấn đề "thời cuộc" và thực trạng trì trệ kéo dài, giáo điều, bảo thủ của lãnh đạo VN cần phải có những bài viết sâu sắc, lý giải trúng như thế này. Cảm ơn Đại tá BVB!
Trả lờiXóaMinh bạch vẫn phát biểu trên bục, trong nghị quyết và hô khẩu hiệu: Các thành phần kinh tế bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh...Nghe cũng hay đấy. Nhưng khi quản lý, điều hành lại dồn cho các "quả đấm thép" do Nhà nước quản lý quá nhiều ưu đãi, ném tiền qua cửa sổ, lại o ép các thành phần kinh tế khác sợ nó mạnh hơn cạnh tranh với 'Kinh tế quốc doanh', để được coi là "thành công của định hướng XHCN", vậy mới sinh ra nhiều bất minh!
Trả lờiXóaTôi rất tán thành với nhận xét này. Cảm ơn TVK và Chủ trang BVB!
XóaĐại tá Bùi Văn Bồng nhấn vào chỗ này quá đúng: "Các Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế, các ‘quả đấm thép’, cái ‘yết hầu’ đeo râu đội mũ, khoác áo ‘quốc doanh’ được ưu tiên, ưu đãi, ưu ái hơn về vốn. Khi lỗ thì có ngay bù lỗ. Rút vốn ngân hàng dễ như rót nước. Còn các thành phần kinh tế khác lại bị ‘phân biệt đối xử’, như con đẻ với con nuôi, con có cha và con ngoài giá thú, rất khổ, trầy trật về vốn, chịu thuế cao, áp đặt nhiều ‘lòi tói’, và nếu không may khi lỗ thì “ráng chịu, không ai cứu”!
XóaNhân bài viết của bác về hệ thống quản lý kinh tế chẳng giống ai của chúng ta, kính nhờ bác Bồng đăng hộ tôi mấy lời gửi tới "nhà văn"' Đông La - DLV, một con ốc quan trọng trong hệ thống này và cô Vũ Thị Hòa ở Viện NCTNCN, Cảm ơn bác.
Xóa''...Nhưng với thiền sư đang tu tập mà còn chú ý đến sự vô lý, rồi tìm cách giải nghĩa nghĩa là còn chấp, là còn chưa hiểu sâu sắc về thiền."...(hết trích)
Thưa bạn Đông La, chỉ tìm cách giải nghĩa thôi mà còn bị gọi là chấp và chưa hiếu sâu sắc về thiền...vậy như ở bạn không "tìm cách" mà trái lại dùng những từ ngữ thô lỗ,bẩn thỉu, coi khinh mọi người, tự cho mình là nhất... trên cái gọi là "trang văn" của bạn thì có thể gọi bạn là thông tuệ về thiền, về Phật pháp chăng?
Cô Hòa khen bạn viết hay. Nhưng liệu cô có biết bạn chỉ như một con vẹt, nói giỏi nhưng làm thì dở ẹc, nếu không muốn nói là xấu xa, bẩn thỉu đố kỵ trong văn chương chữ nghĩa. Người như bạn mà "hăng say thuyết pháp" theo kiểu "cut-paste", nói một đường, làm một nẻo thì cũng là một cách làm ô danh kinh pháp? Nếu cô biết mà không có một lời khuyên cảnh tỉnh bạn để bạn tránh bớt những khẩu nghiệp xấu thì theo tôi cô cũng vẫn rất thường. Xin lỗi cô Hòa cho tôi nghĩ vậy. Nếu sắp tới có dịp gặp cô ở Viện NCTNCN tôi cũng sẽ nói thẳng ý nghĩ này của mình. Một số bạn tôi ở Viện này gặp nhau cũng hay bàn về hiện tượng "không bình thường" của bạn. Họ không nói ra nhưng đều suy nghĩ như tôi đấy bạn ạ.
Xin hỏi thêm, tại sao bạn không viết thêm những bài viết giầu tính đảng nữa bảo vệ lũ DLV Quang lùn, đồng chí của bạn? Chắc bây giờ với chút sót lại hiếm hoi dây thần kinh xấu hổ của mình bạn cũng thấy Quang Lùn và các đồng đội DLV vừa rồi thật bẽ bàng và chẳng đẹp chút nào trước mắt cộng đồng?
Bọn "thù địch" nó ngu chứ nó đừng vơ đũa cả nắm mà tranh thủ lực lượng đông đảo đảng viên công sản đang bực dọc vì mấy tay giả danh cộng sản đang vơ vét thì xong mẹ nó rồi. Cứ tính sơ sơ thế này : ba triệu đảng viên NHÂN VỚI bốn bằng 12 triệu con người. chả nhẽ 90 triệu phải giết 12 triệu để thực hiện lý tưởng ư?Đấy là chưa kể thời phong kiến họ còn chu di ba họ thì số lượng phải là 15 triệu người.
Xóacó người tính ở Việt nam hiện có khoảng 230.000 người giàu có. Nếu cứ cho họ là đảng viên thì mới bằng bao nhiêu phần trăm số ba triệu?
Có thể quá bán đảng viên họ bức xúc vì nghèo, vì có tài mà ngồi nhìn bọn bất tài vơ vét, bị an ninh theo dõi cằn cặt...Do đó khi bọn "thù địch" cứ bọn cộng sản , bọn cộng sản thì chính là tự giết mình và còn bị xem là ngu dốt không sai. Tại sao? tại vì khi anh không nhìn nhận xã hội cho đúng thì anh chỉ là kẻ điên dại vô lối chứ anh định dẫn dắt ai? ai ủng hộ anh mà to mồm một cách khùng điên. cho nên bài viết hay và đúng không thiên vị, không nói xấu ai, chỉ nhằm mách bảo những nhà làm chính sách cần rõ ràng minh bạch về THỊ TRƯỜNG HAY XHCN nhân đây xin mạn phép dẫn câu của anghen là : các nhà triết hocjthif giải thích thế giới, nhưng vấn đề là cải tạo thế giới"
Nhìn lão cựu chủ tịch hội đồng lí luận trung ương,tổng lú đần độn,là biết cái hội đồng đó như thế nào rồi
Trả lờiXóaTôi khẳng định sự so sánh ví von về nhóm người trong cái hội đồng lý luận trung ương như thế này có lẽ không hề quá đáng , nhất là khi các vị trong nhóm " hội đồng gàn " lại đang ra sức " phồng mang trợn mắt " bảo vệ cho cái gọi là " kinh tế thị trường định hướng XHCN " : hội đồng lý luận trung ương chỉ là một nhúm THÀY BÓI MÙ ... XEM VOI ! Chúng ta thử điểm mặt các vị trong cái " hội đồng lý luận trung ương " xem có đúng là một lũ " thày đồ gàn " không ? rặt một lũ giáo điều , bảo thủ , gàn dở nhưng ... lương hưu cao chót vót . Có thể sau đại hội khóa XII của cái đảng CSVN , hội đồng lý luận trung ương lại có thêm một ông " thày đồ gàn " mới gia nhập : ông tổng LÚ ! Cái hội đồng này mà không kết nạp " nguyên tổng lú " thì quá uổng phí một " nhân tài nước Việt " !
Trả lờiXóa
XóaTại cuộc họp với các bộ ngành tuần qua về cải cách thủ tục hành chính, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã thẳng thắn chỉ ra sự tụt hậu của Việt Nam về năng lực cạnh tranh: "Chúng ta giờ đang đứng chót ở ASEAN-6, có cái còn thấp hơn Lào, Campuchia, Myanmar thì làm sao chấp nhận được".
Lý do tại sao thì ông này không nói.
Có lẽ ông này quên nói là VN có nhiều cái hơn Asean: một chế độ đảng trị, tham nhũng nhất Asean. Mất dân chủ nhất...
Trong "mê cung" của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa // không có phương hướng - thì tìm nổi gì ? ( trừ phi triệt tiêu nó !)
Trả lờiXóaPhát triển và tích lũy tư bản thông qua kinh tế thị trường , là con đường văn minh mà loài người phải trải qua hàng ngàn năm mới đúc rút được . Hai ông Mác – Lê chỉ là những tay chơi trội , muốn phá ngang thành quả của loài người mà đề ra học thuyết của mình . Thật không may cho Việt Nam đã vơ phải thứ lý luận chết chóc này . Nhiều nước đã kịp thời nhận ra và từ bỏ nó vĩnh viễn , nhưng VN thì chưa . Hỏi các nhà lý luận hàng đầu của ĐCS , họ đều loanh quanh , ấm ớ hội tề về : “ Kinh tế thị trường định hướng XHCN “ .
Trả lờiXóaÔng Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã “ Tâm tư “ : “Chúng ta đi mà không biết đi đâu!
Ông tổng Trọng là nhà lý luận hàng đầu cũng chịu cứng : “ Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa." .
Nhưng vấn đề là ở chỗ , vì sao “ Không biết đi đâu “ , “ Không tìm thấy “ , nhưng họ không chịu thay đổi theo con đường sáng mà thế giới đang đi . Họ có bị mụ mị , lú lẫn không . Hoàn toàn không ! Chính cái “ Đuôi “ định hướng XHCN mà họ cố tình níu kéo kia lại mang tính quyết định , nó đã và đang tạo ra quyền lực , tiền của cho họ , nuôi sống cả tầng lớp cai trị mới , vì vậy họ khó có thể tự nguyện rời bỏ nó .
Về thực chất , chủ nghĩa Mác – Le nin đã tạo ra một thực thể cai trị mới có tên CNCS mang lại lợi ích cho giới cầm quyền , dựa trên sự áp bức về tư tưởng , và sự nghèo đói về kinh tế . Đó chính là hai sợi dây xích trói chặt mọi con đường tiến lên của số đông nhân dân . Trói càng lâu , siết càng chặt bao nhiêu thì quyền lợi càng tồn tại lâu chừng đó . Điều này giải thích vì sao ông Trọng nói :
“ Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa." . Thật là biết tất cả nhưng giả vờ ngu ngơ . Mọi sự chẳng qua là vì lòng tham quyền lợi cá nhân và của giới cầm quyền mà lờ đi quyền lợi đất nước vậy .
Chủ Nghĩa Mác – Lê nin là thế , và kinh tế thị trường định hướng XHCN cũng là thế . Sự biến màu của kỳ nhông .
Xin cảm ơn bài tổng hợp của nhà báo Bùi Văn Bồng . Chúc Bác mạnh khỏe , bình an .
Để gió cuốn đi
Nhà văn Victo Hugo : cncs là thiên đường của một số người và địa ngục của những người còn lại
XóaCó một bây khỉ muốn vượt đảo hoang tìm vào đất liền có nguồn thưc ăn dồi dào hơn nên chúng dùng 1 cây gỗ trên đảo làm thuyền vượt biển,qua thời gian dài loay hoay chèo chống ,trời nước vẫn mêng mông,càng chèo càng mịt mùng,mất phương hướng,trong tột cùng hoang mang một con khỉ trong đàn tự nhận mình có hiểu biết nhất được lũ khỉ công kênh lên để tìm hướng vào bờ,nó che tay quắc mắt ngoáy đầu hồi lâu rồi khọt khẹt thốt lên..."...100 năm nữa cũng không đến đất liền " biển sóng chập chùng,màn đêm buông xuống,lũ khỉ chí chóe cãi nhau đâu là đông tây và lại chèo
Trả lờiXóaNhư bác Bồng viết, các GS.Ts học ở Liên Xô, cái thời mà lý luận Kinh tế -Chính trị học Mác-xit đã làm tan vỡ Liên xô và Đông Âu. Mớ lý luận giáo điều, cũ rích, lạc hậu, bảo thủ, xa thực tế đó vứt đi được rồi.
Trả lờiXóaNếu các vị còn trẻ nay phải đào tạo lại lý luận mới của Cơ ché thị trường, Kinh té tư bản hiện đại. Còn các vị già rồi, chỉ vứt sọt rác. Vậy mà nay vẫn lù lù ngồi ở Hội đồng Lý luận Trung ương. Thế có chết dân và hại cho đất nước hay không?
Tại sao Hội đồng Lý luân TW không có các nhà nghiên cứu trẻ được đào tạo chu đáo ở Mỹ, Úc, Sing, Ca, và Anh?
Thì cái tên Hội đồng Lý luận là đủ hiểu rồi. Họ chỉ biết lý luận sách vở thôi, mà lý luận lại cũ rích, công thức, khuôn mẫu, hình thức, giáo điều, khô cứng.
XóaPhải thành lập thêm Hộ đồng Hành động Thực tiễn để cãi nhau với Hội đống lý luận, mới cải tổ được!
/Đó là “Đuôi to hơn đầu”, sinh ra nghịch lý/
Trả lờiXóa> Bác Bồng viết chính xác, đuôi to mới "Vĩ đại"!
Công nhận: Đảng ta vĩ đại thật!
Kinh tế thị trường -định hướng XHCN" - Một cỗ xe hai con ngựa kéo ngược chiều hai phía, bị phá banh xe là cái chắc! Làm hai kiểu nghịch lý cùng lúc như thế, 'cái xe' không bị xé nát mới lạ!
Trả lờiXóaEm trách bác Bồng lại khéo đưa 1 trong những vấn đề nóng nhất hiện nay: Đảng (là mấy thằng cha đầu đảng thôi) vẫn kiên định là định hướng XHCN với KTNN là chủ đạo, KTTN là quan trọng mà không phải là: định hướng XHCN với mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng như nhau trước pháp luật, trong đó KTTN là động lực chính, KTNN là quan trọng.
Trả lờiXóaEm nghĩ chỉ tại dân ta chịu ngu chung lâu quá, lại bị cấm đoán tự do ngôn luận, tại các hội thảo của hội đồng lý luận trung ương, rồi viện hàm lâm KHXH nhân văn có lẽ các bài tham luận của các vị là do mấy ông đầu đảng chỉ đạo viết, thiếu những bài của những học giả chân chính trưởng thành từ thực tế với đầu óc suy nghĩ độc lập không bị ai chỉ đạo lên cướp diễn đàn tranh luận phản bác lại những thứ giáo điều cũ rích, phản ánh tâm tư nguyện vọng của đại đa số tầng lớp nhân dân: xóa bỏ điều 4 hiến pháp, bỏ đất đai là sở hữu toàn dân, bỏ KTNN là chủ đạo, phải coi KTTN là động lực phát triển KT. Nước nhà còn thiếu tiếng nói vì nhân dân như thế.
Trang của bác Bồng và của TS Nguyễn Xuân Diện phải nói là hay, chất lượng, càng đọc càng thích. Xin like một phát để cảm ơn hai chủ trang đã cho chúng ta một sân chơi nghiêm túc và trí tuệ.
Trả lờiXóaNGUYỄN VĂN LINH: « Chu nghĩa xã hội miền Bắc như cái con c...» ...trích trong Den cu của TRAN ĐỈNH
Trả lờiXóaND 20.18 nhận xét rất chuẩn . xong phải thêm nữa là : toàn tinh thần trách nhiệm yêu nước thương dân .
Trả lờiXóaKhi mà mô hình "Chủ nghĩa Xã hội" cáo chung, thì những người được đào tạo từ cái nôi của "Chủ nghĩa Xã hội" ở VN bắt đầu "modify" thành "NKTTTĐHXHCN" (chắc là muốn ...qua mặt Kark Mark và các "nhà CNXH" hậu sinh khác) để rồi sau 1/4 thế kỷ đưa nền KTVN ra khỏi đất nước có ...thu nhập thấp.
Trả lờiXóaHãy chờ đến khi nền KTTTXH hay nền KTTTTD sụp đổ, để các "đỉnh cao trí tuệ" của VN tiếp tục ...sáng tạo ra một mô thức mới, dẫn dắt con dân nước Việt thêm mấy chục năm nữa để đưa KTVN vượt khỏi "bẫy" TNTB!
Lý nghịch!
Trả lờiXóaĐúng là Đại tá Bùi Văn Bồng có cách nghĩ và lối viết cụ thể, hình tượng và dễ hiểu. Với tiêu đề ngắn gọn và bập bênh: "Nghịch lý ‘ĐI TÌM ĐỊNH HƯỚNG’ đã cho ta thấy, cái không có thực. Bởi cái "lý nghịch" nay từ đầu!
Thứ nhất, khi nói tới "làm ăn" phải hướng tơi (định hướng) âm no, hạnh phuc, giầu có và phát triển. Vì thế, kinh tế thị trường là tự do làm và tự do trao đổi, thuận mua, vừa bán. Thế mà gắn thêm cái đuôi "định hướng XHCN" là "lý nghịch" hoàn toàn.
Thứ hai, kể cũng lạ, những người lãnh đạo VN ai cũng có học hàm, học vị rất oách; xem lý lịch trích ngang thấy ai cũng được đào tạo cơ bản và có hệ thống ở các trường chuyên nghiệp, trường đảng-hành chính-quốc phòng, nhưng trình độ (kiến thức và ý thức) không hơn người dân lao động. Bởi lẽ, dân tôi còn nhận biết được những chính sách và mô hình tổ chức kinh do đảng cộng sản đề ra và thực thi trong xã hội VN đều thất bại. Đó là cải cách ruộng đất, phong trào HTX, mậu dịch quốc doanh, nông lâm trường quốc doanh, liên hiệp các xí nghiệp nông-công nghiệp, tổng công ty 90 và 91, tập đoàn kinh tế và nay là công nghiepj hóa-hiện đại hóa...đều mất tiêu không để lại dấu tích.
Thứ ba,về "Nghịch lý đi tìm định hướng" là "lý nghịch", là lý luận nghịch với thực tế làm ăn của dân chúng. Kinh tế thị trường định hướng XHCN là ý muốn quản lý của nhà nước. Nhưng thực tế vừa qua là thất bại. Chính cái định hướng này là ô dù cho tham nhũng, lợi ích nhóm đục khoét tài nguyền, tài sản, tiền của nhân dân.
Đã đến lúc. phát triển kinh tế là dân chủ và tự do làm ăn. Công cụ quản lý quan trọng và hiệu quả nhất là nộp thuế. Trừ những ngành nghề quan trọng, do nhà nước quản lý, còn lại những gì không cấm là người dân được tự do làm ăn.
Phấn đấu là như vậy! Tư do làm ăn và nộp thuế đầy đủ!