BÌNH LUẬN BÀI VIẾT TRÊN BBC VỀ DỰ ÁN LẤN SÔNG ĐỒNG NAI
* Ts. TÔ
VĂN TRƯỜNG
Đánh giá nhận
xét về dự án lấn sông Đồng Nai là tùy thuộc vào nhận thức và góc nhìn của mỗi
người, cần phải tôn trọng các ý kiến phản biện đa chiều và “đối thoại” để làm
rõ các vấn đề cùng quan tâm.
Sông
Đồng Nai, trong những năm gần đây đang bị “âm thầm” xâm lấn. Nhiều nhà hàng,
quán xá đang dần dà gặm nhấm dọc sông theo phương thức “cứt trâu để lâu hóa
bùn”. Về tổng thể, sông Đồng Nai chưa được bảo vệ, quy hoạch và quan tâm đúng mức.
Việc khai thác cát, đá khá nhôn nhịp, nhiều khu đất ven sông trước kia là bãi
ngập nước, nay đã thành quán xá, nhà xưởng. Dự án “Lấn sông Đồng Nai” gây bức
xúc dư luận vừa qua chỉ là “giọt nước tràn ly” mà thôi.
Một số tờ báo trong nước như Người lao động, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Tuan VN-
VNN, Một thế giới, Thời báo kinh tế Saigon vv…thường phản ánh ý kiến đa chiều của
đọc giả về các vấn đề thời sự mà người dân quan tâm. Mới đây, BBC
đăng ý kiến của tôi về dự án bô xit Tây Nguyên, họ cũng lấy nguồn từ báo Tuổi
Trẻ.
Đọc bài báo
của tác giả Châu Tấn Phát :”Lấp, lấn hay nắn sông Đồng Nai” đăng trên BBC được mở đầu rất “ấn tượng” với người đọc: ” Một khu đô thị mới khang trang, thơ mộng dọc
dòng sông hiền hòa, không dây điện chằng chịt, không ngập nước. Một bờ kè thẳng
thớm, xanh, sạch, đẹp, kiên cố chống xói lở lưng đường cong của dòng sông vào
những mùa mưa lũ. Một cơ hội tăng việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân khu vực
trong hiện tại và tương lai, thúc đẩy, phát triển kinh tế xã hội, tăng nguồn
thuế phí lâu dài cho đất nước...
Còn nhiều lợi ích hơn nữa của Dự án cải tạo và
phát triển đô thị ven sông Đồng Nai - The Pegasus Riverside của Công ty Cổ Phần
Đầu Tư – Kiến Trúc – Xây Dựng Toàn Thịnh Phát mang lại, nhưng đang trên đà chết
yểu bởi sự phản ứng của nhiều tầng lớp trong xã hội kèm hỗ trợ của báo chí, với
những lý do viển vông, những lập luận lấp lửng mà không có cơ sở khoa học xác đáng
nào.” vv...
Đọc kỹ toàn bộ bài báo, tôi rất ngạc nhiên về
nhận thức và lập luận của tác
gỉa.
1.Tác giả Châu Tấn Phát phê phán sự phản ứng của nhiều tầng lớp
trong xã hội đối với việc lấp sông Đồng Nai là dựa trên "những lý do viển vông, những lập luận lấp lửng mà không có cơ sở
khoa học xác đáng nào” . Người dân có quyền hỏi tác giả có biết rằng những
nghiên cứu được chủ đầu tư cho thực hiện để chứng minh rằng việc lấp sông sẽ
không gây tác động đáng kể tới môi trường chưa được thực hiện một cách đủ tin
cậy hay không?
Trách nhiệm
của chủ đầu tư là phải đưa ra các giải trình có cơ sở khoa học để thuyết phục
người dân chứ không nên hỏi ngược lại cơ sở khoa học nào để người dân phản bác
dự án của mình. Đơn giản: dân không tin thì họ có quyền không đồng ý. Mặt khác,
nhiều bài phản biện của chuyên gia đã chỉ rõ những cái sai của dự án về mặt
khoa học kỹ thuật và môi trường, không biết tác giả đọc chưa và đọc có hiểu về
bài toán thủy lực và luận cứ khoa học về đánh giá tác động môi trường và đáng
kể hơn là việc vi phạm các nguyên tắc về thiết lập dự án đầu tư.?
2.Tác giả cho rằng "dự án
The Pegasus River đựợc xây dựng trên phần diện tích
xói lở với mục đích nắn lại dòng chảy sông Đồng Nai thẳng hơn, trả lại phần đất
bị xói lở lũy kế của nhiều năm trước đây" .
Ít nhất ảnh
vệ tinh từ 2002 tới nay cho thấy khúc sông này hầu như không thay đổi. Nếu cứ
lấy cớ trước đây sông bị lở để mà có thể lấp lại thì chắc phải lấp hết sông Đồng
Nai luôn hay sao? Vì khởi thủy thì làm gì có sông trên trái đất này.
Cần nhớ rằng không như con đường trên bộ, khi ta cần tránh một cái
gì đó mà nắn cong con đường và cho nó là “cong mềm mại” thì dòng người vẫn cứ đi theo con đường đã nắn.
Nhưng đối với dòng sông, hoàn toàn khác với đất liền, dòng chảy tự nhiên nếu ta
nắn lại thì thượng và hạ lưu đều bị ảnh hưởng.
Dòng chảy trong sông vốn là dòng không đều, không ổn định, nơi mặt
cắt thu hẹp thì tốc độ dòng chảy lớn hơn nơi mặt cắt rộng, những nơi đó dưới
lòng sông thường có địa chất chịu bào xói lớn hơn. Nơi có cầu, mặt cắt có thu
hẹp thì mố cầu đã được gia cố bằng bê tong cốt thép.
Dòng sông có quy luật của nó, nếu ta can thiệp mà không xét được
toàn diện sẽ có tác dụng ngược lại. Những đoạn sông cong bị lở thì dòng chảy
thúc sang bờ bên đối diện và bồi lắng bùn cát ở đó, những đoạn mặt cắt bị thu
hẹp sẽ ảnh hưởng tới thượng hạ lưu đoạn đó.
3. Tác giả viết "Trên
dòng sông Đồng Nai đã tồn tại hàng loạt công trình thủy điện đã và đang xây
dựng, việc ngăn dòng, xả lũ gây lụt khi triều cường, hủy hoại tài nguyên rừng,
thay đổi môi trường sinh thái, dòng chảy, ảnh hưởng tài nguyên nước gấp rất
nhiều lần so với dự án trên"
Đây cũng là 1 kiểu ngụy biện theo kiểu anh làm bậy lớn thì cũng
phải cho tôi làm bậy nhỏ. Chưa kể là căn cứ vào đâu mà tác giả dám mạnh miệng
phê phán các công trình thủy điện trên sông Đồng Nai.?
Hệ thống thủy điện trên sông Đồng Nai đã được chứng minh mục đích
đa mục tiêu trong luận chứng khoa học kỹ thuật và thực tế. Ngoại trừ dự án thủy
điện Đồng Nai 6 và 6A không đủ luận cứ thuyết phục đã đưa ra khỏi quy hoạch.
Khái niệm xả lũ lúc triều cường cần được hiều cho đúng về góc độ
chuyên môn. Hồ chứa có tác dụng điều tiết lũ, trữ lũ trong phần dung tích của
hồ chứa với mục đích làm giảm lưu lượng lũ xuống hạ lưu, chủ động xả lũ xuống hạ
lưu và tránh lúc triều cường trừ trường hợp cấp bách. Trong trường hợp cấp bách
xả lũ để bảo đảm an toàn cho công trình, khi đó nếu không xả lũ sẽ vỡ đập, nhưng
ngay lúc đó lưu lượng lũ qua hồ chứa cũng đã giảm nhỏ so với trạng thái tự
nhiên ( nếu không có hồ, lũ còn lớn hơn ). Đây là bài toán dự báo, và quy trình
vận hành hồ chứa cần nâng cao độ chính xác để khi bất đắc dĩ phải xả lũ cấp
bách, thông báo sớm cho vùng hạ du để chủ động
ứng phó.
Thượng lưu tuy có hồ chứa, một lượng bùn cát nhất định lắng đọng
trong hồ, cũng vì lý do đó để giảm bớt lượng bùn cát lắng đọng trong hồ người
ta thường thiết kế cống xả cát, lợi dụng xả lũ để xả cát.
Con sông, cũng như vườn hoa. Nếu có 1 người vặt 1 bông thì đó vẫn
là vườn hoa. Nhưng nếu ai cũng nghĩ rằng mình vặt có 1 bông, chẳng có thể làm
hỏng vườn hoa thì sẽ đâu còn là vườn hoa nữa. Nếu ai cũng nghĩ tôi chỉ san lấp
có một chút, sẽ chẳng hề hấn gì và các tỉnh ven sông đều san lấp thì liệu sẽ
còn sông Đồng Nai?
4. Một dự án tác động vào con sông
không chỉ ảnh hưởng tại chỗ, trước mắt mà còn ảnh hương toàn cục, lâu dài. Khi
dòng nước chảy trong máng thẳng cũng vẫn có lực tác dụng vào bờ ( ảnh hưởng của
chuyển động quay của trái đất ) tất nhiên nó khác và nhỏ hơn khi chảy trong
máng cong vv...
5.
Với bài toán lấn sông Đồng Nai người ta chưa hình dung hết những thay đổi dù
nhỏ nhưng tích tụ theo thời gian, chẳng hạn như vấn đề xói lan truyền. Ngay cả
các trường hợp đã được tính toán bằng mô hình thủy lực trong báo cáo của tư vấn
cũng mới chỉ mô phỏng có 4 ngày rồi kết
luận dòng chảy ít thay đổi trong 4 ngày đó mà thôi. Cù Lao Phố là một trong
những khu vực chắc chắn sẽ bị xói lở mạnh như cảnh báo của các nhà khoa học.
Cần
lưu ý rằng mọi quá trình, hiện tượng tự nhiên và xã hội đều tiệm cận tới một
trạng thái cân bằng động. Khi trạng thái cân bằng bị phá vỡ thì một trạng thái
mới sẽ dần hình thành, chỉ có điều quá trình hình thành trạng thái mới lâu hay
chóng tùy thuộc vào các yếu tố chi phối quá trình.
Nhìn vào thực tế, khi triều lên, nước triều từ cửa sông truyền sâu
và trong sông, gặp mặt cắt thu hẹp nó sẽ dềnh nước lên khiến mực nước phía cửa
sông dâng cao, lúc đó TP. HCM sẽ chịu ảnh hưởng cả đô thị lẫn nông thôn.
Khi đang viết
đến đoạn này, tôi nhận được comment của
nhà khoa học trẻ rất xác đáng về bài báo
nói trên, để khách quan, nên ghi lại để chia sẻ với bạn đọc :
"Dự
án The Pegasus River đựợc xây dựng trên phần diện tích xói lở với mục đích nắn
lại dòng chảy sông Đồng Nai thẳng hơn, trả lại phần đất bị xói lở lũy kế của
nhiều năm trước đây do tác động của hướng dòng chảy đâm thẳng vào phần đất dự
án và bồi đắp phía nên bờ đối diện".
Căn cứ vào đâu
tác giả nói phần diện tích xói lở lũy kế nhiều năm? Có cơ sở dữ liệu về địa
hình, bản đồ, diễn biến địa chất, hình thái lòng sông không?
"Tiết
diện thoát nước dòng sông tại vị trí dự án sau khi xây dựng vẫn còn lớn hơn nhiều
so với tiết diện khống chế hai đầu bởi hai cây cầu vĩnh cửu (tồn tại trên 100 năm)
là cầu Hóa An và cầu Đồng Nai. Chiều rộng dòng sông tại vị trí sau khi đã san lấp
thực hiện dự án lớn hơn 650m so với chiều rộng bình quân hạ lưu cầu Hóa An là
500m."
Nếu nói như
tác giả tất cả các sông đều nên đưa về một tiết diện chung? Hoặc co hẹp lại? Điều
này không đúng, không có cơ sở khoa học, cũng không có kiến thức về chỉnh trị
sông. Tất cả các dòng sông đều tự điều chỉnh về độ cong, độ mở rộng, bồi, xói
theo quy luật của nó nếu không có sự can thiệp của con người. Sự điều chỉnh đó
nó tự tuân theo các quy luật về dòng chảy, địa chất, và các chướng ngại vật
trên đường nó đi. Con người điều chỉnh nó chẳng qua là vì muốn theo những mục đích
của mình (như gây bồi, điều chỉnh để tạo lạch sâu,....). Khu vực dự án được mở
rộng từ nhiều năm nay và vì sao nó mở rộng đến nay vẫn chưa có đủ các luận cứ
khoa học để đánh giá, nhưng rõ ràng ta thấy nó chịu một áp lực tác động phải điều
chỉnh về dòng chảy nên mới thúc vào bờ tả nhiều đến như vậy, và nó mở rộng hơn
từ nhiều năm rồi. Do vậy việc co hẹp lại nó sẽ điều chỉnh tiếp và nguy cơ bị
tác động của hạ lưu (cù Lao Phố, công trình cầu, kè...) là khó tránh khỏi.
" Nếu cho rằng san lấp phần lưng đường cong
dòng sông để làm dự án sẽ thu nhỏ tiết diện dòng chảy hiện tại và gây giảm khả
năng thoát lũ, gây ngập lụt thì thực tế là ngược lại.”
Nên hiểu diễn
biến lòng sông là quá trình vận động tự điều chỉnh để đạt tới trạng thái cân bằng
giữa ba yếu tố: vận tốc hướng dòng nước, bùn cát và lòng sông. Khi thay đổi hướng
chuyển động và vận tốc của dòng nước thì cũng thay đổi sự vận chuyển của bùn
cát, hệ quả sẽ tạo thành lòng sông mới có tiết diện ngang mới. "
“Một thực tế
rõ ràng dòng chảy lũ qua máng (thẳng) khác
với vào cái chậu, bể. Với một lưu lượng lũ lớn nếu không xét ảnh hưởng của
địa hình, địa vật rõ ràng áp lực nước, vận tốc lớn, chiều cao cột nước lớn qua
kênh thẳng (B nhỏ) sẽ khác qua sông (B lớn).
Một điều chắc chắn V lớn gây xói lòng, bờ sông, cột nước lớn khó thoát làm ngập
úng. Cái này không cần phải khoa học mà chỉ là thực tế cuộc sống hằng ngày.”
Một điều nữa
"hệ quả tạo lòng sông mới có tiết diện ngang mới" điều này đương
nhiên, tuy nhiên hệ quả đó lại cộng hưởng các hệ quả khác như gây xói lở hạ lưu,
giảm dòng chảy lũ, xâm nhập mặn. Thì hệ quả đó lại tạo thành hậu quả.
“Với lưu lượng nước lũ trên thì thể tích chiếm
chỗ nắn dòng bờ sông của dự án cũng chỉ có tác dụng giảm áp tồn tại tính theo
giây và có thể bỏ qua”.
Đây mới là cảm tính của tác giả,
quên rằng dòng chảy lũ bị ảnh hưởng không hẳn chỉ trong phạm vi lòng sông mà
còn địa vật hai bên. Một lòng sông đủ rộng, địa vật hai bên ít ảnh hưởng lũ
thoát tốt hơn là một lòng sông bị co hẹp và với địa vật (đô thị phát triển) cản
trở thoát lũ, cái này hoàn toàn trong các báo cáo DTM chưa có tính đến.
“Nếu cho rằng dự án thực nghiệm sẽ gây ảnh hưởng
môi trường, tài nguyên nước thì ngược lại. Hàng năm Việt Nam đang phải huy động
nhiều nguồn vốn vay ứng phó biến đổi khí hậu để thực hiện nhiều dự án trong đó
có nắn dòng chảy, kè dọc bờ sông, phòng chống sạt lở bờ sông..”.
Căn cứ vào đâu
tác giả cho rằng ngược lại: Những tác động của dự án đến môi trường và tài nguyên nước có thể tính
toán được qua mô hình toán đăc biệt là vấn đề xâm nhập mặn, môi trường sinh
thái,... Việc VN đang phải huy động vốn để kè, phòng chống sạt lở sông đây là
việc đương nhiên cần phải làm, vấn đề chỉ là làm cứng hay mềm ra sao thôi. (kết
hợp biện pháp công trình và phi công trình) phụ thuộc tầm quan trọng của vị trí cần bảo vệ.
Trước đây,
bùn cát nhiều, dòng chảy duy trì ổn định lòng sông, bờ sông ổn định. Nay, biến đổi
khí hậu như mưa, hạn hán không theo các
quy luật, cộng tác động của công trình thượng nguồn làm thiếu hụt bùn cát, dòng
chảy ít hơn gây đói cát, đói nước nên sạt lở. Do vậy, cần các giải pháp công
trình để hạn chế xói lở, điều chỉnh dòng chảy vào những vùng cần nước như cống
lấy nước,... Mục tiêu để có nước phục vụ nền nông nghiệp, sinh hoạt, các ngành
dùng nước; để giữ lấy đất đai hạn chế mất đất.
“Trên dòng sông Đồng Nai đã tồn tại hàng loạt
công trình thủy điện đã và đang xây dựng, việc ngăn dòng, xả lũ gây lụt khi triều
cường, hủy hoại tài nguyên rừng, thay đổi môi trường sinh thái, dòng chảy, ảnh
hưởng tài nguyên nước gấp rất nhiều lần so với dự án trên. Nên chăng chúng ta
chỉ xét lại mỗi dự án này với mặt trái nho nhỏ để rồi nâng quan điểm, tự kết luận
tác hại lớn, dựa vào những thủ tục hành chính thiếu sót để đánh đổ và bỏ qua mọi
lợi ích khác”.
Ở đây không
thể đánh đồng giữa các dự án. Các dự án trên thượng nguồn đều có những đánh giá
các mặt được và mất, thậm chí phản ứng gay gắt của các nhà chuyên môn như Thủy điện
6, 6A... Những dự án khác chưa có xét hoặc xét rồi mà chưa tới là vì nhiều lý
do trong đó có vấn đề về mức độ ảnh hưởng, lợi ích nhóm, hay báo chí chưa tiếp
cận được, giới khoa học không hay biết.
Dự án nào cũng
có tầm ảnh hưởng riêng, dự án lấn sông tại sao được xem xét, mổ xẻ nhiều qua giới
chuyên môn và báo chí vì cách làm chưa tuân thủ các nguyên tắc, luật chung
trong quản lý điều hành của Nhà nước, chưa xin phép các bên, chưa có những nghiên
cứu khoa hoc đánh giá tác động thuyết phục.
Nói cách
khác, mức ảnh hưởng của nó không phải trong phạm vi quản lý của tỉnh mà nhiều địa
phương khác, trong đó quan trọng hơn là LÒNG DÂN. Dự án nào cũng phải đầu tư dù
ít hay nhiều (Dự án này 3200 tỷ đâu có ít) cũng vẫn luôn cần tuân thủ luật lệ,
nguyên tắc chung. Không thể coi nhỏ (nhỏ như thế nào, có quy định về nhỏ không?
nhỏ mà tác động lớn thì sao?) mà không đánh giá, xem xét kỹ được.
“Với sự biến đổi khí hậu, mực nước biển đang ngày
càng tăng. Tương tự giải pháp chống nhiễm mặn trên diện rộng đồng bằng sông Cửu
Long, việc ngăn dòng làm đập tràn hay giảm tiết diện dòng chảy sông Đồng Nai để
tăng cao độ mực nước cần thiết là điều khó tránh khỏi. Lúc đó có còn nên cân nhắc
“Can thiệp thô bạo” hay không? Và phải làm gì để vì tương lai con cháu và đất nước?”
Tác giả lại
lần nữa đánh đồng giữa các mục tiêu, tính lợi ích kinh tế của các dự án. Dự án
chống xâm nhập mặn của ĐBSCL mà thực tế triển khai là các cống điều tiết mặn là
hết sức cần thiết (cống 2 chiều, vùng nuôi tôm ven biển coi mặn cũng là tài
nguyên) và khi cần vận hành cống kiểm soát mặn ngọt tùy theo nhu cầu phát triển
sản xuất của người dân trong vùng vv...
Lời kết: Khi con người tác động vào tự nhiên,
theo quy luật bao giờ cũng có được và mất. Người ta chỉ thực hiện dự án khi cái
được là lớn nhất và cái mất là ít nhất và có giải pháp giảm thiểu các tác hại.
Dự án lấn sông Đồng Nai vừa không đáp ứng được các yêu cầu về mặt khoa học kỹ
thuật và môi trường, vừa vi phạm luật tài nguyên nước và các thủ
tục, trình tự theo quy định của Nhà nước. VNN có bài viết: “Lấp sông Đồng
Nai phần xương xẩu để cho ai “ đã vạch rõ các bất cập của dự án này.
Cái được của dự án nhỏ bé, cục bộ,
nhưng cái mất thì quá lớn, ảnh hưởng đến bài toán hệ thống quản lý lưu vực sông
cho nên việc dừng dự án lấn sông Đồng Nai là chính đáng, hợp lòng dân.
TVT (Tác giả
gửi BVB)
-----------------
Tác giả Châu Tấn Phát viết trên BBC: "Một khu đô thị mới khang trang, thơ mộng dọc dòng sông hiền hòa, không dây điện chằng chịt, không ngập nước. Một bờ kè thẳng thớm, xanh, sạch, đẹp, kiên cố chống xói lở lưng đường cong của dòng sông vào những mùa mưa lũ. Một cơ hội tăng việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân khu vực trong hiện tại và tương lai, thúc đẩy, phát triển kinh tế xã hội, tăng nguồn thuế phí lâu dài cho đất nước..."
Trả lờiXóa>> He ...he... khi có tiền, người ta tán tỉnh và tưởng tượng hay lắm. Tiên sư thằng tham! Mả cha thằng hám tiền nói liều nói ẩu!
Chúng nó mặt dày mày dạn lắm rồi. Chửi rủa, châm biếm hát hò thơ ca đả kích nhưng mặt chúng cứ trơ ra, không nhận khuyết điểm không chịu sửa sai.
Trả lờiXóaTiền lại quả đã nhân rồi, gửi ngân hàng, mua đô mua vàng rồi...Bây giờ phải trả lại thì gay go quá. Trót đâm lao rồi không thể dừng dự án được nữa rồi
Có lẽ đối với bọ mặt dày này phải dùng súng mới xong.
Đọc bài của Châu Tấn Phát biết ngay nếu không phải là người liên quan đến chủ đầu tư thì cũng là dư luận viên lý luận tầm phào bị tác gỉa Tô Văn Trường phân tích thấu tình đạt lý không thể chối cãi.
Trả lờiXóaMột gã thầy bói mù vì muốn có ít tiền sẽ nói loạn xa, lung tung, nhảm nhí - nhu Châu Tấn Phát!
Trả lờiXóaNhận xét của Châu Tấn Phát không thể ngửi được. Cám ơn BVB đã đăng bài viết rất công phu này nhưng nói thật hơi phí công sức nói với loại người này làm gì cho tốn hơi, mất thời gian.
Trả lờiXóaĐoạn trên của bài viết này đã rõ ràng minh bạch, rất thuyết phục nhưng đoạn dưới nói về ý kiến của nhà khoa học trẻ không biết có đúng không hay là lối chơi chữ ẩn dụ của tác gỉa cho thêm phần phong phú. ? Nếu đó là ý kiến của nhà khoa học trẻ thì thật đáng quý vì "tre già măng moc"
Trả lờiXóaLỗi về kỹ thuật của dự án một phần nhưng lỗi nặng hơn là chánh quyền tỉnh Đồng Nai và chủ đầu tư không thuộc luật và các quy chế của dự án đầu tư đụng vào lòng sông. Sai thì cố mà sửa , còn cãi chày cãi cối chỉ để thiên hạ phỉ nhổ .
Trả lờiXóaHãy theo dõi đến cùng đừng để kiểu phạt cho tồn tại.
Trả lờiXóaTrên sông Đồng Nai nhiều nơi cũng lấn dòng nhưng ở quy mô nhỏ chứng tỏ công tác kiểm soát chưa nghiêm. Dự án lấn sông Đồng Nai ở Biên Hòa thấy rõ mùi tiền vì chủ yếu lấp sông làm nền nhà bán lấy tiến không phải đền bù. Chắc chắn nhiều vị được hưởng lợi từ dự án dù biện minh bằng bất cứ cách nào đi nữa nhưng làm thu hẹp mặt cắt ngang sông thì nguời không có học cũng hiểu dòng chảy sẽ thay đổi tác động đến các nơi khác. Vấn đề là xử lý để làm gương cho loạn sứ quân hiện nay.
Trả lờiXóaChâu Tấn Phát nghe tên quen quen hình như gần với cái tên của diễn viên Hồng kông. Bài viết của Phát như người mộng du trách cứ người dân, nhà khoa học, nhà báo không ửng hộ dự án hái ra tiền này. Hắn còn sử dụng cụm từ của Thủ tướng "viển vông" nói về tình hữu nghị Việt Trung để phê bình những người không cùng chính kiến. Lập luận lơ mơ, cắt dán lung tung nên bị bóc mẽ đến xấu hổ. Phát ơi là Phát
Trả lờiXóaCứ xoáy vào quy trình lập dự án và các luật tài nguyên nước, luật đường thủy, luật đê điều là đủ điều kiện STOP đự án chưa cần kể những mặt sai lầm về hồ sơ kỹ thuật của dự án này.
Trả lờiXóaTôi đã từng sống ở Biên Hòa DN,tôi cảm nhận 1 điều rằng :chưa có tỉnh nào chó má như ban lãnh đạo tỉnh Đồng Nai,nó đè đầu cưỡi cổ người dân ở đây mà sống tại đây,
Trả lờiXóaMặc cho người dân ở đây kêu than tới tận trời xanh,kêu thì kêu,nó mặc kệ,từ cảnh sát giao thông,thuế vụ,,nó đều ăn hội lộ khét tiếng mà ai cũng biết,chỉ đảng là không biết.
Nó ngăn sông,cấm chợ người dân không có đường thoát như nó ép bà con chợ Sặt,chợ Tân Hiệp.. đang buôn bán yên bình,nó đuổi người ta đi để nó xông vào kiếm chác.
Nói chung cuộc sống người dân sống ở đây,dưới quyền cai trị của nó vô cùng khốn khổ,từ an ninh,buôn bán, làm ăn đi lại.. đều không qua khỏi con mắt của nó.
Miệng nó lúc nào cũng hô hào đảng là trên hết,bác Hồ là trên hết,nhưng cách mà nó cai trị người dân nơi đây thật là vô cùng tàn ác,không lấy dân làm gốc.Chính vì vậy nó làm thì nó làm,mọi ý kiến góp ý của người dân đều bị nó quăng vào sọt rác,người dân biết nó làm sai,nhưng không 1 ai dám hé răng,họ bắt buộc phải im lặng,bởi vì họ đã quen im lặng quá lâu rồi!
Mấy ông tổ trưởng khu phố còn có thể trắng đen lẫn lộn. Chứ từ cấp xã là dơ bẩn rồi! Địa phương nào ở VN hiện nay cũng vậy!
XóaTôi cũng đang sống ở đồng nai lâu nay bị chính quyền đồng nai o ép,chưa dám nói hôm nay có bạn nói ra tôi rất mừng.các bạn tôi,những người có tiền thích tự do đã chuyển qua bình dương sống và họ cảm thấy rất thoải mái nơi đó,tôi cũng định chuyển qua bình dương sống vì chịu hết nổi với chính quyền nơi đây rồi.
XóaÔi chuyện lấn sông Đồng Nai chỉ có 7.7 ha ,đến khi nước lớn dâng lũ lụt sạt lở mặt bên kia sông so với các chuyện khác thì chỉ là cọng lông .
Trả lờiXóaNhư tỉnh Khánh Hoà đã cho phép công ty Vinpearl lấp lấn thu hẹp lại mặt trong của của Vịnh Cam Ranh tới 2540 ha ( Hai triệu rưởi mét vuông ) mới là chuyện lạ .
Dân làm báo ( Từ lấp sông Đồng Nai đến lấp Vịnh Cam Ranh , t/g Khánh Hoà ), để làm khu du lịch và nghĩ dưởng cao cấp .
Thử nghĩ 1 công ty VN tiền bạc cỡ nào mà lấp biển tới 2540 ha , rồi khu nghĩ dưởng cho ai tới du lịch , sao không chọn biết bao địa điểm thuận lợi mà nhè 1 căn cứ hải quân đắt địa vào loại bật nhất thế giới lại khai thác ngay nơi đó .
Đa phần bàn tay sau bức màn là do người lạ thò tay vào . Nếu người lạ ký giấy phép ở đó rồi thì khó mà rút lại . Mà người lạ nằm chình ình ở đó rồi thì Mỹ , Nga có vào cũng bị phá hôi chịu không nổi cũng phải cuốn gói đi chổ khác chơi .
Chuyện lâu nay mà tổ tiên VN , ngay cã quỉ , thần cũng phải nhăn mặt kó chịu là ai đó cho hút cát dọc bãi biển VN để lấp lên mặt trên của nhóm đảo TS tân tạo thì chẳng ai biết tới , chắc bán với giá rất hữu nghị .
http://rbomtm.blogspot.fr : VN xúc đất bán cho TQ xây đảo .
BBC khôn ngoan lắm đăng bài của Châu Tấn Phát nhưng đề rõ đây là ý kiến riêng của tác giả gửi từ Saigon có nghĩa là ban biên tập không chịu trách nhiệm về nội dung hay nói cách khác họ không có chuyên gia để thẩm định đúng sai về chuyên môn của dự án lấn sông Đồng Nai. Tôi rất thích đọc bài phản biện có góc nhìn riêng của Châu Tán Phát , đọc xông thì ối với lãnh đạo tỉnh Đông Nai và chủ đầu tư chắc hả hê khi có bài báo này trên BBC. Chờ mãi không thấy báo nào đăng phản hồi của chuyên gia am hiểu lĩnh vực này, Hôm nay được đọc bài bình luận trên blog của đại tá BVB, như mở lòng , thấy thanh thản vì lập luận rất khoa học, thực tế, rõ ràng, sòng phẳng phải kiên quyết dừng hẳn dự án mất lòng dân này. Cám ơn đại tá
Trả lờiXóaĐọc ý kiến của nặc danh 00:52 của bạn đang sống ở Biên Hòa càng xót xa tủi hổ cho dất nước có chính quyền địa phương hành xử như thế mà cứ nói của dân do dân vì dân. Trước đây tỉnh Đông Nai cùng với Bình Dương, Hà Tĩnh nổi lọan sau vụ "tự phát " phá phách của nhiều nhóm người liên quan đên sự kiện Trung Quốc ở biển Đông chẳng có vị lãnh đạo nào ở địa phương chịu kỷ luật hay mất chức thì vụ lấn sông Đồng Nai chỉ cần đưa chủ đầu tư là công ty ra làm Lê Lai cứu chúa là xong.
Trả lờiXóaKhai thác cát trên sông không theo quy hoạch chỉ lợi ích cho số người nhưng nhiều khu vực khác phải hứng chịu hậu quả vì bài toán cân bằng theo quy luật của tự nhiên của dòng chảy. Cù Lao Phố rồi sẽ ra sao nếu thêm dự án lấn sông Đồng Nai này, nghĩ đến nhóm lợi ích của tỉnh Đồng Nai mà hãi vì bất chấp hậu quả, rên xiết của dân chúng và cảnh báo của giới chuyên môn. Bộ TNMT, Bộ NNPTNT , Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai phải chịu trách nhiệm liên đới nếu không dừng được dự án này. Chính phủ cũng đau đầu với thời lọan 63 xứ quân mạnh ai nấy làm khai thác kiệt quệ tài nguyên nước, đất, rừng, khoáng sản. Vai trò của Quốc hội cử đoàn đến khảo sát trấn an dư luận chẳng thấy kết luận cụ thể như thế nào ? Đoàn đại biểu QH của tỉnh Đồng nai chắc đang ngậm hột thị. Ăn hại tiền thuế của dân!
Trả lờiXóaBác Bùi Văn Bồng ơi, trên blog bô xit VN cũng đăng bài này của tác gỉa Tô Văn Trường nhưng có minh họa hình ảnh :"Nếu họ quyết lấp sông Đồng Nai thì Hà Bá tôi nên rời đi...lên sông Sài gòn hoặc ra Huế nơi có sông Hương êm đềm". Thực ra các nơi cũng đang thi nhau "xẻ thịt" dòng sông nhưng không đâu trắng trợn, lộ liễu bất chấp công luận và luật pháp như Biên Hòa. Dân ta nhờ mạng intenet kịp thời vạch trần các thủ đoạn lấp liếm hại dân này. Tôi thích đọc các bài của TVT và Minh Diện trên blog của bác Bồng nhưng lâu nay không thấy MD post bài nhỉ?
Trả lờiXóaCàng đọc càng buồn về hiện trạng của đất nước nhưng cũng an ủi phần nào khi thấy giới trí thức và nhân dân vẫn còn quan tâm đến vận nước. .
Trả lờiXóaTôi cũng chỉ là một người dân bình thường như mọi công dân khác , nhưng chúng tôi đều biết rằng sự tác động của con người vào thiên nhiên ít nhiều đều đem đến những bất lợi cho chính chúng ta ( có thể sảy ra ngay tức khắc hoặc có thể là sau này ) , có thể là không đáng kể và cũng có thể là những thảm họa ! Rất nhiều người đều thấy rõ điều này chứ không cứ phải là những nhà khoa học . Cách đây mấy năm chính phủ Việt nam đã phải " cầu xin " nước bạn Lào dừng dự án xây dựng công trình thủy điện tại thượng nguồn sông Mê-kong với lý do là : sẽ gây tai họa cho chúng ta , Quốc gia ở hạ nguồn con sông này ...! Vậy việc chính quyền tỉnh Đồng nai cho phép các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lấp sông Đồng nai ( dù chỉ là lấp dọc sông ) để lấy mặt bằng kinh doanh với những luận điệu " ru ngủ " dân chúng nào là phục vụ nhu cầu này nhu cầu kia ... thì tất cả đều là những quyết định thiếu hiểu biết nếu không nói là ngu xuẩn theo kiểu " chỉ biết đời ta , kệ cha chúng nó " ! Tôi thì lại nghĩ rằng những vị lãnh đạo chính quyền tỉnh Đồng nai ( hoặc ở những tỉnh khác nữa ) không đến nỗi " ngớ ngẩn , lú lẫn " đến mức như vậy mà cái chính là : TIỀN ( không phải tiền dành cho dân đâu , mà là dành cho những người có quyền ký vào những quyết định " sinh lời " đó ) . Đây là một dạng của " nhóm lợi ích " đang phá nát cái môi trường sống , cái quốc gia này ! Lấp sông một cách thô bạo như vậy mà lại ngụy biện là không ảnh hưởng gì tới môi trường , tới dòng chảy tự nhiên của một dòng sông và lại còn lý luận kiểu " chí Phèo " : tỉnh tôi thì tôi lấp , chẳng ảnh hưởng và cũng chẳng quan tâm đến tỉnh khác ( hạ nguồn ) ! Còn với nhân vật có cái tên Châu tấn Phát có bài viết đăng trên BBC với giọng điệu ca ngợi công trình lấp sông " ngu xuẩn " đó thì tôi có thể hiểu chắc chắn rằng : nếu là nhà báo thì thằng này một kẻ " bồi bút " đã được tỉnh Đồng nai và cả cái doanh nghiệp " chết tiệt " ấy " trám miệng " , nhưng nếu nó là một nhà khoa học thì đây đúng là " nhà khoa học giả cầy " chuyên ăn bám vào các dự án kiểu " coi trời bằng vung " ! Không lẽ cái dự án này vẫn ngang nhiên thực hiện , bất chấp mọi sự can gián của các nhà khoa học tử tế ? các bộ KH - CN , TN - MT ... các vị đang ở đâu ???
Trả lờiXóaBình luận của nặc danh 09:36 ngày 13/4 chuẩn không cần chỉnh.
Trả lờiXóaKhông những phải dừng ngay dự án lấp sông mà còn phải móc hết đất đã đã đổ xuống sông, phụ hồi lại nguyên trạng. Bí thư, chủ tịc Đồng Ani phải chịu trách nhiệm về việc này. Tố nhất là hai ông nên từ chức, nếu không dân Đòng Nai biểu tình đòi các ông phải từ chức. Sông nước là cuộc sống của dân, không chỉ dân đồng Nai mà của hàng chụ triệu người sốn trên lưu vực sông Đồng Nai. Lấn sốn với bất kỳ lý do gì cũng là hủy diệt môi trường, hủy diệt sự sống. Cái cây bị bức tử dân đã thấy đau, dòng sông bị bức tử thì dân phải khóc muôn đời.
Trả lờiXóaChủ tich UBND, Bí thư tỉnh ủy Đồng Nai hãy từ chức đi, mọi lý lẽ của các ông chúng tôi đã đọc, đã nghe, và đều không thể chấp nhận được. Hãy để cho những người đặt lợi ích công công, lợi ích của nhân dân lên trên hết ngồi vào ghế các ông đang ngồi. Đừng lo là Đồng Nai không có người thay thế các ông, mà có nhiều người tài đức có thể thay thế và làm tốt hơn các ông nhiều.
Báo chí thông tin Thủ tướng yêu cần báo cáo dự án lấn ông Đồng Nai có lẽ nhờ phản biện xã hội và sự quan tâm của cấp trên nên dự án dừng lại theo nguyện vọng của chủ đầu tư. Nói thế cho đỡ bẽ mặt chính quyền tỉnh Đồng Nai. Nhưng lạ không thấy kiểm điểm trách nhiệm xử lý tham mưu và người ký quyết định phê duyệt dự án này nhỉ
Trả lờiXóaTra trên Google cũng không biết Châu Tấn Phát là ai cả? Phí hơi tranh luận với kẻ không địa chỉ chăc chỉ đi đánh thuê nhưng thiều trình.
Trả lờiXóaThế, có lót "Tấn" là hãi hùng rồi!
XóaCông bộc & Sự tàn phá !
Trả lờiXóa1. Các quốc gia trên thế giới, công chức (quan chức) có đủ kiến thức và ý thức về bảo tồn, tôn tạo, phát triển Tự nhiên và Xã hội hiện có (không phân biệt lịch sử hình thành). Ngược lại, Công bộc (quan chức) Việt Nam trình độ hiểu biết Tự nhiên và Xã hội rất thấp nhưng lại tham ăn và ham lấy của thiên hạ, về kiến thức và ý thức lưu giữ, bảo tồn, tôn tạo cảnh quan và môi trường sống cực kém. Thái độ và tâm lý công bộc lơ là việc công, "mọi người" sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi. Dó đó, thấy lợi sẵn sàng nhận tiền ký liều và nói càn, như Chủ tịch và Bí thư Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh, Quảng Bình và sự kiện lấp sông Đồng Nai. Buồn cho dân tộc ta quá nhu mỳ và tin bọn công bộc nhận lương từ tiền thuế của nhân dân quay sang ăn tàn phá hoại đất nước và tài sản nhân dân! Cho đến hôm nay, có thể khẳng định là Công bộc Việt Nam thuộc loại sâu Tàn Phá Tự nhiên và Xã hội Việt Nam (Rừng núi trọc lốc, sông cạn, suối khô, bán rừng, bán mỏ, cướp đất của dân xay dựng chung cư, biệt thự bỏ hoang...) ở đâu cũng thấy!
2. Rất lấy làm lạ, việc lấp sông Đồng Nại là việc lớn và hệ trọng, nhân dân có ý kiến, nhưng các quan chức các bộ và Trung ương im re. Cái gì đây? Trong khi đó, nội dung bài của Châu Tấn Phát có ý phê phán và thóa mạ sự phản ứng của nhiều tầng lớp trong xã hội Việt Nam đối với việc lấp sông Đồng Nai; không những thế, Châu Tấn Phát còn mạnh mồm cho là "những lý do viển vông, những lập luận lấp lửng mà không có cơ sở khoa học xác đáng nào”. Cũng không ai lên tiếng. Thật là buồn và thất vọng!
Châu Tấn Phát là ai, nhân danh ai ? Mà ăn nói hàm hồ dzây ?. Tại sao 845 tờ báo (hình, nói, viết, điện tử), ông Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và đội ngũ Dư Luận Viên không họp báo lên tiếng. Xem ra tất cả đã được Công ty Cổ Phần Đầu Tư – Kiến Trúc – Xây Dựng Toàn Thịnh Phát thăm hỏi làm quen. Nên im re, để cho một kẻ như Châu Tấn Phát thóa mạ ý kiến nhân dân!
Công ty CP Đầu tư-Kiến trúc-Xây dựng tư nhân trá hình để Toàn Thịnh Phát cho "lợi ích nhóm" cá nhân và lãnh đạo tỉnh Đồng Nai (trách nhiệm chính là Bí thư tỉnh ủy và Chủ tịch tỉnh). Công ty nào cũng có cái tên rất kêu và giầu có; Toàn Thịnh Phát, Tân Hiệp Phát,...nhưng bản chất là những Công ty lừa và thông qua đội ngũ công bộc "ăn cướp có giấy phép"để chiếm đất đai, sông ngòi, tài nguyên của nhân dân làm giầu cho cá nhân. Các cụ ngẫm xem!
3. Các đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh Đồng Nai và những người có lương tâm hãy có cùng tiếng nói DỪNG NGAY DỰ ÁN LẤP SÔNG ĐÔNG NAI của Công Ty Toàn Thịnh Phát lại.
4. Dòng sông, dòng suối, đầm phá,hồ ao, thác nước và vực sâu là tự nhiện của táo hóa trái đất hình thành. Con người có kiến thức, hiểu biết phải thuận theo qui luật tư nhiên mà lưu giữ, bảo tồn, tộn tạo khai thác tự nhiên phục vụ cuộc sông con người. Ngược lại nếu con người ngạo mạn đối xử thô bạo với tự nhiên (lấp sông, hồ ao...) thì đến lượt tự nhiên sẽ tàn phá lại cuộc sống con người. Thuyết Thiên Địa Nhân (Tam Tài) là như vậy.
Tóm lại, dừng ngay dự án lấp sông Đông Nai của Công ty Toàn Thịnh Phát lại!