Vào chiến
trường Đông Nam
bộ Kim Chi là thành viên trụ cột của Đoàn Văn công giải phóng. Hơn 10 năm sống
trong chiến trường, đối mặt với gian khổ, hy sinh, hàng ngày cận kề với cái
chết, tiếng hát và những vai diễn của Kim Chi đã đồng hành cùng các chiến sĩ
trong cuộc chiến đầy gian khổ, hy sinh và mất mát. Có những lúc Kim Chi tưởng
mình sẽ gục ngã.
Nhưng người đàn bà có ‘tinh thần thép’ từng dám vượt Trường Sơn ấy đã mạnh mẽ và can trường sống để nuôi con, sống để cống hiến, sống để làm việc nên Kim Chi vẫn tham gia đóng khá nhiều phim, Chín Băng Tâm (Biển sáng); Sáu Hiền (Bài ca không quên); Tú Dung (Đằng sau vụ án hồ Con Rùa); vợ Sáu Lèo (Biệt động Sài Gòn); vợ Bảy Xoài ( Những đứa con biệt động Sai Gòn; Má Hai (Đôi cánh đồng tiền);… và nhiều phim vidio…Chị còn làm đạo diễn nhiều phim, viết kịch bản sân khẩu như “Nhảy múa với quỷ” năm 2012, được giải Ba về kịch bản; kịch bản phim “Sống để yêu thương”…Dù không có nhiều vai chính nhưng những vai diễn của Kim Chi ít nhiều đều để lại ấn tượng trong lòng khán giả một thời (BVB).
* * *
… Nghệ sĩ ưu tú Kim Chi, tên đầy đủ là Nguyễn Thị Kim
Chi, sinh ngày 15 tháng 6 năm 1943, tại Rạch Giá ( Kiên Giang).
Thân phụ nghệ sĩ Kim Chi là liệt sĩ chống Pháp, nên
năm 11 tuổi (1954), bà đã tập kết ra
Bắc.
Bà học khóa diễn viên điện ảnh đầu tiên năm 1959-1962.
Năm 1964, bà Kim Chi cùng chồng là đạo diễn Hồng Sến trong đoàn điện ảnh từ Hà Nội vượt Trường Sơn
vào chiến trường. Bà vừa là diễn viên, vừa là M.C của đoàn Văn công “Giải
phóng”.
Năm 1974, NS Kim Chi trở ra Bắc. Năm 1976 bà đi tu
nghiệp đạo diễn Sân khấu ở Bungaria. Năm 1978, về giảng dạy ở trường Sân Khấu
125 Cống Quỳnh TPHCM (Sau sát nhập gọi là Trương Sân Khấu và điện ảnh.) Mãi đến
năm 2011, NS Kim Chi mới được phong NSUT. Bà đã nghỉ hưu từ năm 2000 nhưng vẫn
tham gia sáng tác sân khấu và điện ảnh, thỉnh thoảng đóng phim.
Sau đây, xin mời quý vị theo dõi cuộc trò chuyện của
Phạm Thanh Nghiên với Nghệ sĩ ưu tú Kim Chi (1-2014).
*
- PTN: Trước hết cháu xin cảm ơn Nghệ sĩ ưu tú
Kim Chi đã dành cho cháu, một phóng viên “bất đắc dĩ” buổi phỏng vấn ngày hôm
nay. Câu hỏi đầu tiên, xin cô cho biết cô biết gì về cuộc hải chiến HS cách đây
40 năm?
- NSUT Kim
Chi: Mãi đến những ngày gần đây, qua
email của bạn bè gửi tới tôi mới biết chuyện có bảy mươi tư chiến sĩ Việt Nam Cộng
Hòa đã hy sinh năm 1974 để bảo vệ hải đảo Hoàng Sa. Điều này thật là một tệ hại
đối với kiến thức của tôi. Trong khi đó cách đây ba năm giáo sư Tương Lai đã
chính thức công khai trong buổi mít-tinh tự tổ chức lấy với nhau tại Câu lạc bộ
Phaolô Nguyễn Văn Bình ở đường Nguyễn Thông, Thành phố Hồ Chí Minh.
- PTN: Xin cô cho biết cảm nghĩ của cô đối với
sự hi sinh của 74 người lính hải quân VNCH?
- NSUT Kim
Chi: Tôi vô cùng xúc động, ngưỡng mộ
và biết ơn những người lính VNCH đã anh dũng hy sinh để bảo vệ hải đảo Hoàng Sa
thuộc lãnh thổ VN của chúng ta.
- PTN: Suy nghĩ của cô như thế nào về những
người lính của cả 2 bên chiến tuyến bảo vệ đất nước? Đối với cô, có sự khác
biệt gì không giữa những người lính VNCH như trung tá Ngụy Văn Thà và đồng đội
của ông với những người lính QĐVN đã hy sinh ở chiến trường biên giới
Việt-Trung vào năm 1979 và 1984?
- NSUT Kim
Chi: Với tôi những ai sẵn sàng đem
tính mạng của mình ra để bảo vệ đất nước thì tôi đều coi tất cả là anh hùng.
Người lính VNCH năm xưa hy sinh để bảo vệ biển đảo Hoàng Sa và người lính QĐVN
hy sinh để bảo vệ biên giới phía Bắc đều cao cả. Các anh đều xứng đáng được tôn
vinh.
- PTN: Ngày xưa những người lính VNCH bị gán
với từ “ngụy”, ngày hôm nay cô nghĩ sao về điều ấy?
- NSUT Kim
Chi: "Ngụy quân, ngụy quyền,
lính ngụy". Chính bản thân tôi cũng từng dùng những từ này khi kể chuyện
hoặc khi viết lách mà không hiểu rõ ý nghĩa của từ ấy. Dùng như một thói quen
theo sách báo và các phương tiện truyền thông của CHXHCNVN. Về sau một người
bạn thuộc đàn anh đã giảng cho tôi hiểu từ "ngụy". Tôi thấy xấu hổ về
sự kém hiểu biết của mình và từ đó không bao giờ dám dùng nữa.
- PTN: Cô có nghĩ là nên vinh danh những người
lính VNCH ở trận chiến HS năm 1974 không? Nếu có, cô có sẵn sàng tham gia
không?
- NSUT Kim
Chi: Vinh danh những người lính VNCH
ở trận chiến Hoàng Sa năm 1974 là một việc làm vô cùng ý nghĩa. Nó biểu hiện
lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân và đất nước đối với những người con ưu tú của
Tổ Quốc VN.
Về việc này nhà nước đi sau dân, dẫu muộn mằn nhưng
như vậy là đáp ứng một nguyện vọng đã chín muồi trong lòng nhân dân.
- PTN: Theo cô, có những tương đồng hay khác
biệt gì giữa những người lính ngày xưa hy sinh bảo vệ biển đảo và những công
dân VN ngày nay xuống đường thể hiện lòng yêu nước và phản đối Trung Quốc xâm
lấn HS, TS và Biển Đông?
- NSUT Kim
Chi: Tôi vô cùng ngưỡng mộ những công
dân VN đã xuống đường biểu tình chống lại hành động lấn chiếm biến đông của
Trung Quốc. Những người ấy đã từng bị bắt bớ tù đầy mà vẫn không hề nao núng.
Tôi ngưỡng mộ và kính trọng họ.
- PTN: Bốn mươi năm kể từ ngày 74 chiến sĩ
VNCH hy sinh để bảo vệ biển đảo, ngày hôm nay HS vẫn bị chiếm đóng bởi TQ. Theo
cô cần phải có những hành động, công việc cụ thể gì mà cá nhân cô- một nghệ sĩ
có thể thực hiện hay tham gia góp phần?
- NSUT Kim
Chi: Tôi nghĩ để góp phần thiết thực
vào việc chống TQ bành trướng chính là lên tiếng ủng hộ và bảo vệ những người
dám xuống đường. Tôi muốn viết một kịch bản để ca ngợi những gương hi sinh cao
cả của những người quên cả mạng sống của mình để đòi công lý. Tôi ước mong có
nhiều văn nghệ sĩ mạnh mẽ hơn trong sự bày tỏ chính kiến... Nhưng điều này hình
như không nhiều người đồng tình với suy nghĩ của tôi.
- NSUT Kim
Chi: Chắc chắn vợ chồng tôi sẽ rủ
nhiều bạn bè cùng tham dự ngày lễ tưởng niệm các chiến sĩ VNCH. Một việc làm ý
nghĩa như thế làm sao có thể vắng mặt được.
- PTN: Từ ngàn năm nay, qua bất kỳ thời đại
nào, chế độ nào người dân VN ta đều thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, cô có suy
nghĩ gì về các bạn trẻ khác biệt về chính kiến? Ý cháu đang nhắc đến những bạn
vẫn đang ra sức truyền bá sự thật hiện tại và lịch sử về HS - TS bất chấp khó
khăn, thậm chí tù đầy trong khi nhiều bạn khác luôn muốn chối bỏ sự thật lịch
sử? Tại sao lại có hiện thực này thưa cô?
- NSUT Kim
Chi: Non sông đất nước chúng ta đời
nào cũng dựa vào sức mạnh của tuổi trẻ. Ngàn đời nay đội ngũ ra chiến trận đều
là những chàng trai cô gái. Tuổi trẻ đầy nhiệt huyết và sức lực. Khi người ta
yêu nước thì người ta hành động để bảo vệ đất nước. Nhưng cũng có rất nhiều
người e ngại không muốn dấn thân. Điều đó cũng rất dễ hiểu thôi bởi họ còn
nhiều lo toan cho tương lai cá nhân: tiền tài, danh vọng, địa vị... Thậm chí
những người đó cười chê rằng kẻ dấn thân là ngu dại. Người ta quan niệm rằng
tiền đồ cá nhân là trên hết... Loại người này thường là con nhà giàu có hoặc
con các quan chức. Cái đích mà họ nhắm tới là những chiếc ghế, những tập đoàn
kinh tế giàu sụ.
Cuộc
sống cái tốt và cái xấu lẫn lộn, đó là điều tất yếu.
- PTN: Theo cô, 40 năm sau những thế hệ tương
lai sẽ đánh giá và nghĩ gì về thế hệ ngày hôm nay khi họ cùng chung nhau tổ
chức Kỷ niệm 40 năm hải chiến HS năm 1974?
- NSUT Kim
Chi: Vừa qua đã có kỷ niệm chiến
tranh biên giới Tây Nam ,
như thế là một bước khẳng định trở lại đường lối, và vấn đề hòa giải hòa hợp
dân tộc. Rồi kỷ niệm ngày mà Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa.
Đài truyền hình Đồng Nai đã truyền đi bộ phim "Hải chiến Hoàng Sa" do
Việt Nam Cộng Hòa quay trước 1975.
Đấy là những động thái có ý nghĩa cực kỳ to lớn. Nếu
làm sáng tỏ những điều này ra phải gắn kết vấn đề Dân chủ với động lực lòng yêu
nước chống kẻ thù xâm lược. Khi hai yếu tố này gắn kết lại với nhau, sẽ tạo nên
nguồn động lực rất lớn, không gì có thể ngăn cản được.
Từ
trước đến nay vì sợ mất lòng TQ nên ta đã né tránh sự thật.
Đó là một đường lối sai lầm, không thể chấp nhận được.
Bây giờ nêu gắn Yêu nước với Dân chủ thì không gì hay hơn.
Đã đến lúc phải có một chính sách hòa giải và hòa hợp
dân tộc, mới có thể tạo nên động lực mới để xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh.
Tôi
hy vọng rằng việc tổ chức lễ tưởng niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa 1974 sẽ là
khởi đầu cho sự xóa bỏ những ngăn cách để đi đến sự hòa giải dân tộc vốn đã quá
nhiều khổ đau mất mát. Tôi khát khao một ngày mọi người nắm chặt tay nhau để
kiến tạo đất nước.
- PTN: Cháu xin cảm ơn Nghệ sĩ Ưu tú Kim Chi
đã dành cho cháu buổi trò chuyện ngày hôm nay. Kính chúc cô sức khỏe, bình an
và mong rằng, Dân chủ sẽ hiện diện trên quê hương ta trong một tương lai không
xa. Và Hoàng Sa, Trường Sa sẽ trở về với đất mẹ Việt Nam như mong muốn của cô,
của cháu và của hàng triệu con dân nước Việt.
Phạm Thanh Nghiên (thực hiện)
--------------
Từ "cộng sản" không xấu. Nhưng lũ mang danh "cộng sản" lại quá xấu xa - ăn cắp là chủ yếu, và đàn áp giết chóc những ai muốn có một xã hội minh bạch!
Trả lờiXóaVậy là từ "cộng sản" trở nên thành một khái niệm còn tệ hơn phát xít!
Thật ra bây giờ ai cung biết là chẳn có tên nào là CS, toàn là đại tư bản đỏ, đại tư sản giai cấp ngồi trên, ăn trên, con ông cháu cha, hạt giống đỏ, cha truyên con nối...đếch có gì giống CS cả.Xả hội thì củng không có cái gì giống XHCN, các nước văn minh khác còn '' xả hội, ấm no '' hơn nhiều. Họ hô to CS để dược độc tài, độc đảng toàn trị mà thôi.
XóaCảm ơn cô Kim Chi đã thay lời của triệu triệu người không dám cất tiếng nói từ con tim của mình.
Trả lờiXóa“phải gắn kết vấn đề Dân chủ với động lực lòng yêu nước chống kẻ thù xâm lược. Khi hai yếu tố này gắn kết lại với nhau , sẽ tạo nên nguồn động lực rất lớn, không gì có thể ngăn cản được. “
Trả lờiXóaQua phần trả lời , NS Kim Chi đã thể hiện là người đầy lòng nhân ái , và có tầm nhìn rộng lớn - Dù bà không làm chính trị .
Thực ra làm chính trị , suy cho cùng , là những người nhận lãnh trách nhiệm lo cho nhân dân và đất nước được bình yên phát triển . Làm chính trị , trước hết cần có tình người – Tức cái tâm . Nhưng xem ra các nhà lãnh đạo đất nước hiện thời rất thiếu điều này . Dân đói khổ , họ không màng , đất nước ngày càng lụn bại , họ không cần biết . Giặc Tàu tàn phá đất nước khắp nơi , nhưng họ ngu ngơ như không thấy .
Thật khó khăn để chính quyền hiện tại vinh danh những chiến sỹ VNCH đã hy sinh tại Hoàng Sa , trong khi bia tưởng niệm đồng bào , chiến sỹ hy sinh trên biên giới phía bắc còn bị đục bỏ . Xem ra câu “ Người trong một nước phải thương nhau cùng “ thật khó khăn với họ , vì 16 chữ vàng lấp lánh đã choán hết tâm trí họ rồi . Thôi đành lòng dân vạn đại , mỗi người dân hãy ghi nhớ ơn họ và truyền đời cho thế hệ mai sau , vì các nhà lãnh đạo đất nước này từ bao năm qua , có cũng như không .
Cả hai vị . Người hỏi ( Phạm Thanh Nghiên ) và người trả lời ( NS Kim Chi ) đều là những người dũng cảm , khảng khái và có tinh thần thép . Thật đáng trân trọng và cảm phục .
Để gió cuốn đi
Xem ra trong thực tế, chính các nước tư bản Anh, Pháp, Mỹ... đang thực hiện các chính sách của CNXH về Bảo trợ bảo hiểm, công bằng xã hội. Còn những lãnh đạo CS lại là Tư sản của hơn một thế kỷ trước, bóc lột người lao động còn hơn 'giá trị thặng dư' thời Tư bản mà Mac đã viết. Chúng nó hiện nay vét tận đáy túi người lao động, chúng nó là 'Tư sản Đỏ'!
Trả lờiXóaCS bây giờ là "cộng tài sản chung của dân thành tài sản riêng cuá lãnh đạo ngu dốt"
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaThương lắm thương lắm Mẹ Việt Nam ơi !
**********************************
Thương lắm thương lắm Mẹ Việt Nam ơi !
Hơn Bốn Ngàn năm Người tảo tần long đong trọn đời
Lặn lội thân cò nuôi đàn con Chiến binh bi hùng
Thương lắm thương lắm Mẹ Việt Nam ơi !
Tô Thị một mình nuôi con bên bờ Biển Đông đang dậy sóng
Bão tố Thời đại sắp quét qua Mẹ biết vẫn im lời
Thương lắm Mẹ Việt Nam ơi !
Con cánh Hải Âu cuối hoàng hôn
Đại Bàng xưa nay cuối đường bay đã mệt đang mỏi
Giông tố lại sắp giăng đầy trên Biển Thái Bình bao la Tình Mẹ
Mẹ Việt Nam vẫn âm thầm lặn lội thân cò Thiên kỷ 3 Thế kỷ 21
Kiên nhẫn nuôi tiếp đàn con Chiến binh thật hiền hòa
Hàng hàng lớp lớp đường ra trận
Trùng trùng điệp điệp lại sẽ ghi Chiến công bi hùng
Hơn Bốn Ngàn năm Mẹ Việt Nam vẫn tảo tần long đong trọn đời lận đận
Thương lắm thương lắm Mẹ Việt Nam ơi !
Đêm Bắc Âu dài lưu vong vẫn nằm mơ thấy Mẹ Vĩ đại đến cả ngàn lần .. ..
TRIỆU LƯƠNG DÂN
Công bình mà nói thì là chỉ có những người có
Trả lờiXóabản lĩnh như nghệ sĩ Kim Chi mới dứt bỏ được
những luận điệu tuyên truyền mà người CS.cố
NHỒI SỌ người dân từ 1945 đến nay về những
người không chịu theo CS.ở miền Nam.
Nghệ sĩ KC.thật đáng kính phục !
Chớ có mơ viết lại lịch sử nha các vị. Hãy đọc loạt bài: "Chiến thắng 30-4-1975- Giá trị lịch sử không thể xuyên tạc". Hay đọc trước khi phán xét!
Trả lờiXóa