Chiều 16/4, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt
Nam có thông báo số 543/TM-TC, cho biết ngày 16/4, Trung đoàn Không quân 937,
đóng quân ở sân bay Phan Rang tổ chức huấn luyện bay trong điều kiện cơ động
phức tạp trên biển ở khu vực vùng biển tỉnh Bình Thuận.
Lúc 11h24, Biên đội 2 máy bay Su-22 cất cánh từ sân
bay Phan Rang ra khu vực vùng trời đảo Phú Quý đã bị mất liên lạc lúc 11h35
phút (khu vực mất mục tiêu ở Bắc đảo Phú Quý khoảng 10 - 20 km).
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo
các đơn vị Phòng không - Không quân, Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phòng, Quân
khu 7 khẩn trương điều động lực lượng, phương tiện đang hoạt động ở khu vực
biển miền Trung và Bình Thuận phối hợp với ngư dân trên biển tìm kiếm cứu nạn 2
phi công, đồng thời xác định khu vực máy bay rơi…(ĐVO).
>> Vụ máy bay rơi cho thấy điểm yếu của Việt Nam
>> Vụ máy bay rơi cho thấy điểm yếu của Việt Nam
Sukhoi Su-17/Su-22 (NATO định danh: Fitter) là
loại máy bay cường kích cánh cụp cánh xòe phát triển từ Su-7. Su-17/22
thực hiện chuyến bay đầu tiên ngày 2/8/1966, chính thức giới thiệu năm 1970 và
sản xuất hàng loạt trong giai đoạn 1969 - 1990 với tổng số 2.867 chiếc xuất
xưởng. Dòng máy bay này được Liên Xô xuất khẩu rộng rãi tới 33 nước đồng
minh Đông Âu, Châu Á và Trung Đông. Hiện tại, sau 48 năm tung cánh trên bầu
trời, Su-22 chỉ còn trong biên chế chiến đấu của 5 quốc gia.
Trao đổi với PV Infonet qua điện thoại, Thiếu tướng Đỗ
Minh Tuấn - Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân cho biết thông tin
máy bay Su 22 gặp nạn là thông tin có thật, tuy nhiên cụ thể thế nào thì chưa
nắm được. Hiện tại ông đang hội ý cùng Bộ Tư lệnh quân chủng.
Infonet cũng đã tìm cách liên lạc với ông Võ Văn Tuấn
- Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam để tìm hiểu về thông tin này thì được
biết, hiện ông Tuấn đang công tác tại LB Nga.
Hai chiếc tiêm kích bom Su - 22M4 này thuộc Trung đoàn
937, sư đoàn 320, chuyên bảo vệ Trường Sa.
Trong tai nạn đau buồn này, thông tin ban đầu cho hay
phi công số 1 tên Nghĩa, phi công còn lại tên là Tú. Hai máy bay này khi đang
tập luyện bổ nhào ngoài biển, lúc lao lên thì va vào nhau và rơi tại khu vực
tỉnh Bình Thuận, cách khu vực đảo Phú Quý chừng 6 hải lý.
Máy bay trực thăng của Trung đoàn 917 đã bay ra hiện
trường và đã tìm thấy vết dầu loang.
Báo VnExpress đưa tin, ông Nguyễn Hùng Tân -
Chánh Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão Bình Thuận - cho biết, lúc
11h35 ngày 16/4, trong lúc diễn tập, liên đội Su-22 gồm hai chiếc 58- 57; 58-
63 của sư đoàn Không quân 370 đã va chạm nhau tại khu vực cách Tây Bắc đảo Phú
Quý 8 hải lý. Hai phi công nhảy dù xuống biển.
Nhận được tin báo, lực lượng biên phòng tỉnh Bình
Thuận gồm 19 chiến sĩ đóng tại Phú Quý đã đến hiện trường tìm kiếm các phi
công, đồng thời kêu gọi các tàu cá trên biển cùng tìm kiếm nhưng hiện chưa thấy.
Theo báo điện tử quốc phòng, Lúc 11 giờ 45 phút ngày
16/4/2015, hai máy bay Su-22 của Trung đoàn 937, thuộc Sư đoàn 370 (Quân chủng
Phòng không - Không quân) bay huấn luyện, bài bay công kích, bổ nhào cơ động
phức tạp đường bay Phan Rang - Mũi Rinh, Phú Quý, Bình Thuận đã bị mất liên lạc
với Sở Chỉ huy.
Ngay sau khi mất liên lạc, Sư đoàn Không quân 370 đã
điều máy bay Mi-171 của Trung đoàn 917 tìm kiếm cứu nạn. Lúc 14 giờ 50 phút
ngày 16/4/2015, máy bay tìm kiếm đã phát hiện tại vùng biển có tọa độ 10 độ, 36
phút, 36 giây vĩ Bắc; 108 độ, 51 phút, 30 giây kinh Đông có 4 bình dầu phụ trôi
nổi và vết dầu loang trên biển. Hiện máy bay Mi-171 đã trở về tiếp dầu để tiếp
tục thực hiện nhiệm vụ bay tìm kiếm cứu nạn.
Hai phi công gặp nạn gồm: Lê Văn Nghĩa (phi công cấp
1), lái máy bay Su-22, số hiệu 5857, cấp bậc Trung tá, chức vụ Phó Trung đoàn
trưởng Trung đoàn 937, Sư đoàn 370 và Phi công Nguyễn Anh Tú (phi công cấp 3)
điều khiển máy bay Su-22, số hiệu 5863, cấp bậc Đại úy, Phi đội phó Phi đội 1,
Trung đoàn 937, Sư đoàn 370.
Hiện nay các cơ quan chức năng của Quân chủng Phòng
không - Không quân đang tiếp tục tổ chức lực lượng tìm kiếm và xác định nguyên
nhân tai nạn.
Nguyễn Cường, Hồng Pha/Infonet
-----------------
Máy bay cũ kỹ thời Liên xô chỉ còn vài nước sử dụng trong đó co VN? Tính mạng quân nhân VN nhất là phi công đào tạo tốn kém bạc tỷ thế mà phó mặc do trời. Không biết vì sao lại tự đâm vào nhau? Gia sản kếch xù của bố con ông Bộ trưởng Phùng Quang Thanh để làm gì nhỉ?
Trả lờiXóaTài sản của chúng tôi đã hợp thức hoá rồi thì làm sao rút ra mua máy bay chiến đấu được?
XóaNếu mua máy bay thì phải sau khi HẠ CÁNH AN TOÀN tôi mới mua, mà là loại THUỶ PHI CƠ thôi cho đảm bảo an toàn trong những chuyến đi DU HÝ của TÔI.
PHÀNH Q THUNG
Kẻ nào lấy tiền của nhân dân thì phải nôn ra mà trả, sau này nhân dân sẽ lấy lại, lấy đủ, không thiếu 1 đồng!
XóaThan ôi đất nước tôi, lũ chó tham nhũng ăn hết, không chừa một thứ gì, để những người lính phải dùng thiết bị lạc hậu?
Trả lờiXóaBọn nó đang phá hoại đất nước này, bọn nó mới là kẻ thù số 1 của dân tộc VN. Trung + là kẻ thù truyền kiếp! Nhưng chỉ là số 2...
XóaHai máy bay chiến đấu đang tập rớt cùng lúc, không phải va chạm, nhạy cảm và to chuyện nhỉ
Trả lờiXóaSao chúng tôi nghe nói đây là biên đội phi cơ phòng giữ Trường Sa,nhưng Trường Sa đã mất nhiều đảo vào tay giặc Tàu cộng,nhưng không chiếc cơ nào ra Trường Sa xuất kích lấy lại đảo ? Có lẽ vô dụng như thế cho nên nó tự động rơi chăng?
Trả lờiXóaTuyển chọn, đào tạo, huấn luyện để có một phi công quân sự giỏi không đơn giản, không dễ dàng. Qua các vụ liên tục máy bay quân sự bị rơi làm chết nhiều sĩ quan không quân cho thấy: Ông Bộ trưởng QP Phùng Quang Thanh và Tư lệnh không quân, Trung tướng Phương Minh Hòa, là khắc tinh của phi công quân sự Việt Nam hiện nay.
Trả lờiXóaMáy bay đâm nhau là tai nạn rất hy hữu . Bài tập bổ nhào cắt bom , là bài tập cơ bản nhất của máy bay cường kích ném bom SU 22 . Khi luyện tập , chắc chắn phải có các phương án , trong đó có việc kéo giãn khoảng cách để tránh va chạm nhưng sao lại tự bổ vào nhau . Có việc ép các phi công quá hăng say luyện tập để “ Lập công dâng đảng “ nhân ngày 30 – 4 đến mức quá căng thẳng không , hay là say gì mà đến nỗi đâm cả vào nhau toạc đầu thế này . Giặc đóng đầy ngoài Trường Sa chưa ném được quả bom nào mà tự rơi như sung thế thì đánh đấm ra sao , Chúng cười cho : “ Ồ ! Các đồng chí Việt Nam mới chỉ giỏi bốc đầu …..Xe máy thôi , còn máy bay thì chưa . còn phải sang đây chúng tôi bổ túc thêm “
Trả lờiXóaĐã hơn một ngày mà chưa tìm nổi phi công , dù khoảng cách rất gần đảo Phú Quý ( 15 km ) Máy bay tuần tra biển CASA C-212 Aviocar mới mua của Airbus rất đắt và hiện đại để đâu rồi , sao không dùng đến ngay , hay đang bận dùng cho các tướng đi đánh golf . Vì sao lực lượng cứu hộ biển ứng cứu tàu Trung Quốc gặp nạn , hay vụ cứu máy bay MH 370 thì rất nhanh , nhưng cứu người nhà thì lúng túng như gà mắc tóc thế này .
Để gió cuốn đi
Quân đội Cộng sản Việt nam lâu nay quan tâm lĩnh vực kinh tế là chủ yếu (ví dụ Tổng công ty 318 chẳng hạn), nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu bị buông lơi, bảo trì bảo dưỡng trang thiết bị không chặt chẽ, cán bộ chiến sỹ hay phải “tâm tư” nên mới xảy ra các vụ tai nạn như vậy chăng?
Trả lờiXóaDẫu sao cũng thật đáng thương các phi công đang gặp nạn, tiếc cho tà sản bị tiêu tan.
Tại vì không phong nhiều tướng cho không quân, "anh em Tâm Tư lắm" sinh ra chểnh mảng, mới liên tục nhiều vụ tai nạn máy bay quân sự.
Trả lờiXóaLỗi này là tại Quốc hội không 'thuận tình' nhất trí để ông Thanh phong nhiều tướng.
Nhưng "Quốc hội do dân bầu, Quốc hội quyết sai thì dân chịu trách nhiệm" (Nguyễn Sinh Hùng). He...he...!
Có khi thằng TQ . Ngứa mắt nghỉ rằng thám thính các đảo nhân tạo , thì nó xực mình ! Hôm trước cũng đã có phát hiện một chiếc máy bay rơi ở vùng biển này , chẳng nước nào xác nhận ? Tại sao ?
Trả lờiXóaQuan trọng là nguyên nhân bị rơi . Đôi lúc Đảng báo tai nạn tung nhau , cho nhân dân khỏi phẩn nộ biểu tình . Thuyền của ngư dân VN bị TQ cướp , đâm thủng , bắt về Tàu , nhà nước vẫn im re . Nói chi chuyện máy bay rơi vì bảo vệ Trường Sa , có bị TQ bắn rơi , thì cũng tuyên bố là tai nạn sự cố cho im chuyện .
Thực ra ở LX cũ đây là Su-17. Xuất khẩu nó được nâng lên Su-22 để giải quyết khâu "oai"!
Trả lờiXóaPhiên bản dành cho Liên Xô có tên gọi là Su-17, phiên bản xuất khẩu tương đương có tên gọi là Su-22. Khoảng 3000 chiếc Su-22 và các phiên bản của nó đã được sản xuất từ giữa năm 1966 đến khi kết thúc sản xuất vào năm 1991. Liên Xô đã sử dụng Su-22 rộng rãi trong Chiến tranh Afghanistan, với 100-150 chiếc phục vụ trong cuộc chiến đó. Nhiều chiếc đã bị bắn hạ bởi tên lửa đất đối không FIM-92 Stinger của Mỹ. 3 chiếc Su-22 đã bị bắn hạ trên không bởi những chiếc F-16 của Pakistan, khi những chiếc máy bay của Liên Xô bay lạc vào trung tâm vũ trụ của Pakistan.
Những chiếc Su-22 cánh cụp cánh xòe cũng được sử dụng trong chiến tranh ở Libya và Iraq. 2 chiếc Su-22 của Libya đã bị bắn hạ trong sự kiệm Vịnh Sidra bởi những chiếc F-14 của hải quân Hoa Kỳ vào 19 tháng 8-1981. Nhiều chiếc cũng đã bị mất trong suốt chiến trang Iran-Iraq vào những năm 1980, và hơn 6 chiếc đã bị không quân Hoa Kỳ phá hủy trong Chiến tranh vùng Vịnh.
Khả năng thao diễn của Su-22 khá kém, dù phiên bản cải tiến Su-7B đã có những thay đổi. Nó khá lớn, gây tiếng ồn lớn và tạo nhiều khói. Nó được thiết kế với nhiệm vụ chính là tấn công mặt đất, nhưng nó lại tham gia không chiến tương đối nhiều. Không quân Nga đã cho những chiếc Su-22 về hưu, nhưng còn khoảng 550 chiếc vẫn đang hoạt động trong biên chế của không quân các nước khác trên thế giới.
Su-22 bọn Nga nó coi là đồ phế liệu rồi, các ông còn bắt bay lòng vòng? Khốn nạn cho các ông, coi mạng lính như chuột bạch (vật thí nghiệm)!
Trả lờiXóaViệt nam có nhiều thứ nhất thế giới nay lại có thêm một cái nhất nửa là đứng đầu về máy bay quân sự rơi. Trong chiến tranh tận thời thế chiến thứ nhất thứ 2 máy bay người ta bay đầy trời đạn bom dày đặc mà chưa chắc đã hề hấn gì. Ai đời nay mình chỉ có 2 máy bay, bay huấn luyện trên bầu trời của ta, đất của ta thì 100% cả 2 cùng rớt! Thế thì còn nói gì dài dòng đến chuyện đánh đấm bảo vệ tổ quốc nhân dân nửa? Vậy mà truyền thông nhà nước suốt ngày vẩn bài ca quân đội ta rất anh hùng chiến đấu giỏi, huấn luyện giỏi, cái gì cũng hay, cũng giỏi...! Đó cũng là một cách tự sướng để lấy cớ tướng được phong nhiều hơn chăng. Đận này chắc ông Phùng Quang Thanh phải “tâm tư” về thực chất chất lượng của quân đội?
Trả lờiXóaVới Nd 10:35, đúng thé đấy, báo cáo cua Bộ quốc phòng vẫn là "Không ngừng nâng cao sức mạnh chiến đấu....các đơn vị sẵn sàng chiến đấu cao"...
XóaCó điều, nói đến cái kỹ thuật của phương tiện chiến đấu không quân, ông Thanh "tâm tư" lắm!
Cơ sở nào để cho ông nguyễn hùng tấn nói máy bay đang tập luyện bổ nhào thì va nhau đúng là hóng hớt để dọn dường bao che tội lỗi cho nhau, nếu đúng như vậy thì pkhats 'ngôn ấy phải là của QCKQ vì .hệ t6hoongs ra đa cảnh giớ và chỉ huy dẫn bay phát hiện ngay khi va nhau và thông báo kịp nthowif để cứu hộ cứu nạn.
Trả lờiXóa"Thì mấy nhà ngoại cảm nói mà..."
Xóa(Nguyễn Tấn...)
Với máy bay tiêm và cường kích, khi bị dính tên lửa đất đối không, hải đối không, của đối phương phi công thường không có cơ hội nhảy dù...
Trả lờiXóaKhông có chuyện hai máy bay mà rơi cùng lúc mà phi công lại không kịp nhầy du? Chỉ có bị bắn rơi hai chiếc mới rơi như vậy,nhu phi công giodan bi is bat, van kịp nhay du và bi bat sống ngay,du tầm bay rất thấp.Theo tôi chỉ có bị tên lửa mới roi nhanh như vậy?cs đã dâng biển đảo cho tàu rồi nên nó lập vùng cấm bay...giờ xâm phạm vùng cấm bay của nó nên nó thi hành ..PHAP LUẬT thôi. Điển hình là tàu bè đánh cá vẫn bị nó húc chìm rồi.
Trả lờiXóaCũng có nhiều người nghi ngờ bị bắn rơi bởi “NGƯỜI LẠ” nhỉ.
XóaCỡ trung tá phi công thì khi diễn tập làm sao có thể để va nhau mà không kịp nhảy dù?
Lại oan ức cho các anh phi công bị nghi ngờ về năng lực dẫn tới thảm hoạ, biết đâu sự thật lại chính là bị trúng hoả tiễn không thể toát thân.
Chế độ độc tài nói sao phải biết vậy khổ thế đó các anh ạ.
Chế độ độc tài, nói sao là biết không phải vậy! Khổ như thế đó!
Xóa