Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Chỉ vì ‘cái Cột Ngốc’ !?


Hơn 22 năm nay, ông Nguyễn Đình Phương, nguyên giáo viên Trường THCS Vân Diên (H.Nam Đàn, Nghệ An) gõ cửa nhiều cơ quan để đòi bồi thường việc ông bị bắt giam 115 ngày chỉ vì làm thơ.
Năm 1991, người dân hai xã Nam Tân và Nam Thượng (H.Nam Đàn) tranh chấp đất sản xuất. Hai năm sau, để giải quyết tranh chấp này, lãnh đạo H.Nam Đàn cho đóng cột mốc phân chia ranh giới hai xã.
"Cột mốc hay là cột ngốc"
“Lúc đó, nhiều người dân dè bỉu gọi chệch cột mốc đó là “cột ngốc” tôi liền làm mấy câu thơ châm biếm dựa trên ý này cho vui” ông Phương kể. Bài thơ có tựa Cột mốc hay là cột ngốc của ông Phương nguyên văn như sau: "Cột mốc cắm ở đường biên/Phân chia ranh giới, nối liền quốc gia/“Cột ngốc” của huyện nhà ta/Chia đôi Tân, Thượng như là khối u/“Cá rán dân biếu mèo mù”/Chỉ đạo kiểu ấy đáng “tù mọt gông"/Vì sao Tân - Thượng bất đồng?/Cần chi cột mốc nằm không giữa trời/Đau lòng Tân - Thượng mình ơi/Nhổ ngay “cột ngốc vạn đời vui chung".
“Thời điểm tôi viết bài thơ này, người dân hai xã đang giành nhau đất đai quyết liệt, dẫn đến việc phá hoại hoa màu của nhau. Việc đóng cột mốc hầu như chưa giải quyết được gì thì lập tức, lãnh đạo huyện quay sang quy kết cho bài thơ của tôi đã tạo tâm lý kích động, lôi kéo một số người dân quá khích đứng lên chống lại chủ trương đóng cột mốc của huyện” ông Phương nói.
Sáng 26.7.1993, khi ông Phương ghé vào một ki ốt photocopy tài liệu để đến làm việc với Sở GD-ĐT Nghệ An về chế độ của giáo viên, thì có 2 chiến sĩ công an xuất hiện, rồi khám cặp của ông và phát hiện có bài thơ Cột mốc hay là cột ngốc, sau đó dẫn giải ông về trụ sở Công an TP.Vinh. “Tại đây, họ dẫn tôi lên xe của Công an H.Nam Đàn đang chờ sẵn, áp giải tôi về Nam Đàn!” ông Phương kể.
Công an H.Nam Đàn đề nghị Sở Văn hóa - Thông tin Nghệ An khi đó giám định bài thơ trên. Hội đồng giám định đã đưa ra 7 nội dung đánh giá theo khuynh hướng tích cực và tiêu cực. Về mặt tiêu cực, bản giám định nêu rõ: “Bài thơ bộc lộ nội dung hô hào, cổ động, kích động người nghe; tác phẩm có ý châm biếm, đả kích, coi thường, cản trở lại tổ chức và cá nhân có chủ trương đóng cột mốc đường biên”.
Ngày 27.7.1993, ông Phương bị tạm giữ, rồi bị bắt tạm giam với tội danh lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích nhà nước, xã hội hoặc của công dân. Viện KSND H.Nam Đàn sau đó truy tố ông về tội danh trên. Cáo trạng của Viện KSND H.Nam Đàn quy kết: “Cột ngốc ở đây ý ông Phương muốn nói là phải thay đổi bộ máy lãnh đạo huyện vì huyện có chủ trương đóng cột mốc, gây ảnh hưởng đến uy tín của nhà nước, lòng tin của nhân dân”.
Ngày 20.11.1993, ông Phương được trả tự do sau 115 ngày bị bắt giam. 8 ngày sau, TAND H.Nam Đàn ra quyết định đình chỉ vụ án vì xét thấy hành vi của ông Phương chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Chối bỏ trách nhiệm
Ông Phương cho biết sau khi được trả tự do, ông bị triệu tập họp kiểm thảo 28 lần để khai trừ ông ra khỏi Đảng và xem xét kỷ luật ông. Đến tháng 8.1994, ông Phương mới được phục hồi sinh hoạt đảng và không bị một hình thức xử lý kỷ luật nào. Sau đó, ông Phương yêu cầu Viện KSND H.Nam Đàn bồi thường thiệt hại do đã truy tố và bắt tạm giam oan ông. Tuy nhiên, con đường đòi bòi thường oan sai đầy gian nan.
Ngày 7.11.2005, Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin Nghệ An có văn bản trả lời về kết luận giám định bài thơ của ông Phương. Công văn chối bỏ hoàn toàn trách nhiệm cũ khi nêu rằng:
Bài thơ Cột mốc hay là cột ngốc viết ngày 26.3.1993 chưa được in, đăng ở sách, báo nào. Theo luật Xuất bản là chưa được thừa nhận, vì thơ thuộc tính trào phúng nên dễ bị hiểu sai khi truyền miệng tự do. Việc đưa ra 7 quan điểm đánh giá của Sở Văn hóa - Thông tin Nghệ An về bài thơ là hoàn toàn dựng đặt. Sở Văn hóa - Thông tin chưa bao giờ kết luận như thế”.
“Tôi xuống Viện KSND tỉnh kêu oan, đòi bồi thường, họ bảo phải về Viện KSND H.Nam Đàn đòi lại hồ sơ gốc thì mới có sơ sở. Tôi đến Viện KSND H.Nam Đàn thì họ nói hồ sơ gốc không còn” ông Phương nói?
Ngày 22.9.2006, Viện KSND tối cao có công văn trả lời Viện KSND tỉnh Nghệ An về việc giải quyết đơn yêu cầu bồi thường của ông Nguyễn Đình Phương, công văn nêu rõ: Nếu việc rút quyết định truy tố để miễn truy cứu trách nhiệm đối với ông Phương thì trường hợp này không được bồi thường theo Nghị quyết số 388; còn nếu việc rút quyết định truy tố căn cứ vào điều 89 bộ luật Tố tụng hình sự 1988 thì phải xem xét cụ thể lý do của việc rút quyết định truy tố, để có căn cứ giải quyết đơn khiếu nại của ông Nguyễn Đinh Phương.
Tuy nhiên, Viện KSND tỉnh Nghệ An sau đó có văn bản trả lời ông Phương là dựa trên báo cáo của Viện KSND H.Nam Đàn cho rằng việc truy tố ông Phương là đúng và ông không thuộc diện được bồi thường. Đến nay, sau 22 năm được trả tự đo, ông Phương vẫn mệt mỏi với việc đi đòi bồi thường.
** Ngày 15.4, trả lời phóng viên Thanh Niên, ông Hoàng Văn Sơn, Viện trưởng Viện KSND H. Nam Đàn, cho rằng vụ án đã xảy ra lâu, khả năng hồ sơ lưu trữ không còn nên rất khó để xem xét lại vụ án này.
Trong khi đó, luật sư Nguyễn Trọng Hải, Trưởng văn phòng luật sư Trọng Hải & Cộng sự ( Nghệ An), cho rằng: “ Việc ông Phương bị tạm giữ, rồi bị bắt tạm giam 115 ngày và bị Viện KSND H. Nam Đàn truy tố nhưng sau đó lại quyết định trả tự do là có căn cứ để khẳng định ông Phương không phạm tội. Do đó, nhà nước cần phải áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành để bồi thường thiệt hại đã gây ra cho ông Phương. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường là Viện KSND H. Nam Đàn”.
Khánh HoanTheo Thanh Niên
--------------

16 nhận xét:

  1. đề nghị ông viết lại là cột ngốc cắm tại vùng biên cột mốc cắm tại địa phương quê mình thì ô bạn 14 chữ vàng tặng thêm cho ô 1 chữ vàng nữa tha hồ tiêu không bị tù

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cột ngốc ôi là cột ngốc ơi
      Bởi vì ông đã nói thẳng lời?
      Nếu biết sự đời lươn lẹo thế
      Đéo thèm để ý, đéo thèm chơi ?

      Xóa
  2. trừ lương những tên kiểm sát huyện nam đàn cể bồi thường cho ông Phương , để bọn này có bài học đã dốt nát mà lại muốn làm ...quan.

    Trả lờiXóa
  3. Kính gửi Bác chủ trang :



    Kính gửi Bác chủ trang : BÙI VĂN BỒNG đăng bài của P G S vũ quang hiển của trương dại học quôc gia Hà Nội , và số điện thoại nhà trường nữa , mới đăng bài trên trang trang Anh Ba Sàm cho toàn thể độc giả bình phẩm . Rất cảm ơn Bác chủ trang trước .


    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Gs.NVTuấn đã có bài phê bình ông VQHiển
      rất hay,gọi là kẻ chối bỏ sự thật (truth denier)
      đang được đăng trên blog basam.

      Xóa
    2. Ô la la! Cái bọn lợn đỏ ấy - như Vũ Quang Hiển - chỉ nói ba toác là giỏi thôi!

      Xóa
  4. Hồi nhỏ tôi thường nghe mẹ tôi đọc câu thơ do bà sáng tác :
    Theo Mỹ thì được H.O
    Theo đảng chiến đấu xương khô không còn
    May mà mấy ông nội huyện Nam Đàn không thấy

    Trả lờiXóa
  5. CS lanh dao chi biet Cuop thoi lam gi co boi thuong .cai nay Moi nguoi dieu biet ro...

    Trả lờiXóa
  6. Lãnh đạo chúng nó ngu, nhưng ai chỉ ra cái ngu thì chúng vu cho là nói xấu đảng, bôi nhọ chế độ, rồi khép tội người ta. Lũ khốn nạn! Chính chúng nó mới là bọn phản động hại nước hại dân, làm mất mặt cái đảng mà chúng đang lù lù trong hàng ngũ!
    Bài thơ như thế, lẽ ra khi đọc được chúng phải biết xấu hổ, cảm ơn ông Phương và biết sửa sai. Đằng này lại bắt giam ông Phương.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chúng nó ngu là vì chúng chỉ thấy cái lợi
      nhỏ, nhất thời trước mắt cho cá nhân và
      gia đình chúng còn quyền lợi to lớn và lâu
      dài của dân tộc cùng đất nước VN.ta thì
      chúng không cần,dù "ngàn năm bia miệng
      vẫn còn trơ trơ" !

      Xóa

  7. Bài thơ có tựa Cột mốc hay là cột ngốc của ông Phương nguyên văn như sau:
    Cột mốc cắm ở đường biên
    Phân chia ranh giới, nối liền quốc gia
    Cột ngốc” của huyện nhà ta
    Chia đôi Tân, Thượng như là khối u
    Cá rán dân biếu mèo mù
    Chỉ đạo kiểu ấy đáng “tù mọt gông
    Vì sao Tân - Thượng bất đồng?
    Cần chi cột mốc nằm không giữa trời
    Đau lòng Tân - Thượng mình ơi
    Nhổ ngay “cột ngốc vạn đời vui chung ..
    HAY QUA' ! :-)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Năng lực cán bộ: Nếu ông này thay gọi cột ngốc là cột thông minh, chắc chắn tớ cá ông được thăng tiến vù vù: Chẳng hạn như
      Huyện ta có cột thông minh
      Chia đôi Tân-Thượng cùng chung một làng !
      Bên Tân cưới bên Thương sang
      Thăm viếng họ hàng giỗ tết râm ran.
      Để cho đoàn kết rõ ràng
      Cắm một cột mốc rõ ràng thông minh.

      Chà chà, đ/c lày có nập trường, có quan điểm, phải đưa ngay vào quy hoạch !

      Xóa
  8. Thế giới văn minh tiến lên vủ trụ cung trăng sao hoả - Thế nhưng ở VN còn có những ông quan cổ lổ xỉ thật không giống ai - Đúng là thât vĩ đại - Càng vĩ đại dân càng khổ .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ở nước ta mới có một ô vĩ đại mới khổ gần nhất thế giới thôi

      Xóa
    2. Đọc câu chuyện này, tôi lại nhớ Cao Đăng Hoàng Tuấn Phổ, vì được mời tham gia họa lại một bài thơ "năm Tý nói chuyện chuột" đăng báo Thanh Hóa hồi ông Hòa còn làm bí thư, đã phải ra khỏi biên chế, mất Đảng về nhà không phiếu gạo. May ông có nghề làm thuốc (lương y thuốc ta) mới tồn tại được (theo trang tuancongthuphong), để thấy được cái nạn của cuộc đời sao mà lắm lối nhiều vành đến thế?

      Xóa
  9. Ông Phương qua các nước tự do dân chủ tiến bộ cỡ như Mỹ tư bản mà kiện thì may ra thắng kiện. Còn ở Việt Nam thì tiếp tục chờ đợi nhé, cứ hi vọng tương lai sẽ tốt đẹp

    Trả lờiXóa