Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Trung Quốc: Vớt lợn chết dưới sông đem bán

Dân làng chất đống xác lợn chết vào một kho khử trùng
trong một nông trại tại một thị trấn
ở thành phố Giang Tây, tỉnh Chiết Giang, phía đông Trung Quốc,
ngày 13/3/2013. (Ảnh: AFP/AFP/Getty Images)
Nông dân Trung Quốc vứt lợn chết vì dịch bệnh xuống sông. Một số người đã kinh doanh bằng cách vớt số thịt bị nhiễm bệnh này, sau đó đưa ra thị trường.
Việc buôn bán này hình thành do tình trạng kiểm soát chất lượng lỏng lẻo và hối lộ. Vào ngày 8/4, hãng truyền thông Trung Quốc Sina đưa tin rằng một lò mổ ở tình Phúc Kiến đã được chuyển đổi mục đích để chế biến thịt lợn bẩn – tòa án tỉnh đã phát hiện tổng cộng 2.000 tấn thịt đã được bán với giá khoảng 7 triệu USD.
Hai trường hợp khác, cũng ở Phúc Kiến, có liên quan tới những người vớt thịt lợn chết bị vứt bỏ ở sông. Hai người đàn ông, Lin Shen và Lai Jianhua, đã bán khoảng 2 triệu USD tiền thịt lợn không đủ tiêu chuẩn theo cách này.
Một người đàn ông họ Ling thường thu mua động vật trực tiếp từ nông dân với giá từ 16 đến 80 USD.
“Tôi mua lợn tàn tật, lợn còi cọc do các vấn đề về sức khỏe, lợn ốm, lợn mới chết”, ông này nói với Sina.
Ông Ling làm việc cho Zhang Zhiqiang, chủ lò mổ Phúc Kiến. Họ chỉ trả khoảng 1 USD cho khoảng 0,5kg thịt thu mua.
“Chúng tôi đơn giản là mua tất cả mọi thứ”, ông Ling cho biết.
Nguồn cung
Những nông dân chăn nuôi lợn, thiếu mọi phương tiện để xử lý gia súc bị bệnh và vật nuôi dị dạng, cung cấp nguồn hàng cho những người như ông Ling và ông Zhang.
Wu Shengrong, một nông dân tại huyện Tân Hỏa tỉnh Phúc Kiến có nuôi hơn 2.000 con lợn. Với khoảng 30 con ngã bệnh mỗi tháng, việc vứt bỏ chúng đúng cách là điều rất phiền phức.
Đó là một lý do thúc đẩy việc bán lợn chết hoặc vứt xuống sông. Một vài nông dân nói với Sina rằng họ đã phải trả 30 USD để xử lý một cách an toàn mỗi một con lợn chết, trong khi chính quyền địa phương chỉ trợ cấp 12 USD cho mỗi con.
Quy định lỏng lẻo
Với nạn tham nhũng đang tràn lan tại Trung Quốc, thì điều này có nghĩa là các quy định trong công nghiệp không phải lúc nào cũng cần được tuân thủ.
Mỗi tháng, thanh tra lò mổ Zhang Shuihua nhận hối lộ từ những người như ông Lin và ông Lai. Ông Zhang có mối quan hệ thân thiết với ông Lin đến mức mà ông thậm chí cho phép ông Lin đi thẳng vào khu vực kiểm dịch.
“Thịt lợn từ ông Lin không bao giờ kèm theo giấy chứng nhận nguồn gốc hoặc báo cáo kiểm dịch”, ông Zhang nói với Sina. “Tuy nhiên, tôi đưa cho ông Lin giấy chứng nhận lợn của anh ta đủ tiêu chuẩn vì tôi nhận 2.100 nhân dân tệ (khoảng 340 USD) tiền phí từ anh ta mỗi tháng”.
“Việc Zhang Zhiqiang [chủ lò mổ] thường xuyên hối lộ cán bộ thanh tra là một bí mật mà ai cũng biết”, một công nhân làm việc ở khu vực kiểm dịch cho biết. “Tất cả chúng tôi đều nhắm mắt làm ngơ”.
Một người làm tại lò của mổ của Zhang Zhiqiang cho biết ông cũng như những người làm khác sẽ không ăn thịt được chế biến ở đây.
Không chỉ Phúc Kiến
Một nhà phân phối thực phẩm đông lạnh ở Phúc Châu, thủ phủ tỉnh Phúc Kiến, cho biết, công ty của ông đã mua 480.000 USD tiền thịt từ ông Zhang Zhiqiang, vì ông ta có giấy chứng nhận đúng theo quy định.
Chủ một cửa hàng bán mì tại thành phố Triển Bình, thuộc tỉnh Phúc Kiến cho biết ông đã mua khoảng 10.000 USD tiền thịt từ lò mổ của ông Zhang từ năm 2010.
“Một số thịt đã có những nốt đỏ thẫm hoặc đen”, chủ cửa hàng cho biết.
Thịt nhiễm bẩn do ông Zhang Zhiqiang và ông Lin Shen chế biến được bán tại một chuỗi các thành phố thuộc nhiều tỉnh trên toàn Trung Quốc, với doanh thu đạt gần 9 triệu USD.
Tỉnh Phúc Kiến có vẻ như không phải là trường hợp duy nhất.
Tại tỉnh Hà Bắc, một công ty được đưa tin là đã mua lợn sống mắc bệnh lở mồm long móng từ nông dân địa phương. Thanh tra chất lượng tại hiện trường không đưa ra được giấy chứng nhận cho thấy những con lợn được kiểm tra hợp lệ. Thế nhưng, chúng vẫn được đưa đến lò mổ.
Một nông dân cho biết, cán bộ thanh tra tại một lò mổ địa phương đánh giá lợn chỉ bằng cách nhìn qua mà không thực hiện bất kỳ kiểm tra nào khác.
Chính quyền yêu cầu phải xem xét lại các quy định của ngành công nghiệp thực phẩm tại tỉnh Sơn Đông khi phát hiện thấy một con vật có tình trạng thực tế không khớp với những gì được ghi trên giấy chứng nhận.
“Anh có thể tự làm được giấy chứng nhận”, một lái xe vận chuyển lợn cho biết.
                                                        *         *       *
Thịt xông khói làm từ thịt lợn chết 
tại Trung Quốc
Công an đã thẳng tay trấn áp hàng chục nhà máy chế biến thịt ở Trung Quốc sử dụng thịt lợn chết vì dịch bệnh. Trên 30 nhà máy chế biến thịt phi pháp bị khám xét, hơn 110 đối tượng tình nghi bịbắt giữ, bao gồm cả các nhân viên quản lý chất lượng thực phẩm của chính phủ và nhân viên bảo hiểm, Bộ Công an Trung Quốc báo cáo ngày 11/1 vừa qua.
Báo cáo cho biết, cảnh sát đã phát hiện hơn 1000 tấn thịt lợn thối và 48 tấn mỡ thải được làm từ thịt lợn nhiễm bệnh có giá trị trên 100 triệu nhân dân tệ (16 triệu USD).
Thịt lợn nhiễm bệnh đã được bán rộng rãi tại các chợ trong 11 tỉnh thành trên cả nước khoảng ba năm qua với sự giúp đỡ của nhân viên công ty bảo hiểm và các cơ quan quản lý nhà nước về thực phẩm, báo cáo cho hay.
Wei Qinghai, một trong những người sản xuất thịt bị bắt khai nhận rằng, ông ta sẽ được các công ty bảo hiểm chăn nuôi thông báo khi có lợn chết. Bất cứ khi nào một trang trại có lợn chết do bệnh, trang trại đó sẽ gửi thông báo cho các công ty bảo hiểm để chi trả bảo hiểm. Nhân viên của công ty này sẽ báo tin cho các nhà sản xuất thịt bất hợp pháp và lấy tiền công.
Wei cho biết ông ta bắt đầu mua thịt lợn thối với mức giá rất thấp từ năm 2011, và đã mua gần 2.000 con lợn chết do bệnh.
Đôi khi thịt lợn bệnh nhìn vẫn tươi, nó sẽ được bán như thịt lợn tươi trên thị trường. Một số miếng thối rữa đã không thể bày ra được thường được chế biến thành thịt xông khói, xúc xích, hoặc thịt xay, Xiao Tijun – một người cung cấp thịt bị bắt khác cho biết.
Thịt lợn thối được tẩm phụ gia dimethyl dichloro-vinyl phosphate (DDVP), natri nitrat, muối công nghiệp, và màu thực phẩm thường được gọi là “Red Sunset” và “Sunset Yellow” để chế biến thành thịt xông khói. Hình ảnh tại cơ sở chế biến thịt bất hợp pháp tại Quảng Châu, tháng 5/2014. Ảnh:Guangzhou Daily
          Một số nhà cung cấp thịt là các công ty tư nhân có giấy phép được kiểm nhận thường xuyên. Thịt lợn nhiễm bệnh đã được sử dụng trong nhiều năm vì cán bộ Thanh tra Thú y cũng đã bị mua chuộc để thông đồng với các nhà cung cấp thịt này.Số thịt nhiễm bệnh còn sót lại và bì được dùng để làm mỡ ăn, theo báo cáo. Bản tin của một hãng truyền thông nhà nước đã chiếu một đoạn video được quay bí mật tại một trong những nhà máy chế biến thịt bất hợp pháp, cho thấy có hai nồi lớn bẩn được dùng để làm ra các sản phẩm dầu mỡ, đầy những vật và bọt không rõ là gì.

Các cơ quan quản lý nhà nước đã định giá rõ ràng cho tíc-kê kiểm định vốn có mục đích là để đảm bảo sự an toàn của thịt. Chỉ cần được trả tiền, các cơ quan này sẽ cấp phát nhiều tíc-kê theo nhu cầu của những nhà cung ứng thịt này, bản báo cáo cho hay.

Thu Hiền biên dịch
-------------

6 nhận xét:

  1. Những món hàng bẩn, độc hại này Trung Quốc tuồn vào Việt Nam rất nhiều. Tốt nhất là cái gì có mác Tàu thì né không mua.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mác Tàu, còn dễ, nhưng các cơ sở chế biến giò chả, thịt hun khói, lạp xưởng, thịt hộp, siêu thị, v v mua giá rẻ do TQ tuồn sang để 'Kinh doanh có lãi' mới nguy hại cho người tiêu dùng. Có khi nhãn mác không phải của Tàu mà các hãng từng quen, có tiếng và ngon nữa! Lũ "cung ứng" đi săn hàng, ai mà tin chúng đàng hoàng, không gian tham ?

      Xóa
  2. hàng độc hại TQ vào VN nhà nước không ngăn cản thì dân chỉ còn cách không dùng hàng TÀU nhưng dùng hàng TQ

    Trả lờiXóa
  3. Nên hạn chế và không tiệc tùng (cưới, sinh nhật...) nhà hàng là tốt nhât. Nhà hành càng sang trọng thì yêu cầu lợi nhuận càng cao, yêu cầu này càng cao thì giá trị thực phẩm càng phải hạ, và dùng hàng đểu độc hại giá rẻ thôi!

    Trả lờiXóa
  4. Người Việt Nam dùng hàng Việt , tẩy chay hàng Trung Quốc

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tin buồn là hàng Việt nay cũng...........

      Xóa