Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

Những sai lầm của người Việt về chính trị và đấu tranh chính trị

             * VIỆT HOÀNG
1. Đấu tranh cho dân chủ là “lật đổ đảng cộng sản”!?
Do ảnh hưởng của văn hóa Khổng Giáo suốt 2000 năm qua nên cứ nói đến “đấu tranh”, kể cả “đấu tranh chính trị” thì ai cũng nghĩ rằng đây là một cuộc đấu tranh dùng bạo lực để lật đổ chính quyền hiện tại và thay thế bằng một chính quyền khác.
Đúng là lịch sử của dân tộc Việt Nam đã diễn ra như vậy thật, trừ một cuộc chuyển giao quyền lực trong hòa bình đó là sự nhường ngôi của Thái hậu Dương Vân Nga cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn (vua Lê Đại Hành). Trần Thủ Độ cũng làm một cuộc đảo chính cung đình trong êm thấm khi ép công chúa Lý Chiêu Hoàng (vua Chiêu Hoàng Đế) nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh (vua Trần Thái Tông).
Tuy nhiên sau đó Trần Thủ Độ đã lập mưu giết toàn bộ tôn thất nhà Lý, chỉ có duy nhất hoàng tử Lý Long Tường là trốn thoát sang được Cao Ly (Hàn Quốc), những người họ Lý sau đó đều phải đổi thành họ Nguyễn để tránh sự bắt bớ và truy sát của nhà Trần, vì thế đây cũng là một cuộc lật đổ bằng bạo lực. Hồ Quí Ly cũng làm một cuộc đảo chính cung đình ôn hòa nhưng do văn hóa Khổng Giáo lúc đó đã ăn sâu vào xã hội Việt Nam nên người dân và giới sĩ phu cương quyết không thờ hai vua, thà mất nước cho quân Minh còn hơn thờ vua mới. Hồ Quí Ly thất bại cũng vì văn hóa Khổng Giáo. Mới đây nhất là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và cuộc “chống Mỹ cứu nước” do đảng cộng sản lãnh đạo thì cũng diễn ra bằng bạo lực, chiến tranh và chết chóc.
Di chứng của các cuộc chiến đó vẫn còn đến tận hôm nay. Chính quyền thì luôn cho rằng những người đấu tranh cho dân chủ là “phản động” và là “thế lực thù địch” này nọ, trong khi một số người dân Việt Nam (thậm chí là đa số) cho rằng chỉ có bạo lực mới lật đổ được cộng sản… Đấu tranh trong hòa bình, bất bạo động với tinh thần Dân chủ đa nguyên, Bao dung và trong sáng là một khái niệm mới mẻ đối với người dân lẫn chính quyền. Chúng ta đang bàn về “thoát Trung”, tức là thoát khỏi văn hóa Khổng Giáo bằng cách thay đổi hoàn toàn tư duy và nhận thức của chúng ta.
Đấu tranh bạo động và lật đổ là sản phẩm của quá khứ vì vậy chúng ta hãy chia tay với nó và thay bằng phương pháp đấu tranh kiểu mới. Giải pháp “Dân Chủ Đa Nguyên” là một phương pháp đấu tranh mới. Giải pháp này không nhằm lật đổ hay tiêu diệt bất cứ một ai. Nó mang lại một cơ hội mới, một sự lựa chọn mới cho người dân Việt Nam. Dân chủ đa nguyên, có nghĩa là tôn trọng mọi sự khác biệt trong sự bao dung và cởi mở. Trên cơ sở tư tưởng đó thì giải pháp này đưa ra là để cạnh tranh lành mạnh với “giải pháp cộng sản”. Hãy để người dân cái quyền lựa chọn cho mình một giải pháp thích hợp. Các đảng chính trị cần hoạt động và cạnh tranh nhau một cách công khai và minh bạch.
“Giải pháp dân chủ đa nguyên” chủ trương thay đổi đường lối phát triển chung của đất nước, hướng tới sự hội nhập với thế giới để Việt Nam có thể phát triển lành mạnh và bền vững. Giải pháp này là vĩ mô, nó không nhằm loại bỏ bất cứ ai ra khỏi công việc họ đang làm. Mọi người sẽ tiếp tục làm công việc của mình với một tinh thần và trách nhiệm cao hơn để nhận được một mức thù lao xứng đáng hơn. Chúng ta hay nghe nói về “lỗi cơ chế” vì vậy dân chủ là thay đổi cơ chế để đặt mỗi người vào đúng vị trí và năng lực của mình. Như vậy, quan điểm cho rằng đấu tranh dân chủ nhằm lật đổ đảng cộng sản là một suy nghĩ sai lầm và phiến diện, nông cạn và hời hợt. Không lẽ đấu tranh dân chủ lại giống kiểu bạo loạn lật đổ như thời phong kiến trước đây hay kiểu cộng sản mới đây hay sao? Nếu ai còn suy nghĩ như vậy thì hãy nhận thức lại vì sự thực không phải như vậy.
2. Đấu tranh chính trị luôn là đấu tranh giữa các tổ chức chính trị với nhau chứ không phải là đấu tranh giữa các cá nhân.
“Giải pháp dân chủ đa nguyên” là một phương pháp đấu tranh ôn hòa và văn minh nhằm thay đổi hoàn toàn xã hội về hướng dân chủ, nó không nhằm tiêu diệt bất cứ ai hay loại bỏ bất cứ một người nào ra ngoài rìa xã hội, đó là một giải pháp và một dự án tương lai chung mà đa số đều có thể chấp nhận được vì mọi người đều có chổ đứng của mình trong đó. Chính vì vậy nó cần một sự đồng thuận chung trên những vấn đề cốt lõi về thể chế và định hướng chính trị. Muốn tạo được sự đồng thuận chung cho cả dân tộc thì giải pháp chính trị đó phải là một giải pháp chung, xuất phát từ các tổ chức chính trị dân chủ. Nó không thể nào là những giải pháp cá nhân đơn lẻ. Nếu chúng ta đồng ý như vậy thì trước tiên chúng ta phải hiểu để đồng thuận với nhau rằng: Đấu tranh chính trị luôn là đấu tranh giữa các tổ chức chính trị. Trong tương lai “sân chơi” của các tổ chức chính trị sẽ là nghị trường (quốc hội) chứ không phải trên đường phố với gậy gộc và gạch đá.
Một tấm gương của tiền nhân rất đáng để học hỏi đó là từ người Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa của Việt Nam và thế giới: Nguyễn Trãi. Ông từng làm quan dưới triều Hồ Quí Ly, sau khi Việt Nam mất nước vào tay nhà Minh, dù là một người tài năng kiệt xuất nhưng ông biết sức mình không làm gì được quân thù. Ông đã lặn lội từ kinh đô Thăng Long vào tận núi rừng Lam Sơn để kết hợp với Lê Lợi, đưa cuộc kháng chiến chống giặc Minh đến thắng lợi hoàn toàn. Ông là khai quốc công thần của nhà Lê nhưng rồi ông vẫn bị hại chết bởi chính văn hóa Khổng Giáo. Vì bảo vệ ngai vàng cho họ Lê nên những người tài giỏi như ông đều bị tiêu diệt. “Vắt chanh bỏ vỏ” là một lối hành xử và nhân sinh quan bệnh hoạn của văn hóa Khổng Giáo. Một cá nhân dù xuất chúng và tài giỏi đến đâu đi nữa nhưng mà đơn thương độc mã thì cũng chẳng làm được gì. Lục Vân Tiên là người hành động giang hồ nghĩa hiệp và là anh hùng cá nhân, ông chỉ cứu được duy nhất người đẹp Kiều Nguyệt Nga chứ ông không thể nào lay chuyển, dù chỉ là một sợi lông chân của chế độ phong kiến dưới thời đại của ông. Vậy chúng ta hãy đoạn tuyệt với hình mẫu Lục Vân Tiên “giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha” bằng tinh thần kết hợp giữa những người cùng chí hướng như Nguyễn Trãi. (Nên nhớ Nguyễn Trãi đã sống cách đấy gần 600 năm).
3. Nhiệm vụ của giới trí thức Việt Nam là hướng dẫn và lãnh đạo quần chúng
Có một ngộ nhận rất lớn trong giới đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam (trong đó có nhiều người rất nổi tiếng và quan hệ thân thiết với Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên) cho rằng: Phải có quần chúng. Quần chúng là tất cả. Chỉ cần đi sâu vào quần chúng, động viên họ đứng dậy là cuộc cách mạng dân chủ có thể thành công. Lộ trình để một tổ chức dân chủ đi đến thành công, theo Tập Hợp, phải trải qua 5 giai đoạn:
1. Xây dựng cơ sở tư tưởng và dự án chính trị;
2. Xây dựng lực lượng và đội ngũ cán bộ nòng cốt;
3. Xây dựng và kiểm điểm phương tiện;
4. Xây dựng cơ sở quần chúng;
5. Vận động quần chúng tiến công giành thắng lợi.
Giai đoạn năm, có nghĩa là kêu gọi người dân xuống đường biểu tình, gây áp lực lên đảng cộng sản buộc họ chấp nhận dân chủ, ấn định ngày bầu cử quốc hội một cách tự do và dân chủ dưới sự giám sát của quốc tế. Theo Tập Hợp thì đây là giai đoạn cuối cùng, sau khi đã hoàn thành và chuẩn bị xong bốn giai đoạn đầu. Trong đó hai giai đoạn đầu tiên là cực kỳ quan trọng và mất nhiều thời gian: Xây dựng một cơ sở tư tưởng và một dự án chính trị để làm kim chỉ nam dẫn đường cho mọi người, thứ hai là xây dựng lực lượng và một đội ngũ cán bộ cán bộ nòng cốt, là những người có khả năng thu hút quần chúng và có khả năng lãnh đạo quần chúng. Vận động kêu gọi người dân xuống đường là hành động thu hoạch mùa màng sau khi công việc gieo trồng, vun xới và chăm bón đã chuẩn bị tốt trước đó. Chỉ cần kêu gọi một lần và chỉ kêu gọi khi sự tình đã chín muồi, chiến thắng đã nắm chắc trong lòng bàn tay. Không nên kêu gọi người dân xuống đường khi chưa nắm chắc được là có thành công hay không. Đó là sự manh động.
Bất cứ cuộc cách mạng nào, dù ôn hòa như đấu tranh dân chủ thì cũng cần có một đội ngũ tinh hoa và ưu tú đi trước để dẫn đường cho quần chúng. Quần chúng tuy rất quan trọng nhưng quyết định sự thành bại là do một nhóm nhỏ trí thức tinh hoa đi tiên phong.
Cuộc đấu tranh cho dân chủ là cuộc đấu tranh ôn hòa và bất bạo động nên không cần bạo lực mà cần những cái đầu tỉnh táo và những tấm lòng. Trí thức Việt Nam phải đi đầu phong trong cuộc đấu tranh này. Phải hướng dẫn cách đấu tranh đúng đắn cho người dân và sau đó trí thức phải lãnh đạo người dân. Đây là một cuộc đấu tranh “từ trên xuống” chứ không nên là một cuộc đấu tranh “từ dưới lên”. Từ trên xuống có nghĩa là đi từ tầng lớp trí thức xuống đến người dân. Tất nhiên nếu trí thức Việt Nam từ chối trách nhiệm của mình thì sẽ đến lúc người dân nghèo khổ bị áp bức đứng lên làm cách mạng theo hướng “từ dưới lên” (như đảng cộng sản đã làm năm 1945) và đây sẽ là một tai họa thật sự cho đất nước.
4. Đừng trông chờ vào những phép màu
Có người suy nghĩ đơn giản và hời hợt rằng Mỹ hay một thế lực nào đó có thể đem lại dân chủ cho Việt Nam. Đây là một ảo tưởng rất là viển vông. Đúng là Mỹ cần Việt Nam để ngăn chặn sự bàng trướng của Trung Quốc xuống Đông Nam Á. Vì suy nghĩ này nên Mỹ đã can thiệp quân sự vào Miền Nam Việt Nam và cuối cùng Mỹ đành bỏ rơi Miền Nam như Mỹ đang bỏ rơi Iraq hiện nay vì sự bất tài của lãnh đạo Miền Nam lúc đó. Mỹ cũng đã từng hết mình ủng hộ Cách mạng Cam ở Ukraina để giúp đưa Yushenko, một người thân Mỹ lên làm tổng thống nhưng rồi Mỹ cũng phải buông tay khi Yushenko ngày càng bất lực lực và kém cỏi. Cuối cùng người Mỹ đành chấp nhận sự đăng quang của tổng thống thân Nga, Yanukovich và Mỹ chỉ quay lại Ukraina khi ông này bị lật đổ. Như vậy quyền năng của Mỹ không phải là vô tận. Họ chỉ có thể ủng hộ cho một đối tác có khả năng thực sự. Nếu không có một tổ chức dân chủ đối lập có tầm vóc thì Mỹ vẫn sẽ hợp tác (cầm chừng) với chính quyền cộng sản để bảo vệ và duy trì những ảnh hưởng của mình trên lãnh thổ Việt Nam và khu vực.
Cũng có người cho rằng, chính quyền cộng sản thối nát thế này thì rồi đến lúc nó sẽ sụp đổ và Việt Nam ắt có dân chủ. Đây cũng là một ngộ nhận lớn. Dù thối nát và kém cỏi đến đâu đi chăng nữa thì đảng cộng sản vẫn đứng đó (dù liêu xiêu) nếu trước mặt nó không có một đối thủ nào. Ngay cả khi nó sụp đổ dưới sức nặng của nó thì cũng cần có một tổ chức chính trị dân chủ dọn dẹp đống đổ nát mà nó để lại.
Như vậy thì dù bất cứ trong hoàn cảnh nào, dù thuận lợi hay không thì Việt Nam cũng cần đến một tổ chức chính trị dân chủ thật sự để tiếp nối vai trò dẫn dắt và lãnh đạo đất nước.
Vậy, tham gia và ủng hộ cho một tổ chức dân chủ đối lập nên là ưu tiên và là nhiệm vụ quan trọng nhất của mỗi người Việt Nam yêu nước trong lúc này.
V.H
-------------

24 nhận xét:

  1. Vừa vô mục 1. đ.éo muốn đọc tiếp
    bọn con đẻ nó còn than: CS không thể thay đổi sửa chữa

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng đấy. Đấu tranh cho dân chủ là “lật đổ đảng cộng sản”? Chứ còn sao nữa! Thứ "dân chủ tập trung" ấy rõ ràng là giả hiệu!

      Xóa
  2. Chắc chắn sẽ diễn ra bạo lực cách mạng.Đau thương vẫn là thương đau.Phải ít nhất "20năm nôị chiến từng ngày"

    Trả lờiXóa
  3. Đấu tranh cho dân chủ là “lật đổ đảng cộng sản”. Đúng chứ sao lại sai? Không phải thế thì để làm sao có dân chủ, khi không lật đổ nhóm độc tài như nhiều nước đã thực hiện thành công, tiêu biểu nhất là khối Đông Âu?
    Riêng về phép màu, tại sao lại "Đừng trông chờ"? Phép màu chính là những đột biến tích cực trong cuộc sống, có thể tạo ra những bước ngoặt lớn. Giàn khoan HD981 cũng là 1 loại phép màu.
    Nếu không chờ đợi phép màu, chúng ta đã biến thành những nô lệ kiểu mới rồi. Hãy hy vọng, bạn sẽ tồn tại!

    Trả lờiXóa
  4. Bác Việt Hoàng đã đúng ở phần đầu bài viết ,rằng đấu tranh cho dân chủ trước hết là đấu tranh rũ bỏ tư duy sai lầm truyền thống của Đạo Khổng mà hiện có ý kiến gọi là thoát Trung hay thoát Hán,nhưng xét về thực tế,cái chúng ta cần thoát ở VN hiện nay chính là THOÁT Ý THỨC HỆ PHONG KIẾN LẠC HẬU LỖI THỜI TRONG TƯ TƯỞNG MỖI NGƯỜI DÂN,LỰC LƯỢNG QUAN TRỌNG NHẤT CỦA CÔNG CUỘC DÂN CHỦ HÓA XÃ HỘI.Theo đó ,người dân chỉ nên tôn thờ cái đúng đắn,cái có lợi ích trực tiếp,thực tế cho mình và xã hội thay vì tôn thờ bất cứ học thuyết, tổ chức cá nhân lẻo mép ,tay không mưu đồ 'bắt giặc" nào.

    Cũng đồng ý với tác giả luôn là dân chủ hóa xã hội không phải là đập bỏ cái này để xây dựng cái hoàn toàn mới lạ ,cái này đã rõ trong thực tiễn là không chuẩn mực và cũng rất phong kiến.

    Dân chủ hóa xã hội là cả một giai đoạn phát triển của xã hội,nó không thể chỉ một sớm một chiều đặc biệt với một quốc gia kinh tế còn yếu kém như VN hiện nay.

    Ngày nay,là người VN ai cũng mong có được một xã hội dân chủ phúc lợi như ở bắc Âu nhưng người dân thì chưa hiểu hết đoạn trường những người cộng sản theo tư tưởng đấu tranh dân chủ NGHỊ TRƯỜNG đã bị tẩy chay,gọi mỉa mai là CẢI LƯƠNG.

    LENIN với kinh nghiệm thu được thắng lợi trong cách mạng tháng mười Nga đã chủ trương loại bỏ đấu tranh nghị trường thay vào đó là đấu tranh giai cấp và thành lập Quốc tế cộng sản III.

    Phương thức đấu tranh giai cấp của QTCSIII phù hợp điều kiện giải phóng các dân tộc thuộc địa thời bấy giờ nên Hồ Chí Minh đã đưa vào cách mạng VN.

    Những người CS chủ chương đấu tranh nghị trường được gọi là Quốc tế cộng sản II và ngày nay ,không ít những đảng cánh tả loại này vẫn đang cầm quyền ở các nước Tây Âu giầu có văn minh.Họ đã đúng hơn LE NIN và những người CS chủ chương đấu tranh giai cấp ,những người thiên về quyền lực của tổ chức mình mà quên mất quền lợi của nhân dân với nhưng tư duy kiểu MAOIST:Rằng chính quyền CS sinh ra từ nòng súng!

    Tuy nhiên cái gì cũng có giá của nó,khi đã nhận tiền bạc và sự giúp đỡ của CS Nga,Trung quốc rồi,Hồ Chí Minh khi dựng nước dù đã giương cao ngọn cờ dân tộc ,gọi sự kiện giành được chính quyền 1945 là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc nhưng đã không đủ sức thoát ra khỏi dòng thác đấu tranh giai cấp đang cuộn trào trên thế giới thời đó.Dù đã liên lạc với TT Hoa kỳ nhưng không mấy ai hiểu được thâm ý của Hồ Chí Minh trong việc đã dùng CNCS chỉ như một công cụ,Hồ Chí Minh bị Hoa Kỳ nghi ngờ và để bảo và Nhà nước với Hiến pháp dân chủ đầu tiên ở VN dần bị Cộng sản hóa với những thăng trầm và hiện tại như chúng ta đang thấy.

    Ngày nay,việc đưa VN trở lại thành một quốc gia dân chủ không phải là việc làm trái ý nguyện của người đã khai sinh ra nước VNDCCH nhưng xin được nhắc lại quan điểm cá nhân rằng muốn có xã hội dân chủ,trước tiên phải có con người dân chủ cộng với một dân tộc thoát được tư tưởng phong kiến,tự tin vào chính mình QUYỀN DÂN CHỦ CỦA MÌNH.

    Cũng không phải xuống đường cho khổ(cách mạng nhung),các nhà dân chủ hãy hăng hái đăng ký ứng cử(một vài người chưa là già nhưng cả trăm người có tư tưởng dân chủ đăng ký sẽ là cuộc xuống đường trên nghị trường) còn người dân hãy thể hiện sự ủng hộ xã hội dân chủ ngay trên lá phiếu bầu của mình trong cuộc bầu cử Quốc hội gần đây nhất....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bầu củ QH ư . đảng cử dân bầu . dân ko bầu thì nó vẩn trúng cử.

      Xóa
    2. Ứng cử thì bị cấm(19 điều đảng viên k được làm),bị mặt trận tổ quốc là tay sai của đảng đến thảo hiệp bắt rút.bỏ phiếu thì người của đảng hướng dẫn,định hướng.hòm phiếu thì bị đảng quản lý rồi cho thay phiếu...Người dân biết làm sao đây?

      Xóa
    3. "Những người CS chủ chương đấu tranh nghị trường được gọi là QTCS II và ngày nay,không ít những đảng cánh tả loại này vẫn đang cầm quyền ở các nước tây âu giầu có văn minh". Tôi đề nghị ông Văn Lâm chỉ rõ ra tên những nước tây âu có đảng là QTCS II đang cầm quyền mà ông nói là những nước nào??? Ông đừng có lập lờ giữa tự do đa đảng của các nước văn minh tiến bộ trên thế giới để nhét vào bài viết của ông nhé! Ví dụ các nước Mỹ,Pháp,Tây ban nha,Nhật,Nga...Các đảng CS vẫn hoạt động bình thường,nhưng giữa hoạt động và cầm quyền là hai khái niệm khác nhau.

      Xóa
    4. Vâng văn lâm đã viết là những người CS chủ đấu tranh nghị trường ĐƯỢC GỌI ,tức theo cách gọi dân dã cho dễ nhớ rằng ngay trong cái đại hội II QTCS,việc đấu tranh nghị trường đã có những người CS nêu ra trong đại hội này.

      Đảng cấm quyền theo cách văn lâm hiểu chỉ là đảng phái nào đó được đứng ra thành lập chính phủ do thông qua bầu cử đại chúng của cử tri,chiếm được đa số ghế trong hạ viện chứ không phải là đảng độc quyền lãnh đạo theo quy định Hiến pháp như kiểu ở VN hiện nay.

      Ở châu Âu ,rất nhiều đảng cánh tả hay thiên tả đã hoặc đang là đảng cầm quyền ,như ở Anh,Đức,các nước bắc Âu....

      Xóa
    5. Văn Lâm ạ! câu trả lời của bạn chia ra làm 3 phần(tạm gọi như thế).phần 1 không phải là câu trả lời mà là cách bạn CỐ TÌNH giải thích thuật ngữ QTVS II đang từ là khái niệm chung(hiểu theo một cách duy nhất) thành cách hiểu"dân dã"?(cách hiểu"dân dã"thì không còn chuẩn mực nào nữa,thành gánh bùn sang ao).cái này người ta gọi là nghệ thuật cãi trầy cãi cối.
      Phần 2 cũng không phải là câu trả lời của câu hỏi,cái này thì ai cũng biết rồi.Phần này vừa lạc đề vừa thừa.
      Phần 3 của bạn mới trả lời vào nội dung của câu hỏi.Bây giờ ta xem câu trả lời của bạn đúng hay sai nhé: Nước Anh(UK) Không thuộc các quốc gia TÂY ÂU (xét theo "định nghĩa của liên hiệp quốc" ).Trả lời này là sai.
      -Các nước Bắc Âu cũng không thuộc các quốc gia TÂY ÂU.Trả lời này vừa sai vừa buồn cười.
      -Nước Đức thì đúng là thuộc các quốc gia TÂY ÂU.Nhưng nước Đức có đúng là quốc gia có đảng cánh tả (theo đoạn văn của bạn viết ra) đang cầm quyền không thì ta lại bàn tiếp.Bây giờ tôi trích lại nguyên văn đoạn văn trên của bạn để đối triếu:"Những người CS chủ chương đấu tranh nghị trường được gọi là Quốc Tế Cộng Sản II và ngày nay, không ít những đảng cánh tả LOẠI NÀY vẫn đang cầm quyền ở các nước TÂY ÂU giầu có văn minh."
      Bây giờ xem đảng nào đang cầm quyền ở nước Đức này: Đương kim Tổng thống:Joachim gauck (CDU) liên minh dân chủ thiên chúa giáo (thuộc cánh hữu-bảo thủ). Đương kim thủ tướng: Angela Merkel (CDU).
      Văn Lâm ơi! bạn đã viết sai nên cũng trả lời sai thôi(biện chứng)!nhưng cái đáng sợ nhất là cố tình viết sai,viết lòng vòng dùng nhiều thuật ngữ mơ hồ rồi chèn ý muốn mỵ dân của mình vào làm cho người đọc ngộ nhận,làm việc này thất đức lắm!Tác hại của nó làm ngu hết thế hệ này đến thế hệ khác,bảo sao dân mình yếu hèn,lạc hậu là thế,nếu là người VN bạn có vui k? Tôi nay cũng U 70 rồi, tôi k cần biết bạn bao nhiêu tuổi,tôi tâm sự vài lời với bạn viết gì thì viết phải khai sáng được dân khí,dân trí! Dân ta sao lại phải thống khổ đến nỗi này??? HẢ TRỜI!!!

      Xóa
    6. @Bác ND3:38-3/7/2014.

      Xin Bác đọc kỹ cho đoạn cuối trong đó văn lâm nói rõ là :Ở châu ÂU,có rất nhiều đảng cánh tả hay thiên tả ĐÃ hoặc ĐANG là đảng cầm quyền như ở Anh,Đức,các nước Bắc Âu và nhiều dấu chấm chấm ...tức ở châu Âu còn nhiều nước khác mà nếu có nhiều gian thì tài liệu tham khảo để chứng minh là không thiếu Bác ạ.

      Có thể chính Bác tự huyễn rằng cầm quyền đồng nghĩa độc quyền chứ ai chả hiểu đã gọi là đấu tranh nghị trường thì đảng giành thắng lợi đương nhiên phải qua bầu cử tự do đa đảng rồi chứ?????

      Cũng rất may văn lâm không phải dân chính trị ,biện chứng chuyên nghiệp nên văn lâm chỉ nuối tiếc cho một ý tưởng rất hay về đấu tranh nghị trường của một số đại biểu QTCSII đã bị che đậy ,không được phổ biến rộng rãi mà thôi,hoàn toàn không mong muốn làm ai đó ngộ nhận .

      Đấu tranh nghị trường chính là một phương thức khoa học văn minh và hoàn toàn thực tiễn,cái thực tiễn không ít người VN mình còn đang nằm mơ cũng chưa có được chứ không một chút ngộ nhận hay thất đức nào như Bác biện chứng đâu.

      Đấu tranh trong hòa bình không đổ máu sao có thể gọi là thất đức được nhỉ????????

      Rất trân trọng và cảm ơn sự quan tâm Bác .

      Xóa
  5. Bài này có vẻ chủ quan, nông cạn. Không có giá trị.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh 0822 , nên chăng bạn phân tích rồi kết luận ?

      Xóa
    2. Ngay mục 1 đã thấy nông cạn rồi. Mà ngay từ đầu đã sai lầm, những phần sau có đáng tin không? Bạn Huunhan Nguyen?

      Xóa
  6. Các nhà trí thức VN lo kiếm tiền để có nhà lầu,biệt thự,ô tô...khu Thảo Điền,TP HCM là điễn hình,vậy thì sao mà lo dân chủ cho dân được.
    Mỹ,Pháp thì chi tiền cả tỷ đô cho phe nỗi dậy...nhưng có bỏ ra tỷ đô để xây hệ thống bệnh viện và trường học ở Việt Nam nhằm vừa kinh doanh vừa xây nền dân chủ cho Việt Nam đâu ?
    Chính quyền các kì ở Việt Nam luôn chia rẽ,kì thị,phân biệt Bắc,Trung,Nam trong hầu hết các lĩnh vực,trong các cơ quan ...do vậy nên dập tắc ngay dân chủ.
    Từ lãnh đạo,công chức của các thể chế chính trị ở VN,thậm chí cả bộ máy cai trị của nước ngoài tại Việt Nam cũng đều tham nhũng,ăn hối lộ hầu khắc lĩnh vực....nên ngày nay dân chủ hơi khó.
    ĐCSVN ngày nay có "nát " thật ",nhưng xét về mùi thì nhẹ nhất trong các đảng cầm quyền ở VN trước đến nay.
    Dân chủ là một phạm trù,luôn phát triển theo phát triển văn minh...khi còn có người ăn thịt chó và chim,nhất là chim bồ câu thì vẫn còn man rợ,làm sao mà nhận thức về dân chủ .
    Còn ai thích lật đổ ĐCSVN,nhất là các bạn có tên trí thức,thì cố phấn đấu vào đảng rồi lo lót lên làm lãnh đạo cao,rồi hô biến là ĐCSVN mất cầm quyền,như Liên Xô là ví dụ.Nhưng không có ai làm vì mõi gối,chồn chân,nên bàn về dân chủ cho Việt Nam là không cần thiết,vã lại các nước ngày nay lại thích ở Việt Nam chí nên 1 ĐCSVN là quá đủ,vì vậy họ chi ít tiền đủ rãi truyền đơn cho vui,
    Làm chính trị chả tốt gì cho nước cho dân cả.Nhưng khi có phe chính trị này tố cộng rồi diệt cộng đến cả con nít ( mình là nhân chứng ),thì phải tham gia chính trị để bảo vệ mà thôi.
    Bắn vào nhau cho chết,bắt rồi giết là tội giết người,giết người bản thân mang tội rất nặng...ai cũng phải trả cả.Đây là lời mẹ mình dạy khi mình từ giã ngôi nhà ngoại ô và ngoại ô buồn cầm súng lên chiến khu cùng anh em đánh cho MỸ về nước và ngụy chạy qua Mỹ cho xong.
    Cái giá cho đi chống Mỹ cứu nước của mình là con tốt nghiệp đại học hạng ưu đi làm cho tư bản xịn,vì các ông chủ Việt Nam chê,tệ nhất là các ông chủ đảng viên ĐCSVN đấy nhé...suy cho cùng họ chê lại là phước to và lớn.
    Công Sơn trở lại diễn Đàn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có ý đồ gì khi góp ý kiểu này ? Miệt thị và chia rẽ dân tộc
      để làm gì ? Cho bọn đặc quyền đặc lợi tiếp tục hô KHẨU
      HIỆU để đè đầu cỡi cổ nhân dân ta hay sao ?
      Vô ích và vớ vẩn qúa đấy !

      Xóa
    2. Mẹ cha mày thằng Công Sơn, nói nhăng cuội huề vốn

      Xóa
    3. DLV Công Sơn là loại đao búa, cai ngục sặc mùi sắt máu dạng như Duk,polpot,còn DLV Văn Vương là dạng đầu đường xó chợ đọc cái thấy mùi ngay.Muốn làm DLV cao cấp phải học Văn Lâm nhiều....rất nghệ thuật,VL định dắt dân tộc Việt lùi về quá khứ của nhân loại những 2 thế kỷ để đi tìm BIỆN CHỨNG QTCS II...khiếp thật.

      Xóa
  7. Hướng đến XHCN là một xã hội vô sản mà con mẹ nó đứa nào đứa nấy càng ngày càng giàu, tham tiền tham chức hơn tham mạng chúng nó nữa nói gì đến việc nghĩ cho người dân. Cái bè lũ này không thể lật đổ là xong mà phải Đào tận gốc, trốc tận rễ như CS đã làm với dân. Ngày xưa Mỹ bỏ rơi MNVN là do sức ép của người dân và chính phủ của họ, vì Mỹ không muốn tốn thêm tiền của cho mấy thằng chỉ biết tự lực, tự cường và Mỹ đánh giá thấp CS. CS chẳng có gì là ghê gớm cả, chẳng qua là tuyên truyền, khơi dậy lòng căm thù của tầng lớp dân nghèo muốn thay đổi cuộc sống, nên sẵng sàng hi sinh . Cái mất dạy ở đây là khi thắng lợi thì những người nghèo lại đéo được gì mà còn tệ hơn trước, còn mấy thằng chó nghĩ ra cái trò này thì được hưởng lợi tất cả.

    Trả lờiXóa
  8. Bài viết rất đúng và cần thiết trong lúc này . Thay đổi thể chế chính trị tại VN để tuân theo quy luật cuộc sống , là xu hướng tất yếu không thể đảo ngược được , v/đ là thời gian . Hiện nay , có 3 xu hướng chính , tạm gọi là : cực tả , trung dung và cực hữu . Cả 2 xu hướng "cực" thực tế chẳng mang đến điều gì tốt đẹp cho dân tộc cả , vậy chỉ có xu hướng trung dung chiếm số đông nhân dân VN là khả dĩ nhất . Hiện nay dùng bạo lực lật đổ 1 chế độ độc tài , tại châu Á , chắc chắn sẽ lại tạo ra 1 chế độ độc tài khác , có khi còn tệ hại hơn . Nhiều người so sánh VN với Đông Âu nhưng bỏ qua sự khác biệt lớn , tạm gọi là "trình độ phát triển của xã hội" tại mỗi nước mỗi khu vực ; bao gồm rất nhiều yếu tố , tiêu biểu là :trình độ công nghiệp hóa, trình độ dân trí , ý thức công dân ,văn hóa, tôn giáo,tín ngưỡng,..chính điều này giải thích tại sao chỉ xảy ra tại Đông Âu mà không tại châu Á .Do vậy , chỉ có chuyển đổi ôn hòa , tránh xáo trộn quá lớn là khả năng tốt nhất . Thực tế , thật tỉnh táo và công bằng nhìn nhận , do tác động của dư luận nhiều chiều, của thời đại, VN đã thay đổi và vẫn trong quá trình thay đổi ; chỉ có điều sự thay đổi này chậm chạp , và quan trọng nhất là chưa thay đổi cái cốt lõi .Đây là v/đ .

    Trả lờiXóa
  9. Đoạn trên mới kịp còm về vai trò của nhân dân nói chung trong tiến trình xã hội hóa dân chủ trong hòa bình còn các quan,các đảng viên Đảng CSVN thì có thể nên chăng:

    -Những cán bộ đảng viên còn lại,ngoài số không ít thoái hóa biến chấtlạm quyền lộng quyền tham nhũng nên thấy thực tiễn và hướng đấu tranh chống áp bức bóc lột bằng phương thức nghị t rường của quốc tế cộng sản II với VN trong giai đoạn phát triển kinh tế xã hội hiện nay là đúng đắn và tích cực ủng hộ những giải pháp mà quốc tế cộng sản II đã thực hiện.Điều quan trọng với một đảng phái chính trị là sự đóng góp của đảng đó cho xã hội,không phụ thuộc anh có là cầm quyền hay anh chỉ là đối lập.Khi đường lối chủ chương của một đảng là ích nước lợi dân,chắc chắn đảng đó sẽ được dân ủng hộ và ngược lại.

    Vì vậy,để thực hiện dân chủ hóa xã hội bản thân các Đảng viên yêu chuộng dân chủ và có đủ điều kiện hoạt động chính trị thì nên chủ động vận động đăng ký ứng cử đại biểu Quốc hội hay vào cấp ủy đảng các cấp ngay tại chi bộ nơi mình đang sinh hoạt,càng đông càng tốt,những Đảng viên khác nên ủng hộ những người ứng cử có tư tưởng đổi mới dân chủ,không bầu vào cấp ủy những Đảng viên BẢO THỦ,NẶNG ĐẤU TRANH GIAI CẤP,ĐỘC ĐOÁN CHUYÊN QUYỀN ,XA RỜI THỰC TẾ.

    - NHỮNG CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN GIÁO ĐIỀU BẢO THỦ NÊN THẤY RÕ SỰ CỐ HỮU BẢO THỦ CỦA MÌNH GÂY KHÓ KHĂN CHO ĐẢNG VÀ XÃ HỘI VÀ ĐÃ ĐẾN LÚC RÚT LUI TRONG DANH DỰ ĐỂ DÂN CHỦ HÓA XÃ HỘI ĐƯỢC THỰC HIỆN THUẬN LỢI.

    Trả lờiXóa
  10. Lại một thằng điên ăn bậy nói bạ chả đâu vào đâu,nói lung tung, -cho thằng Công Sơn điên này một liều thuốc an thần đi bà con,thằng này chắc mới bị vợ đánh đòn đuổi đi hay sao ấy !!!

    Trả lờiXóa
  11. Vay de dong chi len nam quyen thi ban nuoc hay phan dong lai to quoc mot nha dong chi co con da day con nen nguoi tot chua chung ta phai yêu nuoc voi phai chu sao lai muon phan nhung nguoi khiêu bao o nuoc ngoay cung huong ve to quoc dang nha nuoc lo cho vay ma lai co tu tuong phan đong

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chả hiểu mấy ông này nói cái gì? Cẩu thả như vậy mà cũng ý kiến ý cò làm chi?

      Xóa