Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

Hội Luật gia dân chủ quốc tế sát cánh cùng Việt Nam nếu kiện Trung Quốc

Đánh giá Trung Quốc "trắng trợn xâm phạm" vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Hội Luật gia dân chủ quốc tế - IADL tuyên bố ủng hộ Việt Nam đòi lại chủ quyền.
Sáng 11-6, ông Jitendra Sharma (chủ tịch danh dự, nguyên chủ tịch IADL) cho biết, IADL quan ngại về tình hình căng thẳng đang gia tăng giữa các nước trong khu vực liên quan đến vấn đề an ninh, an toàn hàng hải trên Biển Đông cũng như khả năng xảy ra xung đột, đe dọa trực tiếp tới hòa bình, ổn định và an ninh khu vực Đông Nam Á. Việc bảo đảm an ninh và an toàn hàng hải ảnh hưởng tới lợi ích chung của toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cũng như của châu Âu và Trung Đông.
Ông Jitendra Sharma đánh giá Việt Nam là dân tộc yêu chuộng hoà bình. Tuy nhiên trước việc Trung Quốc "trắng trợn" hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Chính phủ Việt Nam "có thể thực hiện tất cả các bước phù hợp để đối phó. Đó là quyền của Việt Nam".
IADL luôn sát cánh với đất nước và người dân Việt Nam, giúp đỡ hết sức để giải quyết những vấn đề đang diễn ra ở biển Đông. "Bất cứ khi nào Chính phủ Việt Nam đưa cụ thể vấn đề pháp lý, chúng tôi sẽ giúp đỡ', ông cam kết.
Chủ tịch danh dự của IADL do rằng Trung Quốc đã vi phạm pháp luật quốc tế về những tranh chấp trên biển, vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc nên Việt Nam có quyền kiện ra tòa án quốc tế với thế mạnh pháp lý. 
Những luật sư có kinh nghiệm của IADL sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam. "Không có lý lẽ nào biện hộ cho việc Trung Quốc đặt giàn khoan tại vùng biển chủ quyền Việt Nam", ông nói và cho hay những bằng chứng lịch sử mạnh mẽ khẳng định chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không thể chối cãi.
Ông cho rằng việc kiện ra toà án quốc tế, cơ quan trọng tài quốc tế có thể giúp Việt Nam nhận được sự ủng hộ của dư luận thế giới. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều lúc khi tòa ra phán quyết, các bên liên quan lại gây khó dễ trong việc thực thi.
sharma-1965-1402477543.jpg
Ông Jitendra Sharma trong cuộc họp. 
Đánh giá việc tàu Trung Quốc đâm va, làm chìm tàu Việt Nam, ông Sharma cho rằng "nước này đang hành động trái pháp luật, không có bất cứ điều gì biện hộ cho sự hung hãn của Trung Quốc". Luật hàng hải không cho phép bất cứ tàu nào đâm vào tàu khác nhất là vùng biển đó thuộc về Việt Nam. Chiếu theo công ước quốc tế và luật biển, Trung Quốc đã sai.
Trước việc một tướng quân đội của Trung Quốc cho rằng Luật biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 không áp dụng cho Biển Đông, ông Sharma cho biết đó là "tuyên bố sai lầm". Theo ông, các tranh chấp trên biển đều phải sử dụng luật biển để giải quyết. Tất cả những gì liên quan đến đảo, vùng biển xung quanh đó đều thuộc phạm trù công ước Liên Hợp Quốc về luật biển.
Ông Lê Minh Tâm (Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hội luật gia Việt Nam) đánh giá với việc nhận được sự ủng hộ của IADL, Việt Nam có thêm niềm tin để "đấu tranh tới cùng" vì lẽ phải.
Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế là tổ chức phi chính phủ có tư cách cố vấn tại Hội đồng kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC). Được thành lập từ năm 1946, IADL có vai trò ủng hộ và duy trì luật pháp quốc tế, bảo vệ quyền của các dân tộc được phát triển, bình đẳng về kinh tế và tiếp cận những thành quả tiến bộ khoa học cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
IADL cho hay đã quyết định gửi thư tới chính quyền Trung Quốc với nội dung: 
1. Nhắc nhở tất cả các bên có nghĩa vụ giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, tuyệt đối tuân thủ Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, Công ước mà cả Trung Quốc và Việt Nam đều là quốc gia thành viên;
2. Đề nghị phía Trung Quốc làm rõ cơ sở pháp lý của các hành động: (1) đưa giàn khoan HD - 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; (2) đưa tàu, máy bay và tàu quân sự tới hoạt động gần khu vực giàn khoan HD - 981; (3) tiến hành những hành vi khiêu khích như đâm, bắn vòi rồng vào các tàu chấp pháp của Việt Nam gây thiệt hại về phương tiện và đe dọa đến tính mạng con người cũng như các vụ việc tấn công tàu cá của Việt Nam xảy ra từ ngày 7/5/2014.
3. Kêu gọi Trung Quốc, với tư cách là quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc và là một trong 5 quốc gia thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ: (1) tôn trọng, tuân thủ và giữ gìn tuyệt đối Hiến chương Liên Hợp Quốc; (2) xử sự đúng tư cách của một nước lớn cũng như đúng tư cách của 1 quốc gia thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ trong việc giữ gìn và bảo vệ hòa bình, ổn định, an ninh khu vực và thế giới.
4. Yêu cầu chính quyền Trung Quốc đưa ra những phản hồi với IADL bày tỏ quan điểm về các vấn đề này.
Với tư cách là một tổ chức có mục tiêu hướng tới giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình, IADL đề nghị Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, dừng và kiềm chế các hành động gây phức tạp tình hình, làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, đe dọa đến an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông.
Việt Dũng.VnE
------------------

8 nhận xét:

  1. Trương Minh Tịnhlúc 03:31 12 tháng 6, 2014

    Thời cơ trong tay.Không biết cái đám ngu như Nguyễn Phú Trọng nầy nọ có biết nắm lấy không.Hay là vẫn còn "anh em trong nhà dạy nhau.Thương cho roi cho vọt".
    Trời ơi là Trời ! Sao bắt Tổ Quốc con có những đứa đần độn như vậy mà làm lãnh đạo ?-Trời cao đất dầy ơi ! Có thương cho đất nước Việt-Nam của con không ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hàng đêm tôi vẫn nghe Thượng Đế nói rằng, "Các con hãy cố lên, ta đã biết rồi và sẽ ra tay cứu giúp."

      Xóa
  2. Kiện cái gì?
    Quan điểm của đảng và Nhà nước đã quá rõ ràng qua phát biểu của Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh tại Shangri-La, theo nhiều người nói thì phát biểu này được 16 ông bà vua nghiên cứu từng câu chữ, phẩy chấm : Quan hệ giữa hai nước vẫn tốt đẹp, Trung Quốc cắt cáp, cướp bóc tàu cá, bắt nạt ngư dân, mang HD981 đi cướp đất chẳng qua là việc nội bộ, gia đình nào chẳng có chuyện lục đục này nọ.
    Đừng nói đến kiện cáo nữa nhé! Cũng chẳng cần ai tham gia vào cho rối việc, đóng cửa bảo nhau là ô kê rồi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khổ quá, 16 "ông bà vua" có phải là ...học sinh giỏi môn Ngữ văn cả đâu! Còn nữa, thêm cái anh phiên dịch Việt - Anh chẳng biết vô tình hay cố ý còn làm sai lệch hẳn ý tứ giữa bài viết và bài nói (chắc 16 ông bà không kịp ...đối chiếu).

      Xóa
  3. Bị xâm lược không dám nổ súng thì kiện cái gì? Làm chuyện ruồi bu với quốc tế sao được! Họ cười cho thối mũi bây giờ!
    (Một người "nước Việt ở... Châu Á và trên thế giới"!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái câu cuối cùng là "ý tưởng" của đồng chí X đấy nhá!

      Xóa
    2. Có lẽ không phải ai cũng cười đâu,bác ạ ! Tôi cho
      phản ứng như thế là theo kịch bản sau :
      Một chủ nhà bị bọn cướp tới chiếm dần nhà mình
      nhưng qúa sợ hãi bọn cướp đến mức không dám
      chống cự với chúng,thậm chí khi nói thì cũng chối
      mình đang bị cướp tấn công nhưng nhờ hàng xóm
      làm thay cho mình thì chủ nhà đó có còn là chủ nhà
      nữa hay không ?
      Tôi nghĩ là hàng xóm đang GIÚP ĐỠ con cái nhà đó
      vì thấy thương hại chúng có người cha-chủ nhà qúa
      hèn nhát và đáng KHINH BỈ như vậy.

      Xóa
  4. bAN 10;06 NÓI ĐÚNG MÌNH BỊ LÀM NHỤC-HIÊP DÂM? CHẲNG TRỰC TIẾP TỐ CÁO- KIỆN LẠI NHỜ ANH HÀNG XÓM NHÌN THẤY KIỆN HỘ ? VÔ LÝ QUÁ CÓ KHI BON CHÚNG THÔNG DÂM VỚI NHAU NHƯNG K DẤU ĐƯỢC NÊN VẼ CHUYỆN-VIỂN VÔNG?
    NGLUY

    Trả lờiXóa