Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

THĂM BỆNH, NGHĨ MÀ ĐAU !

  *  MINH DIỆN
            Tôi đến thăm cụ H, mẹ  người bạn cựu chiến binh ở đơn vị cũ bị đột quỵ đang điều trị ở bệnh viện Thống Nhất. Bệnh viện này do kiến trúc sư Trần Văn Quyền thiết kế, khởi công từ giữa năm 1970, đến đầu năm 1974 hoàn thành. Bà Nguyễn Thị Mai Anh, phu nhân Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bỏ tiền xây dựng, đặt tên là “Bệnh viện Vì Dân”. Tất cả  600 giường bệnh, khang trang  thiết kế theo kiểu khách sạn, thiết bị y tế hiện đại nhất ngày ấy chỉ phục vụ  dân nghèo không lấy tiền.
Sau ngày 30-4-1975, “Bệnh viện Vì Dân” đổi tên là “Quân y viện Thống Nhất”.  Năm 1978, quân đội chuyển giao cho Bộ y tế, đổi tên là “ Bệnh viện Thống Nhất”, (có thể nói : thay mục đích và nhiệm vụ bằng ‘bệnh viện Vì Quan’(.. Bởi từ sau ngày giải phóng, ở  đây chỉ khám chữa bệnh cho cán bộ trung-cao cấp, và được phân ra các khu A1, A2, B1, B2 ... tùy theo cấp bậc, chức vụ.  Ví dụ khu A1 phải từ bậc thứ trường trở lên hoặc cán bộ lão thành cách mạng đã từng giữ chức vụ tương đương. Cán bộ cấp thấp nhất được vào điều trị ở bệnh viện Thống Nhất cũng phải  cỡ chuyên viên, bởi thế  người ta  còn  gọi  là “Bệnh viện trung cao”.  Mấy năm gần đây để tăng thu nhập thêm, ban giám đốc  dành ít phòng nhận bệnh nhân là dân thường  khám chữa bệnh dịch vụ.
               Anh Lung con cụ H, nói với tôi:   
                 - Mẹ tôi có bảo hiểm y tế, vào đây điều trị bán dịch vụ, tiền phòng mình trả, tiền thuốc bảo hiểm y tế trả. Mẹ tôi nhập viện 26 ngày  rồi, nhưng mai tôi phải cho cụ về, vì hết hy vọng rồi bác ạ!
                Mẹ anh Lung  nằm  ở  khoa nội thần kinh , lầu 2.  Căn phòng khoảng  9 m2, kê 3 giường bệnh . Từ  giường , tủ  đến bồn rửa, cầu tiêu đều cũ kỹ,  nhiều chỗ  đã bong tróc, nền  gạch  đã xỉn màu. Nghe nói mấy năm nay  bệnh  viện  được  đầu tư nâng cấp mấy lần, tốn nhiều tiền, nhưng chỉ tập trung vào khu AI, A2... dành cho cán bộ cấp cao.
                 Ngoài mẹ anh Lung còn hai  bệnh nhân, một nam, một nữ đều bị đột qụy do tai biến mạch máu não. Phòng quá chật nên mỗi bệnh nhân chỉ được một người chăm sóc, lúc  làm thuốc thì phải ra ngoài hết vì không có chỗ xoay trở.
                Một người  nhà bệnh nhân cùng phòng nói với tôi :
                -  Mỗi bệnh nhân một ngày mất hai trăm ngàn tiền phòng đấy bác nhà báo ạ!  Dịch vụ mà! So với  bệnh nhân bảo hiềm y tế ở Bệnh viện ung biếu, Chợ Rẫy, Nhi Đồng... còn  sướng chán. Ở đó hai, ba bệnh nhân nằm chung một giường , có khi  phải  nằm ngoài hành lang.
                 Chị buồn bực  chỉ tay lên trên lầu:
                 - Ở trên  có những căn phòng rộng rãi, khang trang như phòng khách sạn 5 sao , chỉ có một bệnh nhân, nằm hàng tháng không mất tiền!
                Lung ngắt lời :
                - Tiêu chuẩn cán bộ cấp cao ai bì được!
               Rồi anh  quay sang nói với tôi:
               - Có người nhà nằm bệnh viện mới biết nỗi đau của dân nghèo!
                Lung thở dài, mắt ầng ậng nước nhìn mẹ mình co quắp trên giường bệnh.  Bà cụ chỉ còn thoi thóp , hai mắt nhắm nghiền.
               Lát sau Lung  kéo tôi ra chiếc ghế ngoài hành lang , trong tâm trạng đầy bức xúc, anh kể:
               - Mẹ tôi vào đây, ba ngày đầu  được  truyền ba chai nước biển sau đó mỗi ngày chỉ bơm hai típ súp lỏng. Tôi hỏi cô điều dưỡng viên :
               - Sao không truyền thêm nước cho cụ?
               Cô điều dưỡng viên trẻ trả lời:
               - Chú đừng thắc mắc! Chữa bệnh thế nào đã có phác đồ điều trị của bác sỹ!
               Hôm sau thấy bác sỹ trực  đang ngồi thêu  tôi nói :
               - Mẹ tôi hai ngày nay  không truyền nước , sức khỏe xuống quá bác sỹ !
               Cô bác sỹ ngừng tay  thêu, ngẩng mặt lên:
               - Bà cụ bị suy tim không truyền nước được!
                Nói xong, cô lại  cúi xuống chăm chú thêu tiếp bức tranh Phật Bà Quan Âm . Từ hôm vào chăm sóc  mẹ  ở đây, tôi thấy  từ điều dưỡng viên đến  bác sỹ  đều chăm chỉ  thêu tranh.   Họ ngồi trong quầy trực, thêu công khai trước mặt mọi người. Có khi người nhà bệnh nhân kêu, họ vẫn thêu ráng vài đường kim.  Người thêu  Phật, người thêu hoa, người thêu tranh phong thủy...
                Như để chứng minh lời nói của Lung, cô điều dưỡng viên trong phòng trực đang thêu bông hoa hồng. Tôi biết chả  riêng ở đây  mà nhiều chỗ khác cũng vậy. Các bà các chị nhà mình bây giờ đâm nghiện thêu tranh Trung Quốc ! Những mẫu thêu Trung quốc dệt sẵn hàng loạt, đánh số  từng ô, từng loại chỉ thêu, bán sang Việt Nam,  giá từ vài chục đến vài trăm ngàn.  Nghe nói một bức thêu hoàn hảo  họ  mua lại mấy triệu đồng. Tiền đâu chẳng thấy , nhưng có bức tranh sơn thủy, nó vẽ  biển  Đông cố tình đưa  đường lưỡi bò và thành phố Tam sa vào, nhận  của Trung quốc , chị em  không hiểu cứ thêu tuốt mới thật đáng buồn...
               - Nó lừa mình còn mình lừa nhau!
               Anh Lung nói , và kể tiếp chuyện chữa bệnh của mẹ mình:
                -Mẹ tôi điều trị hai tuần, bệnh không đỡ mà  nặng thêm. Hôm mới vào hơn bốn chục kg,  mắt còn mở, tay chân còn co duỗi, sau hai tuần  mắt nhắm tít, ngưởi teo lại , bất động.   Trong khi  hai người  bệnh cùng phòng hôm mới  vào   nguy kịch hơn ,  đều đã tình hơn một chút.  Tôi dò hỏi vợ người bệnh bên cạnh, bà  bảo:
                -Phải mua thuốc  ngoài !
              Vì vẫn tin chế độ nghiêm ngặt của bệnh viện như điều dưỡng viên nói, nên tôi hỏi dồn:
                - Thuốc gì, ở đâu, bác  sỹ có cho phép  không?
                - Ông  mới ở trên trời rơi xuống hả?
               Ngưới nhà bệnh nhân kia mắng tôi, và bảo:
                - Bệnh nhân bảo hiểm y tế không có thuốc đặc trị, phải mua ngoài !
                Nghe bà  ấy nói một hồi tôi mới sáng mắt ra. Bọn lính mình đến già vẫn thật thà  như vậy!  Tôi  nói với  một nữ bác sỹ trực :
                 - Nghe nói  có loại thuốc đặc trị đột quỵ,  bác sỹ cho đơn  tôi  mua ngoài!
                 Bác sỹ hỏi:
                 - Ai nói với anh?
                 - Người bệnh cùng phòng!
                 Bác sỹ hỏi:
                - Gia đình có khả năng không?
                - Không cũng phài cố, để tỏ lòng hiếu thảo với cụ!
                - Sao  không nói trước, giờ  muôn rồi!
             Tôi điếng người như  bị gáo nước lạnh hắt vào mặt. Đưa  mẹ  nhập viện  là  giao tính mạng  mẹ  mình cho bác sỹ, tin tưởng tuyệt đối vào tài năng, y đức của người thầy thuốc.  Cứ  nghĩ  bệnh nào thuốc ấy,  bác sỹ  điều trị theo  nguyên tắc vì  con bệnh,  ngờ đâu  lại  vì tiền?  Nếu vậy sao  không nói thẳng  ngay từ đầu để bây giờ bảo đã muộn?
              Tôi cố dằn lòng nói với  bác sỹ :
                - Muộn còn hơn không, mẹ tôi cần thuốc gì,  bác sỹ  cho đơn để tôi  mua ngoài!
                Cô bác sỹ lấy giấy viết đơn thuốc đưa cho tôi , bảo:
                - Xuống nhà thuốc bệnh viện mua cho bệnh nhân  uống!
                Gương mặt còn trẻ của cô bác sỹ bình thản, không  gợn  chút suy tư . Hình như  việc  điều trị cho bệnh nhân bảo hiểm y tế  ngèo một cách qua loa, và nhìn người bệnh chết vì không có tiền mua thuốc đặc trị đã quen rồi. Không áy náy, không xúc động, không hề nghĩ đến y đức  người thầy thuốc . Vậy mả  ngay sau khi đưa tờ đơn thuốc cho tôi, cô ta  lại cúi xuống thêu tiếp bức tranh Phật Bà Quan Âm, một biểu tượng về lòng từ bi cứu khổ cứu nạn!
                 Chúng tôi   xuống quầy, mua một hộp  thuốc “An cung ngưu hoàng hàn”   giá 1.750.000 đồng, mang lên  cho mẹ tôi uống. Uống liên tục năm ngày, mẹ tôi hơi tỉnh,  khi con cháu vào thăm  lay gọi, cụ  chảy được mấy giọt nước mắt ra như  khóc.
                Nhưng với loại thuốc “An cung  ngưu hoàng hàn” đó, bệnh mẹ tôi  chỉ chuyển được như vậy thôi.  Cụ vẫn hôn mê sâu. Tôi  hỏi  một bác sỹ chuyên khoa tim mạch, ông  ấy bảo  muộn rồi không chữa được nữa.
                  Theo bác sỹ chuyên khoa ấy, cách  điều trị đột quỵ hiệu quả  nhất là phải đánh tan huyết  khối gây tắc nghẽn, bằng cách tiêm vào đường tĩnh mạch trước ba giờ, đường động mạch trước 6 giờ , hoặc dùng máy hút cục máu đông kết hợp tiêm tĩnh mạch. Cả ba phương pháp điều trị  đều phải sử dụng  loại thuốc tiêu sợi huyết Actilyse 50g, là loại thuốc duy nhất cho bệnh nhân đột quỵ.
                Tôi hỏ Lung:
               - Bác sỹ ở đây  không biết phác đồ đó à?
                Anh Lung phẫn uất  buông một câu chửi thề, rồi nói:
                - Biết chớ!  Thuốc Actilyse 50g  cũng có sẵn .  Nhưng họ không tiêm cho mẹ tội , vì mỗi lọ thuốc  Actilyse 10 triệu đồng,  không nằm trong danh mục thuốc bảo hiểm y tế.
                  Tôi cảm thấy có cái gì dâng lên chẹn lấy cổ họng mình. Một căn bệnh đã biết cách chữa, thuốc  chữa có sẵn mà không chữa cho người bệnh, chỉ vì họ  nghèo!  Một  liểu thuốc có thể cứu được một  mạng  người, nhưng họ coi 10 triệu đồng lớn hơn sinh mạng  một con  người!
                Mẹ anh Lung  điều trị 27 ngày,tổng số tiền hết 28.000.000  đồng,  bảo hiểm y tế thanh toán 17 .000.000 ,  gia đình  thanh toán  11.000.000 , đó  là  chưa kể tiền thuốc mua ngoài. Tốn nhiều tiền như vậy, nhưng  bà cụ xuất viện trong tình trạng hôn mê sâu,nói như anh Lung,  là về  để lo hậu sự. Nếu ngay  từ khi mới nhập viện, bác sỹ tiêm cho bà cụ mũi thuốc Actilyse  thì  có lẽ  hậu quả chưa  đến nỗi ?
                Câu chuyện mẹ anh Lung khiến tôi nhớ đến trường hợp cụ V. Cụ 83 tuổi thuộc thành phần có công với nước, có bảo hiểm y tế 100 % chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm thanh toán. Vì bị  tăng huyết áp và viêm đường tiểu,  cụ vào điều trị tại một bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh cứ tái đi tái lại, nặng thêm, sức khỏe giảm sút, và  cụ rất đau đớn. Chỉ đến khi chấp nhận mua thuốc ngoài thì bác sỹ mới xét nghiệm, phát hiện loại vi khuẩn Klebsiella terrigena đã kháng lại loại thuốc rẻ tiền trong danh mục thuốc bảo hiểm y tế bác sỹ đã điều trị cho cụ. Cụ phải bỏ tiền mua loại thuốc Imcil 500mg (biệt dược Imipenem +Cilastalin ) với giá 278.000 đòng một lọ. Loại thuốc này không được bảo hiểm y tế thanh toán nên bệnh nhân không được tiêm.
               Bệnh nhân cấp tính đã khốn khổ như vậy, bệnh nhân mãn tính còn khốn khổ gấp trăm lần. Ví dụ bệnh viêm gan siêu vi C, phác đồ điểu trị thường phải  kéo dài hơn một năm, loại thuốc uống Ribavirin không đắt lắm nhiều người còn không có tiền mua, huống chi loại  thuốc tiêm Peginterferon tới 17..000.000 đồng một lọ thì đào đâu ra tiền?...
Ôi, lại nghĩ: Bệnh viện là nơi cứu người. Cũng là thân phận con người cả, mà người ta lại phân biệt quan tâm chu đáo hơn với người này, chỉ lạng qua người khác, bỏ cho ai chết? Từ “Bệnh viện Vì Dân” của bà Nguyễn Thị Mai Anh năm xưa, thành  “Bệnh viện Vì Quan” chỉ lo chính sách vốn đẳng từ thời bao cấp, dành cho cho quan chức cấp trung-cao. Gọi là chính sách với cán bộ, nhưng cả vài chục năm qua, nguồn thuốc cung cấp cho chính sách eo hẹp, 'văn hoá phong bì' cũng thâm nhập vào chốn chính sách  'cung đình' này. Cũng là cán bộ ngang nhau, nhưng người nhà bênh nhan nào biết cách nhiệt tình, bồi dưỡng' cho thầy thuốc chu đáo, vừa lòng họ thì bệnh nhân được quan tâm 'để mắt đến' nhiêu hơn, thuốc được cấp cũng xịn hơn. Còn nếu không, cứ nằm dài dài, cho gì được đó. Không ít vị cán bộ đã phải 'chạy làng', tìm đến các bệnh viện khác, dù tốn tiền, nếu muốn nhanh khỏi bệnh  và...muốn sống! Nay, bệnh viện Thống Nhất được 'đổi mới' có kèm theo các khoa Dịch vụ, từ đơn thuần bao cấp sang có thu -  lại Vì Tiền, chỉ biết có tiền. Càng nghĩ sâu, thấm thía, càng đau.
              Bác sỹ Trần Đông A phát biểu trong hội thảo bảo hiểm y tế: “Nhiều bệnh nhân bảo hiển y tế có khả năng cứu sống rất cao, nhưng đành phải ra về lo hậu sự vì không có tiền !”.
             Bảo hiểm y tế là một chính sách an sinh xã hội mang tính cộng đồng ,chia sẻ rủi ro với mọi người không may bị bệnh tật. Ngưởi bệnh hiểm nghèo chẳng mong gì hơn là được chữa tri bình đẳng. Nhưng bệnh nhân bảo hiểm y tế lại bị hắt hủi, khinh khi, phân biệt đối xử vì hầu hết họ là người nghèo,là cán bộ hưu trí bậc thấp, là người dân tộc thiểu số. Họ không có tiền vào phòng dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu  để  được chăm sóc tử tế, không được dùng các loại thuốc đặc trị và thiết bị y tế hiện y tế hiện đại... đã được “xã hội hóa” bằng sự “liên kết công tư”, là phương tiện để những thầy thuốc bất lương hái tiền.
             Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, bộ trưởng y tế nói “ Bảo hiểm y tế nước ta ưu viêt hơn vì được nhà nước hỗ trợ một phần tiền khám chữa bệnh!”
            Vâng, chính sách rất nhân đạo, nhưng việc thực hiện lại đầu voi đuôi chuột. Thực tế, bệnh nhân bảo hiểm y tế nước ta đã và đang phải chịu cảnh khốn đốn mỗi khi khám và chữa bệnh.  Bởi vỉ các nhóm lợi ích lũng đoạn, tìm mọi cách vét tiền dân , nhét đầy tiền vào những túi tham của họ.   Một người lạc quan như phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan mà đã  phải nói thẳng  trước cuộc họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội mới đây: “ Tiền hỗ trợ dân nghèo, tiền chính sách thương binh liệt sỹ, tiền bảo hiểm y tế bị xà xẻo. Các cháu học sinh dân tộc thiểu số cũng bị hiệu trưởng ăn chặn. Liều vác xin cỏn con cũng bị bớt xén. Người ta ăn của dân không từ cái gì!”
              Bộ trưởng y tế  Nguyễn Thị Kim Tiến nói: “Các quy định do Bộ y tế ban hành đã có đầy đủ, ai không thực hiện nghiêm sẽ bị xử lý nghiêm minh!”. Một trong những quy định đó là cấm bác sỹ, điểu dưỡng viên nhận phong bì cùa người nhà bệnh nhân. Bộ trưởng Tiến tỏ ra rất kiên quyết: “Bệnh nhân và người nhà hãy dứt khoát không đưa phong bì và nếu thấy bác sỹ, điều dưỡng viên nảo nhận thì chụp ảnh gửi cho chúng tôi”.  Nhưng rồi cái nút thắt ấy cũng chính Bộ trưởng Tiến gỡ,  là có thể nhận phong bì sau khi điều trị vì đó là “quà”.
             Ngày 24-7-2013, một bức tâm thư của độc giả rất dài đã được đăng trên báo Kiến Thức, sau khi bà Bộ tưởng y tế có mặt ở Quảng Bình mà không đến thăm gia đình 3 cháu sơ sinh tại đây vừa chết vỉ tiêm vac xin. Trong thư có đoạn viết: “Thất vọng lắm! Đau đớn lắm! Nhưng tôi vẫn mong rằng những cái chất oan uổng của những đứa trẻ vô tội kia như hồi chuông đánh thức những con người chưa tận tâm , chưa có trách nhiệm cao trong công việc cao cả của mình!”.
            Điều 2 trong 9 điều y đức của Hải Thượng Lãn Ông viết: “Nên tùy bệnh cần kíp hay không mà sắp đặt đi thăm trước hay sau. Chớ nên vì giàu sang hoặc nghèo hèn mà nơi đến trước chỗ tới sau, hoặc bốc thuốc lại phân biệt hơn kém,  khi lòng mình có chỗ không thành thật thì khó mong thu được kết quả!”.
              Lời người xưa dạy thế, mong người thầy thuốc Việt Nam hãy nhớ lại và nhìn xuống ngưới nghèo. Họ đang thất vọng lắm, đau đớn lắm!
    M D
-----------------       

44 nhận xét:

  1. Chỉ cần đọc một bài báo này tôi cũng hiểu cái tâm của nhà báo Minh Diện và Bùi Văn Bồng, đó là tấm lòng thành thực ưu ái dành cho người nghèo, thương người nghèo. Sự cơ cực của người bệnh, sự bất công cùa xã hội tác giả chưa nói hết ( thực tế không thể nói hết được) nhưng dù chỉ một phần cũng đúng như trong lá thư của bạn đọc thốt lên " Thất vọng quá! Đau đớn quá". Xin cảm ơn hai nhà báo hai người bạn của bệnh nhân nghèo - Phạm Văn Trung, Củ Chi. tp HCM.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng ra thì trước 75 là bv Vì Dân, sau 75 là Vì Quan, còn giờ đây là bv Vì Tiền theo ý bài viết của NMD. Bản chất của XHCN tốt đẹp và ưu việt như vậy đấy! Nên có thơ rằng:
      Việt Nam thời đại bác Hồ già
      Y đức ngày nay ngẫm xót xa!
      Nhân bản bệnh y gian xét nghiệm,
      Thay tròng đôi mắt tráo hàng ma.
      Chức quyền mua được nhờ nhiều bác,
      Học vị đổi bằng cái lá đa!
      Trên dưới mâm cao cùng món chó
      Khổ thay thân phận của dân ta.

      Xóa
  2. Nhà tôi ở đường Lý Thường Kiệt đối diện với Bệnh viện Thống Nhất (VI DÂN cũ). Mẹ tôi sinh tôi ngày 20-4-1974 tại bệnh viện này, được chăm sóc rất chu đáo, không mất tiền, Rất tiếc đúng một năm sau, ngày Sài Gòn giải phóng 30-4-1975, bệnh viện đổi tên thành Thống nhất, với chức năng " vì quan", nên dù ở trước cửa bệnh viện chúng tôi cũng không được khám chữa bệnh ở đó. Hôm nay đọc bài báo này tôi nghĩ cái ông nào đổi tên bệnh viện và đổi chức năng của bệnh viện rất là nông cạn. Sao không chọn bệnh viện nào làm nơi chăm sóc cán bộ mà lại lấy bệnh viện Vì Dân ? Chế độ cũ "thối nát" nó xây dựng một bệnh Vì Dân mình "tốt đẹp" lại giành lấy "vì quan"thì có trớ trêu không? Rất cảm ơn nhà báo đã nói đúng sự thật.( Hồ Viết Bá, phường 11. quận Tân Bình)

    Trả lờiXóa
  3. Một bài báo nói rất sâu về nỗi đau của bệnh nhân BHYT , không biết bà Tiến có đọc không? Tôi nghĩ bài báo này phải in trên báo lề Đảng để bắt bược quan chức phải đọc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Báo nào dám đăng và Tổng Biên tập "tối cao" của mọi Tổng Biên tập có cho đăng đâu mà đăng.

      Xóa
  4. Đọc bài này mới thấy bọn Thiệu Kỳ "mua chuộc dân nghèo" ghê thật:
    "Bệnh viện này do kiến trúc sư Trần Văn Quyền thiết kế, khởi công từ giữa năm 1970, đến đầu năm 1974 hoàn thành. Bà Nguyễn Thị Mai Anh, phu nhân Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bỏ tiền xây dựng, đặt tên là “Bệnh viện Vì Dân”. Tất cả 600 giường bệnh, khang trang thiết kế theo kiểu khách sạn, thiết bị y tế hiện đại nhất ngày ấy chỉ phục vụ dân nghèo không lấy tiền".

    Chế độ ta là rõ ràng: Cán bộ cấp càng cao càng được ưu tiên hưởng thụ. Dân nghèo được ưu tiên cho con em đi đánh đổ Thiệu Kỳ. Dân tộc Việt Nam thế mới là anh hùng chớ:

    "Sau ngày 30-4-1975, “Bệnh viện Vì Dân” đổi tên là “Quân y viện Thống Nhất”.
    Năm 1978, quân đội chuyển giao cho Bộ y tế, đổi tên là “ Bệnh viện Thống Nhất”, (có thể nói : thay mục đích và nhiệm vụ bằng ‘bệnh viện Vì Quan’(.. Bởi từ sau ngày giải phóng, ở đây chỉ khám chữa bệnh cho cán bộ trung-cao cấp, và được phân ra các khu A1, A2, B1, B2 ... tùy theo cấp bậc, chức vụ. Ví dụ khu A1 phải từ bậc thứ trường trở lên hoặc cán bộ lão thành cách mạng đã từng giữ chức vụ tương đương. Cán bộ cấp thấp nhất được vào điều trị ở bệnh viện Thống Nhất cũng phải cỡ chuyên viên, bởi thế người ta còn gọi là “Bệnh viện trung cao”. Mấy năm gần đây để tăng thu nhập thêm, ban giám đốc dành ít phòng nhận bệnh nhân là dân thường khám chữa bệnh dịch vụ.
    Anh Lung con cụ H, nói với tôi:
    - Mẹ tôi có bảo hiểm y tế, vào đây điều trị bán dịch vụ, tiền phòng mình trả, tiền thuốc bảo hiểm y tế trả. Mẹ tôi nhập viện 26 ngày rồi, nhưng mai tôi phải cho cụ về, vì hết hy vọng rồi bác ạ!
    Mẹ anh Lung nằm ở khoa nội thần kinh , lầu 2. Căn phòng khoảng 9 m2, kê 3 giường bệnh . Từ giường , tủ đến bồn rửa, cầu tiêu đều cũ kỹ, nhiều chỗ đã bong tróc, nền gạch đã xỉn màu. Nghe nói mấy năm nay bệnh viện được đầu tư nâng cấp mấy lần, tốn nhiều tiền, nhưng chỉ tập trung vào khu AI, A2... dành cho cán bộ cấp cao."

    Khốn nạn cho lũ dân nghèo, không chịu vào đảng để làm cán bộ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong khi đó, vợ các quan chức đảng cộng sản , mang tiếng 'đảng vì dân' chưa có bà nào đưng sra làm tự thiện, quan tâm đến người nghèo được như vợ Tông thống Thiệu. Các bà ấy còn xúi giục chồng tham nhũng đút túi riêng khôngibiết mấy cho vừa.Nghe nói bà Phu nhân thủ tướng 3 D - Trần Thị Kiệm là chúa xúi giục chồng cả nhà thành tỉ phú, các cậu, cô, dì đều giàu sụ cả.. Ôi, là đạo đức, là văn minh!

      Xóa
    2. Ừ hén! Hổng biết thím Sáu giờ ở nơi nao mà hổm rày bặt âm vô tín.

      Xóa
  5. Tôi không dám mời anh đi xa lạ
    Tìm đau thương trong xã hội điêu tàn
    Kể làm sao cho hết cảnh lầm than
    Lúc trái ngược đã tràn đầy tất cả!

    Này đây anh một bức tranh gần gũi:
    Nó thô sơ? Có lẽ. Nhưng trung thành.
    Nó tầm thường? Nhưng chính bởi hồn anh
    Chê chán kẻ bị đời vui hắt hủi.

    Hai đứa bé cùng chung nhà một tuổi
    Cùng ngây thơ, khờ dại, như chim con
    Bụi đời dơ chưa vẩn đục hồn non
    Cùng trinh tiết như hai tờ giấy mới.

    Ồ lạ chửa! Đứa xinh tròn mũm mĩm
    Cười trong chăn và nũng nịu nhìn me.
    Đứa ngoài sân, trong cát bẩn bò lê
    Ghèn nhầy nhụa, ruồi bu trên môi tím!

    Đứa chồm chập vồ ôm li sữa trắng
    Rồi cau mày: "Nhạt lắm! Em không ăn!".
    Đứa ôm đầu, trước cổng đứng treo chân
    Chờ mẹ nó mua về cho củ sắn!

    Đứa ngây ngất trong phòng xanh mát rượi
    Đây ngựa nga, đây lính thổi kèn Tây.
    Đứa kia thèm, giương mắt đứng nhìn ngây
    Không dám tới, e đòn roi, tiếng chưởi!

    Vẫn chưa hết những cảnh đời đau khổ
    Nhưng kể làm chi nữa, bạn lòng ơi!
    Hai đứa kia như sống dưới hai trời
    Chỉ khác bởi không cùng chung một tổ:

    Đứa vui sướng là đứa con nhà chủ
    Và đứa buồn, con mụ ở làm thuê.

    Trả lờiXóa
  6. Bài viết rất thực tế tình trang hiện nay,Cảm ơn anh đã viết lên sự thật
    Chúc anh ngày càng viết nhiều hơn để cứu sống bệnh nhân nghèo nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những bài viết tận đáy lòng, nhưng không giúp cứu bệnh nhân nghèo được đâu. Một xã hội như thế này thì làm sao thay đổi, Sẽ thay đổi khi nào thay đổi cả hệ thống thì mới mong cứu được người nghèo.

      Xóa
  7. Tin ngắn :
    Tại bệnh viện Thống Nhất vừa xảy ra án mạng một bác sĩ chưa rỏ tên đang ngồi thêu tranh bị một người chưa rỏ danh tính bắn liền hai phát đạn vào đầu chết tại chổ ! Sau đó ...

    Trả lờiXóa
  8. MOT BAI BAO HAY DUNG THAT
    CAM ON MINH DIEN BUI VAN BONG
    RAT MONG HAI ANH MANH KHOE

    Trả lờiXóa
  9. Chồng tôi là cán bộ cao cấp địa diện một bộ tại Tp HCM, đến bệnh viện Thống Nhất được hơn một tuần, mỗi ngày chỉ được cấp thuốc (nội địa) vớ vẩ, bênh nặng hơn hôm nhập viên. Phải chạy làng ra bệnh iện bên ngoài. Nay khoẻ, rồi, hút chết!

    Trả lờiXóa
  10. Chức năng chính của BV là chữa bệnh cứu người.
    Chỉ dưới chế độ XHCN, người ta mới phân ra bệnh viện của quan, bệnh viện của dân.
    Quan bị đột quỵ, chắc cũng giống dân bị đột quỵ. Sao lại phân biệt ? Phân biệt là coi quan (công bộc ) hơn dân rồi còn gì. Lẽ ra người thày thuốc phải dị ứng với kiểu phân biệt này. Nhưng nghĩ cũng khó , bệnh viện Vì dân không có chi bộ đảng. BV Thống nhất có hẳn đảng ủy BV. Khác nhau ở chỗ đó. BV Vì dân, y,bác sỹ lo cho bệnh nhân tận tình, không thu tiền. BV Thống nhất, bác sỹ chữa bệnh theo chức vị và túi tiền bệnh nhân.Y tá, hộ lý ngồi thêu tranh TQ.
    XHCN tốt đẹp chỗ nào nhỉ ?

    Trả lờiXóa
  11. Một thực trạng rất nhức nhối và đáng buồn hiện nay chính là sự vô cảm trong xã hội Việt Nam , trong đó có Y đức , nguyên nhân do đâu , cần những biện pháp gì để nâng cao ý thức chung của toàn xã hội , điều này không chỉ dựa hoàn toàn vào chính quyền mà người dân cần tham gia tích cực để phát hiện và lên án các hiện tượng tiêu cực đang lan rộng .
    Người đóc đang rất cần những thông tin về các hiện tượng đang diễn ra ,

    Xin cảm ơn tác giả Minh Diện và chủ trang Bùi Văn Bồng về bài viết này .

    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
  12. Ở VN , BV nào cũng vậy , đâu chỉ có VÌ DÂN : có chức , có tiền thì nhanh khỏi, còn không thì chết cũng...kệ!

    Trả lờiXóa
  13. " Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, bộ trưởng y tế nói “ Bảo hiểm y tế nước ta ưu viêt hơn vì được nhà nước hỗ trợ một phần tiền khám chữa bệnh!” . Hết trích.

    Con mụ bộ trưởng này này ngu đến nỗi phát biểu vớ va vớ vẩn như đứa bị thiểu não vậy . Ở những nước mà lãnh đạo của họ chưa bao giờ dám vỗ ngực tự khoe là Thiên Đường thì khi đã vào nằm viện bệnh nhân sẽ không phải thanh toán bất kỳ một xu nào từ tiền túi của mình. Tất cả các dịch vụ y tế, từ chăm sóc, thuốc men, khám bệnh, phẫu thuật, ... đều do bảo hiểm y tế chịu trách nhiệm thanh toán. Đã vào nằm viện thì giàu nghèo như nhau và trong trường hợp cấp cứu thì trách nhiệm đầu tiên của bác sĩ là cứu mạng nguời chứ không phải là việc lục túi xem người bệnh có thẻ BHYT hay không.

    Thật khốn nạn cho cái gọi đạo đức XHCN. Thiên đường là đây ư???? Không, đó là địa ngục cho những người dân nghèo.

    Trả lờiXóa
  14. Ác nhỉ? Thế làm người kiểu ấy làm gì nhỉ khi hàng tuần đếm số người chết chứ không phải đếm số mình cứu được ? Bác sĩ là kẻ giết người ghê gớm nhất, nếu họ muốn, quả thật không sai.

    Trả lờiXóa
  15. Dễ nhất là cứ mạt sát và chưởi bới chế độ VNCH.là độc tài,phản dân chủ v.v. nhưng
    hãy nhìn thẳng vào sự thật để nhận ra ai hơn ai về sự phục vụ tất cả mọi thành phần
    nhân dân,chứ không chỉ xu nịnh giai cấp vô sản như hiện nay.
    Chỉ trong vòng chưa tròn 20 năm (1955-1975),miền Nam có 2 bệnh viện hiện đại và
    tối tân nhất ở Sài Gòn là Chợ Rẫy và Vì Dân để săn sóc sức khoẻ miễn phí cho dân
    chúng,ngoài việc phát triển những cơ sở hạ tầng khác,dù phải chống chọi với chiến
    tranh lật đổ do miền Bắc tổ chức và chỉ đạo.
    Nhưng kể từ 1975 đến nay thì ra sao khi mọi thứ đều xuống cấp thảm hại,ngay cả
    việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân cũng không thể làm được nhưng trái lại còn phân
    biệt ra giai cấp để điều trị,ngay cả coi thường bệnh nhân tới xin chữa chạy ?

    Trả lờiXóa
  16. Sao mà tin được bọn VNCH lừa bịp nhân dân. Chắc chúng thả con săn sắt bắt con cá rô. Chế độ ta tốt đẹp, cứ mộc mạc mà nã tiền của người bệnh thật nặng, chữa trị thì tùy hứng lý qua cầu. Người nghèo không tiền thì... về nhà cầu trời cho chắc ăn. Ấy, như vậy ta mới không đạo đức giả. Lương y như từ mẫu? Nói cứ như thật! Lương y như kế mẫu, nói vậy cho nó vuông! (Xin lỗi những người ít ỏi trong ngành y VN hiện nay còn giữ được lương tâm)

    Trả lờiXóa
  17. Tôi là một bác sỹ, là đối tương bị phê trong bài này, thừa nhân sự thật bệnh nhân BHYT rất khổ và bị bất công ,nhưng mọi người không nên trút hết giân lên đầu chúng tôi, vì,không phải do chúng tôi mà do cơ chế .Tôi cảm phục nhà báo về việc viết chân thực.và có văn hóa.( Hoàng Hà,BV Chợ Rẫy)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. @Hoàng Hà: Thì cứ cho là cơ chế đi nhưng nếu người bác sĩ làm việc bằng lương tâm của mình chứ không chỉ với mục đích làm tiền thì sẽ giúp đỡ rất nhiều cho người bệnh. Cái cơ bản cần nói ở đây là người bác sĩ ở VN đang mất dần cái lương tâm, cái tình người cần có trong cuộc sống. Đừng lấy cái cơ chế để biện bạch cho hành động bất nhân của mình.

      Xóa
    2. Vâng tôi hiểu. Mẹ tôi cũng nói vậy. Bà cũng nói nếu ông bác sĩ trong bài không làm thì cũng có những kẻ khác thế chân ông ta.

      Xóa
    3. Tôi từng là phó giám đốc và xin nghỉ ngang khi chán "cơ chế" nô lệ.

      Xóa
    4. Dũng cảm thật ^^!!

      Xóa
  18. Người sông Tiềnlúc 18:32 30 tháng 9, 2013

    Bệnh viện hồi trước ngày 30/4/1975 có "nhà thương thí" đúng nghĩa, tức người vào điều trị được miễn phí hoàn toàn. Còn bây giờ, nhân dân "làm chủ" nên vào bệnh viện phải chịu cho bác sĩ "khứa cỗ". Sự thật càng ngày thêm tồi tệ như vậy. Cám ơn nhà báo Minh Diện đã lột tả sự thật trần trụi của bệnh viện thời XHCN; đồng thời, cũng cám ơn blog của nhà báo Bùi Văn Bồng.

    Trả lờiXóa
  19. Có lẽ cách giải quyết như người nhà bệnh nhân ở bệnh viện huyện Vũ Thư Thá bình là tốt nhất.Sự việc là: Gia đình đưa bệnh nhân đến bv huyện cấp cứu, đện báo cáo y bác trưc cáp cứu nhưng y bác cứ ngồi ăn quảhoavà nói chuyện.Người nhà bênh nhân bức súc cao độ đã dùng ngay con giao đó đâm ngay một bác sý tử vong.Thế mà bộ y tế không không rút k-n đẻ phục vụ cho dân.

    Trả lờiXóa
  20. Thật ra trong xã hội hiện nay, tuy vẫn có nhiều người tốt sống lương thiện, nhưng không ít người ở mọi ngành nghề chỉ biết kiếm tiền khi có điều kiện, chứ không chỉ riêng bác sĩ. Ngay đến giáo viên cũng "bóp cổ" HSSV lấy tiền cơ mà, công chức ở công sở, công an... thậm chí là công nhân vệ sinh.
    Cái gốc tạo ra con người chỉ biết tham lam là từ giáo dục, từ những cách quản lý không có sự kiểm soát của xã hội, nên những người có điều kiện là kiếm tiền mà không có một tí tự trọng nào,. Rồi luật pháp lại không nghiêm, cũng chẳng bất vị thân nên càng ngày thì thượng cũng bất chính thì hạ sao không loạn. Nên xã hội hiện nay mới ra nông nỗi này.

    Trả lờiXóa
  21. Mình vào nằm 2 tháng ở đây.Khách sạn thì không đúng,nhưng khang trang.
    Bệnh viện này ai có tiền thì sống thêm vài tháng,không có thêm tiền thì về nhà là chết.Cao Trung gì cũng chết.
    Mình không chết là do mình biết bệnh mình,thuốc thì nhờ nó mua,giá nào do nó.Hội đồng giáo sư mà chẩn bệnh chắc chắn chết lại tốn lắm tiền.
    Chất lượng ở đây kém lắm.Ngành chính là tim mạch nhưng không ra gì.
    Mình cải với chúng nó rồi,nó bảo sao cãi nó,mình bảo ông là bác sĩ đấy,sau giải phóng hạ còn phó bác sĩ. Giảng cho nó một hồi,nó công nhận.
    Mãnh pháo trong thận đã bọc mở lâu nó chạy đau nhói,định mổ mà thấy chúng bầy hầy sợ nên thôi,lên khoa đông y lầu 6 uống thuốc nam bắc,ổn.

    Trả lờiXóa
  22. vào đảng mà có bổng lộc, vơ vét được của dân thì phải chức Trưởng thôn,Chủ tịch, Bí thư, Trực đảng, trưởng công an, kế toán, phải là cán bộ huyện, tỉnh, cán bộ TW...
    vào đảng mà có bổng lộc, vơ vét được của dân phải là Hiệu trưởng, Hiệu phó, cán bộ Phòng, Sở...
    vào đảng không giữ chức vụ gì thì chỉ khốn khổ vì hội họp và đóng đảng phí mà thôi

    Xã tôi đảng bộ có hơn 200 đảng viên, thì trong đó khoảng 30 đảng viên là bọn có quyền chức tham nhũng, hút máu dân

    Trả lờiXóa
  23. MOI NHA VAN DONG LA DI THUC TE VA PHAN BIEN BAI VIET NAY.

    Trả lờiXóa
  24. That vong qua. Dau don qua. Tieng keu cua benh nhan bao hiem y te cung la tueng keu cua nhan dan truic tinh trang nen kinh te kiet que xa hoi riu ren tham nhung tran lan truic su lanh dao cua dang.Phai thay doi thoi. Chung ta khong tge song mai the nay duoc nua nhuc lam roi.

    Trả lờiXóa
  25. Không ồn ào khoa trương , bắng lời lẽ khiêm tốn và thành thực nhà báo đã nói đúng nỗi đau đang biến thành uất ức của người dân. Hội nghị trung ương 8 đã khai mạc, xin đừng nói cao xa mà hãy nhìn vào thực tế cuộc sống đang chạm đáy bần cùng . Bây giờ các ông đã chuển bị đại hội 12 của đảng thì hơi sớm

    Trả lờiXóa
  26. Chuần bị Đại hội 12, vấn đề quan trọng nhất là cơ cấu cán bộ lãnh đạo các cấp. Cuộc mua bán chức quyền đã được chính thức khởi động . Phen này tiền lại chảy như nước vào những kẻ nắm quyền "cơ cấu cán bộ" từ trên xuống dưới. Bon này ăn bẫm bằng mấy bọn bác sỹ ăn bệnh nhân các vị ạ! ( Bác Sỹ LÊ HANH )

    Trả lờiXóa
  27. Dân bao đời nay chưa đủ máu để sống,lại máu kém chất lượng,AI mà điên hút máu dân để sống.
    Nói cho cố.
    Chui vào bệnh viện nào mà không có tiền thì chết, Bà Chu Thanh Tước,phường 16,quân 4,TP HCM,ăn ngô,bị ói mửa,chồng hội trưởng cựu chiến binh,đưa vào bệnh viện Quận 4,cô bác sĩ bảo không sao,sau 2 giờ chết ngay.Trung tâm y tế quận 4 vẫn tốt,góp công hạ dân số.
    Cô Tước nói trên chỉ súc ruột cho kĩ là sống,truyền dịch giải độc là an toàn...nhưng làm như thế mà không trả tiền thêm thì cho chết luôn.Ai dám làm gì bà bác sĩ nào.
    Loan.F.16,Q.4.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sau dấu "." và ",", ông chịu khó bấm phím space giùm, ông "Công Sơn" ơi.

      Xóa
  28. Đọc bài của bác Xuân Diện và các nhận xét xong , thú thật là tôi chỉ còn biết ngửa mặt lên Trời và gào lên : Ối giời ơi ...... Nhục nhã quá .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em không thấy nhục... Em chỉ thấy căm phẫn thôi!

      Xóa
  29. Chúng ta đang sống hèn mà cố biện bạch. Ít ai dám chịu "ở ẩn" như người xưa để tỏ thái độ. Bãi khóa, bãi thị nay không còn. Các quả đấm thép Xăng, Nước, Điện,... đã đấm cho chúng ta choáng váng. Nhưng vẫn phải đưa đầu cho chúng đấm túi bụi. Chừng nào mấy quả đấm thép hóa giải thành bàn tay yêu thương?

    Trả lờiXóa
  30. Nguoi dan que toi da tho nham thay cung nham chua nham mieu
    Phi huong hoa dang hien quy than
    Than phat di dau de quy ma o lai
    Chung doi lot thanh than hut mau nhan dan

    Trả lờiXóa
  31. VĂN LÊ:
    ...Anh nhìn thấy những linh hồn thất thểu trong mưa
    Rách rưới , lầm than, nham nhở
    Đó là những người lính anh không biết tên cũng không biết họ
    Phần đông chết ở Lạng Sơn
    Có vài người về từ Cam Đường
    Cũng có người về từ đất giặc...
    Những linh hồn cứ ôm nhau khóc
    Nước mắt bay bay như khói sương chiều
    Ôi Tổ quốc mến yêu...

    Làng quê uu mê mê
    Người ta như ăn cháo lú
    Họ lao ra bến sông bãi chợ
    giành giật miếng ăn của nhau
    Chợ quê tràn ngập đồ Tàu
    Chỉ thiếu mỗi thứ hàng chân thật...

    Những người đàn bà quê anh bây giờ
    Chẳng ai còn thắt khăn mỏ quạ
    Chẳng ai còn nhớ mình thuộc bộ tộc Chim
    Anh không còn nghe tiếng trống chầu mỗi đêm
    Không còn nghe tiếng trẻ con nô đùa
    hát những bài đồng dao một thủa...

    Trả lờiXóa
  32. Bão số bảy chưa qua
    Bão số tám ập đến
    Người chết chưa kịp chôn
    Người mất tích chưa tìm thấy
    Lại bão số chín tràn vào
    Nhà đổ, đê qua sóng đánh lật nhào
    Lại người chết, lại người mất tích
    Chưa kịp chôn lại tiếp bão số mười
    Trong tiếng khóc có tiếng cười
    Tiếng cười của bọn quan tham gặp cơn đục nước
    Càng nghĩ càng đau xót
    (MINH DIỆN)

    Trả lờiXóa
  33. Deo biet cai xa hoi Viet Nam bay gio no la xa hoi gi?Mot xa hoi toan bon tham nhung,trom cap di diem.The ma mo mom ra la noi sau tu ban.Mu Doan con tu ca len rang che do nay tot dep bang van lan chu nghia tu ban.That la mi dan.Nhan tin toi mu Tien hay sang DUC mo mat ra xem bon tu ban no lam the nao.

    Trả lờiXóa