CHIẾU CHÈO TRÊN ĐẤT TÂY ĐÔ
Kính
tặng cô Thúy Dư
và CLB hát Chèo Cần Thơ
Chiếu
Chèo trên đất Tây Đô
Giao hòa nhịp sống Cần Thơ quê mình
Lời ca luyến nhớ hát sân đình
Bà
Ba đằm thắm đôi nơi hẹn hò
Sớm
hôm tiếng sáo, lời thơ
Chiều
Chèo rộng mở đón chờ bạn sang
Để
thêm rộn rã tiếng đàn
Lời
ca êm ái chứa chan ân tình
Trúc
xinh chẳng chịu một mình
Ghẹo
chàng vọng cổ tài tình Miền Tây
Lời
ca, tiếng nhạc ngất ngây
Đôi
miền Nam Bắc về đây chung tình.
M.X.H
-------------------
TỰ TÌNH
Hé
cửa
Phóng
tầm mắt nhìn ra phía biển
nhấp
nháy sao trời
Biển
thức
Thiên
nhiên kỳ thú
Đá
hôn đá
Miên
man câu chuyện kể
Hòn
Chồng – Hòn Vợ bên nhau
Giữa
biển khơi sóng vỗ nghìn trùng
Đảo
Rùa tình tự
Và
kia nữa
Tóc
núi Cô Tiên
Lặng
im
Đợi
lúc trăng về
Núi
và Biển Nha Trang muôn đời vẫn thế
Khát
khao
Thổn
thức
Cùng
đêm .
Nha
Trang - hè 2010
Phương Hạnh
Cảm
nhận!
Nha Trang
Bạn
đã lần nào đến biển Nha Trang, được lặn hụp trong biển xanh đi trên bờ cát
trăng, được ngắm nhìn cảnh núi non hùng vĩ và thưởng thức món ngon hải sản nơi
đây. Tôi cũng đã nhiều lần đến nơi đây, từng bơi lặn dưới làn nước mát, phóng
tầm mắt nhìn biển trời xanh ngắt, nhưng khi đêm về lại thường quên Biển và
Trăng. Bởi những lần về với biển Nha Trang, luôn đi cùng gia đình đầm ấm, lo
hậu cần cho người thân, cho nên những cuộc đi chơi ở Nha chỉ mang tính thư giãn
sau những ngày mệt nhọc. Kỷ niệm Nha trang là những sáng chiều tắm mát và
thưởng thức những bữa cơm ngon với các loài hải sản, tối bách bộ trên đường Lê
Lợi, mua sắm vài vật kỹ nghệ làm quà lưu niệm... Đôi khi cũng tò mò ngồi quán
cao đàm luận với người dân địa phương về những truyền thuyết dân gian kể về sự
tích của các kỳ quan nơi đây, mỗi người một suy luận, có nhiều chuyện kể sự
tích khác nhau, nhưng tựu chung cũng là muốn giải thích, hình tượng hoá hiện
tượng, cảnh đẹp thiên nhiên qua hàng ngàn năm để lại. Những hòn Chồng – hòn Vợ,
lấy hình tượng giống cảnh vật nào thì đặt mang tên ấy như núi Cô Tiên, đảo Rùa…
Nay
vô tình đọc được bài thơ “Tự tình” của chị Phương Hạnh tôi mới thực sự cảm nhận
cảnh đẹp của Nha Trang về đêm...Cũng vẫn những cảnh thiên nhiên kỳ thú Hòn
Chồng – hòn Vợ, núi Cô Tiên, đảo Rùa… mà ngày ngày ra ngắm nhìn biển Nha Trang
ấy bạn có cảm nhận được tình cảm của cảnh vật như chị Phương Hạnh không :
“Đá
hôn đá
Miên
man câu chuyện kể
Hòn
Chồng – Hòn Vợ bên nhau
Giữa
biển khơi sóng vỗ nghìn trùng
Đảo
Rùa tình tự
Và
kia nữa
Tóc
núi Cô Tiên
Lặng
im
Đợi
lúc trăng về ”
“
Núi “Cô Tiên” mềm mại nằm thướt tha nằm góc phía Tây TP. Nha Trang, là bức bình
phong chắn gió bão mặt phía Bắc. Ba đỉnh núi liên kết lại nhau trông giống như
một người phụ nữ nằm xõa tóc, ngửa mặt lên trời. Nếu tính từ phía biển, thì
đỉnh một là mặt, đầu và tóc cô Tiên xõa dài tận biển, đỉnh giữa là bộ ngực và
đỉnh cao nhất là tư thế của một người nằm ngửa tréo chân. Ta có thể nhìn thấy
núi Cô Tiên rất rõ từ bốn phía tại TP. Nha Trang. Ai đó đã từng “thắc mắc”:
“Ai
về Đồng Đế, Bãi Tiên
Cho
ta nhắn gửi cô Tiên một lời
Sao
không về ở trên trời?
Nằm
chi hoài đó nghìn đời héo khô!””
Đây
là một trong nhiều dị bản gắn với bãi đá và dấu vết trên phiến đá đó. Song đó
dường như là điều kỳ thú mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người.
Núi
và Biển Nha Trang muôn đời vẫn thế
Khát
khao
Thổn
thức
Cùng
đêm
“Núi
và Biển Nha Trang muôn đời vẫn thế” sao tác giả lại “khát khao, thổn thức” cùng
đêm Nha Trang trong kỳ nghỉ của mình. Đọc xong bài thơ những câu thơ cuối làm
tôi suy tưởng nhiều. Đây không phải là bài thơ tả cảnh thông thường, mà là một
sự thổn thức cùng cảnh vật, có phải chăng chỉ trong hoàn cảnh thiếu vắng đơn lẻ người ta mới thấm, hiểu và
viết lên một cách sâu sắc như vậy.
Là
người hoạt động lâu năm trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, từng sáng tác, từng
biên tập… chị là người có chiều sâu kiến thức và trải nghiệm trong cuộc sống.
Cuộc đời chị sống trong tình yêu tha thiết, mặn nồng và rất thi vị với nhà Văn,
nhà Báo Vũ Lân – người chiến sỹ trên mặt trận văn hóa của đất nước. Phải chăng
chính từ sự đồng cảm trong công việc, mặn nồng trong tình yêu và cuộc sống vợ
chồng mà những lời thơ, lời ca của chị vẫn làm người nghe thấy một sức sống và
tình yêu mạnh liệt, thiết tha. Và đêm cô đơn trên biển Nha Trang này, “Tự tình”
của chị cho ta thấy tình yêu là bất diệt, là niềm vui, lễ sống của mỗi người.
Những sự mất mát làm cho người thêm “Khát khao, thổn thức” về những ký ức đẹp
trong cuộc sống đã qua.
Đọc
“Tự tình” có ai hình dung một góa phụ tuổi đã ngoài sáu mươi, nhưng vẫn lạc
quan, yêu đời, những vần thơ, lời ca vẫn nóng hổi yêu thương, tình yêu người
hòa quyện trong tình yêu thiên nhiên đất nước.
Tôi
đã đọc và ấp ủ bài thơ này từ những ngày chị cho xem bản thảo. Những lời những
ý trong thơ chị luôn trong tâm chí tôi, nó tạo cho tôi thêm một nhân sinh quan
mới trong cuộc sống, tạo niềm vui yêu thích thiên nhiên của đất nước mình. Tôi
đã tìm tòi và ghi lại được một tiểu cảnh đẹp “Núi Cô Tiên” thiên nhiên do nghệ
nhân đá đã phát hiện ra.
Không phải là người chuyên về phê bình văn
học, chỉ là người mới chập chững những bước đầu học làm thơ, ham mê thú chơi
cao sang này, tôi mạo muội bày tỏ cảm nhận về “Tự tình” như để hiểu thêm về
thiên nhiên, cuộc sống và tình đời!
Mai Xuân Hiệp
----------------
THU HÀ NỘI
Sinh
ra và lớn lên trên con phố Phạm Đình Hổ mọi người hay gọi chệch đi là Phạm Đình
Hồ, tuổi thơ là những tháng năm tung tăng trên con đường tới trường chỉ qua hai
phố nhỏ, vui học dưới mái trường Lê Ngọc Hân xanh mát bóng cây. Nỗi nhớ Hà Nội
chưa bao giờ phôi pha trong kỳ ức của tôi, dù đã xa Hà Nội hơn 30 năm.
Mùi
Hoa Sữa, vâng mùa Thu về mùi hoa ấy mới bắt đầu tỏa hương. Chẳng cần phải ra
tới phố Nguyễn Du, Quang Trung, mà chỉ cần ở tại nhà, tôi cũng được thưởng thức
hương thơm nồng nàn của nó từ một cây hoa Sữa duy nhất ngay góc ngã tư phố tôi
ở với phố Hàng Chuối.
Mùa
Thu trong tuổi thơ của tôi ngoài mùi thơm hoa Sữa còn là những nắm trái cây Cơm nguội ngọt bùi.., những bát cháo nấu
Hến, cháo Chai trên phố Hàn Thuyên mỗi sáng đi học; Những quả Ô mai xào Gừng
với Cam thảo ở phố Lò Đúc; những mảnh Quế mỏng làm ấm lòng những ngày cuối Thu
sang Đông.
Lang thang trên mạng đọc “Thu Hà Nội” trong
lòng tôi lại nôn nao nỗi nhớ về nơi chôn
nhau cắt rốn của mình và những năm ấu thơ.
Mùa
Thu phương Nam
không có cái buồn man mát như Thu Hà Nội, là mùa mưa nên ánh trăng rằm không
sáng bằng Trăng thu Hà Nội, đã bao năm rồi trẻ em phải đốt đền lồng và phá cỗ
trong nhà đêm Trung Thu.
Nơi
tôi ở cũng có trồng dăm cây Hoa Sữa, nhưng mùi Hoa Sữa không thơm bằng Hoa Sữa
Hà Nội. Hạt cốm phương Nam không thơm, dẻo bằng hạt Cồm làng Vòng xứ Bắc. Cốm ở
nơi đây được đập dẹp nên gọi là Cốm Dẹp, muốn ăn phải trộn với cơm dừa và đường
mới ngon. Và cả trái Chuối Già Hương cũng không vàng ngon bằng trái Chuối Tiêu
Hà Nội nữa... Sao mà tôi cứ mãi so sánh cái sự không bằng ấy nhỉ, các bạn có
cảm thấy buồn không. Nhưng đúng là vậy đó. Tiềm thức “Thu Hà Nội” trong lòng
tôi luôn đẹp lắm, bởi Thu Hà Nội luôn mang đậm sắc thái rất riêng của nó và bởi
nó gắn với tuổi thơ đẹp nhất của đời tôi.
Hà Nội
xưa - Cần Thơ nay
MAI XUÂN HIỆP
---------------
TỰ TÌNH:"ĐÁ HÔN ĐÁ"
Trả lờiXóaHÒN đá cũng biết lẳng lơ
Hôn nhawu hôn giữa biển trời Hạ Long.
Chiếu chèo ở Đồng bằng Bắc bộ vào Cần Thơ giao hòa nhịp sống vùng sông nước Tây Nam bộ, thật là tuyệt. Tác giả đã cảm nhận được nét độc đáo này:
Trả lờiXóaCó ai hát điệu Lới Lơ
'Chèo' trên sóng nước Cần Thơ dạt dào.../
Ta, người vừa li dị
Trả lờiXóaVề bãi biển Sầm Sơn
Leo lên đứng
Nơi
Hòn Chống Hòn Mái
Sao họ có thể bên nhau - hàng triệu năm?
Ta hỏi
Và nhận được sự im lặng của họ
Rời khỏi đó
Và ta chợt nhận ra
Là vì
Họ không
Nói những lời giả dối
Như ta và người.