Vấn
đề là Việt Nam phải hiểu Mỹ
muốn gì, Việt Nam
muốn gì, GS Nguyễn Mạnh Hùng, ĐH George Mason (Hoa Kỳ) nói.
LTS:
Tại Hội thảo Việt Nam học lần thứ 4, diễn ra tại Hà Nội cuối năm ngoái, có một
chủ đề được các học giả đặc biệt quan tâm: “quan hệ đối tác chiến lược”, hoặc
gần như thế, giữa Việt Nam và một số nước trên thế giới như Nga, Trung Quốc, Ấn
Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Đức, hoặc thậm chí Tây Ban Nha.
Việt
Nam
cũng có kế hoạch nâng tầm mối quan hệ với các nước như Úc (từ quan hệ đối tác
toàn diện), Ý, hay Pháp. Đặc biệt, điều mà mọi người chờ đợi trong hoài nghi là
liệu Việt Nam
có đạt mối quan hệ này với kẻ cựu thù là Hoa Kỳ, như hai nước đã đặt ra từ thời
Ngoại trưởng Hilary Clinton hay không.
Tuanvietnam
xin giới thiệu cuộc trao đổi với Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng của Đại học George
Mason (Hoa Kỳ), một chuyên gia về chính sách ngoại giao Hoa Kỳ và chính trị
Đông Á, trên cơ sở những thảo luận trong hội thảo, cộng với những diễn tiến
“cập nhật”, để làm rõ khái niệm phức tạp, và mỗi nước có quan điểm rất riêng
biệt này.
Đặc
biệt từ mùa hè năm 2010, khi bà Hilary Clinton lần đầu tiên sang thăm Việt Nam với tư cách Ngoại trưởng, Mỹ và Việt Nam đã xác định
xây dựng mối quan hệ “đổi tác chiến lược”. Cho đến nay, hai nước đã nhiều lần
đề cập tới khái niệm này, nhưng dường như vẫn chưa đạt được một sự chia sẻ khả
dĩ nào đó. Xin ông cho biết đánh giá của mình.
Thật
ra, mọi mối quan hệ đều được xác lập trên cơ sở quyền lợi, và những nước nhỏ
thường mong muốn được cư xử một cách bình đẳng. Thành ra, xét về kinh tế, chính
trị, hay chiến lược đều thế cả.
Còn
về quan niệm về “đối tác chiến lược”, tôi lại thấy vị học giả người Nga (trong
dịp Hội thảo Việt Nam học diễn ra tại Hà Nội cuối năm ngoái) đưa ra một số luận
điểm đúng, và hữu ích. Ông dẫn ra, trong quan hệ Nga – Việt, có một số nguyên
tắc để hình thành quan hệ “đối tác chiến lược”.
Thứ
nhất là không tấn công lẫn nhau; thứ hai là không liên minh để chống nước khác;
thứ ba là không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; và thứ tư, quan trọng
nhất, là tin cậy lẫn nhau. Nhưng muốn tin cậy lẫn nhau thì phải có những giá
trị tương đồng. Ông ấy có hàm ý rằng giữa Việt Nam và Mỹ thì chưa có cái đó, và
tôi nghĩ ông ta có lý. Bởi vì, giữa Mỹ và Việt Nam còn có cái hố sâu cần lấp bằng
để có thể tiến tới mối quan hệ đối tác chiến lược.
Trong
khi đó, Tiến sĩ Nguyễn Nam Dương (Học viện Quan hệ Quốc tế) lại đưa ra nhận
định rằng hai bên có quan niệm hơi khác nhau về “đối tác chiến lược”. Đối với
người Mỹ, đã gọi là “đối tác chiến lược” phải có hợp tác quân sự. Nhưng đối với
Việt Nam , mối quan tâm mang
tính chính trị – kinh tế, hay nói theo kiểu Việt Nam là mối quan hệ “đối tác toàn
diện”.
Quan
điểm riêng của ông? Tôi đã có hỏi một số quan chức ngoại giao Mỹ, như gần đây
là Phó Đại sứ Claire A. Pierangelo.
Còn
bà Pieranglo nói: “Trong bất cứ mối quan hệ nào, bạn cũng muốn một đối tác tốt,
ổn định, đáng tin cậy và có thể phụ thuộc lẫn nhau được. Điều này đúng với việc
chúng ta tìm người bạn, bạn đời, hay quan hệ giữa hai nước. Khi quan hệ của
chúng ta mới bắt đầu thì những lĩnh vực làm việc cùng nhau còn hạn chế, chủ yếu
là về kinh tế và những vấn đề của quá khứ, như chiến tranh.
Nhưng
Việt Nam và Hoa Kỳ không còn là hai đất nước của gần 20 năm về trước nữa, chúng
ta cần cùng nhau nhìn vào tương lai 10 năm, hay 20 năm tới, và chúng ta sẽ như
thế nào đối với nhau. Đó là cũng chính cách mà chúng tôi đang nhìn vào mối quan
hệ giữa hai nước, và chúng tôi cũng hy vọng Việt Nam sẽ có cách nhìn tương tự như
vậy để chúng ta định hướng được quan hệ chính trị, kinh tế.”
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, đại học George Mason, Hoa Kỳ trong một buổi hội thảo. Ảnh: Huỳnh Phan |
Các
nhà ngoại giao thường không nói hết được tất cả, họ có những nguyên tắc của họ.
Nhưng giới học giả chúng tôi thì khác.
Tôi
nghĩ, Việt Nam phải hiểu Mỹ
muốn gì, Việt Nam
muốn gì. Cho đến giờ phút này, tôi nghĩ Việt Nam đã biết Mỹ muốn gì, và một
trong những điều mà Việt Nam muốn gạt sang một bên là vấn đề “dân chủ – nhân
quyền”.
Tiến
sĩ Nguyễn Nam Dương có dẫn ra trường hợp Saudi Arabia, một nước có tình trạng
nhân quyền rất kém mà Mỹ vẫn chấp nhận quan hệ đối tác chiến lược?
Trong
chuyện này phải nhìn kỹ một chút, chứ không đơn giản vậy đâu. Tại sao?
Chính
sách đối ngoại của Mỹ luôn hướng tới ba mục tiêu khác nhau: quyền lợi chiến
lược, quyền lợi kinh tế và quyền lợi về giá trị. Cái cuối cùng chính là “tự do,
dân chủ và nhân quyền”.
Ba
lợi ích này luôn luôn hiện hữu, nhưng trong từng trường hợp, không phải lúc nào
cả ba cái này cũng quan trọng bằng nhau.
Ví
dụ, một khi quyền lợi chiến lược to lên, thì quyền lợi về giá trị nó bé đi. Ta
quay lại trường hợp Saudi Arabia, về chiến lược, nước này quá quan trọng với
người Mỹ. Họ là một đồng minh trung thành và thân cận của Mỹ ở Trung Đông. Đó
là chưa nói tới dầu hỏa lại nhiều nữa. (Cười)
Chính
vì vậy, mục tiêu thứ ba là “tự do, dân chủ – nhân quyền” mặc nhiên lờ mờ đi.
Hay
đối với Trung Quốc, mối quan hệ kinh tế lại quan trọng. Bởi ông Bill Clinton đã
từng dọa rằng, nếu Trung Quốc không cải thiện nhân quyền, Mỹ sẽ không gia hạn
qui chế tối huệ quốc trong thương mại. Nhưng cuối cùng, Mỹ vẫn nhân nhượng, vì
lợi ích kinh tế lớn.
Nhưng
đối với những nước mà hai lợi ích về chiến lược và kinh tế chưa đủ lớn, đòi hỏi
về “tự do, dân chủ và nhân quyền” chắc hẳn phải cao hơn thôi. Còn đã hướng tới
đối tác chiến lược, các giá trị này còn quan trọng hơn nữa. Đó là ta còn chưa
nói tới trao đổi về quân sự, nhất là mua bán vũ khí.
Đối
với Mỹ, không phải bán vũ khí là chuyện của bên quốc phòng nói riêng, hay của
hành pháp nói chung, mà phải được quốc hội thông qua. Mà quốc hội Mỹ thì lúc
nào cũng đặt vấn đề nhân quyền lên. Dù muốn hay không, có thể người ta không
đòi hỏi 100%, nhưng chắc chắn phải có những cải thiện, những nhượng bộ nhất
định.
Việt
Nam
phải hiểu rằng, có thể bên hành pháp chập nhận lờ mờ, vì những lợi ích nào
khác, nhưng bên lập pháp khó có thể lờ mờ được. Đó là chưa nói tới yếu tố đảng
đối lập, luôn tìm cách làm khó đảng cầm quyền.
Hay
trong chuyện bán vũ khí, nếu Mỹ chưa có sự tin cậy với Việt Nam .
Theo
tôi nghĩ, hai bên chưa đến cái đoạn có thể đạt được mối quan hệ đối tác chiến
lược.
Huỳnh
Phan
(Còn
nữa)
Đối tác chiến lược gần như là đồng minh...
Trả lờiXóaGiữa VN và TQ có quan hệ"đối tác chiến lược"?
Trả lờiXóaTrích:"...Quan trọng nhất, là tin cậy lẫn nhau.Nhưng muốn tin cậy lẫn nhau thì phải có giá trị tương đồng..."
Hoàng Sa 19.1.1974
Biên giới 17.2.1979
Trường Sa 14.3.1988.Đây là những con số về sự tin cậy và giạ trị tương đồng?
Tôi cực lực phản đối mấy ngày qua anh Bồng xóa rất nhiều còm của tôi. Anh phải hết sức thông cảm, nhà tôi 10 đời là nông dân, bản thân tôi học chưa hết lớp 2 nên cố gắng lắm cũng chỉ viết được thế thôi. Tôi tự nhận là người học vấn lùn mà! Tuy nhiên, lời bình của tôi cũng hơi bị được đấy chứ!?
Trả lờiXóaCảm ơn Nặc danh17:12 Ngày 01 tháng 5 năm 2013 đã đọc và chia sẻ các bài viết. Tôi không biết com của bạn có nội dung gì, nhưng một số com tỏ ra phẫn chí, nặng lời quá mức, dả phá mà thiếu góp ý xây dựng chung, thậm chí đưa những từ tục tĩu, thì cho phép không post lên trang. Mong thông cảm, đừng phải cực lực mà mất đi sự thanh thản cần thiết . Chúc vui!
XóaTheo tôi chúng ta nên tôn trọng chủ nhân của Bloger , mà ở đây là Bác BÙI VĂN BỒNG,vì ngoài tài năng ,các chủ trang bloger còn phải có sự dũng cảm cần thiết ,một điều không thể thiếu . đối với cá nhân tôi đây là một trang rất đáng xem mỗi ngày vì tác giả dã cho đăng lên những bài viết với chất lượng rất cao của chính tác giả cũng như các tác giả tiếng tăm khác . không nên vì một vài com của mình không được đăng mà nặng lời với chủ trang vì trong khi chúng ta chỉ xuất hiện với tư cách NẶC DANH thì người chủ trang phải hứng chịu vô vàn phiền toái từ những lời bình vô tư của chúng ta qua các com lưu lại. Xin hãy thảnh thơi và sẻ chia , bởi tôi cũng đã có đôi lần vì bức xúc mà viết lên những com quá “nóng “ và đã không được đăng nhưng tôi thường tự vấn mình nhiều hơn là trách chủ nhân bởi một lẽ đơn giản là để có một trang bloger hay , đáng đọc trong thời buổi này là cực hiếm và vì vậy hãy cùng nhau trân trọng và giữ gìn.
XóaĐôi điều chia sẻ với bác nặc danh 17:12 ngày 01 tháng 5 năm 2013-05-01- chúc bác luôn mạnh khỏe
Kính chúc Bác BÙI VĂN BỒNG luôn mạnh khỏe ,viết và đăng nhiều bài hay
Kính
Để gió cuốn đi
Tôi không vào nổi những blog cho comment tự do. Văng tục, chửi thề, dọa giết nhau... Cứ như là ngày tận thế. Phải xây dựng mới đi lên. Đừng phá hoại, bất cứ ở "phe" nào.
XóaBVB cảm ơn những lời chia sẻ có ý thức xây dựng, đầy cảm thông và chân tình. Chúc vui, may mắn! (Đón gió về)
XóaMỹ và Việt Nam nhất định sẽ là đổi tác chiến lược. Chỉ là vấn đề thời gian.
Trả lờiXóaDù rất muốn điều này sẽ đến ( Quan hệ đối tác chiến lược MỸ - VIỆT ) vì sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nước . nhưng tôi nhận thấy rằng điều này chưa thể đến sớm được vì còn có quá nhiều trở ngại . Câu hỏi của GS Nguyễn Mạnh Hùng đã nói lên bản chất của vấn đề , hay nói “ Toạc Móng Heo “ ra là nâng mối quan hệ này lên tầm cao như vậy để làm gì . Người Mỹ như chúng ta đã biết là họ rất thực dụng , căn cơ, và tất nhiên … rất tính toán , với họ mọi mối quan hệ đều không thể mơ hồ mà rất cụ thể, chi tiết . Họ không bao giờ muốn việc thiết lập các mối quan hệ như một thứ sưu tập tên tuổi , hay tự “ Đánh Bóng “ như Việt Nam đang có ( Nhiều nhưng không có trọng điểm , bỏ nhiều trứng trong một rọ : Nga – Trung – Nhật là những đối thủ tiềm tàng của nhau )
Trả lờiXóaMột trở ngại rất lớn có thể thấy ngay đó là quan hệ ĐTCL ( Theo cách hiểu của người MỸ) luôn đi kèm với hợp tác quân sự , mà điều này bị luật pháp Mỹ cấm ( Quan hệ mua , bán vũ khí với các nước cộng sản ), và nếu chính phủ Mỹ có tìm cách “ Lách luật “ đi chăng nữa thì Việt Nam lại không muốn vì ….Ngại Trung Quốc ( Với chính sách 3 không đã công bố ) .
Một trở ngại lớn không kém nữa đó là vấn đề Nhân Quyền , trong khi Mỹ muốn Việt Nam thay đổi thì Viêt Nam cũng ……Không muốn ( và đang giải thích về Nhân quyền theo cách của mình )
Một đòi hỏi nữa trong mối quan hệ này mà người Mỹ vẫn thường áp dụng đó là sự “ Trải Nghiệm “ hay “ Thử Thách “ trước khi đi đến quan hệ bền vững . Liệu Việt Nam có “ Chia Sẻ “ hay ủng hộ MỸ trong các vấn đề quốc tế “ Nóng “ như Triều Tiên , Syria, apganistan..v…v ..hay không , thật là khó vì trong khi chính Quốc Hội MỸ ra nghị quyết về vấn đề biển Đông ( một sự ủng hộ ban đầu có lợi cho Việt Nam ) thì chính VIỆT NAM lại ……Không có nghị quyết nào tương tự, thật oái oăm .
Với những trở ngại không hề nhỏ kể trên , chúng ta dù có lạc quan đến mấy thì cũng khó có thể chứng kiến mối quan hệ “ Đối Tác Chiến Lược “ VIỆT – MỸ sẽ được thiết lập trong một tương lai gần .
Đôi lời ngỏ
Kính Chúc Bác BÙI VĂN BỒNG, cùng các vị đã ghé thăm nơi đây có nhiều sức khỏe và niềm vui .
KÝ TÊN : Để Gió Cuốn Đi
Tà đạo Việt cộngvẫn là Gia đạo vinh thân phì gia ĐẶT TỐI THƯỢNG TRÊN CẢ Quốc Đạo
============================
Bài toán cực hiểm Đất Nước sống hay chết thật rõ ràng !
Tổ Quốc Việt Nam đang bên bờ Sinh – Tử
Đáp án trong bối cảnh Thời đại hiện nay cũng thật khang trang
*
Bài toán cực hiểm Đất Nước sống hay chết thật rõ ràng !
Tổ Quốc Việt Nam đang bên bờ Sinh – Tử
Đáp án trong bối cảnh Thời đại hiện nay cũng thật khang trang
Thoát nanh vuốt Đại Hán mà chẳng cần phải nổ súng
Bằng thành tâm Dân chủ hóa Việt Nam
Bằng Hòa giải chân tình giữa chế độ và Người Việt trong ngoài Nước
Bằng Nhân lực Việt kiều hiện đại hóa Tổ Quốc sớm hùng mạnh vinh quang
Việt Nam với Mỹ thành đồng minh chiến lược
Sẽ có ngay lá chắn nguyên tử + siêu hàng không mẫu hạm mênh mang
Giàu mạnh bên bao lơn Biển Đông yết hầu của Trung Quốc
Đúng với Chiến lược Mỹ nơi Châu Á ghìm chân Đại Hán tham tàn
*
Bài toán cực hiểm Đất Nước sống hay chết thật rõ ràng !
Tổ Quốc Việt Nam đang bên bờ Sinh – Tử
Đáp án trong bối cảnh Thời đại hiện nay cũng thật khang trang
Trái banh đang nằm trong sân chơi Việt cộng
Lực cản Duy trì quyền lực phe nhóm đặt trên Tổ Quốc Việt Nam !
Bằng cách đánh đu dây Trung-Mỹ hưởng lợi cả hai bên
Nhờ quan hệ chư hầu với Tàu chống lưng
Bế điểm ác nghiệt do từ Tà đạo Việt cộng cố ôm Quyền Tiền
Bế tắc vẫn là Gia đạo vinh thân phì gia ĐẶT TỐI THƯỢNG TRÊN CẢ Quốc Đạo
TRÊN CẢ Tổ Quốc Việt Nam yêu quý hào hùng di tặng từ Cha ông Tổ tiên ....
TRIỆU LƯƠNG DÂN