Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013

CHUYỂN HÓA CƠ CHẾ THAY THẾ ĐỘC QUYỀN?

         BVB - ... "Vậy chính xác là điều gì đang xảy ra? Có ba tiến triển quan trọng nhất. Đầu tiên là một tâm lý ngày càng mạnh hơn ở Việt Nam, tồn tại ngay cả trong nhóm những người có thể tiếp cận với chính quyền, cho rằng thể chế xã hội và thể chế chính trị của đất nước đang cần được cấp thiết thay đổi. Ngoại trừ một số ít thành phần suy nghĩ ảo tưởng và ngoan cố bảo thủ phản ứng bất chấp, tất cả những người quan sát nghiêm túc nền kinh tế chính trị Việt Nam biết rằng đây là lúc phải thay đổi"...( TS. Jonathan London )
*   *   *
         Phải chăng có sự xuất hiện sau Hội nghị Trung ương 7 sự mờ nhạt dần những áp đạt độc đoán chuyên quyền, mầm mống để tạo thế chuyển hóa cơ chế, mở ra cơ hội cho sự mở ra hướng mới phù hợp tiến trình và tính chất thời đại? (Trên bảo dưới không nghe / Vì trên không cùng phe / Vì dưới rất máu me / Quyền lợi đang khỏe re / Mà trên đòi răn đe / TBT cạn khe / Nhiều 'lời ong tiếng ve' / Miệng lại hay khóc nhè / 'Bộ phận lớn' cho 'de' / Mong chọn người chở che / Áp đặt ít ai nghe /  Cơ chế cũ tréo ngoe / Cơ chế mới nhăm nhe / Toàn dân đòi ...xuống xe...). Bài viết sau đây gợi mở những luận giải đó:
PHẢI CHĂNG THỜI CƠ VÀ VẬN HỘI LỊCH SỬ ĐÃ XUẤT HIỆN SAU HỘI NGHỊ TW 7 ? 
* ĐOÀN VƯƠNG THANH
* Bài học lịch sử
Từ xa xưa, nghĩa là cách nay hàng nhiều thế kỷ, ông cha ta luôn biết cách chọn thời cơ và vận dụng thời cơ cho mưu bá đồ vương cũng như cho các cuộc thay đổi thể chế quốc gia, thay đổi triều đại. Một ví dụ: Thời Nhà Trần, Thái sư Trần Thủ Độ là một ông quan đa mưu, đa kế, biết tính toán rất sáng suốt để có thể lập nên Nhà Trần không phải đổ máu. Sau tám đời Vua Nhà Lý trị vì liên tục hơn 200 năm, đến đời thứ 9 vì không có con trai để kế tục, Vua Lý bắt buộc phải truyền ngôi cho con gái (điều mà thời ấy tối kỵ, mặc dù những năm đầu công nguyên đã có Hai Bà Trưng làm cuộc khởi nghĩa thành công và Trưng Trắc là chị đã được tôn làm Vua) là Lý Chiêu Hoàng giữ ngôi vị trị vì đất nước, kế tục sự nghiệp Nhà Lý. Tuy nhiên, lúc đó, Trần Thủ Độ đang là vị quan to trong Triều và tạo dựng thời cơ thoán đoạt Vương triều từ tay Nhà Lý sang Nhà Trần. Ông đã tìm mọi cách để Trần Cảnh lấy được Lý Chiêu Hoàng làm vợ, và sau đó như sử sách đã cho chúng ta biết, ngôi vị đã thuộc về Nhà Trần. Ở đây chưa bình luận về “công và tội” của Trần Thủ Độ, song chúng ta đều thấy, nếu không biết nắm lấy thời cơ thì không thể chuyển ngôi vị sang Nhà Trần được. Lịch sử ghi nhận công này của Trần Thủ Độ.
Chỉ cách đây gần 7 thập kỷ, khi Hit-le, tên trùm phát xít thế giới thua trận, đồng minh thắng trận, sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, một thời cơ mới cho cách mạng Việt Nam đã đến. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh và những người cộng sự tâm huyết của Cụ đã tranh thủ thời cơ, tổ chức quần chúng cả nước làm cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 thành công, dẫn đến sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Lúc đó, theo nhiều tài liệu lịch sử, Đảng Cộng sản Việt Nam mới có khoảng 5000 đảng viên rải ra khắp cả nước, vẫn phát huy được sức mạnh vận động quần chúng và tổ chức thành công cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Nếu không “chớp” được thời cơ và vận dụng nó vào việc tổ chức lực lượng cách mạng thì có lẽ chưa tiến hành Tổng khởi nghĩa được.
Tháng Tư năm 1975, Bộ Chính trị trung ương Đảng lúc đó đã nắm rất chắc thời cơ, chỉ đạo cuộc tổng tấn công và nổi dậy toàn miền Nam, có sự chi viện rất to lớn, rất quyết định của miền Bắc, tiến hành trận chiến đấu tổng lực cuối cùng, giành thắng lợi, dẫn đến thống nhất nước nhà, trong bối cánh trên thế giới còn nhiều nước chưa có dịp thực hiện thống nhất theo xu hướng chính trị cộng sản. Nước Đức đã thực hiện thống nhất bằng “nụ cười và hoa hồng” theo dân chủ tư sản của Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức), sau này thống nhất thành Cộng hòa Liên bang Đức như hiện nay. Ngoài các yếu tố về so sánh lực lượng, về tiềm năng lãnh đạo, về tổ chức lực lượng và cả ý đồ tiến hành trong hòa bình, tránh thống nhất trong đổ máu, việc nhiều quốc gia thực hiện thống nhất lãnh thổ theo những cách riêng và cuối cùng thì họ đã thống nhất và đang xây dựng chế độ mới dân chủ tự do, không lệ thuộc vào xu hướng chính trị cộng sản hay tư bản.
* Hội nghị Trung ương 7, một cơ hội lịch sử cho sự chuyển hóa thể chế ?
Sau hội nghị Trung ương 7: trở lại vấn đề thời cơ Hội nghị trung 7 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những yếu tố phân hóa, ít nhất là làm mờ đi nguyên tắc “dân chủ tập trung”, Ban chấp hành trung ương có thể quyết định một số vấn đề, nhất là bổ sung nhân sự vào cơ quan lãnh đạo tối cao, mà không theo “cái đũa thần” của Bộ Chính trị hoặc cụ thể là của Tổng Bí thư.
Đất nước ta 83 năm có Đảng cộng sản (một thời gian đổi là Đảng Lao động), 68 năm lập nước, 38 năm thống nhất nước nhà đã trải qua nhiều thời kỳ có những thời cơ cách mạng rất quý giá, và chính việc vận dụng những thời cơ đó mà cách mạng Việt Nam giành nhiều thắng lợi có tính chất bước ngoặt. Ngoài thời cơ lớn tháng Tám 1945, ta đã tận dụng thời cơ và hoàn cảnh thế giới để làm cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công, nhưng sau chín năm kháng chiến chống Pháp, ta chiến thắng lẫy lừng ở Điện Biên Phủ có lẽ là thời cơ để tiến hành cuộc “tổng phản công” giành thắng lợi quyết định cho cách mạng cả nước, nhưng vì nhận thức chưa ra, lại bị chi phối bới nhiều lời xúi giục của “anh cả”, “anh hai”, cuối cùng ta chịu nhận chia đôi đất nước và phải 20 năm sau, ta mới có thời cơ làm cuộc tổng tiến công và nổi dạy toàn miền Nam với sự chi viên hết lòng của miền Bắc, kết quả ta đã chiến thắng và thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.
Lịch sử đã hiện rõ thời cơ cho một cuộc hòa hợp, hòa giải dân tộc, bảo đảm cho đất nước không chỉ thực hiện “thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước” mà còn có thể “thống nhất” mọi mặt từ chính trị, lãnh thổ, đến cơ chế, thể chế và nhất là thống nhất về truyền thống dân tộc, như lời Cụ Hồ đã dạy : “dân tộc ta là một”. Ta đã bỏ lỡ thời cơ vĩ đại ấy, để rồi gần bốn mươi năm vẫn duy trì những cái mà thế giới đang lần lượt bỏ đi vì nó không còn mang lại lợi ích gì cho dân chúng, ngược lại người ta lại đã thấy những hậu quả tai hại của nó.
Mác chỉ đúng so với giai đoạn lịch sử của Mác và cũng chỉ trong một số lĩnh vực thôi. Thế giới đã phát triển hàng trăm năm sau Mác, tất nhiên có nhiều vấn đề không còn như Mác phát hiện và đúc kết thành lý luận, thành chủ nghĩa nữa. Vậy mà, trong khi thế giới đã bỏ thứ chủ nghĩa này rồi mà chúng ta vẫn duy trì thì đúng là ta rất bảo thủ, mà bảo thủ đều dẫn đến những đổ vỡ và thất bại nặng nề. Hội nghị trung ương 7 bộc lộ hình thành phe phái ngay trong nội bộ Đảng mà trong tình hình bùng nổ thông tin hiện nay, Đảng có tài thánh cũng không thể giấu được. Có ý kiến cho rằng, nhân “Trung ương 7″ nên tách làm “hai đảng”, đảng nào vì dân nhất thỉ lãnh đạo còn đảng kia thì chỉ là đảng giữ vai trò đối lập hoặc phẩn biện mà thôi?
Có lẽ đây cũng là “thời cơ” lớn. Các đồng chí lãnh đạo, cầm cờ hiện nay ở vị trí chóp bu của Đảng chắc chắn đã nghĩ đến sự kiện này và thời cơ này. Đấy là nói về tổ chức Đảng, còn nói về mặt Nhà nước, thì việc sửa đổi Hiến pháp 1992 để xây dựng bản Hiến pháp mới cũng đang có sự phân hóa cả trên lý luận lẫn thực tiễn và xu hướng dân chủ rộng rãi đang là xu hướng chủ đạo. Có thông tin cho hay, tại hội nghị trung ương 7, nhiều ủy viên trung ương đồng tình với bản dự thảo Hiến pháp lần ba và đề nghị cho công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết và góp ý thêm. Trong khi đó, bản thân Tổng Bí thư lại có điện “cấm” không được lưu hành bản dự thảo này ! Thế thì sao gọi là dân chủ được ? Thế là coi thường dân, và không biết vận dụng thời cơ.
Có nhiều vấn đề nảy sinh sau Hội nghị trung ương 7, mà theo tôi, trước hết và quan trọng hàng đầu là công tác thể chế hóa tự do báo chí. Thực chất hoạt động của báo chí vừa qua, người ta tin vào các mạng xã hội hơn là tin vào báo chí của Đảng và Nhà nước. Vậy thì thời cơ đã đến, chúng ta thực hiện từng bước “tự do báo chí” “tự do ngôn luận” đi, có sao đâu ?
           Xây dựng nền dân chủ mới, trước hết là phải cho dân “được mở miệng” như Cụ Hồ đã dạy, bỏ cái học thuyết lỗi thời và Nhà nước nên trả lương hưu hậu hĩnh cho các vị đã có Bằng Tiến sĩ về lý luận Mac-Lenin, động viên trí thức, học giả, xây dựng lý luận từ thực tiễn của Việt nam và thế giới, mở đường cho Việt Nam thênh thang tiến bước, cho con chấu chúng ta mở mày mở mặt cùng thế giới văn minh.
Thế giới đang có một số nước đi từ chế độ bảo thủ sang chế độ dân chủ rộng rãi, như Miến Điện chẳng hạn, đi từ chủ nghĩa xã hội khắc khổ và chủ nghĩa xã hội không tưởng như “phe” xã hội chủ nghĩa” trước đây, đi từ “chủ nghĩa xã hội phong kiến anh truyền em nói” như Cu ba chẳng hạn sang đổi mới từng phần đến đổi mới toàn diện…Đó cũng là thời cơ mà xuất hiện ở mỗi nước, mỗi dân tộc, tựu chung lại là đi theo cái mới của thế giới văn minh…
ĐVT
-----------------

4 nhận xét:

  1. Theo lời TBT tại cuộc gặp mặt cử tri tại HN, cuối năm nay TƯ cũng tổ chức lấy phiếu tín nhiệm để "cảnh tỉnh, răn đe" cán bộ Đảng.
    Không hiểu vì sao mà TBT lại dùng cụm từ này; các vị UV BCHTW chí ít cũng là quan đầu tỉnh, đầu ngành, có phải trẻ con đâu!
    Chuyện như đùa. Kiểu này dễ bị nock out quá.

    Trả lờiXóa
  2. Đối với các "cụ già" 70 thì việc đổi mới tư tưởng gần như là bất khả thi, mà có thì cũng rất hiếm!.
    Trước mắt phải trẻ hóa đội ngũ lãnh đạo. Năm 89 là thời cơ của VN để đi cùng với các nước Đông Âu, nhưng ta đã bỏ lỡ cơ hội, và bao giờ VN cũng đi sau các nước nhiều thập kỷ.Thời gian là vô giá! Không biết các "cụ già" có sốt ruột hay không?

    Trả lờiXóa
  3. Với cái tư tưởng bảo thủ, giáo điều, mở miệng là biện chứng như cụ thì chẳng đổi mới gì được. Tôi thấy cụ nên lo việc họ, việc làng là vừa, những việc Quốc gia đại sự để lớp sau lo. Thực lòng mà nói cụ đừng buồn, với cách nói lòng vòng, cũ rích, chẳng ai hiểu và chẳng ai muốn hiểu như cụ thì nếu về làng xin làm trưởng họ cũng khó bảo con cháu nó nghe cho, hay cụ nên về vui thú điền viên như cụ "thức ngủ" vậy mà êm.

    Trả lờiXóa
  4. Thật buồn vì sau 38 năm thống nhất đất nước về mặt nhà nước, VN vẫn chia rẽ, mang nặng tư tưởng vùng miền. Cái gì cũng phân biệt, cũng cơ cấu Bắc Trung Nam.

    Hãy nhìn sang TQ mà học tập! Trong khi VN có một ngôn ngữ, một văn hóa thì TQ là một đất nước rất đa dạng: Tây Tạng, Tân Cương, Bắc Kinh, Hồng Kông-Quảng Châu khác hẳn nhau về ngôn ngữ và văn hóa. Thế nhưng ngày nay TQ không có sự phân biệt vùng miền. Lãnh đạo được đào tạo đưa lên nếu có thực tài dù đến từ bất kì đâu. Vậy nên mỗi nhà lãnh đạo từ Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân đến Hồ Cẩm Đào đều có đóng góp lớn vào kho tàng lí luận của Đảng CS TQ. Nền móng tư tưởng của ĐCSTQ không còn là CN M-L nữa mà là tổ hợp các tư tưởng của Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào. Chính sự thống nhất này đã tạo nên một TQ thống nhất, phát triển hùng mạnh.

    VN ơi, hãy thay đổi đi: "Nước VN là một, dân tộc VN là một, Sông có thể cạn, Nước có thể mòn. Song chân lí ấy không bao giờ thay đổi". ĐCSVN, hãy thay đổi tư duy đi. Hãy để dân tộc VN thực sự là một. Hãy để VN có những nhà lãnh đạo tầm cỡ dù đến từ bất cứ đâu trên đất nước VN này!

    Trả lờiXóa