Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2017

Nợ công: Bàn loạn cùng Leo

h1
Nhân viên nhà máy thép Thành Đô biểu tình đòi khoản nợ chưa được thanh toán
trước cửa HDBank trung tâm thành phố Hà Nội vào ngày 14 tháng 8 năm 2012. Ảnh: AFP

* TRẦN PHONG VŨ

Bản chất của hài là cười giỡn. Dưa Leo là một diễn viên hài độc thoại. Những clip video hài của anh buộc phải mang lại tiếng cười cho cả triệu người ái mộ anh.
Chuyện nợ công là một cái gì rất xa lạ với đại chúng, nhất là trong hoàn cảnh o ép như Việt Nam. Và để hài hước hóa một đề tài đã khó nuốt với đám đông lại dị ứng đối với chế độ, Dưa Leo phải đưa chuyện bự/lép của cái vòng thứ nhất trên cơ thể phụ nữ để tạo nên nụ cười. Vì thế tựa đề đầy đủ của clip video này là “V. bự, v. lép và Nợ công”.
Nói theo Dưa Leo là để câu like. Nói giỡn hay nói thật chỉ có anh biết.
Điều người viết khó bỏ qua mà không suy nghĩ là ngay trong phần dạo đầu nói về chuyện bự/lép của cái vòng thứ nhất này, Leo cũng hàm ẩn trong nét hài của anh ý tưởng “khinh ghét” cái thị hiếu tầm thường hạ cấp của đám đông ngày nay ở VN. Anh nói: “Ai đời tôi làm clip về giáo dục trong suốt hai tuần lễ mà chỉ có 1 triệu tư lượt người coi. Vậy mà hai con nhỏ làm clip khoe khoang v. bự, v. lép chỉ trong hai ngày đã câu được tới 4 triệu rưỡi view!”
Leo dơ cao tay kêu lên.
“Má ơi! Chuyện chẳng ăn thua gì tới đời sống thì thiên hạ nhào vô…trong khi chuyện nợ công nó đè nặng trên toàn bộ người Việt Nam thì chẳng mấy ai quan tâm!”
Sau khi nêu câu hỏi: nợ công là gì cùng với lối suy nghĩ hời hợt đơn giản của đa số “Tôi đâu có thấy nợ gì đâu?”, Leo bắt đầu dẫn giải về hai cách nhà nước vay nợ. Nợ nội địa là vay của dân. Và nợ quốc tế là vay nợ của các nước, các tổ chức quốc tế.
Cách thứ nhất, chính phủ in trái phiếu (một thứ giao kèo vay nợ ghi rõ giá trị thành tiền) rồi bán cho mỗi công dân một trái phiếu (thí dụ trị giá 10 triệu đồng), hứa trong 10 năm sẽ trả lại cả vốn lẫn lời. Nghe vậy nhưng không phải vậy. Vì kể cả nhà nước, không ai biết được tình trạng lạm phát vào thời gian ấy nặng nhẹ ra sao? Do đó sẽ có chuyện rủi ro, kể cả chuyện nhà nước không tìm ra tiền để trả đúng kỳ hạn cho trái chủ!
Cách thứ hai thông dụng hơn, chính phủ vay tiền trong quỹ tiền tệ quốc tế hoặc các chính phủ nước ngoài. Mà vay thì phải trả. Không trả được họ không cho vay nữa. Theo Dưa Leo chủ nợ lớn nhất cùa Việt Nam hiện này là “cái nước chó đẻ Trung Quần què!” (ngôn ngữ của Leo). Với vẻ mặt nghiêm trọng, Leo đưa cao hai tay nói.
“Nó rất là nguy hiểm. Thật sự nguy hiểm!”
Theo anh, trên bình diện quốc tế vay thì phải trả chứ không có cái màn quỵt nợ.
“Quỵt nợ nó đánh chết mẹ! Bạn thấy trường hợp Hy Lạp mượn nợ rồi đổ nợ phải rao bán đảo để trả nợ chưa?”
Nói có sách mách có chứng. Trên màn hình hiện ra bản tin trên báo Việt Nam với hàng tựa: Hy lạp rao bán đảo để trả nợ! Anh cay đắng than.
“Nợ nần đến nỗi phải bán cả đảo! Đấy chính là cái nguy hiểm của nợ công! Cái nước ‘chó đẻ Trung quần què’ nó luôn muốn xâm lược Việt Nam. Bây giờ mình đi mượn tiền nó, mình phải trả cho nó, chứ nó đâu có cho không, theo kiểu: ‘mày không trả nợ tao, bán đất cho tao đi!’ Chết mẹ không?”
Dự kiến những hệ quả chết người trong chuyện nợ công chồng chất ngập đầu ngập cổ, nhất là lại nhè kẻ thù truyên kiếp là Tàu cộng để vay nợ thì cuối cùng chỉ có dân là khổ! Mà đã ngửa tay mượn nợ thì sớm muộn cũng phải trả.
Nhưng lấy tiền đâu để trả? THUẾ. Thuế đánh vào ai? DÂN.
Vẫn theo diễn viên hài độc thoại Dưa Leo, thu nhập của chính phủ 99% đến từ thuế đánh trên đầu người dân. Cho nên muốn thanh toán nợ nần, nhà nước phải đánh thuế. Không đủ cho các khoản chi, bao gồm trả nợ công, chính phủ sẽ phải tăng thuế.
“Điều các bạn cần nhớ là tất cả những gì các bạn xài đều phải trả thuế, mỗi ngày mỗi giờ, liên tục. Bạn ăn một ổ bánh mì bạn cũng phải trả thuế. Bạn đổ một lít xăng bạn cũng phải trả thuế. Nói chung mọi thứ đều có thuế hết. Nợ công càng cao thì thuế càng nặng để nhà nước có tiền trả nợ.”
Dự kiến có người sẽ lên tiếng chất vấn: “Ê! Cả nước Mỹ nợ công cũng rất cao nghe mày! Như vậy mày nói làm sao đây mày?” Leo tự trả lời.
“Đồ ngu! Đúng. Nhật cũng như Mỹ cũng có nợ công cao. Có điều những khoản nợ ấy nó phục vụ cho chính những nhu cầu của người dân trong nước họ… Các bạn có còn nhớ chuyện nước Nhật năm 2011 không?”
Trên màn hình chiếu lại cảnh một thành phố Nhật bị sóng thần đổ xuống cuốn trôi nhà cửa, hàng trăm xe hơi, xa lộ cầu đường bị tàn phá. Leo lên tiếng.
“Nó bị sóng thần, động đất cùng một lúc. Con đường xa lộ của nó bị gẫy luôn.  Vậy mà chỉ bảy ngày sau nó được phục hồi y chang như cũ. Đó là hiệu quả do nợ công
Màn hình chiếu một bên xa lộ bị bẻ gẫy, một bên đã được sửa lại nguyên trạng.
Leo nêu lên câu hỏi tiếp theo.
“Còn  trên đất nước Việt Nam chúng ta, nợ công có hiệu quả, có phục vụ cho đất nước, cho dân tộc hay không?”
Cùng với câu hỏi màn hình lại hiện ra những cột báo mạng từ quốc nội đầy tính thời sự liên hện để minh họa cho câu hỏi cay đắng trên đây của Leo.
– Dự án 10.000 tỷ đồng dành cho việc phòng chống lụt ở thành phố mang tên họ Hồ. (Trong số 10 ngàn tỷ, doanh nghiệp tư nhân góp 9,850 tỷ để chống ngập Sài Gòn).
– Tiếp theo đó là tấm hình ghi lại cảnh trời nước mênh mông trên đường phố Thủ Đô miền nam. Xe cộ ngập tới nửa xe ở góc đường Hai Bà Trưng và Đông Du.
– Truyền hình báo Tuổi Trẻ chiếu cảnh người chui vào túi nylon để qua sông rạch.
– Hàng tít trên báo: xe tải làm vỡ nắp mương thoátđể lộ bê tông cốt bằng… tre!
Người diễn viên hài độc thoại buồn rầu lên tiếng tiếp.
“Các bạn tự coi và tự rút ra kết luận.”
Sau khi trở về với chuyện hài v. bự, v. lép, vì cô con gái vay nợ mẹ để sửa ngực với hy vọng được một đại gia đoái hoài tới, nhưng thay vì đi sửa cô ta tiêu pha vung phí, mang tiền của mẹ bao trai. Khi tới ngày hứa phải trả, cô không có tiền khiến mẹ con gấu ó lẫn nhau, Dưa Leo làm mặt nghiêm trang nói lời kết thúc.
“Như thế, khi các bạn lọt vào tình huống đó các bạn sẽ phải lao động cực nhọc để kiếm tiền trả nợ cho một món nợ không hề phục vụ cuộc sống, không hề phục vụ một chút xíu nào cho bản thân, cho gia đình, cho xứ sở bạn thì thử hỏi: bạn có vui không? Phần tôi, tôi không vui rồi đó!”
Thực trạng bi đát về nợ công ở Việt Nam
Từ cách nhìn của diễn viên hài độc thoại Dưa Leo, chúng ta thử nhìn vào hiện trạng nợ công ở trong nước qua tin tức và những nhận định của các chuyên gia kinh tế.
Trả lời Gia Minh đài RFA hôm 08-6-16, GS Ngô Vĩnh Long cho hay.
“Thực chất vấn đề ngân sách của Việt Nam luôn luôn bội chi. Có nghĩa là thu không đủ chi, mặc dù tốc độ thu luôn luôn tăng; thế nhưng tốc độ chi luôn vượt tốc độ thu. Cho nên bội chi ngân sách là một bệnh trầm kha của nền kinh tế Việt Nam.”
Theo đài này, tin tức trong nước loan đi vào ngày 07 tháng 6 cho biết trong năm 2016 cơ quan điều hành dự kiến dành ra ngân khoản tương đương hơn 12 tỷ đô la Mỹ để trả nợ. Số này gồm khoản trả trực tiếp đã được bố trí trong dự toán ngân sách năm, khoản trả nợ vay nước ngoài của chính phủ về cho vay lại và khoản đảo nợ. Trong khi ấy, hôm 08 tháng 6 Thông tấn xã Việt Nam loan tin, tính đến cuối năm 2015 nợ công của Việt Nam ở mức 62,2% GDP (Tổng sản phẩm nội địa) tức là đã vượt ngưỡng.
Nhân viên nhà máy thép Thành Đô biểu tình đòi khoản nợ chưa được thanh toán trước cửa HDBank trung tâm thành phố Hà Nội vào ngày 14 tháng 8 năm 2012. Ảnh: AFP
Theo báo mạng Việt Nam Economy, dẫn số liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nhiều chuyên gia tiết lộ rằng Việt Nam là quốc gia có mức nợ công/GDP cao hơn hẳn các nước trong ASEAN, gấp đôi nhiều nước và gấp rưỡi Thái Lan là nước có mức nợ công/GDP đứng kế Việt Nam. Quan trọng hơn nữa, theo dự báo của IMF, trong nhóm nước này, Việt Nam là nước duy nhất có nợ công/GDPtiếp tục tăng đến gần 68% GDP vào năm 2020.
Ngoài ra, bản tin đọc được trên New.zing.vn ngày 03-10-2016 cho biết nợ công VN hiện đã lên tới mức kỷ lục là 2 triệu 700, 000 tỷ đồng (khoảng 213 tỷ MK). Ông Nguyễn Quang Thái, Phó Chủ tịch Hội Chuyên Gia Khoa Học và Kinh Tế Việt Nam cho hay.
“Nợ Chính phủ vượt ngưỡng giới hạn nhưng cũng chưa đáng lo bằng tốc độ tăng nợ công quá nhanh, tăng gấp hơn hai lần sau năm năm.”
Theo ông Thái.
 “Cứ tốc độ này thì nguy! Chi tiêu phải nhìn vào túi tiền, không thể cứ cần là chi”.
h2Ông Nguyễn Quang Thái., Phó CT hội khoa hoc KT. Ảnh: internet
Dưa Leo, một người trẻ tôn trọng và yêu mến sự thật
Dưa Leo là một diễn viên hài độc thoại duy nhất đã thành danh trên quê hương. Tuy không có dữ kiện cụ thể, nhưng tôi suy đoán hiện anh đang có một đời sống vật chất khá vững vàng ổn định. Nếu là một con người vô cảm, vị kỷ hẳn anh sẽ yên phận với niềm hạnh phúc của riêng mình bên một người mẹ đức hạnh, chơn chất mà anh yêu thương, một người vợ hiền và những đứa con ngoan. Nhưng hồn thiêng sông núi, truyền thống gia đình đã cho anh một trái tim nhạy bén, biết rung động trước nỗi đau của đồng bào. Vì thế anh không thể ngồi yên nhìn xã hội ngày càng lụn bại.
Và sau clip video Tự do ngôn luận, anh đã phải trả giá. Hôm 12-12-2016, anh bị công an mời “làm việc”. Được hỏi về sự kiện này, anh giải thích: “Thiệt sự là tôi không nghĩ là một ngày sẽ bị công an mời. Vì clip của tôi phản ánh cái sai, cái hư, cái xấu trong xã hội, chứ tôi không bao giờ tự nhận mình làm clip về chính trị cả. Tôi chỉ làm clip hài hước, nhằm giúp cho xã hội tốt lên, vậy thôi. Mà khổ là người nghe hữu ý, người nói vô tình… nên tôi mới được công an mời lên.”
Trả lời cuộc phỏng vấn của phái viên BBC, anh tâm sự: “Tôi sống ở Việt Nam, tôi phải tuân thủ đúng tinh thần Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật Việt Nam thôi. Tôi chỉ làm clip hài về xã hội. Vậy mà không hiểu sao luôn có comment ‘né chính trị ra nha, sao sa đà chính trị vậy’. Ai đó tự kêu đây là chính trị chứ không phải tôi.”
Theo dõi những clip video thuộc loại này tôi nhận thấy mỗi lần Dưa Leo đề cập một khía cạnh tiêu cực về bất cứ lãnh vực nào, tỉ như trong clip “nợ công” này chẳng hạn, anh đều đưa lên màn hình những chứng từ hình ảnh đăng trên các trang mạng xuất phát từ trong nước, để chứng tỏ rằng anh không hề bịa ra với ý xấu để có thể quy kết anh làm chính trị. Trong hầu hết các clip hài được công bố, rất nhiều lần Leo tâm sự: lý do sâu xa khiến anh phải công khai nói tới những hiện tượng tiêu cực trong xã hội Việt Nam hiện nay là vì anh tha thiết mong mỏi cho đất nước, dân tộc mình ngày một tốt đẹp hơn. Qua đó, không ai có thể phủ nhận tấm lòng ngay thẳng, lương thiện và tinh thần tôn trọng và yêu mến sự thật nơi người diễn viên hài độc thoại này.
Những ngày cuối năm 2016 (BS)

1 nhận xét:

  1. Nợ công càng lớn thì nô lệ càng đến gần hơn .
    Cả dân tộc trắng tay càng hay.

    Trả lờiXóa