Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2017

Tình hình mới: Cần khẩn trương và bén nhạy!

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12, ngày 21/1/16. (Ảnh tư liệu)
 Năm 2017 đã đến. Bàn cờ chính trị thế giới đang chuyển động. Quan hệ các nước, ở các khu vực cũng như nội tình nhiều nước thay đổi, có nơi thay đổi rất lớn.
Hoa Kỳ thay đổi nhiều và rõ nhất. Tổng thống tân cử Donald Trump thuộc đảng Công hòa sẽ nhận nhiệm vụ vào ngày 20/1 tới, với cung cách cầm quyền và nhiều chính sách nên sự thay đổi lớn này sẽ gây nhiều biến động khôn lườn trên bàn cờ chính trị toàn cầu.
Ở châu Âu, nước Anh rút ra khỏi Liên minh châu Âu, quan hệ EU với Liên bang Nga căng thẳng sau khi Nga chiếm bán đảo Crimea và một phần phía Đông Ukraine, cùng lúc Nga can thiệp quân sự sâu vào Syria để ứng cứu cho chính quyền độc đoán al-Assad.
Quan hệ Hoa Kỳ - Nga trở nên căng thẳng cao độ, khi tổng thống Barack Obama quyết định trục xuất 35 cán bộ tình báo Nga do đã can thiệp phi pháp vào cuộc bầu cử tổng hống Hoa Kỳ vừa qua bằng các hành động "tin tặc" quy mô lớn; phía Nga đáp lại bằng đe dọa sẽ trả đũa, tùy theo thái độ của tổng thống mới của Hoa Kỳ, mà họ hy vọng sẽ thay đổi. Phía Hoa Kỳ ngỏ ý định sẽ có hành động trừng phạt thêm nữa.
Với tổng thống mới ở Hoa Kỳ, quan hệ Mỹ - Trung Quốc sẽ căng thẳng đặc biệt trong một đối đầu gay gắt trong nhiều lĩnh vực: kinh tế, tài chính, thuế quan, xuất nhập khẩu, đầu tư, nhập cư, cả về an ninh và quân sự, với lời hứa rõ ràng mang tính răn đe - "Đã đến lúc phải cứng rắn" (Time to get tough) với Trung Quốc - như tên một cuốn sách do chính ông Trump viết. Ông Trump xem Bắc Kinh là kẻ thù toàn diện, nguy hiểm, cấp bách nhất nếu muốn thực hiện khẩu hiệu then chốt của ông là "Hãy làm cho Hoa Kỳ vĩ đại trở lại".
Trong con mắt của một nhà kinh doanh tỷ phú, khi coi Trung Cộng là đối thủ chính của nền dân chủ toàn cầu, thì các nước dân chủ nên tách nước Nga ra khỏi Trung Quốc, vì dù sao nước Nga cũng đã thu nhỏ chỉ bằng một nửa Liên Xô trước kia (với dân số 146 triệu so với 320 triệu trước kia); và đảng mới của Tổng thống Vladimir Putin - Đảng Nga Thống nhất - là một đảng bé tý, không bằng 1/50 của đảng Cộng sản Liên Xô ngày xưa. Ông Putin tự biết những yếu kém của "chế độ hậu cộng sản" của mình, nhất là kinh tế gặp nhiều khó khăn, giá dầu giảm mạnh, lại bị trừng phạt nặng nề, nên không còn nguy hiểm đối với nền dân chủ Hoa Kỳ như xưa. Có thể tổng thống sắp mãn nhiệm và tổng thống tân cử của Hoa Kỳ đã phân công nhau, người dơ gậy, kẻ xoa đầu để con gấu Nga giật mình gầm gừ chút đỉnh rồi đâu lại vào đấy mà thôi. Chế độ Putin chỉ là cái đuôi của cái chế độ Cộng sản đã mất đầu.
Lúc này Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam cần phải thất khẩn trương và nhạy bén, tìm hiểu kịp thời mọi chuyển động lớn nhỏ của thời cuộc thế giới, của châu Á, của khu vực, chủ động và uyển chuyển điều chỉnh mọi mối quan hệ và các chính sách đối nội và đối ngoại cho thích hợp, tận dụng mọi thời cơ, tránh trước mọi sự không thuận lợi. Lãnh đạo là phán đoán, dự kiến đúng, hành động sớm.
Có thể gợi ý những nội dung nên điều chỉnh và thực hiện như sau.
Về Trung Quốc, nên công khai với nhân dân, với đảng Cộng sản nội dung của cuộc mật đàm ở Thành Đô, thực hiện trung thực với nhân dân, không làm điều gì cần phải giấu giếm; không làm điều gì sau lưng nhân dân, Quốc hội và Mặt trận Tổ quốc; dứt khoát vứt bỏ phương châm "16 chữ vàng và 4 tốt". Chỉ cần làm những việc này thôi, không khí xã hội sẽ đổi khác và đảng sẽ khôi phục được một phần niềm tin của nhân dân. Cần xem xét lại tất cả các dự án đã dành cho Trung quốc đấu thầu thực hiện - từ trồng rừng, khai thác bô-xít, xây nhà máy sắt thép, xi măng, hóa chất, nhiệt điện, thủy điện đến giao thông cầu đường, buôn bán, xuất nhập khẩu... Kiểm tra mọi công dân Trung Quốc nhập cư, trả về những người nhập cư không giấy tờ hợp lệ.
Trong quan hệ đối ngoại, rất nên chủ động thắt chặt và nâng cao quan hệ hữu nghị toàn diện với các nước Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, Nam Triều Tiên, Đài Loan, Hồng Kông, Liên minh châu Âu, cũng như với các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Singapore, Myanmar... để tăng thêm bạn, củng cố hòa bình, mở rộng hợp tác các bên đều có lợi.
Nhưng quan trọng và cấp thiết hơn cả là, để tranh thủ mạnh mẽ chính quyền mới ở Hoa Kỳ, Việt Nam cần chủ động thực thi dân chủ thật sự, thực hiện đầy đủ các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, xuất bản, tự do tôn giáo; trả lại tự do ngay cho các tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm; tôn trọng nhân quyền đầy đủ theo các Hiến chương và văn kiện của Liên Hiệp Quốc; cam kết thực hiện chế độ cai trị theo pháp quyền, theo Hiến pháp và luật pháp, sẵn sàng để cho báo chí quốc tế, các cơ quan nhân quyền quốc tế và của Liên Hiệp Quốc quan sát và điều tra trên đất Việt Nam, tại các phiên tòa công khai và trong các trại giam. Sớm thông qua Luật về lập Hội, về quyền lập công đoàn tự do, về biểu tình... ngay trong nửa đầu của năm 2017. Tất cả những điều này sẽ góp phần quan trọng trong việc thông qua sớm Hiệp định TPP hoặc để thảo luận lại bản TPP mới khi bản TPP cũ chưa được thông qua.
Nói tóm lại, ngay từ những ngày đầu năm 2017, các thành viên chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, các nhà bình luận, các nhà báo lề trái và lề phải, các blogger tự do rất nên chung sức, chung lòng, góp ý với nhân dân, với chính quyền, với đảng Cộng sản về những nội dung chính sách cần sửa đổi, bổ sung, đổi mới thật sự, nhằm từ bỏ "chủ nghĩa xã hội" ảo tưởng, viển vông, thực hiện trung thực chủ nghĩa tư bản với nền kinh tế thị trường tự do đúng nghĩa, một chủ nghĩa tư bản - pháp quyền văn minh, phổ cập trên toàn thế giới.
Tình hình thế giới dang có những đổi thay cơ bản và nhanh chóng. Chậm chạp, ù lỳ, để mặc cho tình trạng "nước chảy mây trôi", bị động đối phó thì sẽ chỉ chuốc lấy những nguy cơ chồng chất, những thảm họa dai dẳng cho hiện tại và tương lai.
Bén nhạy với thời cuộc, linh hoạt, thông minh sửa đổi, bổ sung mọi chính sách đối nội và đối ngoại là điều cấp bách hiện nay, để chào mừng năm mới 2017, cắm một cột mốc lịch sử cho nhân dân, cho Tổ quốc Việt Nam.
Bùi Tín/(VOA - Blog)
--------------

7 nhận xét:

  1. Dân lương thiệnlúc 06:39 7 tháng 1, 2017

    Yên tâm đi.
    Hơn 60% trong số các quan chức này đã có nhà cửa vốn liếng và có cả Passport lẫn Visa để "Chuồn nhanh" cả rồi.
    Thế là CHÚNG NÓ CÚT
    Thế là DÂN TA ĐƯỢC GIẢI PHÓNG.

    Trả lờiXóa
  2. Bác Tín "hi zọng" vào sự thay đổi của bù nhìn a?

    Trả lờiXóa
  3. Ngồi đáy giếng lại dạy đời.
    Anh Cao Văn Viên,TTM VNCH từng xét rằng HỌ có cái gì là đưa ra chính chị bộ đánh giá rồi quyết và làm nên họ thắng và thiệt hại ít...không như mấy anh hùng rơm.
    Thế giới không đứng yên và con người cũng vậy.
    Đội quân tiên phong của Dân tộc có lúc tiến lên bị loạn choạng,bị đội quân tham nhũng phục kích gây thiệt hại,nhưng chưa bao giờ lùi bước vì sợ Nhân Dân cho ăn đòn.
    Thế giới ngày nay là cơ hội để đưa đất nước vượt lên.
    Mỹ không thể bị Trung quốc đè như vừa qua,Trung quốc cũng không ngồi nhìn MỸ cho mình xuống vực.
    Chủ nghĩa Dân tộc đang khôi phục lại và tự nó sẽ vươn lên.
    Công Sơn

    Trả lờiXóa
  4. THẾ GIỚI MỚI MỚI TRỤC XOAY CHUYỂN ĐỘNG - THẮNG LỢI NGOẠI GIAO

    Trả lờiXóa
  5. Không còn gì để T/g Bùi Tín " cảnh báo, khuyên " lãnh đạo ĐCSVN thay đổi thể chế chính trị XHCN nửa dơi nửa chuột ở VN này.Lãnh đạo ĐCSVCN ( Bộ chính tri) do ông TBT Trọng kiểm soát đang rất "hữu hảo" với Bắc kinh. Sau khi tái cử chức TBT, ông Trọng đang từng bước đến gần hơn nữa với T.Q trên mọi phương diện. Học và làm theo Tập Cẩm Bình, ông Trọng cũng " đả mèo, đuổi chuột", tập trung quyền lực vào tay mình . Ví dụ tiêu biểu : Ông đương là BT quân ủy trung ương, nay lại nhảy vào đảng ủy trung ương Bộ Công an ; chỉ đạo trực tiếp Viện kiểm sát, Bộ Công an và Bộ TT-TT.. Đó là hiện tượng chưa có tiền lệ trong các đời TBT của ĐCSVN.Mục đích của ông là ngăn chặn " tự diễn biến , tự chuyển hóa, đi chệch hướng CNXH " của đảng viên , cán bộ cao cấp của đảng CSVN. ông Trọng bám chặt vào Bắc KInh để ĐCSVN và bản thân ông tồn tại trong cơn hấp hối của chế độ CNCS cuối cùng ở Đông nam Á. Thời đại kinh tế thị trường, hội nhập toàn cầu đã sang trang, tất yếu dẫn đến sự thay đổi về chính trị. VN đã và đang là nền kinh tế thị trường, từng bước hội nhập kinh tế toàn cầu. Vì thế VN không thể đứng riêng một mình thể chế chính trị độc đảng, phản dân chủ . Dòng thác kinh tế thị trường, hình thái nhà nước Dân chủ, pháp quyền , tự do sẽ cuốn trôi nhà nước XHCN lạc điệu và lạc hậu, cản trở sự phát triển . Rất mong sự đột phá trong hàng ngũ lãnh đạo ĐCSVN, thay đổi căn bản chế độ độc đảng , chuyên quyền của ĐCSVN hiện nay. Nhưng ít người tin vào điều đó.Thể chế bầu cử, bổ nhiệm quan chức của ĐCVN là sản sinh ra chủ yếu những người tham quyền lực, háo danh vọng, mê tiền bạc, không có dũng khí và càng không có tâm vì nhân dân, vì Đất nước.

    Trả lờiXóa
  6. Thật sự không thể thông cảm được với cái thể chế dối trá, ích kỷ, tham lam đến trơ trẽn này được!Bọn mình làm việc trong lòng nó kinh qua nhiều cơ quan mới thấy được bản chất thối nát của nó. Tại sao lại phải tranh nhau, kèn cựa, dẫm đạp lên nhau để có chức này chức kia??? đến cao tròa thì phải chạy, mua, thậm chí khử nhau? Không sửa được mà phải thay thể chế này thì may ra dân tộc Việt mới ngẩng đầu lên được.

    Trả lờiXóa
  7. Không còn tin tưởng nhau , mất đoàn kết thì khẩn trương và bén nhạy chẳng còn bệ phóng , không còn điểm tựa . Vực dậy còn chưa được thì làm sao có thể hô tiến lên hở bác Bùi Tín ?

    Hô hào chỉnh đốn không xong , làm sao có thể hô hào thi đua tiến lên . Cả đến việc vừa chỉnh vừa xây vì thiếu đoàn kết đã biến thành vừa chỉnh vừa phá .

    Trước những công trình đồ sộ to lớn nhà nước , tiếng hô hoán càng to bất châp dấu hiệu sụp đỗ , chính là tiếng hô của những kẻ sẵn sàng hôi của như dự án Thép Ninh Thuận , đường cao tốc xe lửa Bắc Nam !

    Một dân tộc đã mất niềm tin ở chính quyền , ở thượng cấp lẫn hạ cấp , luôn luôn nghi ngờ và đố kỵ lẫn nhau , được tất cả mọi người thừa nhận các nhược điểm này , thì điều gì sẽ xảy ra ? Hầu như mọi người đều biết tại sao , điều cảm nhận được xã hội mình hôm nay sẽ đi về đâu .

    Bởi thế tâm tư của người Việt thể hiện theo các xu hướng : hợp tác để an thân nếu có điều kiện thì vơ vét thâu tóm , hoặc tìm đường tháo chạy để an thân , hoặc nín thở sang sông đợi chờ sung rụng chấp nhận lây lất trong vô cảm . Riêng chuyện đòi hỏi , chống đối hay thực tâm góp sức lên tiếng , chấp nhận bị hành hạ.ngược đãi tù đày xem ra chỉ là thiểu số chẳng đếm được trên đầu ngón tay .

    Rõ ràng mọi người đang chờ đợi một sự bung nỗ . Tiếc thay không biết được sẽ phát sinh từ đâu , vì một duyên cớ gì ?

    Trả lờiXóa