Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2017

Dân Việt kêu trời vì các chính sách kiểu ‘trời ơi’

Các quán nhậu tràn lan mọc lên như nấm
cùng song hành với nạn tham nhũng. (Hình: Văn Lang/Người Việt)
Mới đây, Bộ Giao Thông Vận Tải, tự nhiên ra quyết định: Tất cả bằng lái xe phải đổi qua bằng mới, hạn chót là 30 tháng 12, 2016. Những ai không đổi đúng hạn, buộc phải đi thi lại lý thuyết mới được cấp bằng lái.
Thế là dân chúng ùn ùn kéo đi đổi bằng lái, người nghỉ việc, kẻ nghỉ phép, chen chúc nhau… chửi rùm trời. Vì thời hạn cuối năm đã gần kề.
Trước sự bực bội của dư luận, Bộ Tư Pháp cho rà soát lại văn bản của Bộ Giao Thông. Và quyết định đình chỉ thi hành quyết định của Bộ Giao Thông vì… trái luật.
Năm trước nữa, nhà cầm quyền ra quyết định thu phí xe gắn máy. Dù việc này lình xình đã mấy năm, nhiều tỉnh thành đã kiến nghị không thu phí. Vì, nhiều năm trước nhà cầm quyền đã ra quyết định tính phí giao thông vào thuế xăng. Như vậy là công bằng, ai chạy nhiều đóng thuế xăng nhiều, ai chạy ít đóng ít…
Ðã đánh thuế từng lít xăng để tận thu phí giao thông, nay lại đè xe ra lấy tiền lần nữa. Quá vô lý! Sài Gòn quyết định… tha cho dân, với lý do là không có người thu phí. Nhưng nhà cầm quyền trung ương, cũng vẫn kịp ra “sáng kiến” là nâng thuế môi trường đánh vào xăng từ 1 ngàn đồng lên 3 ngàn đồng/1 lít xăng.

Bạt ngàn xe máy ở Sài Gòn, ai “huỡn” đâu mà đi tìm xe “chính chủ.” 
                                             (Hình: Văn Lang/Người Việt)

Những người có dịp qua Malaysia hoặc Indonesia về cho biết, là giá xăng của Việt Nam luôn cao hơn giá xăng của các nước trong khu vực. Vì phải “cõng” đủ các loại thuế, từ thuế mẹ cho tới thuế con.
Trong khi rượu, bia và thuốc lá của Việt Nam thì lại… quá rẻ. Vì không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Một chai bia Sài Gòn xanh cao (450ml) bán với giá 8 ngàn đồng (chưa tới 50 cent); một chai bia ngoại Heineken ướp lạnh bán tại nhà hàng-quán nhậu, với giá 18 ngàn đồng (chưa tới 1 Mỹ kim).
Một chuyên gia kinh tế nhận xét, đánh thuế mạnh vào xăng làm tăng giá thành sản xuất, cũng như tăng giá cước vận chuyển, làm hàng Việt Nam mất khả năng cạnh tranh với hàng giá rẻ của Trung Quốc. Trong khi rượu, bia, thuốc lá giá rẻ làm cho dân chúng lún sâu vào vòng nghiện ngập, với tác hại xã hội nguy hiểm khôn lường.
Mấy năm trước, công an bận thường phục “nằm vùng” trong mấy quán nhậu. Hễ thấy ai nhậu nhiều, lúc họ ra về thì theo dõi biển số xe và điện cho cảnh sát giao thông ở phía ngoài chặn bắt.
Ðược mấy bữa thì việc “nằm vùng” bị dẹp bỏ. Vì Sài Gòn nhiều quán nhậu quá công an đâu mà làm cho xuể. Chưa kể, người đi nhậu toàn là anh em,”đồng chí” của họ không. Hơn nữa làm vậy chẳng khác nào đóng cửa quán nhậu, vì rình bắt người như vậy thì bố ma men nào dám tới quán đó nữa.
Luật giao thông nghiêm cấm người say xỉn lái xe. Ðiều này dĩ nhiên đã có từ lâu,và hầu hết các nước trên thế giới đều có luật này. Nhưng để xác định “đúng người, đúng tội” thì phải xây dựng luật pháp trên cơ sở khoa học thì dân chúng mới “tâm phục, khẩu phục.”
Ðằng này, đụng ai cũng kiểm tra chẳng khác nào… lùa gà, vi phạm quyền tự do thân thể của người dân. Với nồng độ cồn là 0.25ml đã bị phạt, trên 0.4ml thì bị phạt nặng… Như vậy uống 2 lon bia đã bị phạt (theo tính toán của giới khoa học). Trong khi cơ địa người mỗi khác, còn nếu như xác định đã có hơi men dù ít dù nhiều thì đều bị phạt, vậy thì nên ban hành luôn luật cấm bia rượu như các nước Hồi Giáo? Trên thực tế, nhà cầm quyền Cộng Sản từng ban hành luật cấm bia rượu, nhưng rồi chính các “đồng chí” lại bãi bỏ, vì cán bộ Cộng Sản vốn là “tổ sư bồ đề” về mấy khoản ăn nhậu.
Ðầu năm Bộ Y Tế ra “luật” đòi cấm bán rượu bia sau 10 giờ đêm. Bị phản đối, vì đó là giờ “cao điểm” của giới ăn nhậu, con gà đang đẻ trứng vàng cho ngân sách, bảo ngưng là sao? Luật “giới nghiêm” dân nhậu không trống không kèn mà tự… lui.
Như tỉnh Hà Tĩnh thì ra chỉ thị cho các cơ quan thuộc cấp trong toàn tỉnh, và các nhà hàng, quán bar… là phải uống bia Sài Gòn trong mọi lễ lạt, liên hoan, tiếp khách… uống bia khác bị phạt. Lý do, vì bia Sài Gòn mở cơ sở mới ở tỉnh này, vậy tăng cường uống bia Sài Gòn là tăng cường… ngân sách cho tỉnh. Dù việc này bị cho là vi phạm quyền tự do cạnh tranh, có thể bị các hãng bia khác khởi kiện. Nhưng việc chính quyền không biết luật mà vẫn cứ ra luật… tỉnh queo, là chuyện thường ngày ở Việt Nam.
Mới đây lại có chuyện đòi kiểm tra xe “chính chủ,” dù vụ việc lình xình này đã bị bãi bỏ từ năm 2014. Nhưng nay chả biết vì lý do gì câu chuyện lại đội mồ sống dậy.
Xe chính chủ, nghĩa là bạn đang đi xe mà không phải do chính mình đứng tên thì sẽ bị phạt. Không cần biết là chồng đi xe của vợ hay con đi xe của cha, “bồ tèo” đi xe của nhau…
Nhìn lại quá khứ, Hà Nội đã từng cấm dân ngoại tỉnh không được đứng tên mua xe ở Hà Nội, nên dân nhập cư phải nhờ người đứng tên.
Sài Gòn thì còn “thảm” hơn, nhiều người bị buộc đi kinh tế mới, sau khổ quá họ bỏ về. Từ đó họ mất luôn hộ khẩu, trở thành dân “lậu.” Bất kể cái gì họ cũng phải nhờ người đứng tên…
Kiểm tra xe trên đường, thứ nhất là bằng lái, thứ hai là giấy tờ (đảm bảo không phải giấy giả), xe không có ai báo bị mất cắp, vậy là xong. Chính chủ cái nỗi gì, thêm rắc rối? Còn ai gây tai nạn thì xử lý ngay chính người đó.
Hiểu như vậy, nên nhà cầm quyền ở Sài Gòn tuyên bố chỉ kiểm tra xử lý xe “chính chủ,” khi gây tai nạn nghiêm trọng. Trong trường hợp khác vẫn lưu thông bình thường. Còn Hà Nội thì đã trang bị máy móc hiện đại, quyết tâm kiểm tra xử lý xe “chính chủ” tới cùng.
Ðất nước mà thảm họa Formosa vẫn chưa qua, bao nhiêu con người còn ấm ức. Quốc nạn tham nhũng thì “liên tục phát triển.” Nói như cựu chủ tịch Cộng Sản là “một bầy sâu nhung nhúc…,” còn phó chủ tịch thì than là “Ăn không từ một cái gì của dân….” Vụ “tiêu cực” nào rờ tới cũng trên vài ngàn tỷ, còn thủ phạm thì đang đi… trị bệnh ở nước ngoài. Ðáng lý phải coi tham nhũng là tội phạm nghiêm trọng – ngang với tội phản quốc, phải đem xử bắn để làm gương. Thì ông “Tổng” của bài trừ tham nhũng lại tuyên bố: “Chống tham nhũng là ta tự đánh ta!”
Huề trớt! Ðất nước này không phải là kỳ cục mà là quá xá… kỳ cục!
Văn Lang/Người Việt
-----------

9 nhận xét:

  1. Đất nước mình ngộ quá , phải không anh ? Không những ngộ -mà điên quá rồi em ạ / Điều tử tế -quá ư xa lạ ;cả một thời đểu cáng đã lên ngôi . Lũ bán nước -cứ thẳng tay bán nước . Lũ dân đen đói rách tả tơi -cả dân tộc chỉ biết kêu trời . Chưa chịu đứng lên đòi lợi quyền chi cả ? Phải vùng lên ,đạp đổ đảng CS ta quyền -Giữ giang sơn vững bền muôn thuở / Không thể chần chừ hơn được nữa -Kẻo cháu con ta ,ân hận ngàn đời . Hãy vùng lên thôi -hỡi đồng bào của tôi ơi ./// CCB MT379 CHỐNG tÀU .

    Trả lờiXóa
  2. Hầu hết các chính sách ở VN là vì quyền lợi của quan : chính sách móc túi dân
    Tham nhũng chính sách đã và đang làm cho đất nước ngày càng suy kiệt, trái lại tầng lớp quan lại ngày càng giàu lên
    Nếu không nhanh chóng cải cách thể chế thì đất nước này tiêu vong

    Trả lờiXóa
  3. Năng nỗ cộng với ngu dốt là đại phá hoại . Đại phá hoại cộng thêm với đại tham lam sẽ ra cái gì ?

    Đây chính là thảm trạng cho đất nước mình trong những ngày sắp tới . Từ một người lú bình thường lâm vào cảnh này ắt không thoát được đại lú .

    Một Đại lú lãnh đạo một đất nước đại loạn hình ảnh này dù ngu dốt cũng phải biết sợ . Đừng hỏi tại sao quá nhiều người Việt hôm nay lại muốn bỏ nước ra đi !

    Trả lờiXóa
  4. Những kẻ thiếu tự trọng điều hành quốc gia, con cái họ thế nào dân đen tôi không rõ. Tôi hi vọng chúng có nghề nghiệp nào đó tự sống, tự có niềm vui. Chứ không, với những lại quả của cha chú thì cuộc sống của chúng dù vương giả tới đâu cũng chỉ là cơn say tự mình không muốn tỉnh. Có lẻ mệt mỏi, ê chề, không lối thoát. Vui không bằng thiên hạ, buồn cũng không kịp cái buồn của thiên hạ. Bi ai, bi ai.
    Còn ông tổng, hàng ngày chắc ông phải tụng kinh, nhưng không phải kinh Phật, cũng không phải kinh Thánh và cũng chẳng phải kinh Koran hay kinh của người Do Thái.

    Trả lờiXóa
  5. Đảcó hiến pháp và pháp luật - Thử hỏi ĐCSVN có chiếu theo Hiến Pháp để thực thi theo luật định - ĐCSVN cứ thích là ra nghi quyết được đại hội đảng quyết nghị cứ như vậy bắt người dân phải luồn cúi theo cái nghị quyết đó -
    Như vậy nghị quyết của đảng đứng trên luật pháp - thấy có lợi cho đảng hoặc khó khăn thì đảng ra nghi quyết buộc người dân phải cúi đầu -
    Người dân trong thế bị trị - đảng muốn gì được hết chẳng qua ra nghi quyết là để chứng tỏ sức mạnh của đảng còn không ra đảng cũng có quyền đẽ ra mà không một người dân nào dám phản đối - có phản biện thì cho là pbản động - đảng tìm mọi cách kễ cả cái cách tiểu nhân : hằng đêm rình mò đôi cứt phân nhớp vào nhà dân - giã dạng côn đồ đánh người vô cớ -
    Thử hỏi Đảng còn có trình độ đẽ lái con thuyền không hay là toàn một lớp vô học phá tang đất nước còn bao che răng đe làm tụt hậu đất nước - lệ thuộc Tàu trong tầm tay - Buồn cho dân Việt chịu đựng đáng được ghi vào sử sách ngàn đời tủi nhục -

    Trả lờiXóa
  6. Đó là do dưới sự nãnh đạo tài tình hình lình xình của đcsVN!

    Trả lờiXóa
  7. Mời các bạn đọc bài này để thấy nhân cách của quan chức Mỹ rất khác xa nhân cách quan chức CSVN:
    Mùa đông năm 1935 là khoảng thời gian mà nền kinh tế của nước Mỹ tiêu điều nhất. Không khí ảm đạm bao trùm toàn bộ thành phố New York, nơi cư ngụ của những đứa trẻ lang thang, những mảnh đời vất vưởng, và những gia đình túng thiếu không có bữa ăn no…

    Vào một đêm lạnh giá giữa tháng 1/1935, một phiên tòa được tổ chức trong khu phố nghèo nhất New York. Đứng ở vị trí thẩm phán là ngài thị trưởng đáng kính của thành phố, ông Fiorello LaGuardia, và bên dưới bục là một bà lão đã gần 60 tuổi, áo quần cũ rách cùng với dáng vẻ sầu não. Gương mặt tiều tụy của bà hiện lên vẻ xấu hổ, bà đã bị buộc tội vì lỡ ăn cắp một ổ bánh mì.

    Ngài thị trưởng Fiorello LaGuardia, cũng đồng thời là quan tòa, hỏi: “Bị cáo, bà bị tố là đã lấy trộm bánh mì, có đúng vậy không?”

    Bà lão cúi mặt xuống, ấp úng đáp: “Vâng thưa quan tòa, tôi thật sự đã lấy trộm”.

    “Vì sao bà lại lấy trộm? Có phải vì bà đói bụng không?” – quan tòa lại hỏi.

    “Thưa quan tòa, tôi đã rất đói. Nhưng nếu chỉ vì đói thì tôi đã không làm như vậy”, bà lão trả lời. “Đứa con rể của tôi đã bỏ ra đi, còn con gái tôi thì ốm liệt giường. Tôi cần chiếc bánh mì này để nuôi hai đứa trẻ đang chết đói… Chúng thực sự rất đói…” Nói đến đây bà bật khóc.

    Bà lão nói xong, đám đông trong phòng xử án vang lên tiếng xì xào bàn tán.

    Ngài thị trưởng thở dài. Ông nhìn khắp gian phòng một lượt, rồi quay sang bà lão và nói: “Bị cáo, tôi sẽ phải xử phạt bà, luật pháp luôn công bằng và không có ngoại lệ đối với bất kỳ cá nhân nào. Bà phải nộp phạt 10 đô-la hoặc bị giam 10 ngày trong tù. Bà chọn cái nào?”

    Trong sự bế tắc tột cùng, bà lão đáp: “Thưa quan tòa, tôi xin bằng lòng chịu phạt. Nếu tôi có 10 đô-la thì đã không lấy cắp bánh mì. Vậy tôi xin được giam 10 ngày. Nhưng còn đứa con gái và hai đứa trẻ, ai sẽ chăm sóc chúng đây?”

    Ngài thị trưởng khẽ mỉm cười. Ông rút trong túi ra 10 đô-la và bỏ vào chiếc mũ nổi tiếng của mình.

    “Đây là 10 đô-la tiền phạt, bà đã được tự do!” Rồi ông lại hướng cặp mắt về phía những người tham dự phiên tòa: “Và bây giờ, mong các vị hãy nộp 50 xu tiền phạt. Tiền phạt để trừng phạt cho sự hờ hững của chúng ta, vì đã để một bà lão khốn khổ phải đi ăn cắp bánh mì nuôi những đứa trẻ đang chết đói. Ngài Baliff, hãy đi thu tiền phạt và đưa tất cả cho bị cáo”.

    Tất cả mọi người có mặt tại phiên tòa khi ấy đều không khỏi kinh ngạc. Không khí im lặng đến nỗi một cây kim rơi xuống đất cũng có thể nghe thấy. Trong phút chốc, tất cả mọi người lặng lẽ đứng dậy, lấy ra 50 xu và bỏ vào chiếc mũ của ngài thị trưởng.

    Ngày hôm sau, tất cả các tờ báo của thành phố New York đều đồng loạt đưa tin về sự kiện lạ lùng này: 47,5 đô-la tiền phạt đã được trao cho một bà lão nghèo khổ, từng ăn cắp bánh mì để nuôi những đứa cháu đang chết đói của mình. Ngay cả người chủ lò bánh mì, cũng như các quan khách và cảnh sát trong thành phố, đều sẵn lòng nộp phạt 50 xu…

    Trả lờiXóa
  8. Quan chức Mỹ nói và làm đều một lòng vì dân, đặc biệt với người dân phạm tội vì quá nghèo đói như bà lão trong truyện. Nhờ đó mà dân Mỹ tin tưởng lãnh đạo và một lòng chiến đấu hy sinh vì Tổ quốc. Nước Mỹ thành cường quốc số 1 thế giới không chỉ về kinh tế mà cả rất nhân văn. Mỹ chưa phải tuyệt đối nhưng là đỉnh cao là dân chủ, văn minh, công bằng, bác ái gói gọn trong cụm từ " thế giới tự do".

    Trả lờiXóa
  9. Quan chức Mỹ nói và làm đều một lòng vì dân, đặc biệt với người dân phạm tội vì quá nghèo đói như bà lão trong truyện. Nhờ đó mà dân Mỹ tin tưởng lãnh đạo và một lòng chiến đấu hy sinh vì Tổ quốc. Nước Mỹ thành cường quốc số 1 thế giới không chỉ về kinh tế mà cả rất nhân văn. Mỹ chưa phải tuyệt đối nhưng là đỉnh cao là dân chủ, văn minh, công bằng, bác ái gói gọn trong cụm từ " thế giới tự do".

    Trả lờiXóa