Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2015

‘ĐỨNG ĐẦU’ – HỔ THẸN, CHUA CHÁT

Nạn bia rượu ở Việt Nam lên báo Pháp
"Uống rượu là phải say, nếu không say khác gì vứt tiền đi", AFP dẫn lời một thanh niên ở Hà Nội tuyên bố khi được hỏi về tình trạng tiêu thụ bia rượu ngày càng tăng của Việt Nam.
Chỉ chưa đầy nửa đôla một cốc, Việt Nam là một trong những quốc gia có giá bia rẻ nhất thế giới. Trong những năm gần đây, lượng tiêu thụ đồ uống có cồn của Việt Nam tăng nhanh vào bậc nhất thế giới.
Người Việt Nam trước kia chủ yếu thưởng thức những ly bia, chén rượu của họ tại các quán nhỏ ven đường. Tuy nhiên, nền kinh tế phát triển nhanh đã mang đến những lựa chọn mới cho người dân ở quốc gia không có khái niệm cụ thể về chứng nghiện rượu này, theo AFP.
Các quán bar chủ yếu vẫn là nơi người nước ngoài và một bộ phận dân cư có thu nhập cao thường lui tới. Một số câu lạc bộ bia sang trọng hơn mọc lên thời gian gần đây đang trở thành điểm đến mới cho giới trẻ.
"Uống rượu là phải say. Nếu không say thì khác gì vứt tiền đi", AFP dẫn lời anh Vo Van Bao, 21 tuổi, nói bên ngoài một quán bia khá nổi tiếng mà anh thường đến cùng bạn bè mỗi thứ năm hàng tuần.
Việt Nam mỗi năm tiêu thụ khoảng 3 tỷ lít bia,
đứng thứ ba châu Á và thứ nhất Đông Nam Á.
                                                                         Ảnh minh họa: AFP
Chủ cửa hàng khẳng định anh mở quán chỉ nhằm mục đích tạo một không gian thân thiện cho đối tượng khách hàng là các gia đình. "Tôi mong muốn mọi người, các khách hàng, đến câu lạc bộ bia của tôi, thưởng thức chút đồ ăn, uống một chút bia, vui vẻ với bạn bè rồi ra về", anh nói. Dẫu vậy, trong khu vệ sinh của quán, vẫn có hẳn một khu vực để khách hàng nôn mỗi khi say xỉn.
Việt Nam là nước tiêu thụ bia đứng đầu Đông Nam Á và xếp thứ ba ở châu Á, chỉ sau Nhật Bản và Trung Quốc, theo số liệu mà ngành công bố. Trong 10 năm qua, tỷ lệ người uống bia ở Việt Nam tăng 200%.
Việt Nam vẫn chưa lọt vào top 100 toàn cầu nếu xét về lượng bia rượu tiêu thụ tính theo đầu người, còn kém xa các nước như Nga, Anh và Pháp, theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Nhưng ông Phuong Nam Nguyen, quan chức của WHO tại Việt Nam, thì cho rằng con số này không phản ánh đúng thực trạng bởi chỉ chưa đầy 2% phụ nữ Việt Nam uống bia rượu. Điều này có nghĩa, một phần tư nam giới đang tiêu thụ bia ở mức "gây nguy hiểm", tức là trên 6 cốc một lần, theo nghiên cứu của WHO.
"Đó là một thách thức nghiêm trọng về sức khỏe đối với Việt Nam", ông Phuong nói. "Có rất nhiều hệ lụy kèm theo, như vấn đề bệnh tật, tai nạn giao thông, hay bạo lực gia đình".
60% các vụ bạo hành gia đình ở Việt Nam có liên quan đến bia rượu, theo một nghiên cứu của chính phủ. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ bia rượu quá mức còn dẫn tới sự gia tăng của các loại bệnh nguy hiểm như ung thư, xơ gan hay tiểu đường.
Số liệu thống kê cho thấy, chỉ tính riêng ở Hà Nội, lượng bia rượu tiêu thụ trong dịp Tết đã đạt gần 200 triệu lít.
Uống bia rượu trở thành một phần văn hóa của Việt Nam. Người dân ở đây thường có câu "nam vô tửu như kỳ vô phong", ý nói đàn ông không biết uống bia rượu thì không làm được việc gì. "Tư tưởng này đã ăn sâu vào văn hóa của chúng tôi nên sẽ tốn rất nhiều thời gian để thay đổi nó", ông Phương cho biết.
Người dân Việt Nam tiêu thụ khoảng ba tỷ lít bia mỗi năm. Vì thế buôn bán, sản xuất bia rượu là một ngành kinh doanh lớn mạnh. Hầu hết các tỉnh thành lớn đều có hãng bia riêng.
Vào giờ nghỉ trưa hôm 11/2, ông Nguyen Van Thanh, kiến trúc sư xây dựng, 42 tuổi, lại tụ tập cùng bạn bè tại một quán bia. Khoảng 10 chai bia rỗng nằm la liệt quanh bàn ăn của họ. "Tôi uống mỗi ngày, hôm thì bia, hôm lại rượu mạnh. Tôi biết làm vậy không tốt cho sức khỏe nhưng khó mà từ bỏ thói quen đó được", ông chia sẻ.
      "Nhiều khi tôi bắt buộc phải uống mới có thể hoàn thành công việc. Khó lòng mà từ chối khi bạn được mời tới một bữa nhậu. Chúng tôi vẫn bảo nhau rằng, không rượu thì còn gì là tiệc", ông Thanh nói.
Vũ Hoàng (theo AFP)/VnEx

*          *          *
VN đứng đầu ASEAN về tăng trưởng rượu bia: chua chát!  
TTO - Gần 70 ý kiến phản hồi cho thông tin trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 8 về kinh tế nhưng đứng đầu về tăng trưởng ngành rượu bia. 
Kể từ 2010 đến nay, Việt Nam luôn nằm trong top các nước
có tăng trưởng tiêu thụ rượu bia cao nhất thế giới.
                                                                        Ảnh tư liệu TTO.
- "Cái nhất đáng hổ thẹn!" là bình luận của bạn đọc Robin.
- Bạn đọc Nguyễn Văn Trung viết: Một trong những "danh hiệu" đáng xấu hổ.      
- Bạn đọc TLSQTLD (nhutthaiminh@...) bình luận: Đọc thấy "Việt Nam đứng đầu ASEAN" nhưng chưa hết câu, làm mừng hụt. 
- Bạn đọc Hữu Thành (thanhrausg@...) bày tỏ: Một nước nghèo gần chót bảng trong ASEAN nhưng ăn nhậu thì lại đứng đầu bảng. Sự thật này không chỉ đáng hổ thẹn mà còn quá đau lòng cho những ai quan tâm đến lòng tự tôn dân tộc VN. Tôi đề nghị báo Tuổi Trẻ với lượng bạn đọc rộng lớn của mình hãy mở ra một mặt trận mới chống tệ nạn này góp phần định hướng lối sống cho giới trẻ, hạn chế tệ nạn nhậu nhẹt, xây dựng cộng đồng xã hội sống có ích, có trách nhiệm với bản thân với gia đình, với xã hội.
- Bạn đọc Nguyễn Bảo (baoquocsg@..) đi kèm với lời cảm thán "Than ôi cho cái nhất này" là những phân tích: Do cái kiểu ép nhau uống cho lên bờ xuống ruộng. Ai uống được nhiều là người đó mạnh! Sau này VN ta sẽ là một dân tộc yếu nhất ASEAN về mọi mặt, vì sức khỏe thì tàn tạ cho đến các đời con cháu nó cũng èo uột, còn về não bộ thì không thể nghĩ ra cái gì hay ho, khoa học kỹ thuật kém cỏi, văn hóa, tư tưởng bị lệ thuộc.  
- Bình luận về chuyện này, bạn đọc Xuân Hải (xuanhai1579@...) lo ngại: Đứng đầu về tăng trưởng rượu bia... và đứng đầu về số người cấp cứu do tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia? 
- Bạn đọc nguoivietnam@... chung nhận định: Kèm theo cái nhất này sẽ là: 1. Các bệnh viện luôn đông nhất và luôn quá tải nhất. 2. Tỉ lệ người chết về tai nạn giao thông do sử dụng bia rượu cao nhất. 
- Tương tự bạn đọc Lê Minh (leminhvn_man@...) châm biếm: VN mình cũng có cái nhất để hơn thua với thiên hạ! Tiếp theo tương lai sẽ kèm theo nhiều cái nhất nữa như số bệnh viện đông khách nhất, số quan tài bán ra nhiều nhất, v .v.... và cuối cùng là chỉ số phát triển thấp nhất! 
- Bạn đọc Phan Sỹ Lâm chỉ ra vấn đề: Rất nhiều vụ án mạng, tai nạn giao thông bắt nguồn từ bia rượu. Cần có giải pháp đồng bộ để giải quyết thực trạng này. Đó là: xử phạt thật nghiêm cả người uống lẫn người bán. Tạo việc làm ổn định cho họ tránh rảnh rỗi sinh ra rượu chè. 
- "Mọi việc giờ bắt đầu đều nhậu, kết thúc đều nhậu, vui nhậu, buồn nhậu, rảnh cũng nhậu, bận thì tranh thủ nhậu! Không nhậu thì nói không "mở rộng" quan hệ! Mà đúng thiệt, nhậu sếp mới lên chức chứ! Chua chát!" là những lời cảm thán đầy... chua chát của bạn đọc Văn Nhân (maithanh.vannhan@...)
--------------

11 nhận xét:

  1. Uống cho vui và giao tiếp chứ đâu phải uống cho say. Uống cho say là vất tiền và không còn lý trí để nhận đúng sự việc... của con người. Thí dụ: Dể hành hung với người khác, gây gổ với vợ con làm mất sự hạnh phúc của gia đình v.v...

    Trả lờiXóa
  2. Có 2 cha con ngồi trong quá nhậu , thằng bé nói : Bố say rồi đừng uống nữa .
    - say là say thế nào , bao giờ bố thấy 2 cô chiêu đãi viên đằng kia thành 4 cô thì mới là say.
    - Nhưng đằng kia chỉ chỉ có 1 cô thôi bố ạ ? !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hai cô đố nhau:
      - Tớ đố cậu: con gì 1 đầu, 1 đuôi, 4 chân nhưng có tới 2 cái cu?
      - Làm gì có con nào "ghê" thế? Cậu chỉ được cái tưởng tượng phong phú là giỏi. Khoái vụ đó lắm hả? Hay cậu xỉn mẹ nó rùi?...
      - Cậu khờ thế? Là con Lân trong đội múa Lân.

      Xóa
  3. Có sự khác biệt cực lớn:
    - Người Phương Tây ký hợp đồng xong mới mời nhau đi uống rượu
    - Người Việt Nam mời nhau đi uống rượu cho say rồi mới "loạng choạng" ký hợp đồng
    Nhiều người Việt Nam còn nói quá bậy: "Thằng nào uống được mới chơi được"?! Đại khái nó là lừa đảo, tham nhũng... nhưng "chơi được do uống được"? Còn ai đạo đức tử tế cỡ nào nhưng không biết uống rượu say tí bỉ coi như "không đáng để chơi"?!
    Với nhiều nước phát triển, uống rượu quá đà - nghiện rượu - được coi là bênh lý, bệnh nhân, người bệnh hoạn của xã hội, cần phải học và "tốt nghiệp" trong các lớp cai rượu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái "người phương tây nào ký hợp đồng xong mới mời nhau đi uống rượu"?
      Đó là cái văn hoá "hối lộ" chỉ có ở VN mà thôi !
      Ở phương tây, báo chí dư luận moi móc tới từng chổ hẻm hóc, đằng sau một cái hợp đồng mà có rượu chè, du lịch thư giãn là bị ném đá, đưa lên báo ngay.

      Xóa
    2. 2154 cực đoan thế? Người ta ký xong mới mời rượu mà? (Mừng hai bên ĐÃ ký hợp đồng). Còn trong khi đàm phán chỉ uống nước khoáng. Cái đó là sự minh bạch đấy. Tôi đã chứng kiến và tận hưởng chuyện này mấy lần khi đi theo đoàn của công ty tôi qua châu Âu. Hóa đơn được họ thanh toán, và thư ký của họ giữ lại, kết toán công khai.
      Theo bạn thì người phương Tây chẳng còn xã giao nữa à? Bạn hoàn toàn không thực tế.

      Xóa
  4. tham nhũng không nhất thì cũng nhì ASEAN nhỉ ...

    Trả lờiXóa
  5. VN uống bia vào loại nhất thế giới ! gia tăng theo hàng năm !

    Trả lờiXóa
  6. Trương Minh Tịnhlúc 01:31 4 tháng 4, 2015

    Thưa Quý Vị,
    Đây không phải là chuyện ngẫu nhiên mà là chủ đích của nhà cầm quyền Cọng Sản. Khuyến khích dân tối ngày say sưa để không còn để ý chuyện quốc gia dân tộc. Họ mặc sức cai trị.
    Ngày xưa thì Pháp hay tổ chức lễ hội (như leo cột mỡ v.v.....) để cho dân vui.Quên đi cái nhục nô lệ.

    Trả lờiXóa
  7. Trương Minh Tịnh nói đúng quá ! chính xác 100% ! (các lễ hội festival,thi hoa hậu,dựng đài tưởng niệm ,GDP dởm ...vân vân và vân vân )- "Đỉnh cao trí tuệ" mà lại !!!

    Trả lờiXóa
  8. Chính quyền nhà nước đang áp dụng chính sách ngu dân , ru ngủ , để xây dựng Đảng , để Đảng vơ vét .

    Thế thì có gì để hổ thẹn . Nếu biết hổ thẹn , thì sau Cải Cách ruộng đất , Đảng đã thay đổi vì dân tộc chứ không vì cộng sản .

    Bây giờ thì nát bét rồi , còn gì đâu mà hổ thẹn , chỉ còn mặt lì khống chế và đàn áp lừa đảo để cai trị và kiếm ăn .

    Trả lờiXóa