Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015

Cán bộ chuẩn, chuẩn cán bộ?

* THU HIỀN
Trong một cuộc họp bổ nhiệm cán bộ, lãnh đạo phụ trách công tác tổ chức thông báo về chủ trương đề bạt một cán bộ nghiên cứu vào vị trí Phó trưởng phòng khoa học. Ông nói “ngoài tiêu chí về chuyên môn, mà tất cả các đồng chí ở đây đều có, thì tất nhiên chúng ta cần khuyến khích cán bộ trẻ”. Một phần tư số cán bộ trên 40 tuổi dự họp sầm mặt, họ được coi là đã lớn tuổi cho dù đang trong lúc sung sức nhất để cống hiến.
Biết điều này, vị lãnh đạo tiếp tục quán triệt. “Các đồng chí nên biết đây là chủ trương đầu tư cho tương lai của ban giám đốc. Khoa học là phải đi đường dài, và tất nhiên cán bộ trẻ cũng sẽ dễ dàng tiếp thu cách làm mới, giúp thay máu cho cơ quan. Các đồng chí lớn tuổi có kinh nghiệm nghiên cứu, thực ra cũng cần có thời gian để đầu tư cho nghiên cứu, làm thêm việc quản lý có khi lại ảnh hưởng đến chất lượng công việc”.
Không gian phòng họp im phăng phắc, một phần tư cán bộ lớn tuổi cúi mặt, ba phần tư cán bộ trẻ tập trung hướng đôi mắt của mình vào vị lãnh đạo chờ đợi. Ông khoan thai nhấp một ngụm nước chè rồi chậm rãi nói tiếp. “Trong thời gian gần đây, các đồng chí biết đó, chúng ta đang ưu tiên cán bộ là nữ”. Câu nói của ông có tác động ngay tức thì, một phần ba cán bộ trẻ là nam ngồi im như thóc. Họ chợt nhận ra giới tính trời sinh của mình bỗng dưng trở thành rào cản trên con đường quan lộ. “Đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, đảm bảo sự tham gia của phụ nữ vào công tác lãnh đạo. Chính vì vậy, việc chúng ta có thêm một nữ làm lãnh đạo sẽ góp phần vào thành công của chiến lược bình đẳng giới quốc gia.” 
Quả là lý lẽ của ông sắc bén, có tính thuyết phục cao. Đã là cán bộ ai cũng cần phải thực hiện chiến lược quốc gia, mà đây lại là chiến lược bình đẳng giới, rất tiến bộ. Các cán bộ lớn tuổi và các cán bộ trẻ là nam giới đưa mắt nhìn nhau thông cảm, rồi tất cả lại chăm chú chờ đợi ý kiến của vị lãnh, người đang mỉm cười khoan thai với các cán bộ nữ, trẻ của cơ quan. 
“Để tránh bè phái, cục bộ, và khép kín, chúng ta có chủ trương quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ…”- ông dừng lại, cầm chén nước chè lên nhấp một ngụm - Không khí cuộc họp căng như dây đàn chờ đợi tiêu chí quan trọng giải quyết vấn đề nhức nhối trong các cơ quan nhà nước. Không để mọi người chờ lâu, đặt chén trà xuống, ông nói “ban lãnh đạo gợi ý nên bầu một cán bộ không phải là người địa phương.” 
Phòng họp xôn xao, nháo nhác. Trước đây có chủ trương kêu gọi con em học tập xong trở về đóng góp cho sự phát triển địa phương. Ngoài tâm huyết, khát vọng phục vụ quê hương, họ cũng tin mình là người địa phương, hiểu văn hóa bản địa sẽ phục vụ tốt hơn. Giờ đây chủ trương thay đổi, là người địa phương bỗng dưng trở thành bất lợi. Có lẽ, vấn đề “cục bộ, khép kín” rất nguy hại, vượt cả lợi thế “hiểu biết và gắn bó với địa phương” nên chính sách cán bộ cần thay đổi. 
“Đề nghị các đồng chí giữ trật tự”, vị cán bộ cao giọng khi thấy sự rúng động trong đội ngũ nhân viên của mình. Lao xao một lúc, phòng họp cũng trở về sự im lặng thông thường. Mọi người nhìn nhau, và thấy chỉ còn em Lan và em San đạt tất cả các tiêu chí vừa nêu. Cả hai đều trẻ, đều là nữ, và đều không phải là người địa phương. Sự thất vọng, thông cảm và cam chịu biến mất trên khuôn mặt của tất cả các cán bộ, thay vào đó là sự tò mò, háo hức, chờ đợi màn chung kết cuối cùng của hai người phụ nữ ở cơ quan. Lan và San đều cúi mặt, có lẽ họ cũng đang rất hồi hộp, chờ đợi tiêu chí cuối cùng, tiêu chí quyết định ai sẽ là người để cả cơ quan bầu vào vị trí Phó trưởng phòng khoa học. 
“Các đồng chí biết đấy, việc lựa chọn cán bộ lãnh đạo đủ tài, đủ đức, phù hợp với chủ trương đường lối không phải dễ dàng gì. Làm công tác cán bộ rất mệt mỏi, nhiều khi phải nghĩ nát óc để vừa chọn được người đáp ứng yêu cầu công việc, vừa đảm bảo sự công bằng, bình đẳng”. Mọi gương mặt căng ra, nuốt từng lời của người cán bộ tổ chức, chờ đợi. “Ban lãnh đạo đã họp, nâng lên đặt xuống rất nhiều về tiêu chí bổ nhiệm lần này vì đây là việc quan trọng của cơ quan nói chung, và của phòng khoa học nói riêng. Chúng ta sẽ không làm được gì nếu không có sự đoàn kết, nhất trí, đồng lòng, không phân biệt già trẻ, gái trai. Chúng ta nhất quyết nói không với sự cục bộ địa phương. Và quan trọng hơn, chúng ta nhất quyết nói không những phân biệt đối xử, chúng ta phải quán triệt và đẩy mạnh chính sách đại đoàn kết dân tộc…”
Vị cán bộ chưa nói hết, tiềng rì rầm đã bắt đầu nổi lên. Như vậy là em San sẽ được bổ nhiệm rồi còn gì, nó là người Mông mà. Kể cũng đúng, cơ quan nên bổ nhiệm em San vì như vậy là phù hợp với chủ trương ưu tiên người dân tộc thiểu số. Cho dù em ấy chỉ học nội trú, sau đó cử tuyển vào đại học nhưng làm lãnh đạo đâu bắt buộc phải giỏi khoa học đâu, giỏi quản lý là được. 
“Xin các đồng chí tập trung”, vị lãnh đạo cao giọng lần thứ hai. Mọi người bắt đầu thư giãn, có người ngồi ngả lưng phía sau, có người vắt chân lên ghế, có người vươn vai, tất cả đã an bài, đã có câu trả lời, chỉ còn đợi vị lãnh đạo công bố tiêu chí cuối cùng để kết thúc cuộc họp, để chúc mừng và ăn khao. Nhiều người sốt ruột khi thấy vị lãnh đạo vẫn nhẩn nha, cười mỉm, mặc sự cựa quậy của nhân viên. 
“Các đồng chí biết đó, đoàn kết dân tộc, không phân biệt đối xử có nghĩa mọi dân tộc đều bình đẳng. Điều này cũng có nghĩa ai thuộc dân tộc nào làm lãnh đạo cũng phải được tôn trọng, và đều phải đối xử với nhân viên các dân tộc khác như nhau. Điều này là tối quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh đa dân tộc như địa phương ta, cơ quan ta. Các đồng chí biết đó, là địa phương miền núi người Kinh tuy là đa số trong cả nước nhưng lại là thiểu số ở đây. Hơn nữa, các đồng chí từ thành phố lên đây công tác cũng thể hiện sự hy sinh, cống hiến cho địa phương, và sự hy sinh công hiến này cần được trân trọng gấp hai, gấp ba vì dù không phải là người địa phương nhưng vẫn làm việc vì địa phương. Chính vì vậy, ban lãnh đạo gợi ý chúng ta nên đề cử một cán bộ là người Kinh vào vị trí lãnh đạo lần này.” 
Toàn bộ căn phòng lặng đi, các khuôn mặt ngơ ngác vì bất ngờ trước tiêu chí của vị lãnh đạo phụ trách công tác cán bộ tổ chức. Họ cũng thất vọng vì mình đã đoán sai ý cán bộ, tai ù, chỉ nghe thoang thoảng lời quán triệt vẫn tiếp diễn. “Việc trọng dụng được người tài hay không ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của một cơ quan hay một quốc gia dân tộc. Chính vì vậy, tiêu chí và quy trình bổ nhiệm cán bộ rất quan trọng, nó không những ảnh hưởng trực tiếp đến việc chọn được đúng người cho đúng việc hay không, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng chung của toàn bộ đội ngũ cán bộ. Nếu tiêu chí sai, cán bộ sẽ phấn đấu sai, không tập trung hoàn thành trách nhiệm, rèn luyện kĩ năng, trau dồi kiến thức, mà lại tập trung chạy chức chạy quyền, dẫn đến chất lượng đội ngũ cán bộ sẽ ngày càng giảm, làm cho năng lực toàn hệ thống rệu rã, thậm chí tan rã…”.
TH/Diễn ngôn
--------------

13 nhận xét:

  1. Một truyện ngắn dựa trên cơ sở có thật ở 1 tỉnh miền núi vùng cao, công tác cán bộ vẫn thế, xưa như trái đất không có gì mới. Các tỉnh đồng bằng và các thành phố như HN, HP, NĐ, ĐN, SG, CT, dân cư tương đối thuần nhất (người Kinh) mặt bằng dân trí cao còn chẳng làm được gì với kiểu đảng cử này, huống chi mấy tay thổ mán, mường mông tiếng Việt chưa sõi làm ăn được gì?. Mới nhất, ông CP phải xuất hơn 1 nghìn tấn gạo cứu đói tỉnh Điện Biên đấy.

    Trả lờiXóa
  2. Cảnh chém gió phân tích hùng hồn đầy định hướng theo NQ kiểu này nghe quen lắm rồi. Quan điểm vùng miền, ưu tiên phụ nữ, dân tộc ít người... Đề bạt cán bộ làm khoa học mà cứ như chia bánh. Nhiệt liệt hoan nghênh sự sáng suốt, nhiệt liệt.......

    Trả lờiXóa
  3. Ông cán bộ tổ chức nói còn thiếu một tiêu chuẩn đầu tiên và quan trọng nhát: phải là Đảng viên đảng CSVN

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. tiêu chuẩn đầu tiên là ... 1 con cừu ...

      Xóa
    2. ... con cừu ngơ ngác, đỏ quạch...

      Xóa
  4. Hồi chúng tôi phải là đoàn viên mới được thi đại học. "Lý tưởng" là đấy...
    (U64)

    Trả lờiXóa
  5. Tiêu chuẩn đầu tiên bắt buộc phải có , những tiêu chí này đã thuộc mệnh đề số một là( 5c ) , sau đến qua hệ , và tiền tệ và cuối cùng mới là chí tuệ. Chế độ cộng sản lãnh đạo đã nhào nặn những con người XHCN có các tiêu chí như vậy .

    Trả lờiXóa
  6. chả trách toàn 1 lũ ăn hại đái nát ...
    đất nước từ một "hòn ngọc viễn đông" trở thành cái gì thì ai cũng biết rồi ... tất cả là nhờ ơn bác và đảng ...

    Trả lờiXóa
  7. Tiêu chuẩn cán bộ thời chiến : một người làm việc bằng ba , làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm !

    Tiêu chuẩn cán bộ thời định hướng XHCN : ba người làm việc một người . Đêm ngủ ngày ngủ , vừa ngủ vừa làm !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt" (Tố Hữu - Ba mươi năm đờ ta có đảng - 1960)
      Tay để làm, 100 táy=50 người làm
      Mắt, nhìn, ngó, xoi mói, 1.000 mắt=500 thằng đúng nhìn, không động tay lam gì cả
      Vậy, đảng viên có lao động (trí óc, chân tay) chỉ có 10%, còn lại là lũ ăn không, giá áo túi cơm, tham nhũng, chạy mánh, quan liêu hách dịch, độc đoán chuyên quyền! Hỏng, mất sức chiến đấu, quan liêu từ 1960 như Tố Hữu đúc kết!

      Xóa
  8. Cán bộ chuẩn, chuẩn cán bộ?
    - Thượng đội, hạ đạp!

    Trả lờiXóa
  9. Việc xác định và cử ai làm cán bộ không quan trọng bằng việc xác định được những bất cập,thất bại trong công tác lãnh đạo quản lý điều hành thuộc trách nhiệm của ai.

    Khi kết quả công việc là cha chung không ai khóc ,ai cũng có thể đổ lỗi do cơ chế,do tập thể lãnh đạo gây ra chứ cá nhân mình dù là người đứng đầu địa phương ,tổ chức cũng vẫn vô can.

    Làm cán bộ như thế thì đương nhiên hàng phải xếp dài hơn thời bao cấp mua gạo bằng tem phiếu rồi ,quyền hành,thành tích có ai dám tranh với sếp ,khuyết điểm thì đã có ông cơ chế gánh hết ...

    Để tránh sự trùng lặp dẫn đến vô trách nhiệm giữa tổ chức Đảng CSVN và tổ chức quyền lực do dân cử các cấp; Đúng đắn nhất là cơ chế lãnh đạo tập thể chỉ giới hạn áp dụng trong nội bộ Đảng CSVN.

    Trong quản lý điều hành bộ máy Nhà nước ,chỉ áp dụng cơ chế thủ trưởng chụi trách nhiệm thực thi công vụ theo pháp luật .

    Tổ chức Đảng ở các cấp chỉ làm nhiệm vụ đề xuất ,vận động ,cổ vũ cán bộ do cấp mình cử ra tranh cử hay thi tuyển và giám sát người đó thực thi trách nhiệm nếu được nhân dân ủng hộ,không làm thay cơ quan quyền lực dân cử các cấp hoặc hội đồng quản trị ra nghị quyết về công việc cụ thể của ở địa phương ,tổ chức .

    Muốn được toàn dân ủng hộ, Nghị quyết của Đảng CSVN các cấp phải tinh túy đúng đắn ,hợp lợi ích chung của nhân dân ,bằng không chỉ là bắt buộc đối với các Đảng viên của Đảng CSVN.Cơ chế này buộc các đảng viên và Đảng CSVN phải trau dồi năng lực để giữ vững được vị trí cầm quyền ,cán bộ được cử ra do vậy chất lượng cũng được chắt lọc tránh ẩn nấp vào tập thể, mua quan bán chức cầu lợi làm Đảng suy vong....

    Trả lờiXóa
  10. Họp-Việc làm thừa!

    Ối trời! Bác Bồng ơi?
    Đọc bài “Cán bộ chuẩn, chuẩn cán bộ?” của Thu Hiền mà thấy tức cười! Lãnh dạo đã có ý “chọn” (vật tròn) rồi thì họp làm gì cho mất thời gian và mệt mọi người.
    Kể tay lãnh đạo này cũng giỏi, biết ăn tiền, biết lươn lẹo, đưa đẩy và lấy lòng các loại công chức dưới quyền. Anh ta đưa đẩy và gợi ý tùm lum (ai cũng mừng), nào là trí thức trẻ, cán bộ nữ, người dân tộc…Và cuối cùng anh ta cũng lòi cái đuôi giả dối và đểu cáng, sống sượng nói: “Chính vì vậy, ban lãnh đạo gợi ý chúng ta nên đề cử một cán bộ là người Kinh vào vị trí lãnh đạo lần này”!
    Thế mà mất cả ngày họp. Vô tích sự. Lãng phí công sức, thời gian!
    Bây giờ lãnh đạo là thế! Chỉ chọn “vật tròn” dễ sai khiến; không đủ sức chọn “vật góc cạnh” sợ đứt tay. Nhiều công chức dưới quyền có trí tuệ, phẩm chất và năng lực, không được lựa chọn và bổ nhiệm (trí tuệ). Ngược lại, những kẻ bất tài, cơ hội, gọi dạ, bảo vâng…nhưng thuộc “3 ệ” (hậu duệ, quan hệ, tiền tệ) thì qui hoạch “cán bộ chuẩn” và sắp đặt vào vị trí lãnh đạo; còn lại “trí tuệ, con dân thường” thì “mặc kệ”.
    Các cụ hành nghề mộc ngày xưa có nói: “Đẽo vuông, rồi mới đẽo tròn”. Nay đào tạo công bộc phục vụ “lợi ích nhóm tiêu cực” đúng như thế, qui hoạch là “cán bộ chuẩn” ngồi vào ghế (nhầm ghế) rồi mới đào tạo thành “chuẩn cán bộ”.
    Thật hết muốn nói!

    Trả lờiXóa