* BÙI VĂN BỒNG
Cái chuyện bầu nhân sự ở cương
vị này-kia, rồi chuyện bỏ phiếu kín, thăm dò ý kiến tập thể, bỏ phiếu "tín
nhiệm" được coi là thể hiện để nói lên tính dân chủ, sự công minh, công
bằng, khách quan đã được tổ chức từ lâu rồi. Nhưng suy cho cùng, thực tế diễn
ra có thực sự là phương pháp khoa học, khách quan, chuẩn xác hay không? Về lý thuyết thì đó là phương pháp được coi là thượng sách để
làm công tác tổ chức, bố trí, sắp xếp cán bộ, thể hiện dân chủ xã hội, dân chủ
trong Đảng, dân chủ ở cơ quan, đơn vị. Nhưng thực chất có dân chủ không, có
khách quan và chính xác hay không?
Điều đó phụ thuộc vào cách thức tổ chức, tùy cuộc với các đối tượng tham gia trong tạp thể đó thuộc thành phần nào, động cơ bỏ phiếu là gì? Vì tình, vì tiền, hay vì những gì khác nữa? Nó còn tùy thuộc cả công tác tổ chức, sự lý giải, phân tích, gợi ý, định hướng. Trên thế giới cũng như ở nước ta cùng không tránh được sự xuất hiện các chiêu thức mua phiếu, vận động ngầm bằng nhiều cách, có cả sự tung tin tạo dư luận. Đó là chưa kể đến những gian lận trong bầu cử bằng cách “chọn mặt gửi vàng” vào Ban kiểm phiếu và nhiều thủ đoạn khác để hợp thức hóa tỉ lệ phiếu bầu theo ý định lãnh đạo, theo mưu đồ, toan tính của cá nhân, phe nhóm, ê kíp…Thế nên, trong cuộc sống thiếu gì kẻ bất tài vô dụng, nhưng sống "khôn khéo" gió chiều nào che chiều đó, "ở bầu thì tròn, ở ống thì dài", lấy lòng phe này cánh kia, tỏ ra vô hại, ngậm miệng ăn tiền, thì số phiếu lại cao. Đến khi có ghế, có hức danh chức trách thì chẳng làm nên trò trống gì.
Điều đó phụ thuộc vào cách thức tổ chức, tùy cuộc với các đối tượng tham gia trong tạp thể đó thuộc thành phần nào, động cơ bỏ phiếu là gì? Vì tình, vì tiền, hay vì những gì khác nữa? Nó còn tùy thuộc cả công tác tổ chức, sự lý giải, phân tích, gợi ý, định hướng. Trên thế giới cũng như ở nước ta cùng không tránh được sự xuất hiện các chiêu thức mua phiếu, vận động ngầm bằng nhiều cách, có cả sự tung tin tạo dư luận. Đó là chưa kể đến những gian lận trong bầu cử bằng cách “chọn mặt gửi vàng” vào Ban kiểm phiếu và nhiều thủ đoạn khác để hợp thức hóa tỉ lệ phiếu bầu theo ý định lãnh đạo, theo mưu đồ, toan tính của cá nhân, phe nhóm, ê kíp…Thế nên, trong cuộc sống thiếu gì kẻ bất tài vô dụng, nhưng sống "khôn khéo" gió chiều nào che chiều đó, "ở bầu thì tròn, ở ống thì dài", lấy lòng phe này cánh kia, tỏ ra vô hại, ngậm miệng ăn tiền, thì số phiếu lại cao. Đến khi có ghế, có hức danh chức trách thì chẳng làm nên trò trống gì.
Khi họ vào Đảng, có chức có
quyền nhưng không vì dân, không vì đất nước mà chỉ chăm chắm vun vén cá nhân
thì lá phiếu của họ cũng dành cho những ai không đụng đến động cơ, mưu đồ trục
lợi của họ. Trong những bối cảnh, động cơ ấy, bỏ phiếu cho ai đều xuất phát từ
‘cái tôi’ cá nhân vị kỷ, thực dụng là trước hết. Đó là tự bỏ phiếu cho chính
mình. Kẻ tiêu cực, tham nhũng, suy thoái biến chất thì chẳng bao giờ bỏ phiếu
cho người trung thực, thẳng thắn, có đức có tài mà lại tỏ ra hăng hái chống
tiêu cực, chống tham nhũng.
Vậy nên, trong
việc bầu bán cũng có hơn 36 chước, cái tỉ lệ sau khi bầu chưa hẳn đã khách
quan, chính xác. Thường thì người ta hay lấy cái “ý kiến tập thể” để coi là
khách quan, dân chủ. Nhưng, cũng cần đặt lại vấn đề là tập thể nào? Họ bao gồm
những ai? Một nguyên tắc cơ bản trong điều lệ Đảng là “tập trung dân chủ”, “tập
thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Khi một tập thể (cấp ủy, ban chấp hành) gồm
phần lớn là những đảng viên chân chính, là người tốt, thì khi bầu bán sẽ chọn
được người tốt, loại bỏ được người xấu, chọn người giỏi, người trung, loại ra
những người không xứng đáng. Còn ngược lại, trong một tập thể mà người kém,
người xấu, kẻ cơ hội, tham nhũng, tiêu cực nhiều, đã nhiều năm, nhiều phi vụ
câu kết với nhau để tư lợi, biển thủ, thì tất nhiên số phiếu sẽ giành cho những
người “cùng hội cùng thuyền”. Nhất là những tổ chức đảng hoặc cấp ủy mà "một bộ phận lớn cán bộ đảng viên suy
thoái, biến chất" thì sao chọn được người "vừa hồng vừa chuyên" ra giúp dân giúp nước? Họ bỏ phiếu
không phải vì lo cho nước, cho dân, không vì chất lượng đội ngũ lãnh đạo đủ
đức-tài, mà là cho quyền lợi của chính mình. Những cuộc bỏ phiếu như vậy càng
là cơ hội cho những lòng tham, kẻ ác tiếp tục trên ghế cao trị vì thiên hạ. Như
vậy, “thời bĩ” trong xã hội bị kéo dài, “thái lai” tận đâu xa tít, quân tử
sa cơ –tiểu nhân đắc chí!
Ở góc độ này, hồi giữa năm ngoái, ông
Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ Khoa học- công nghệ trả lời phỏng vấn trên VTV1 nói
tưởng như lệch quan điểm "tập thể", số đông, "dân chủ trong
đảng", nhưng lại đúng: "Có
những trường hợp mà cấp dưới và đồng cấp nhận xét, bỏ phiếu chưa chắc đúng, mà
cấp trên nhận xét mới đúng!"...
Bà Trương Thị Lộc, Phó Chủ tịch
UBMTTQ-VN tỉnh Quảng Nam lo lắng: Ở cơ sở có những cán bộ rất năng động, có
trình độ nhưng do hăng hái, xông xáo trong công việc, tính tình thẳng thắn dám
phê thẳng cái sai, có thể sẽ dẫn đến va chạm và nếu chúng ta không thực hiện
tốt việc lấy phiếu tín nhiệm, để dân chủ bị lợi dụng với mục đích cá nhân thì
những cán bộ tốt nói trên sẽ khó nhận được sự tín nhiệm cao. Bà Lộc lấy dẫn
chứng thực tiễn ở Quảng Nam ,
việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ chủ chốt do HĐND cấp xã bầu và phê
chuẩn theo Pháp lệnh Thực hiện Dân chủ ở xã, phường, thị trấn do UBMTTQ cấp xã
thực hiện chưa từng có việc mất dân chủ xảy ra. Nhưng với Đề án này do đại biểu
QH và HĐND các cấp thực hiện đòi hỏi người bỏ phiếu phải thật sự công tâm, bản
lĩnh, trung thực thì lá phiếu mới có giá trị thực chất. Thiếu gì nơi người cán
bộ, đảng viên tốt bị loại ra, kẻ cơ hội lại đắc thắng với tỉ lệ phiếu bầu cao.
Thế nên, thực tế
không ai còn lạ gì có những cán bộ lãnh đạo hội tụ đủ tật xấu, kém cỏi, quan
liêu, cửa quyền, nhưng sống rát thủ đoạn, kéo bè kết cánh, cả việc dùng tiền,
quà vận động phiếu, là “đầu têu” tham nhũng, chia chác, bao che cho “đàn em”,
“đệ tử”, tội lỗi như núi mà vẫn giành được tỉ lệ phiếu cao, thậm chí còn “tái
đắc cử”. Ngược lại, người có phẩm chất, năng lực, sống cần kiệm liêm chính, có
uy tín với quần chúng, nhưng khi bầu cử, thăm dò “đóng cửa trong đảng bộ, chi
bộ” lại bị rơi vào cảnh không được "tập thể tín nhiệm", tỉ lệ phiếu
thấp. Những nhóm lợi ích khi đã cố kết chặt chẽ, bao che, ăn chia với nhau
thường bỏ phiếu cho những người mà theo họ sẽ có lợi cho cá nhân, vững vàng cho
cái ghế, tiếp tục làm bầy rận trong chăn để đục khoét của công. Họ cũng thừa
khôn lõi và đủ tỉnh táo để nhận ra rằng nếu như bầu cho người “ngoài phe cánh”
có khi nguy. Biết đâu khi ông ta thẳng tính, trung thành, cương trực như thế sẽ
đe dọa đến quyền lợi và cả sinh mệnh chính trị của mình: “Biết đâu, cha đó mà
lên lãnh đạo có khi mấy vụ tham nhũng, tiêu cực đã ém nhẹm lâu nay bị hắn khui,
rồi bung ra hết, có mà ăn cám, có mà mất chức, vào tù”...
Vì thế, xin ý kiến tập thể, trông chờ cái ‘tỉ
lệ quá bán’ trong bầu cử cũng có hai mặt
trái ngược nhau. Ai cùng cần nhắc về đối tượng bỏ phiếu: “tay này lên có lợi
hay có hại cho mình cái gì”, ít khi dằn cái cá nhân ích kỷ hẹp hòi để vì sự nghiệp chung. Tưởng là dân chủ, nhưng
kẻ đáng ra phải bị đào thải thì tỉ lệ phiếu bầu lại cao. Xem ra, nghịch lý này
theo cơ chế lãnh đạo của Đảng vẫn chưa hoàm toàn “khách quan, biện chứng",
còn thiếu khoa học và còn xa thực tiễn, chưa ưu việt, thực tế cũng sinh ra lắm
thủ đoạn, mối manh bùng nhùng, lợi bất cập hại. Sau bầu cử, ai trúng ai trật,
hoặc kết quả lấy phiếu "tín nhiệm" bộc lộ ra cả, thấy hết, nhưng đã
đề ra rồi, muốn hay không muốn cũng đành "ngậm bồ hòn làm ngọt"
mà thôi !
BVB
-----------------
Bỏ phiếu là một hình thức điều tra thống kê thông tấn , có độ chính xác là chọn mẫu phỏng vấn. Hội nghị TW hay bỏ phiếu tại quốc hội cũng vậy thôi , người bỏ phiếu là ai ,quyền lợi của Họ là gì mẫu chọn là sâu thì kết quả chẳng có gì . Thực tình nếu ông Trọng không biết thì đến chịu . Thời Tôi học Ông ta thuộc khối C.
Trả lờiXóaĐúng vậy.
Trả lờiXóaNhưng có cách gì hữu hiệu hơn?
He...he...Nhóm lợi ích thì bầu cho nhóm lợi ích, sâu này bầu cho sâu kia. Sâu không bao giờ bầu cho kẻ bắt sâu! Xưa nay đời vốn vậy. Một tập thể xấu không bao giờ bầu cho người tốt.
Trả lờiXóaCó những ông được bầu lên, nhưng không làm được việc gì mà chỉ ngồi như "Ông phỗng" thế mà lại tái đắc cử! như vậy trước đại hội, người ta đã nhắm ai lần này sẽ được làm "Ông phỗng" rồi! Với họ thì ông hoàn toàn vô hại, cho nên những vụ "nặn tượng" trong đại hội, hội nghị là không có đoạn kết!
Trả lờiXóaTránh đạp vỏ dưa , thì cũng đạp phải vỏ dừa ! Không bị áp phe , hối lộ tham nhũng thì biểu tình chống TQ , phát Huy bản tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền , đòi hỏi tự do , dân chủ , khiếu kiện dân oan , cũng bị CA bắt bớ , giam cầm , đánh đập te tua .
Trả lờiXóaTrong sạch thì lọt vào tròng độc quyền , độc Đảng , phải một trăm phần trăm là Mác là Lenin , lỡ bị phạm huý với đảng là bị ghim vào tội phản động , chống đối nhà nước , đi tù mọt gông , một cách dể dàng ...! . Chi bằng , chịu tham nhũng , hối lộ , mất mát , cũng ...đỡ đau khổ và nếu còn có tiền có thể chạy chọt ít lo sợ hơn .
Không tiêu trừ được tham nhũng hối lộ , nhưng vẫn độc quyền , độc Tài , độc Đảng . Thôi thì , đi theo phe lợi ích nhóm vẫn là dể thở hơn , còn một chút hy vọng ở tương lai , vẫn hơn là tuyệt vọng như trước thời bao cấp .
Đảng xem thường ý kiến đóng góp của dân , tự tin và nắm chặt quyền lãnh đạo , tận Trung với giáo điều CS , quyết tâm tận diệt lợi ích nhóm . Như vậy rõ ràng Đảng Chỉ vì quyền lợi của Đảng , không vì nhân dân . Đương nhiên Đảng phải thất bại trước lợi ích nhóm khi đưa ra đầu phiếu tại Trung ương Đảng .
Hãy nhìn vào đời sống hàng ngày của các gia đình Uỷ viên Trung ương , nếu không Dư ăn , Dư mặc thì cũng phải là đại gia . Thành lập Uỷ ban Nội chính Trung ương để điều tra , chống tham nhũng , tức là vô tình đâm sau lưng các Uỷ viên Trung ương Đảng .
Bỏ phiếu cho người hại mình , sao bằng bỏ phiếu cho chính mình ! Cũng như nếu Đảng không bỏ điều 4 trong hiến pháp , không buông ra quyền lãnh đạo cho nhân dân lựa chọn , thì Nội bộ Đảng sẽ gặp tranh chấp và nhóm lợi ích sẽ chiến thắng dầu không được chính nghĩa trong sạch .
Đây là giai đoạn cuối cùng cho độc tôn , độc quyền lãnh đạo , độc Đảng . Để bảo vệ quyền Tư hữu hiện có của chính mình , các Uỷ viên Trung ương Đảng sẽ lựa chọn một chế độ mới , vừa bảo đảm cho bản thân , vừa hợp với yêu cầu mong đợi của nhân dân , một chế độ chính trị mới đang manh nha hình thành . Chúng ta hãy chờ đợi và hy vọng .
Trong những cái xấu thì chọn cái ít xấu hơn vẫn là sự lựa chon thông minh . Họ có cơm mình có cháo , còn hơn tất cả chẳng có gì Tôi ủng hộ phe cải cách ( Đảng X vẫn hơn Tổng Trọng ) .
XóaAi mất danh dự sẽ mất tất cả, không sớm thì muộn !
Trả lờiXóaHi hi bọn này gần giống như Vua Khải Định trong tác phẩm Khang Hy Vi Hành Hồ Chí Minh , một chức trách Vua bù nhìn chỉ để cho dân chửi là một tấm bia đỡ đạn . Như một con bù nhìn mà dân thường hay đem để ngoài ruộng để đuổi chim cò , nhưng quên bọn này còn thông minh hơn con bù nhìn là lên chức tứơc để vơ vét tiền dân để bỏ túi . Hãy đợ đấy cuối năm 2014 bọn tao sẽ thịt mấy thằng bù nhìn CS này . Biệt danh CR17
Trả lờiXóaBạo lực quá ! Đừng để VN phải trầm luân vào cảnh nồi da xáo thịt một lần nữa.
XóaỞ Việt Nam bầu cử chỉ là hình thức, có những cuộc bầu cử mà người ta thấy trước kết quả...........
Trả lờiXóa“Tham nhũng, tiêu cực nhìn ở đâu cũng thấy, sờ ở đâu cũng có” – như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định.
Trả lờiXóaNhưng hiện nay cựu tổng BT họ Nông đang rất sung mãn và rất “hạnh phúc”
......................bo phieu u.cong bang u . nhung tu nay qua u xa voi voi nguoi dan minh. ai cung biet .ai cung hieu.nhungvi mot ly do.............cung nhu ben cac nuoc dong au cu. nguoi dan chi biet cam phan minh.
Trả lờiXóaNền dân chủ giả hiệu..bầu bán thì cũng một nhóm do họ đưa ra không thằng xấu này thì cũng thằng xấu khác mà thôi he he
Trả lờiXóaQuốc hội lần này bỏ phiếu tin nhiệm chắc chăn là NGUYỄN Y VÂN mà thôi
Trả lờiXóa