Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

“ĐỘT NHẬP” FORMOSA!

FORMOSA
* Tô Văn Trường
Vụ ô nhiễm và cá chết hàng loạt ven biển miền Trung như làm cho cái nóng đầu mùa hè năm nay thêm dữ dội. Lòng người dân nóng bỏng khi thấy các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương vào cuộc chậm chạp và các thông tin về nguyên nhân sự cố thì cứ úp mở trì hoãn chậm công bố.
Cái gì phải đến đã đến, Chính phủ đã tổ chức họp báo chiều ngày 30/6 công bố nguyên nhân và thủ phạm gây nên thảm họa cá chết hàng loạt ở miền Trung vừa qua là công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa (FHS). 
Để cập nhật thông tin, sáng ngày 2/7, tôi đã đi khảo sát thực tế ở FHS và lắng nghe ý kiến của người dân ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Nhà máy đã cho công nhân nghỉ làm việc 1 tuần, không tiếp khách, ngoài cổng chính rất nhiều công an và cảnh sát cơ động, đề phòng bạo loạn như đã từng xảy ra năm 2014.
Người bạn, cán bộ địa phương đưa tôi đến cổng nhà máy FHS. Nhờ đã hẹn trước, chúng tôi ngồi trên ô tô của đại úy cảnh sát trực tiếp lái đi vòng quanh khu vực nhà máy. Trên đường đi, phải qua nhiều cổng gác, kiểm soát rất nghiêm ngặt. Cơ sở hạ tầng ở đây đang được xây dựng ngoài nhà máy, là bệnh viện, trường học, đường xe lửa, cầu cảng rất bề thế. 
Có thể nói chính quyền địa phương đã có bài học kinh nghiệm nên chủ động có các giải pháp ứng phó thích hợp, làm tốt công tác dân vận, và nhờ ý thức của người dân nên tình hình trong và ngoài khu vực của nhà máy vẫn ổn định. 
Ngẫm suy, đối với thảm họa khủng khiếp về cá chết ở miền Trung, cái khôn khéo của chính trị là phải ở chỗ nắm được ý nguyện của dân và dương cao ngọn cờ "sự thật". Việc tìm ra nguyên nhân và thủ phạm gây cá chết ở miền Trung là FHS giải tỏa nhiều “ẩn khúc” gần 03 tháng qua. Từ chỗ bị động, lúng túng, phát ngôn không nhất quán đến lặng lẽ, chủ động phối hợp với các ngành của Bộ Tài nguyên và Môi trường để truy tìm nguyên nhân và thủ phạm là điều đáng được ghi nhận. 
Ảnh chụp tại cổng vào khu vực nhà máy FHS sáng ngày 2/7
Về phía FHS, trong phần trình bầy nguyên nhân lẽ ra phải nêu đủ cả khách quan, chủ quan thì FHS chỉ nêu các nguyên nhân khách quan như do mất điện, rất lãng xẹt và buồn cười, không thuyết phục được các nhà khoa học. 
Theo tôi hiểu, khi thiết kế hệ thống điện cho một nhà máy có tầm quan trọng như FHS thì luôn phải dự trù một hệ thống dự phòng khi có sự cố mất điện. Hệ thống này, thường là dàn máy diesel. Có nhiều cách để vận hành tùy theo nhu cầu như theo kiểu "tiết kiệm" bằng cách chờ bị mất điện rồi mới cho chạy hệ thống diesel để sản xuất điện thay cho hệ thống chính cung cấp thường xuyên. Như vậy, khi có sự cố thì sẽ phải chịu bị mất điện trong khoảng thời gian rất ngắn, để mở mạch chính và đóng mạch phụ nối với hệ thống dự phòng. Ngoài ra, tùy theo yêu cầu, có thể thiết kế hai đường giây sẽ được dẫn đến để cung cấp điện song song cho nhà máy, nếu một đường bị sự cố thì có hệ thống tự động mở mạch này còn mạch kia thì vẫn tiếp tục cung cấp điện cho cả nhà máy.
FHS của Đài Loan còn cho rằng nguyên nhân sự cố do nhà thầu phụ sai lầm khi vận hành thử. Nguyên nhân này có thể đúng. Cần ‘vạch mặt chỉ tên” nhà thầu phụ là Trung Quốc với tác phong làm việc và tâm địa của họ, cũng có thể Formosa bị “qua mặt” thông qua các nhà thầu phụ này, và họ đã gây ra tai họa cho VN. Cần xem xét, đánh giá cụ thể, để nếu cần thiết có biện pháp cấm cửa nhà thầu phụ không cho đến Việt Nam. 
Khu vực nhà máy FHS (Ảnh chụp sáng ngày 2/7)
Vấn đề được các nhà khoa học quan tâm là nguồn gốc tạo ra các độc tố trong chất thải của FHS. Ngoài ra, cần nói rõ hơn, mặc dù FHS đã thừa nhận là thủ phạm và những độc tố gây chết cá phenol và xyanua hấp phụ trên hệ keo sắt chứ không phải tạo phức với hydroxyt sắt như giải thích trong buổi họp báo của Chính phủ chiều ngày 30/6. Do tính chất hấp phụ thuận nghịch nên phenol và xyanua được giải phóng dần và gây độc tính làm chết cá trên đường di chuyển vv...
Chính quyền Hà Tĩnh đã tiến hành phát phiếu lấy ý kiến nhân dân trong vùng bị ảnh hưởng với các câu hỏi cụ thể như kê khai tự đánh giá mức độ bị thiệt hại và nguyện vọng, kiến nghị đối với chính quyền? Tiếp xúc trực tiếp với một số người dân ở các phường Kỳ Long, Kỳ Liên, xã Kỳ Nam vv…người dân cho rằng, xưa kia Kỳ Anh là vùng đất rất nghèo khó, đất cát quanh năm chỉ làm 1 vụ lúa, và đánh bắt thủy hải sản gần bờ. Nhờ có phát triển công nghiệp, đời sống người dân địa phương thay đổi rõ rệt, đặc biệt là dịch vụ phụ trợ. 
Dân chúng mong muốn trước mắt là được hỗ trợ, và đền bù giúp dân có cuộc sống thực sự ổn định, có giải pháp kiểm tra nghiêm ngặt về chất thải ra môi trường của FHS để không tái diễn thảm họa như vừa qua. Người dân hiểu rằng cá tôm không chỉ đành đợi thời gian để “Mẹ thiên nhiên” tự chữa mà chính quyền và những người có trách nhiệm cần khẩn trương có các giải pháp làm sạch môi trường biển, chỉ rõ những vùng an toàn để dân được yên tâm ra khơi.
TVT/Dân quyền
----------------

14 nhận xét:

  1. Theo ngu trí tôi thì: Công nghệ ngày nay không cần đến 2 đường dây (chính/phụ) và, khi mất nguồn, người ta cũng không cần chờ mở nguồn phụ đâu. Công nghệ đã tự động chuyển mạch hoàn toàn rồi.
    Cách đây chừng 30 năm, khi chúng ta còn hay mất điện, lúc có lúc không, thì có nơi chúng ta đã lắp được cầu dao nguồn tự động rồi (việc này lắp cho hệ thống dùng điện lưới + ắc quy - nghĩa là khi có điện lưới thì sài nguồn lưới và đồng thời dùng nguồn lưới nạp cho ắc quy. Khi mất nguồn lưới thì mạch/cầu dao tự động chuyển dùng mạch ắc quy và ắc quy cũng có bộ chuyển làm nhiệm vụ chuyển điện áp từ 12v/24v lên 110 và 220 cho các thiết bị công suất nhở). Nghĩa là khi nguồn chính (lưới) mất thì nguồn dự phòng (máy phát nội bộ) tự động đóng mạch và vận hành chỉ sau vài chục giây thôi. Thiển nghĩ, 30 năm qua chắc chắn có nhiều tiến bộ rồi.
    Do đó nói sự cố mất điện là quá coi thường DÂN TRÍ!

    Trả lờiXóa
  2. Cũng như Chernobyl, Vũng Áng sẽ là vùng đất chết hàng trăm năm!

    Trả lờiXóa
  3. Có câu “ anh có thể gạt được 1 người trong suốt cuộc đời của họ , nhưng anh không thể gạt tất cã mọi người trong 1 thời gian dài “ .
    Formosa tuy là 1 công ty có nhiều tiền sử xấu về thải chất độc , nhưng là 1 cty lớn , vốn nhiều , tầm mức khoa học kỹ thuật không thể kém cỏi được .
    Tuy có cấu kết với quan chức , họ dễ dàng tuỳ tiện âm thầm thải chất độc hại công nghiệp ra biển , nhưng đối với 1 công trình lớn , hoạt động dài hạn , trình độ kỹ thuật cao , họ khó mà lầm lở , vô ý gây ra 1 lỗi lầm tày trời tạo thảm hoạ môi trường trầm trọng ngay cã khi nhà máy chưa chính thức đi vào hoạt động . Có thể đây là chuyện TQ ăn ốc , Cty Đài Loan đổ võ .

    Tại sao di dời dân đi nơi khác là chính yếu , chứ không phải khắc phục môi trường là hàng đầu ? ,

    Cộng thêm “ Không có chuyện gì mà người TQ không dám làm “ . Lại nữa , đây là giai đoạn cuối của chủ trương sáp nhập VN thành khu tự trị theo mật ước Thành Đô , TQ có thể đã bí mật thò tay vào , gây ra một thảm họa môi trường để dân phải tự động rời bỏ vùng đất có vị trí chiến lược quân sự quan trọng này . Trò đuổi dân này y hệt như TQ đổ chất độc xuống vùng đảo của Philipine vừa rồi .

    Không cần “ đột nhập “ để mắt thấy tai nghe , mà chỉ cần dùng cái đầu để suy nghĩ , khi nhìn thấy hình ảnh những toà cao ốc bề thế lớn mênh mông , cộng thêm tin nhượng địa 70 năm , cộng thêm những hình ảnh rõ ràng đường hầm to lớn ở đây , thì có thể hiểu rằng đây chính là 1 căn cứ quân sự bí mật rất quan trọng núp bóng khu kỹ nghệ , đây hẳn đã là 1 vùng đất riêng biệt thuộc về TQ .

    Trả lờiXóa
  4. Bây giờ xem lại những trận đánh giữa “ Việt Minh “ và Pháp trong 9 năm kháng chiến , nhất là trận Điện Biên Phủ lừng danh rúng động toàn cầu : Tuy VM dùng chiến thuật biển người của TQ chỉ đạo , nhưng chiến thuật tiền pháo hậu xung , đạn pháo bắn nhiều kinh hoàng , Pháp chịu không nổi , y như là đánh với quân Đức vậy .
    Kế đó suốt 20 năm dài đăng đẳng , trận chiến “ Giãi phóng miền Nam “ đạn chi xài cũng nhiều kinh khủng , chỉ 1 trận Quảng Trị thì thấy khí cụ dùng nhiều đếm không xuể .

    Thử hỏi , TQ và Liên Xô viện trợ cho không à ?

    Khí cụ của LX thì trã bằng tiền , 15 tấn vàng tịch thu của ngân khố miền Nam , rồi vàng thu được trong các cuộc đánh tư sản miền Nam đều dồn đưa sang LX để trã nợ chỉ 1 phần nợ .
    Còn nợ TQ thì vô cùng lớn . Tiền đâu mà trã cho TQ . Từ sau Thành Đô 1990 , ngay tại biên giới suốt mấy chục năm , xe tải chở tài nguyên khoáng sản mà TQ khai thác cạn sạch tại VN , xe chạy tấp nập ngày đêm . Chưa đủ thiếu bao nhiêu , đất đai phải cắt nhượng thêm . Và mục tiêu cuối cùng của TQ là thu tóm cã nước VN .
    Nhượng địa Vũng Áng để làm căn cứ quân sự chỉ là một bước cờ nhỏ trã nợ của mưu đồ biến VN thành khu tự trị của TQ .

    Nghĩ lại , khi Pháp đô hộ VN , ấy là vận mạng , thời cuộc .
    Cũng y vậy , khi thời vận bành trướng CNCS trên toàn thế giới lan rộng , VN bị mắc vướng . Nhưng đây là cơ hội ngàn vàng , cơ hội ngàn năm chưa làm được của người Tàu mong xâm chiếm VN .
    Ngày xưa , sở dĩ nhiều lần dân VN đánh đuổi Tàu thành công với những chiến thắng lừng danh lịch sử là nhờ dân , quân cã nước đồng lòng thành một .
    Ngày nay VN không thể thoát Tàu vì cái CNCS mắc dịch , cũng nhờ nó lường gạt Vua quan , toàn dân VN vô cùng thành công . Tạo ra nội gián tiếp tay kế hoạch đồng hoá VN , dân VN bị cô lập , rời rạc , không đoàn kết , rồi từ đó TQ siết biết bao sợi dây thòng lọng , lẫn vòng kim cô vào đầu những người Lãnh Đạo VN . Họ chỉ còn biết thi hành đúng theo kế sách Thành Đô . Y như tình trạng “ Linh hồn đã bán cho Quỉ “

    Do vậy mà dân VN trở thành kẽ phản động . Trở thành loài cừu . Trở thành “ người việt nam hèn hạ “ .
    Do vậy mà có hiện tượng đàn áp dân biểu tình ôn hoà dù chỉ để cất lên tiếng nói cảnh báo môi trường thảm họa chứ chưa dám nói thẳng “ Sơn hà nguy biến “ .
    Do vậy mới có mưu đồ di dời dân dưới chiêu bài mỹ miều giúp dân chuyễn đổi nghề .

    Sắp tới , khi TQ chiếm VN , sẽ chỉ có 1 cuộc chiến do 2 Đảng sắp đặt trá hình nho nhỏ để hợp thức hoá vậy thôi . Rất nhẹ nhàng .

    Trả lờiXóa
  5. Đảng ta (ĐCSVN)đã có chỉ đạo rất đúng đắn và kịp thời đối với ngư dân và nhân dân nói chung ở bốn tỉnh : Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế thuộc ven biển miền Trung, với quy chế đặc biệt được tùy ý lựa chọn :
    1/ Bỏ nghề đi biển đánh cá, được nhận tiền đền bù và tiền hỗ trợ học nghề để đi lao động xuất khẩu, hoặc chuyển làm việc ở đất liền.
    2/ Nhận tiền đền bù do thiệt hại bởi FORMOSA gây ra, sau đó đi lên rừng làm kinh tế mới, hoặc chuyển sang làm nghề tự do.
    3/ Chủ quyền về biển đảo của nước ta đã có Đảng và Chính phủ lo, hơn nữa còn có sự giúp đỡ vô tư, thắm tình cộng sản, thắm tình hữu nghị của ĐCS Trung Quốc và ngư dân Trung Quốc quản lý giúp phần hải sản .

    Xin được hô to rằng : ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM QUANG VINH MUÔN NĂM !
    TÌNH HỮU NGHỊ VIỆT-TRUNG TRUNG-VIỆT ĐỜI ĐỜI BỀN VỮNG !

    Một Thanh niên thế hệ 9X-Một đảng viên trẻ ở Tỉnh Hà Tĩnh Xin chân thành cảm ơn Bác Tô Văn trường và Bác Bùi Văn Bồng !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mày là đảng viên trẻ của IS VN thì có!

      Xóa
  6. Mấy năm nay, tình trạng mất điện đột ngột, không báo trước của EVN phải nói là đã chấm dứt. Nên nếu có bị mất điện, bọn Fọt sẽ được thông báo và chạy máy phát điện riêng.
    Bọn ngu đần Formosa đươc sự tiếp tay của bọn Cuội Đỏ!

    Trả lờiXóa
  7. Đến như TS Tô Văn Trường mà cũng tin là bọn formosa bị mất điện mà gây ra sự cố sao? Một nguyên nhân chỉ lừa được bọn đã nhận tiền của Formosa và dân chúng không biết gì về điện! Tất nhiên, bịp bợm là bản chất của bọn tàu rồi, nhưng nếu như chúng ta cũng tin vào sự bịp bợm ấy thì kỳ quặc lắm, cho dù chúng ta không phải là chuyên gia gì trên lĩnh vực thiết kế, xây dựng các khu công nghiệp, các nhà máy, khu chung cư hay những cơ sở quan trọng nào đó.

    Trả lờiXóa
  8. TVT chỉ có chuyên ngành về thủy lợi, làm sao mà hiểu về luyện kim. Được CA tháp tùng đi cười ngựa xem hoa nhà máy, là thượng khách của Formosa thì sao lại chả tin nguyên nhân là do... mất điện !

    Trả lờiXóa
  9. Bài viết nói rõ quan điểm của tác giả không tin vào sự cố mất điện. Chuẩn xác

    Trả lờiXóa
  10. Formosa còn là nỗi đau của cả dân tộc không riêng gì dân miền Trung. Từ chủ trường cho đầu tư đến giám sát đụng đâu thấy sai đó, chỉ hậu quả dân nghèo phải chịu. Phải đền bù thích đáng cho dân và trả lại biển trong sạch

    Trả lờiXóa
  11. Chuyển đổi nghề của dân từ biển lên bờ hay lên núi chẳng khác gì cá sống xa nước, biển đảo của ta sẽ rơi vào tay Tầu tự do hoành hành. Ngư dân là cột mốc di động chính họ vừa làm lợi kinh tế cho tổ quốc vừa bảo vệ chủ quyền hải đảo.

    Trả lờiXóa
  12. Formosa đổ lỗi cho 2 nguyên nhân mất điện và nhà thầu phụ xả thải chưa qua xử lý. Bộ CA vào cuộc truy tìm nguyên nhân để truy tố về tội cố tình che dấu sự thật, không thành thật khai báo từ đầu.

    Trả lờiXóa
  13. Tôi mới vào blog của Kim Dung/Kỳ Duyên thấy bài viết của Ts Tô Văn Trường "Mổ xẻ về Formosa" phân tích rất sâu sắc, chuyên sâu, giải đáp nhiều vấn đề về dự án này. Tôi học về công nghệ giấy, thấy bài viết này rất hữu ích.

    Trả lờiXóa