* HỒNG THỦY
Campuchia phản đối gần như tất cả mọi thứ, thậm chí cả
nội dung yêu cầu các bên tôn trọng quá trình pháp lý và ngoại giao đã có trong
dự thảo trước đó.
South China Morning Post ngày 24/7 đưa
tin, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân tuyên bố, Bắc Kinh sẽ tìm
mọi cách ngăn chặn "các nước bên ngoài châu Á - Thái Bình Dương" can
thiệp vào hợp tác khu vực. Ông Dân nói điều này bên lề hội nghị ASEAN tại Vientiane , Lào.
Cuộc họp của ASEAN bắt đầu từ Thứ Năm tuần
này đến Thứ Ba tuần tới. Đây là hội nghị đầu tiên của ASEAN sau khi Hội đồng
Trọng tài do PCA thành lập theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982 ra phán quyết vụ kiện
trọng tài Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc hôm 12/7.
"Chúng tôi đang phải đối mặt với
thách thức trong việc đảm bảo thịnh vượng kinh tế và tăng trưởng trong khu vực.
Chúng ta phải ngăn các cuộc xung đột giữa các quốc gia trong khu vực ảnh hưởng
đến sự hợp tác của chúng tôi, và ngăn chặn sự can thiệp của các nước ngoài khu
vực làm phiền sự hợp tác của chúng tôi.
Có quá nhiều cường quốc trong khu vực.
Trong khi Mỹ không phải là một quốc gia trong khu vực, họ có ảnh hưởng mạnh mẽ
ở châu Á", ông Lưu
Chấn Dân nói, Bắc Kinh sẽ "xem xét" việc tổ chức một vòng đàm phán
mới để xây dựng COC.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị dự kiến
đến Vientiane ngày hôm nay và sẽ tham gia các cuộc đàm phán với Ngoại trưởng Mỹ
John Kerry, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay và Ngoại trưởng Nhật Bản
Fumio Kishida.
South China Morning Post bình luận, Trung
Quốc có "truyền thống" chống sử dụng diễn đàn ASEAN để giải quyết
tranh chấp trong khu vực bằng việc cung cấp cho các nước yếu hơn cơ hội để thể
hiện lập trường chung.
Tờ báo lưu ý, Campuchia là đồng minh thân
cận nhất của Trung Quốc và là nước duy nhất phản đối bất kỳ tham chiếu nào đến
phán quyết vụ kiện trọng tài Biển Đông tại hội nghị của ASEAN. Campuchia cũng
chống lại bất kỳ tuyên bố chung nào nhắc đến quân sự hóa Biển Đông.
Một nhà ngoại giao ASEAN nói với Reuters: "Campuchia
là không thể tin được."
Rappler ngày 24/7 dẫn nguồn hãng thông tấn AFP cho hay, một nhà
ngoại giao Đông Nam Á hôm Thứ Bảy rằng, chỉ mỗi Campuchia đang chặn cánh cửa
không cho ASEAN ra tuyên bố chung về Biển Đông.
"Nó rất nghiêm trọng. Campuchia phản
đối gần như tất cả mọi thứ, thậm chí cả nội dung yêu cầu các bên tôn trọng quá
trình pháp lý và ngoại giao đã có trong dự thảo trước đó", nhà ngoại giao này nói.
Dự thảo mà AFP thu được cho thấy phần có
tiêu đề "Biển Đông" hiện đang bỏ trống.
Còn theo Reuters ngày 23/7, Cố vấn An ninh
Quốc gia Hoa Kỳ Susan Rice bắt đầu thăm Trung Quốc 4 ngày, bắt đầu từ hôm nay
24/7 đến ngày Thứ Tư tuần tới.
Một trong những nhiệm vụ của bà Rice là
thúc giục Trung Quốc tránh leo thang ở Biển Đông, trong khi quân đội Mỹ sẽ tiếp
tục hoạt động tuần tra tự do hàng hải, hàng không ở đây.
Bà Rice cho biết: "Tôi đã
giao tiếp thường xuyên với các đối tác Trung Quốc trong vài tuần qua. Chúng tôi
hiểu rõ ràng quan điểm của nhau. Chúng tôi sẽ đôn đốc tất cả các bên kiềm chế."
Cùng thời điểm này Ngoại trưởng Mỹ John
Kerry đang có mặt ở Vientiane, Lào, nơi ông dự kiến sẽ cố gắng trấn an các đối
tác Đông Nam Á tin tưởng cam kết của Washington.
Hoa Kỳ đang sử dụng kênh ngoại giao trầm
lặng để thuyết phục Philippines ,
Indonesia và Việt Nam
không "tích cực tận dụng phán quyết trọng tài Biển Đông".
Bà Susan Rice cũng khẳng định, Nhà
Trắng sẽ không để các cuộc khủng hoảng khác trên thế giới, từ Syria đến
Thổ Nhĩ Kỳ hay Ukraine làm chệch hướng chính sách tái cân bằng sang châu Á -
Thái Bình Dương.
Cá nhân người viết cho rằng, 14 năm nay
Trung Quốc đã "xem xét" việc đàm phán COC không biết bao nhiêu lần và
bấy nhiêu lần trì hoãn nó. Lý do có thể có nhiều, nhưng nổi bật nhất là Bắc
Kinh muốn áp dụng COC trong phạm vi đường 9 đoạn, nhưng lại từ chối áp dụng COC
ở khu vực Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam), nơi Trung Quốc đang chiếm đóng bất hợp
pháp.
Chừng nào Trung Quốc còn giữ yêu sách phi
lý này, chừng đó sẽ không bao giờ có COC.
ASEAN cũng đang phải đối mặt với những
thách thức nghiêm trọng do một quốc gia thành viên lợi dụng nguyên tắc đồng
thuận để chống phá quyết liệt bất kỳ nội dung nào liên quan đến Biển Đông hay
phán quyết vụ kiện trọng tài Biển Đông.
Trung Quốc đang chia rẽ ASEAN bằng mọi giá
chỉ để thực hiện tham vọng bành trướng, ích kỷ của họ ở Biển Đông. Điều đó chỉ
càng làm gia tăng bất mãn trong khu vực đối với những hành xử áp đặt, cá lớn
nuốt cá bé mà Bắc Kinh đang thể hiện.
Hồng Thủy/GDVN
-----------
------------
Hết làm chó Việt sang làm chó Tàu thì đã sao. Miễn no cơm ấm cật là được. Hun sen là thế đấy
Trả lờiXóaĐả đảo Tàu cộng xâm lược đang âm mwu thôn tính Đông Nam Á !
Trả lờiXóaTheo lịch sử thì Trung Quốc không có gì đáng nói ở biển đông ngoài cái chết của Hoằng Thao dưới tay Ngô Quyền ở cửa sông Bạch Đằng.
Trả lờiXóaTrước khi sụp đổ và bị bắn chết,Gaddafi cũng dùng rất nhiều ngân khố quốc gia cho không các nước xung quanh để giựt le với cái vỏ giúp đỡ "đồng minh".
Trả lờiXóaĐến khi có chuyện,chẳng có "đồng minh" nào giúp cho ông ta và mấy đứa con thoát chết cả.
Trung cộng rồi cũng rứa,trước đây đổ biết bao nhiêu tiền của cho 2 thằng em là Việt cộng và Triều cộng để rồi phải tức lộn ruột khi nó không nghe lời nữa.
Khi nào mà Trung cộng không khể cho tiền Campuchia nữa thì mối tình "đồng minh" đó cũng sẽ bay theo làn gió.
Từ trước đến nay,ASEAN vốn đã như một món ăn hổ lốn,nay lại có thêm gia vị vừa đắng vừa chua của anh Cam nữa thì xem ra khó mà nuốt nổi.
Trung Quốc ngoan cố cống phá phán quyết về Biển Đông là dễ hiểu.
Trả lờiXóaCăm phu chia theo TQ là tất nhiên.
Tồi tệ nhất là ĐCSVN va Chính phủ VN, một phán quyết có lợi cho mình mà vẫn lửng lơ mới là tội đồ đáng nguyền rủa
Đảng csvn đã thấy mình quá ngu xuẩn chưa?Năm 1979 đã lôi cổ thằng Hunsen từ hố chôn người ở CPC ,Đã nướng hàng chục ngàn thanh niên người Việt để dùng nên thằng độc tài này .Để đến hôm nay nó trở mặt quay lại cắn vào cổ đảng cộng sản việt nam .Dang da thay qua ngu chua?
Trả lờiXóaChưa có khi nào Cambod phá VN (và cả Asean ) như lúc này, chỉ vì mấy đồng bạc! Nó cũng là chỉ dấu cho sự phá sản chính sách đối ngoại ỡm ờ , nước đôi... của VN! Nếu sắp tới , TQ ra tay ở biển Đông , VN ứng xử thế nào?
Trả lờiXóaTRUNG QUỐC Dùng mưu mô và vŨ lực chiếm đoạt Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, Scaborough của Philipine, chiếm đoạt và tôn tạo các bãi ngầm ở Biển Đông thành căn cứ quân sự, bắt nạt ngư dân các nước ngay trong khu đặc quyền kinh tế của họ, dùng lực lượng dân quân biển trá hình ngư dân hòng lặp lại chiến thuật "tràn ngập lãnh thổ" trên Biển Đông như đã dùng ở bắc Triều Tiên 1950s...Tuy vậy những hành động ngang ngược, chà đạp lên luật pháp quốc tế đó đang đến ngày trả giá: Phán quyết của PCA là phát súng hiệu đầu tiên Cộng đồng Quốc tế bắt tay vào lật mặt Trung Cộng với thông điệp rõ ràng: nếu Trung cộng muốn được đối xử tử tế thì hãy tuân thủ luật pháp quốc tế!Ngược lại, Phán quyết của PCA là cơ sở pháp lý cho những biện pháp nhiều tầng nấc mà cộng đồng quốc tế sẽ áp dụng, để nếu không thể có được Một Quôc s gia Trung quốc tiến bộ và có trách nhiệm, sẽ có một số quốc gia Trung Hoa Tiến bộ và có Trách nhiệm!
Trả lờiXóaKhông chống phá quyết liệt việc đưa phán quyết Biển Đông vào hội nghi Asean thì Trung Quốc chịu trắng tay sao?
Trả lờiXóaT.Q đã lợi dụng nguyên tắc đồng thuận của ASEAN để sai khiến CPC chống lại cả khối ASEAN không ra được tuyên bố chung về Biển Đông . Nguyên tắc này đã bị CPC lợi dụng phiên họp ở Côn minh T.Q vào đầu tháng 7/2016. Nhưng nếu CPC cố tình chống đối thì phải có lý do để giải thích thuyết phục cả cộng đồng. Chẳng lẽ CPC muốn chống là chống , cả cộng đồng ASEAN không làm gì được hay sao?
Trả lờiXóaCon thú bị chọc tiết mà. Đây mới đúng là giẫy chết
Trả lờiXóaVn nên học thằng em Cam đuê, anh tàu bơm tiền, toàn đảng toàn quân toàn dân chỉ việc lo tiêu tiền, ăn chơi nhảy múa cả ngày
Trả lờiXóaTập đồng chí téo phải dạng vừa đâu
Trả lờiXóaHun sen còn nhớ và phải nhớ nhờ có hàng vạn xương và máu của bộ đội tình nguyện Việt Nam hy sinh lật đổ chế độ Khơ Me đỏ-Pôt Potts do Trung quốc dựng nên mà mới có Camphu chia ngày nay và mới có Hunsen làm thủ tướng Campuchia bây giời. Hãy nhớ lấy.
Trả lờiXóaLôi cổ thằng Hunsen phản phúc ra khỏi ASEAN !
Trả lờiXóa