Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lê Hải Bình |
Nhiều bạn, mỗi khi thấy Trung Quốc có những hành vi
ngang ngược và người phát ngôn Bộ ngoại giao ta phản đối, quan ngại thì lại cho
rằng ta bất lực. Mình nghĩ các bạn có thể bực mình, nhưng quan trọng hơn là
trước đó bạn cần biết một chút về công pháp quốc tế, để có thể hiểu giá trị của
lời phản đối ấy.
1. ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
Luật quốc tế là hệ thống những nguyên tắc, qui phạm
pháp luật, được các quốc gia xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng,
thông qua đấu tranh và thương lượng để điều chỉnh mối quan hệ (chủ yếu là quan
hệ chính trị) với nhau.
Khi một bên vi phạm, khác với luật quốc gia, không có
cơ quan cưỡng chế Luật quốc tế. Các chủ thể tự thỏa thuận qui định các biện
pháp cưỡng chế riêng lẻ hay tập thể với điều kiện phải tuân thủ các nguyên tắc
cơ bản của Luật quốc tế. Có nhiều mức độ: Nhẹ là buộc xin lỗi, yêu cầu phục hồi
danh dự. Ở mức độ nặng là hủy bỏ điều ước quốc tế, cắt đứt quan hệ ngoại giao,
trả đũa, giáng trả (để tự vệ) …
Để tham gia một điều ước quốc tế: Không có cơ quan lập
pháp để xây dựng các qui phạm pháp luật của Luật quốc tế. Con đường hình thành
nó là sự thỏa thuận giữa các quốc gia bằng cách ký kết các điều ước hoặc cùng
nhau thừa nhận các tập quán quốc tế. Và vì vậy có hai loại thành viên của một
Điều ước quốc tế là Thành viên sáng lập (có sáng kiến và tham gia đàm phán soạn
thảo điều ước) và Thành viên hiệp ước (thừa nhận nội dung quy phạm và tham gia
sau khi điều ước ra đời), có trách nhiệm và kế thừa nghĩa vụ như mọi thành viên
khác. Những nguyên tắc trên được quy định tại công ước Viên năm 1969 về Luật
Điều ước quốc tế.
2. TÀU LẠ ĐÂM TÀU NGƯ DÂN, SAO KHÔNG BẮT?
Với các vụ tranh chấp trên biển Đông, cả Việt Nam và
Trung Quốc đều là thành viên Công ước quốc tế của LHQ về Luật Biển (UNCLOS)
được ký kết năm 1982 có hiệu lực 1994. Vì thế cả hai bên có nghĩa vụ chấp hành.
Tại sao ta không bắt giữ các tàu Trung quốc hoặc tàu
lạ đã đâm va vào tàu của ngư dân ta? Tại sao bộ đội biên phòng hoặc kiểm ngư
của ta không truy đuổi hoặc nổ súng?
Theo quy định của UNCLOS khi có một vụ đâm va xảy ra
nằm ngoài lãnh hải, quyền tài phán (xét xử) thuộc về quốc gia mà con tàu thủ
phạm mang cờ, hoặc quốc gia mà thuỷ thủ có lỗi trong vụ đâm va ấy mang quốc
tịch. Như vậy nếu có chuyện đâm va xảy ra giữa tàu trung quốc và tàu Việt nam
mà thủ phạm là tàu trung quốc thì quyền xét xử thuộc về Trung quốc và ngược lại.
Còn truy đuổi: Việc truy đuổi chỉ được thực hiện khi
một con tàu vi phạm lãnh hải, buôn ma túy, chở nô lệ hoặc tàu cướp biển. Việc
truy đuổi chỉ được thực hiện trong lãnh hải, việc truy đuổi tới vùng tiếp giáp
lãnh hải hoặc vùng biển quốc tế chỉ được thực hiện nếu sự truy đuổi- trốn chạy
đó là liên tục, và phải dừng truy đuổi khi con tàu bị đuổi đã đi vào hải phận
quốc gia khác. Như vậy nếu muốn đuổi một tàu lạ thì ta phải chắc chắn rằng nó
vi phạm, phải đuổi liên tục, muốn vậy phải phát hiện sớm và tàu ta phải nhanh
hơn tàu nó hoặc có tàu ở vòng ngoài để chặn đầu nó. Thành ra, người Việt đánh
cá cần xác định mình đang ở khu nào để có thể ứng xử vừa hợp luật, vừa an toàn.
3. SAO VÔ LỚP MÀ CÒN NÓI CHUYỆN RIÊNG?
Tại sao đã là thành viên UNCLOS nhưng Trung quốc vẫn
muốn đàm phán song phương với từng bên riêng lẻ trong tranh chấp biển đảo? Điều
đó có sai không? Sao vô lớp (UNCLOS), cô đang giảng mà còn nói chuyện riêng với
bạn?
Theo UNCLOS, hai (hoặc nhiều) quốc gia thành viên Công
ước có thể ký các điều ước sửa đổi hay đình chỉ việc áp dụng các qui định của
Công ước. Với điều kiện nội dung này chỉ áp dụng vào các mối quan hệ giữa họ
với nhau, với điều kiện là nó không ảnh hưởng đến nội dung, mục đích và các
nguyên tắc cơ bản đã được nêu trong Công ước, không ảnh hưởng đến quyền hay
nghĩa vụ của quốc gia khác là thành viên Công ước. Khi ký xong với nhau, họ gửi
lưu chiểu và xem như một phụ lục của UNCLOS.
Vì vậy ông Trung Quốc muốn đàm phán riêng với từng
bên, nó không sai quy dịnh của UNCLOS mà lại có lợi thế cho Trung quốc về tương
quan lực lượng. Việc chấp thuận “sáng kiến” này hay không tùy thuộc vào thế lực
và ý chí của bên được đề nghị (như VN , Philippines ...).
4. HIỂU “ĐẢO’’ Ở TRƯỜNG SA THẾ NÀO CHO CÓ LỢI?
Thực ra, Việt Nam không chỉ đương đầu với Trung
Quốc mà còn phải đàm phán với nhiều quốc gia liên quan về Trường Sa.
Theo Điều 121 của UNCLOS thì đảo là nơi có dân cư sinh
sống và có kinh tế riêng, được hưởng quy chế như đất liền.
Vì vậy nếu áp dụng điều này một cách cứng nhắc, cho
rằng tất cả các đảo hoặc đá lớn nhỏ ở Trường Sa đều không phải là đảo thì lãnh
hải vùng biển chúng ta không được mở rộng vì không được hưởng quy chế về lãnh
hải.
Còn nếu mở rộng ra, coi tất cả các đảo và đá ở Trường
Sa đều là Đảo, thì với quy chế quốc gia quần đảo, Philippine có quyền lấy những
điểm đảo xa nhất về phía Tây của họ nối lại thành đường cơ sở để từ đó tính
lãnh hải, như vậy thì biển của Phi sẽ chồng lấn với biển của ta.
Cách hiểu và vận dụng có lợi nhất là một số điểm đảo
lớn, có người ở được hưởng quy chế đảo, khi đó ta có một số đảo như Trường Sa
Lớn, Sơn Ca, Song Tử Tây, Sinh Tồn… được hưởng quy chế này, từ đó lãnh hải được
công nhận ở mức rộng nhất.
5. “CỰC LỰC PHẢN ĐỐI”: ĐẤT TRANH CHẤP THÌ KHÔNG CẤP SỔ ĐỎ
Về nguyên tắc, một quốc gia được công nhận có chủ
quyền với một vùng lãnh thổ, biển đảo khi đã kiểm soát, quản lý trên thực tế
một thời gian nhất định mà không vấp phải sự phản đối của các quốc gia khác.
Vì lẽ đó, khi Trung quốc có hoạt động gì ở Hoàng Sa
thì ta đều phải phản đối mạnh mẽ, liên tục. Nếu ta im, xem như ta thừa nhận, sẽ
là cơ sở để họ hợp thức hóa và có sổ đỏ cho quần đảo này. Khi đó thì cái mất
không chỉ là đảo mà là biển. Bởi với quy chế đảo, họ có quyền dùng nó làm cơ sở
xác định lãnh hải tính từ Hoàng Sa.
Vì thế, các bạn không nên chế giễu nếu chưa hiểu giá
trị của sự phản đối. Đoạn này mình mượn lại lời của Hoang Trong Hieu:
"Trung quốc đã kiểm soát hoàn toàn Hoàng Sa từ
1974 và họ thực tế đã thực thi quyền quản lý "liên tục" từ bấy đến
nay đối với quần đảo này. Việc quản lý này sẽ được thêm yếu tố quan trọng thứ
hai là "không có tranh chấp" nếu Trung quốc không bị nước nào phản
đối. Và lời tuyên bố của chị Phan Thúy Thanh hồi xưa và anh Lê Hải Bình bây giờ
là để chặn việc Trung quốc đạt được nốt yếu tố quan trọng này, giá trị pháp lý
của nó cũng không kém gì việc Việt Nam đưa tàu chiến ra bắn nhau với tàu Trung
quốc ở Hoàng Sa đâu.
Lời tuyên bố của các thế hệ người phát ngôn nghe thì
rất là "lời nói gió bay", nhưng nó rất quan trọng để duy trì được
quyền pháp lý của Việt Nam tham gia giải quyết vấn đề chủ quyền của quần đảo
Hoàng Sa trong tương lai - khi Việt Nam có một điều kiện tốt hơn hoàn cảnh hiện
tại!".
NB. Nguyễn
Đức Hiển/(FB. Nguyễn Đức Hiển)
------------
Cu Bình thiểu năng này cũng thuộc loại COCC - là bất hạnh cho dân tốc VN, chứ không phải "hạnh fuc" như mẹ già Quyết Tâm nói bậy.
Trả lờiXóaCác bạn trong cả nước Thông cảm Bình thì đẹp trai nhưng chai mặt chỉ thuộc mấy câu : Phản đối , khẳng định hàng tháng lĩnh tiền tươi của Dân là cụ thể . chả được tích sự gì chán ...chán....
Trả lờiXóaThôi dẹp đi ông bạn ạ !-Chống chế cỡ nào thì chống chế.VN là chư hầu của TQ.Chấm hết.
Trả lờiXóaTQ đã trưng ra 3 bằng chứng cho thấy CSVN công nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc TQ:
Xóa1-Ngày 15/6/1956 Thứ Trưởng Ngoại Giao Ung Văn Khiêm của VNDCCH khi tiếp Lý Chí Dân,Đại Diện Lâm Thời của Đại Sứ Quán TQ tại VN,đã nói: "Theo dữ liệu của Việt Nam, quần đảo Tây sa và Nam Sa về mặt lịch sử là một phần lãnh thổ của Trung Quốc."
2-Công Hàm của Phạm Văn Đồng,Thủ Tướng VNDCCH, ngày 14-9-1958 gửi Chu Ân Lai,,Thủ Tướng TQ,"tán thành" và "tôn trọng" bản tuyên bố của Chính Phủ CHNDTH ngày 4-9-1958 quyết định về hải phận 12 hải lý của TQ,trong đó điều 4 có ghi Tây sa(tức Hoàng Sa)và Nam Sa(tứcTrường Sa) là của TQ.
3-Một tấm bản đồ thế giới do Cục Đo đạc và Bản đồ thuộc Phủ Thủ Tướng VNDCCH xuất bản năm 1972 ghi Tây Sa và Nam Sa theo tên Trung Quốc .Vào năm 1974, bản đồ và sách vở tại Việt Nam, trong phần giới thiệu về Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đều nói rằng các hòn đảo ở Biển Đông đã tạo thành một bức tường lớn bảo vệ lục địa Trung Quốc.
Một bằng chứng nữa củng cố thêm cho lập luận của TQ là năm 1974 khi TQ đánh chiếm Hoàng Sa,lúc đó do VNCH trấn giữ,chính quyền VNDCCH đã không có thái độ phản kháng nào cho dù là bằng lời nói.Ngay cả khi VNCH kiện TQ tại LHQ về việc xâm chiếm này CSBV cũng không có hành động nào chứng tỏ sự đồng tình với việc bảo vệ chủ quyền của VNCH.
Những dữ kiện kể trên cho thấy CSBV đã mặc nhiên công nhận Hoàng Sa,Trường Sa là của TQ cho dù trên thực tế bằng chứng lịch sử cũng như địa dư hay theo luật pháp quốc tế hai hòn đảo này thuộc VN.Phải chăng CSBV đã đồng ý nhượng 2 hòn đảo này cho TQ để trả ơn sự giúp đỡ của TQ trong cuộc chiến chống Pháp và đổi lấy viện trợ để đánh VNCH.Nếu quả thực như vậy cho dù biện minh bằng bất cứ lý do nào đi nữa đây vẫn là một hành động "bán nước" và người chịu trách nhiệm trên hết phải là người đứng đầu nước VNDCCH lúc đó, là ông Hồ Chí Minh.
Cho nên tới nay việc CSVN chỉ phản đối xuông và cứ lần lữa không dám kiện TQ tại tòa án Quốc Tế càng cho thấy việc CSBV đồng ý nhượng hai đảo này cho TQ nhiều phần là sự thật.
Có một điều mỉa mai là CSVN vẫn thường kết tội VNCH đã bán nước cho Mỹ nhưng sau 1975 sự thật cho thấy họ chưa bán đi một tấc đất nào. Ngay cả Dương Văn Minh,TT cuối cùng của VNCH, cho dù trong lúc đường cùng thế bí cũng còn chút ý thức của con dân VN,không nghe theo lời của Đại Sứ Pháp Merillon lên tiếng kêu gọi sự giúp đỡ của TQ vì sợ bị mang tiếng là "cõng rắn cắn gà nhà".Trong khi đó CSVN đã và đang làm những điều mà họ kết tội VNCH.
Vậy thì ai chính,ai tà? Thời gian sẽ trả lời và những kẻ bán nước sẽ không thể nào thoát khỏi sự nguyền rủa của lịch sử.
Anh bảo Lê Hải Bình này : chú nên chuyển đổi nghề đi, làm nghề gì thì làm chứ cái nghề "nói lại" thế này (mà lại là nói lại lời của kẻ dại ngu) xấu cả hình ảnh đi! Các cụ dạy: làm tớ thằng khôn hơn làm thầy thằng dại! Đây chú làm tớ thằng dại thì chết rồi!
Trả lờiXóaTại sao tôi phải đổi nghề.Tôi và chị Phương Nga được đảng dày công đào tạo cái nghề hót này.Không hót thì sao làm vẹt được,cũng giống việc không sủa thì chó thế nào được.Phát ngôn nhân ngoại giao csvn là vậy.
Xóacực lực phản đối vì nó (tập tồng tí) cho nói mới dám nói
Xóacòn về dại khôn? chả đứa nào dại, dại mà giàu mà biết ăn thịt người, ăn tất ăn cả đất xung quanh?
Không đọc hết bài , thấy ngay lập luận kiểu bưng bô , thật khó mà đọc tiếp .
Trả lờiXóaĐúng ! Tác giả bài này đã lột mặt nạ và hiện nguyên hình
Xóamột tên bồi bút hay bút nô,thậm chí là chó giữ nhà CS.
Đả đảo giặc Tàu cộng xâm lược đang chuẩn bị lăm le thôn tính VN !
Trả lờiXóaThế thì kiện đi , cứ phản đối hoài là sao ? tác giả viết có lý nhưng với trường hợp VN e còn nhiều mờ ám nên cũng chỉ " phản đối " lấy lệ . Chẳng có quốc gia nào lại kiên trì phản đối mấy chục năm ròng , cứ đà này thì VN phản đối đến ngày tận thế hở tác giả ?
Trả lờiXóacác bác đừng mắng thằng cháu nó tội nghiệp, cháu nó chỉ được nói những gì đảng vinh quang của các bác cho phép mà thôi ...
Trả lờiXóađảng ta đã chấp nhận làm con hoang ngoan ngoãn của tàu rồi thì ..nói chi cũng thừa ...
Tác giả dẫn chứng UNCLOS, nhưng không nêu rõ những khoản (số) nào trong UNCLOS, chỉ khiến cho bài viết trở thành sự chống chế khập khiễng và mập mờ cho hành động hèn với giặc của chế độ CSVN mà thôi.
Trả lờiXóaNgay cái động tác chìa bàn tay ra như robot của tay Lê hải Bình nầy cũng rập khuôn y chang bọn trung cẩu.
Trả lờiXóaSao hén không nhìn xem, người phát ngôn của bọn tây bọn mỹ, họ làm như thế nào ?
Bình mặt gà mái. Nhìn gương mặt nầy mà đánh đấm cái gì.còn Nguyễn Đức Hiển thì thiển và nâng bi.Nhin người ta làm nè "dick head"
Trả lờiXóahttp://www.google.com/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=5&cad=rja&uact=8&ved=0ahUKEwjmlJP0seTNAhWIQiYKHZgVDf8QFggpMAQ&url=http%3A%2F%2Fwww.wsj.com%2Farticles%2Findonesia-blows-up-23-foreign-fishing-boats-to-send-a-message-1459852007&usg=AFQjCNEiaDlxpasHE_9ovpRMgj8clPVlrQ&bvm=bv.126130881,d.cWw
Thôi đừng chém gió nữa cậu Bình ơi !
Trả lờiXóaKhông nên trách Lê Hải Bình.
Trả lờiXóaTư duy, quyết định là của các đồng chí lãnh đạo đảng và Nhà nước.
Lê Hải Bình chỉ là cái loa "phát" cái "lỗi lạc, đúng đắn, tài tình, sang suốt" thành "ngôn" cho dư luận biết mà thôi.
Đó là cách đánh giặc mồm của csvn. Lừa mị dân là chính
Trả lờiXóaỦa,chỉ "NỔ" ít câu rồi chạy xuống gầm bàn trốn kỷ hả cậu Bình ?
Trả lờiXóasao không ghi âm mộtlần rồi phát liên tục vì chỉ có mỗi câu nói ấy thôi
Trả lờiXóa