Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2016

Phán quyết của PCA ảnh hưởng gì tới VN?

Ngày 12 tháng Bảy, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại The Hague, Hà Lan, đã ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc về 'Đường Chín Đoạn', hay còn gọi là 'Đường Lưỡi Bò' trên Biển Đông. Theo phán quyết của Tòa thì đã không có bằng chứng lịch sử cho thấy Trung Quốc có đặc quyền kiểm soát vùng biển và nguồn tài nguyên tại khu vực có tranh chấp.
Trung Quốc đã ngay lập tức tuyên bố bác bỏ mọi phán quyết của tòa PCA và nói phán quyết đó không có ảnh hưởng gì tới nước này.
Trả lời câu hỏi của Lê Quỳnh, Trưởng ban BBC Tiếng Việt, trước việc liệu phán quyết này có tác động thực tế gì hay không, tiến sĩ Phạm Lan Dung, Giám đốc Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ ngoại giao, nguyên Trưởng Khoa luật Quốc tế, Học viện Ngoại giao, Hà Nội cho biết:
- Ts Phạm Lan Dung: Là một thành viên của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), Trung Quốc có nghĩa vụ tận tâm, thiện chí thực hiện các quy định của Công ước, trong đó có nghĩa vụ thực thi phán quyết của Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII.
Theo quy định của UNCLOS, phán quyết của Tòa có giá trị chung thẩm và ràng buộc các bên trong tranh chấp. Việc không thực thi phán quyết được coi là hành vi vi phạm luật quốc tế.
Luật quốc tế nói chung và UNCLOS nói riêng không quy định cơ quan cưỡng chế thi hành phán quyết của Tòa nhưng với những phân tích thấu đáo, giải quyết triệt để các vấn đề nêu ra trong đơn kiện, phán quyết của Tòa là cơ sở pháp lý vững chắc để dư luận tiến bộ trên thế giới lên tiếng tác động và yêu cầu Trung Quốc thực thi phán quyết.

Người Philippines biểu tình phản đối các tuyên bố chủ quyền củaTrung Quốc ở Biển Đông
Thực tế cho thấy, khi các cường quốc thua kiện trước các cơ chế tài phán quốc tế, ban đầu thường tuyên bố không tuân thủ phán quyết. Tuy nhiên về lâu dài, các quốc gia đó đều thực thi phán quyết, cho dù dưới hình thức này hay hình thức khác.
Sở dĩ như vậy là vì các quốc gia này không muốn vị thế và vai trò của họ trên trường quốc tế bị ảnh hưởng bởi việc không tuân thủ luật quốc tế, không tuân thủ phán quyết của các thiết chế tài phán quốc tế do chính họ thỏa thuận xây dựng nên.
Hơn nữa, chính các cường quốc thường đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và đảm bảo thi hành luật pháp quốc tế và cũng muốn khẳng định vai trò của họ trong lĩnh vực này.
- BBC: Dường như kết luận của Tòa đã bác bỏ tính hợp pháp của 'đường chín đoạn' của Trung Quốc, và có lợi cho Philippines. Vậy phán quyết này có tác động như thế nào đến tuyên bố chủ quyền của Việt Nam?
- Ts Phạm Lan Dung: Cần lưu ý rằng phán quyết của Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII trong vụ việc này không giải quyết vấn đề chủ quyền và vấn đề phân định biển. Tòa nêu rõ hai vấn đề này không thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa. Và vì vậy, phán quyết không xác định các thực thể ở Biển Đông thuộc quốc gia nào.
Tòa đã xem xét và phân tích rất kỹ lập luận của các bên và các tài liệu có liên quan để xác định có thẩm quyền xét xử về yêu sách quyền lịch sử của Trung Quốc đối với đường chín đoạn.
Tòa kết luận rằng quyền lịch sử mà Trung Quốc yêu sách không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào và thực chất đó là các quyền tự do biển cả. Kể cả nếu như Trung Quốc có bất kỳ quyền nào khác thì vào thời điểm trở thành thành viên của UNCLOS, các quyền đó đã được thay thế bởi các quyền được quy định trong Công ước. Và vì vậy, Trung Quốc không thể có các quyền nào khác vượt quá phạm vi các quyền được quy định trong Công ước.
Kết luận này của Tòa đã làm rõ yêu sách quá mức về đường chín đoạn của Trung Quốc là không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào, qua đó giúp làm sáng tỏ và thu hẹp các vùng biển chồng lấn giữa các quốc gia ở Biển Đông, chấm dứt được tình trạng mập mờ dẫn đến nguy cơ xảy ra xung đột và leo thang tranh chấp ở Biển Đông.
- BBC: Theo bà, qua vụ kiện lần này của Philippines có khiến Việt Nam cảm thấy cũng cần đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế? Và nếu có, thì phạm vi kiện có thể giới hạn ở lĩnh vực nào?
- Ts Phạm Lan Dung: Việt Nam luôn nhất quán ủng hộ giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình, bao gồm các biện pháp ngoại giao và pháp lý. Việt Nam cũng kiên quyết khẳng định chủ quyền của mình với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo UNCLOS.
Vụ kiện cung cấp những bài học kinh nghiệm rất quý báu không chỉ cho các nước trong khu vực mà cả trên thế giới về việc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình, mà cụ thể là biện pháp tư pháp. Tuy nhiên, để Tòa có thẩm quyền xem xét vụ việc, Philippines đã phải rất cẩn trọng trong việc lựa chọn và giới hạn các vấn đề khởi kiện.

Trung Quốc khuếch trương sức mạnh hải quân qua những đợt tập trận tại Biển Đông

Tòa cũng phải xem xét rất kỹ lưỡng và thấu đáo mọi khía cạnh pháp lý và lập luận của các bên để có thể đi đến kết luận có thẩm quyền xét xử đối với từng vấn đề cụ thể. Cũng lưu ý, như Tòa đã nêu, Tòa không có thẩm quyền xét xử các vấn đề về chủ quyền và phân định biển do Tuyên bố năm 2006 của Trung Quốc giới hạn thẩm quyền của Tòa.
Rất nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến giải thích và áp dụng UNCLOS đã được làm sáng tỏ trong phán quyết. Nếu các nước thiện chí thực hiện và tuân thủ phán quyết thì đây là cơ hội tốt để đảm bảo hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
Phán quyết chỉ ràng buộc các bên trong tranh chấp nhưng việc giải thích và áp dụng UNCLOS trong phán quyết có những ý nghĩa nhất định, có thể tác động và góp phần định hướng sự tuân thủ UNCLOS của các bên ở Biển Đông.
Mặc dù biện pháp pháp lý là một trong các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế nhưng bất kỳ quốc gia nào cũng cần tính toán rất thận trọng khi cân nhắc sử dụng biện pháp này, không chỉ từ khía cạnh pháp lý (như xác định vấn đề khởi kiện để Tòa có thẩm quyền, khả năng thắng thua, cân đong đo đếm được và mất trong từng trường hợp), mà còn cần xét đến nhiều yếu tố từ góc độ chính trị, ngoại giao, kinh tế để có thể bảo vệ tốt nhất lợi ích quốc gia và đảm bảo hòa bình, ổn định.
(BBC)
--------------

6 nhận xét:

  1. Anh em trong nhà đóng cửa bảo nhau thôi, kiện cáo rách việc lắm
    mà thằng anh đã to béo lại giàu, nó vả cho phát rụng hết cả răng, cháo còn không ăn được

    Trả lờiXóa
  2. Dân lương thiệnlúc 08:27 14 tháng 7, 2016

    Một bọn hèn nhát, cả đời "Theo cách mạng" không làm được việc gì hơn, ngoài thói nịnh trên nạt dưới, thấy người ta kiện mà không giám kiện đã đành, bây giờ thấy người ta thắng cũng im re luôn.
    Trong lòng có mừng không?
    Cũng mừng, nhưng sẽ còn mừng hơn, nếu được đấm mõm chút gì đó để lại tiếp tục im, bảo về BỐN TỐT VÀ 16 CHỮ VÀNG.
    KHỐN NẠN

    Trả lờiXóa
  3. Võ Nguyên Giáp là tội đồ đã đắc lực tiêu diệt tất cả các đảng phái không thuần phục con đường bạo lực của Việt Minh bằng cách ngâm máu phun người, vu vạ và giết hại... Sự thật về vụ Ôn Như Hầu người dân biết từ lâu rồi...

    Trả lờiXóa
  4. Nếu ủng hộ PCA thì nên soi lại xem các đảo VN giữa và các nước giữ nằm ở đâu. Các đảo VN giữ có nhiều đảo nằm trong EEZ của Philipin, cũng có nghĩa là đảo nổi thì có 12 hải lý, đảo chìm thì phải trả lại cho Philipin. Ngoài ra cần biết là 1 loạt đảo TQ chiếm lại ko nằm trong EEZ của philipin và còn được hưởng 12 hải lý.
    Ngược lại ko chấp nhận PCA tức là ko công nhận EEZ của Philipin thì TQ và các nước cũng ko công nhận EEZ của VN, như vậy tổn hại còn lớn hơn nữa. VN đứng ở thế tiến thoái lưỡng nan, nhưng chả hiểu sao mọi người lại sung sướng về phán quyết của PCA đến vậy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cũng chả hiểu sao có 1 cái bình luận lởm khởm như tay 1414 này!
      Cứ như chết trôi...

      Xóa
    2. Viết bậy bạ chả hiểu luật và phán quyết PCA ra sao.

      Xóa