GS Ngô Vĩnh Long trả lời phỏng vấn của báo Quân đội nhân dân ngày
12-7-2016.
Thông cáo báo chí của Toà Trọng tài Thường tực (11
trang) và bản phán quyết (501 trang), trình bày rất chi tiết quá trình quyết
định của Toà và khẳng định vùng độc quyền kinh tế (EEZ) của Công Ước Liên Hiệp
Quốc về Luật Biển (UNCLOS, năm 1982) đối với các nước ven biển. Từ đó Toà kết
luận rằng Trung Quốc không có cơ
sở pháp lý để đòi chủ quyền và các tài nguyên ở các khu vực biển trong
phạm vi đường chín đoạn, tức đường lưỡi
bò.
Kết luận trên đi đôi với điểm thứ hai là các cấu trúc
hiện đang tranh chấp trong toàn vùng Trường Sa tự nó trong dạng tự nhiên không
có khả năng nuôi dưỡng con người và đời sống kinh tế cho nên chỉ có thể là các
bãi đá (rocks) hay bãi đá ngầm (reefs) và chỉ có được tối đa là 12 dặm chủ
quyền. Phán quyết nầy nhấn mạnh là toàn bộ Trường Sa không có vùng độc quyền
kinh tế (Exlusive Economic Zone, EEZ) 200 dặm. Như thế tất cả các vùng biển nằm
ngoài các cấu trúc đang được tranh chấp đều là vùng nước quốc tế.
Do đó việc Trung Quốc đã dùng lý luận “quyền lịch sử”
và đường lưỡi bò để chiếm đóng các bãi đá của nước khác rồi từ đấy đòi chủ
quyền các vùng biển xung quanh các thực thể nầy là phi pháp.
Câu hỏi 2: Phán quyết của Tòa có lợi như thế
nào với Phi-líp-pin?
Phán quyết nói rõ là các bãi ngầm như Scarborough không có 12 dặm chủ quyền. Thêm vào đó là nó
nằm trong EEZ của Phi, nên thuộc chủ quyền Phi. Việc Trung quốc cấm Phi đánh cá
là trái phép. Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Phi.
Câu hỏi 3: Tân Tổng thống Phi-líp-pin Rodrigo
Duterte được cho là có thái độ mềm mỏng với Trung Quốc hơn so với người tiền
nhiệm. Xin cho biết dự báo về chính sách của Phi-líp-pin tại Biển Đông trong
thời gian tới?
Tân Tổng thống Rodrigo Duterte được cho là có thái độ
mềm mỏng có thể là vì ông ấy là “phe tả” và chống Mỹ như có một số bài báo đã
viết. Nhưng cũng có thể là ông ấy đã biết Philippines sẽ thắng kiện nên không
muốn để cho Trung Quốc có cơ hội leo thang. Việc ông ấy đã nói là sẽ đàm phán
với Trung Quốc và sẽ sẵn sàng cộng tác với Trung Quốc trong việc phát triển các
vùng biển tranh chấp thì tôi thấy bề ngoài có vẻ nhượng bộ, nhưng khi đàm phán
hợp tác trên vùng biển mà theo phán quyết là của Philippines thì tôi nghĩ Trung
Quốc sẽ khó bắt chẹt hơn trong tương lai.
Câu hỏi 4: Trung Quốc vẫn thực thi chính sách
3 không với vụ kiện – không tham gia, không thừa nhận và không thực thi. Xin
cho biết ý kiến về tính pháp lý của vụ kiện?
Chính sách 3 không của Trung Quốc chỉ làm cho Trung
Quốc không được sự đồng tình của thế giới thôi. Phán quyết của Toà Thường trực
cho thấy hai vế đầu (không tham gia và không thừa nhận) đã thất bại rồi. Trung
Quốc cho rằng phán quyết không có tính ràng buộc, nhưng phán quyết nói rõ là có
tính cách ràng buộc trên phương diện pháp lý. Lẽ dĩ nhiên Toà án không có thực
lực để bắt Trung Quốc thực thi, nhưng toà án công luận thế giới sẽ gây sức ép
nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục ngoan cố.
Câu hỏi 5: Phán quyết của Tòa ảnh hưởng tới
Trung Quốc như thế nào? Xin cho biết dự báo về những bước đi tiếp theo của
Trung Quốc sau phán quyết?
Phán quyết của Toà rõ ràng cho biết là Trung Quốc đã
cố tình vi phạm các điều khoản của luật quốc tế mà Trung Quốc đã ký kết. Bước
đi tốt nhất sắp tới cho Trung Quốc là từ từ chấp nhận phán quyết nầy bằng cách
đàm phán với các nước trong khu vực và ASEAN để tạo điều kiện giảm căng thẳng
và xây dựng hợp tác mới trong trình trạng hoà bình. Nếu Trung Quốc cứ khăng
khăng tiếp tục chính sách hiện nay thì tôi nghĩ các nước trên thế giới sẽ phải
tìm cách giúp cho Trung Quốc hiểu biết hơn.
Câu hỏi 6: Phán quyết của Tòa có lợi hay hại
gì cho Việt Nam ?
Việt Nam
cần phải làm gì trong thời gian tới?
Phán quyết của Toà phần lớn là có lợi cho Việt Nam . Một là vì
Việt Nam
có bờ biển, lãnh hải và vùng độc quyền kinh tế dài nhất và rộng nhất ở khu vực
Biển Đông. Hai là Việt Nam
chiếm đóng nhiều thực thể nhất ở Trường Sa. Theo phán quyết thì Việt Nam được
toàn quyền hưởng EEZ tính từ bờ biển vì không có chồng lấn với ai, và Việt Nam
hoàn toàn có quyền khai thác dầu hỏa ở các khu vực như khu Tư Chính mà Trung
Quốc đã đem tầu ra dọa đuổi làm các nước khác sợ phải rút. Trung Quốc, sau phán
quyết, khó có thể sử dụng đường lưỡi bò để tiếp tục liếm các vùng lãnh hải và
vùng độc quyền kinh tế của Việt Nam
cũng như đe doạ các thực thể ở Trường Sa.
Trong thời gian tới Việt Nam
nên sử dụng một cách hữu hiệu phán quyết nầy để bảo vệ quyền lợi của Việt Nam trên các vùng chủ quyền của mình cũng như
quyền lợi của người dân Việt Nam ,
trong đó có ngư dân, trên biển cả. Xin nhắc lại là điểm 2 của phán quyết đã đề
cập đến ở trên khẳng định là tất cả các thực thể ở Trường Sa, trong đó có đảo
Itu Aba (Ba Bình) là đảo có tranh chấp lớn nhất không chỉ ở Trường Sa và Hoàng
Sa, cũng chỉ được 12 dặm chủ quyền vùng biển chung quanh. Do đó, bất chấp ai
nắm chủ quyền Hoàng Sa, cũng không có quyền đe doạ các thuyền bè hay đánh đắm
tàu cá của ngư dân khi đến gần 12 hải lý như Trung Quốc đã làm đối với ngư dân
Việt Nam .
Câu hỏi 7: Phán quyết của Tòa có ảnh hưởng thế
nào tới các quốc gia khác có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông?
Các quốc gia khác có tuyên bố chủ quyền trước hết là
có thể trở lại Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) để khẳng định chủ
quyền và đàm phán với nhau về những chồng lấn. Không được dựa vào việc dùng vũ
lực xâm chiếm rồi từ đó đòi hỏi đàm phán.
Câu hỏi 8: Xin cho biết ý kiến về bước đi tiếp
theo của Mỹ, ASEAN trong thời gian tới?
Mỹ sẽ tiếp tục kêu gọi mọi bên tuân thủ phán quyết của
Toà Thường trực và sẽ tiếp tục có sự hiện diện trên Biển Đông, trong đó có việc
cho tàu đi tuần tra để phòng ngừa sự leo thang bất ngờ của Trung Quốc. Còn đối
với ASEAN thì Trung Quốc sẽ tiếp tục gây chia rẽ cũng như lũng đoạn. Nhưng các
nước có lợi ích trực tiếp vì thế sẽ phải lên tiếng mạnh hơn để vận động dư luận
thế giới.
Câu hỏi 9: Tình hình Biển Đông trong thời gian
tới dự báo sẽ thế nào?
Trung Quốc sẽ tiếp tục vùng vẫy và khiêu khích. Nhưng
Mỹ, EU, Nhật, Úc, Ấn Độ, và nhiều nước khác đã cảnh báo Trung Quốc là làm như
thế thì Trung Quốc sẽ tự cô lập hoá chính mình thôi. Các nước trong và ngoài
khu vực sẽ cố gắng hoà hoãn để Trung Quốc không có cớ leo thang, nhưng nếu
Trung Quốc vẫn cứ cố tình gây hấn thì các nước bắt buộc phải có chính sách
thiết thực với Trung Quốc vì đây là vấn đề an ninh của toàn thế giới cũng như
vấn đề cốt lõi của luật pháp quốc tế.
Câu hỏi 10: Xin cho biết trong lịch sử đã có
vụ kiện nào tương tự như vậy hay không? Nếu có, các bên đã thực thi phán quyết
ra sao?
Đã có nhiều vụ kiện tương tự, tuy không giống hoàn
toàn, mà chính phán quyết có đề cập đến từ trang 400 trở đi. Phần lớn các phán
quyết được thi hành, tuy các nước lớn cậy mạnh nên ít thi hành hơn. Một trong
những trường hợp đó là vụ Nicaragua
kiện Mỹ năm 1986 trước Toà án Công lý Quốc tế (International Court of Justice)
về việc đào mỏ trong vùng biển của nước nầy và Mỹ bị xử thua nhưng không thực
thi phán quyết. Nhưng việc không thực thi nầy đã làm cho Quốc hội Mỹ phải cắt
hết các tài khoản mà chính quyền Tổng thống Ronald Reagan dùng để chống chính
thể Sandanista ở Nicaragua cũng như đã thúc đẩy các nước Trung Mỹ (Central
America) tìm giải pháp hoà bình cho Nicaragua.
Vấn đề hiện nay cũng tương tự như vụ kiện ở trên. Tuy
Toà án Thường trực không có cơ chế để cưỡng chế Trung Quốc thực thi và Trung
Quốc sẽ không rời bỏ các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã xây cất, áp lực của dư
luận thế giới sẽ dần dần có ảnh hưởng tích cực.
(Viet-studies)
-----------
Có nghĩa là thế giới kết tội TC xâm lược Biển Đông.
Trả lờiXóaÔng GS không biết hay trả vờ không biết?
Trả lờiXóabiển Đông của VN mất hết rồi, thật đấy cô bác anh chị ạ
Phán quyết của tòa trọng tài PCA và những bài viết phân tích về ý nghĩa của bản phán quyêt này phai in thanh sach,gọi là sách gối đầu giường để phát cho các ủy viên trung ương,ủy viên bộ chính trị,cho toàn thể đại biểu Quốc hội,cho thanh viên Chính phủ... họ năm đươc nội dung cơ bản để có đủ sự tự tin,mỗi khi Trung Quốc còn mưu đồ lấn chiếm biển đảo thì giám đứng lên cùng Nhân dân biểu tình phản đôi,đồng thời có lưc lượng bảo vệ ngư dân đánh băt cá trong vung biên của Viêt Nam đừng để tàu Trung Quôc đâm chìm rồi bảo tàu lạ như trươc đây.
Trả lờiXóaCứ lập luận cho bài bản (lý thuyết) đi nhưng ông làm ơn nhìn
Trả lờiXóavào THỰC TẾ và THỰC TIỄN mà CsVN.đã,đang và sẽ làm nhé,nếu có
cầm đèn chạy trước ô tô thì cũng nên cầm...đèn sáng,chứ không
nên nhờ ánh sáng LỜ MỜ chung quanh chiếu vào !
Muốn thắng kiện thắng trận Biển Đông, chớ ăn món gan ''Thỏ'' xào hành kiểu Ý ...
*****************************************
Chỉ gan Thỏ xào hành kiểu Ý
Với Nước Lạnh rượu trắng đã ghi
Vào Cảo thơm từ hơn hai thế kỷ !
Vẫn quyến rũ cưa chàng lạ kỳ
Ăn xong khỏi cần thuốc kích dục
Đáp máy bay vịt kìu rời Paris
Áo gấm về làng cỡi ngựa cái !
Món gan Thỏ xào hành kiểu Venise
Em thành Mắt-Toét Anh hóa Rô-Méo
Chuyện tình kết cuộc thật lâm ly !
Chỉ gan Khựa xào hành kiểu Chệt
Hoàng Sa Hành mới dám lên đường đi ! .. ..
Chỉ gan Thỏ xào hành kiểu Ý
Đúng Nước Lạnh dội nhụt Chí trai nhi ! .. ..
TRIỆU LƯƠNG DÂN
Nhân làm ăn thử món ''Gan THỎ xào hành kiểu Modena''
http://www.diendan.org/Doi-song/am-thuc/gan-xao-hanh-kieu-modena
của Siêu Đầu bếp Hàn Thuỷ