Biển chết, nhiều ngư dân đánh bắt gần bờ chuyển nghề.
Đi một đêm trên đất Đồng Hới, Quảng Bình, có thể bắt gặp rất nhiều người đi hát
rong để bán kẹo kéo, những người mẹ bồng con đi ăn xin, những em bé bán kẹo cao
su, vé số, những ông chạy xe ôm, những người nhanh chân hơn một chút thì trốn
sang Trung Quốc làm thuê… Mỗi người mỗi việc, và công việc nào cũng nghe nằng
nặng nỗi buồn và có chút gì đó trống trải, quạnh quẽ, buồn khó tả.
Tìm đường đi
làm thuê
Một người tên Thủy, sống ở Nhơn Trạch, Quảng Bình, vừa
trở về Việt Nam sau hơn một tháng trốn sang Trung Quốc làm thuê theo sự hướng
dẫn của một người quen, chia sẻ: “Giờ cá chết, như chồng tôi đây
cũng không có công ăn việc làm nên phải ở nhà. Giờ nhà nước cũng có chương
trình đưa sang các nước nhưng mà thường thì người ta đi chui sang Trung Quốc vì
không có tiền để đóng (thế thân). Nói chung là làm nhiều việc lắm, trong đó có
làm bánh kẹo, làm phụ việc, giúp việc hoặc làm hải sản. Làm rành nghề thì cũng
được một tháng sáu đến bảy triệu…”
Nhưng không phải ai cũng đủ may mắn để trốn sang Trung
Quốc mà không bị vướng bẫy buôn người. Chị Thủy cho biết là hầu hết ngư dân khi
không còn ra khơi được đều bị bế tắc, đàn ông không ra khơi được thì đi làm phu
bốc vác, vào Nam đi đánh cá
thuê cho các chủ tàu miền Nam
hoặc trốn sang Trung Quốc, sang Lào để làm thuê. Thời gian gần đây, người ta
trốn sang Trung Quốc nhiều hơn là Lào. Bởi trên đất Lào đã thừa người lao động
Việt Nam ,
có nhiều người sang đó cả tháng, tốn kém nhiều thứ mà vẫn thất nghiệp, làm thuê
quờ quạng đắp đổi qua ngày, trở về quê trắng tay.
Chính vì vậy, lựa chọn trốn sang Trung Quốc để đàn ông
thì đi đánh cá thuê, phụ nữ thì làm các công việc phụ trong ngành hải sản, đàn
ông kiếm được từ tám triệu đồng đến mười triệu đồng, phụ nữ kiếm được từ bốn
triệu đồng đến bảy triệu đồng đang là giải pháp cấp thời của nhiều gia đình ngư
dân Quảng Bình sau vụ cá chết.
Cũng
theo Thủy, hiện nay, nhà nước đã có chính sách đào tạo ngư dân trong độ tuổi
lao động theo tiêu chuẩn nước ngoài yêu cầu, nghĩa là độ tuổi từ 18 đến 35, để
đưa sang Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc để làm thuê. Nhưng muốn đi sang các nước
này, phải tốn kém một khoản chi phí khá lớn cho dù có nhà nước hỗ trợ. Chính vì
vậy, những người trong độ tuổi này không phải ai cũng có đủ điều kiện kinh tế
để đi. Chính vì vậy, đi làm thuê ở Lào và Trung Quốc theo đường tiểu ngạch, còn
gọi là lao động chui vẫn là lựa chọn của nhiều ngư dân Quảng Bình.
Một thanh niên tên Hải, vốn là lao động chính, là ngư
dân câu mực ngoài khơi, nhưng do ảnh hưởng gián tiếp của việc chất độc Formosa
thải ra biển, hầu hết hải sản đều không thể tiêu thụ, trong đó, nhu cầu tiêu
thụ mực hầu như đứng ở mức zero, cuối cùng, anh phải bỏ nghề câu mực để lái
taxi thuê, Hải chia sẻ: “Khách hàng trước đây còn đi xa,
như mua cua, mực thì mình còn chở đi xa được, chứ giờ khách không đi đâu cả, ở
khách sạn là chủ yếu. Đời sống thì giờ chỉ có đồ rừng, không có đồ biển. Ảnh
hưởng đến hải sản, biển không có nên mình không chở xa được, chỉ chở đi gần,
nên chỉ có 4,900 hoặc 5 ngàn tiền taxi cũng có nhiều…!”
Hiện tại, công việc lái taxi tại thành phố Đồng Hới,
Quảng Bình có thể được xem là công việc của người lượm ba rơi theo như lời nhân
xét của Hải. Bởi năm 2016 là năm du lịch Quảng Bình, thế mạnh ngành du lịch của
tỉnh này phụ thuộc rất lớn vào bờ biển và quần thể các động Phong Nha, Thiên
Đường cũng như ,một số động mới phát hiện. Tuy nhiên du lịch biển vẫn có sức
hấp dẫn mạnh nhất đối với du khách.
Một tương
lai mờ mịt
Khi bờ biển bị nhiễm độc, lượng khách du lịch đến
thành phố Đồng Hới giảm hẳn, kéo theo các dịch vụ du lịch cũng tổn thất nặng
nề. Chỉ riêng vấn đề thu nhập của người lái taxi, Hải cho biết là chưa bao giờ
anh phải nhận tiền cước phí 4,900 đồng cho nửa cây số đầu tiên nhiều như bây
giờ. Nghĩa là khách đi taxi ra biển để chơi, ra được một đoạn thấy quán xá đìu
hiu, lại quay xe trở vào đường chính và xuống xe, trả cho anh 5000 đồng vì anh
không có 100 đồng để thối cho khách. Chuyện này hầu như người lái taxi nào cũng
có thể gặp trong ngày. Và 4,900 đồng thì chỉ có thể mua được một ổ bánh mì hoặc
một gói mì ăn liền chứ không mua được gì khác.
Theo thông tin của ngành du lịch tỉnh Quảng Bình, mới
đây nhất, sở văn hóa, thể thao và du lịch Quảng Bình đã ra thông báo giảm 30%
phí vé tham quan tại động Phong Nha, động Tiên Sơn và động Thiên Đường cho du
khách có lưu trú tại Quảng Bình; các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh đồng loạt
đăng ký giảm giá từ 20 – 40% so với giá niêm yết. Du lịch Quảng Bình cũng đưa
vào khai thác mới các tuyến điểm du lịch hấp dẫn như tuyến du lịch Khám phá
hang Va – hang Nước Nứt, những trải nghiệm khác biệt; điểm du lịch Chùa Hoằng
Phúc; tuyến du lịch khám phá động Thiên Đường 7,000m.
Trong tháng 7 này, Quảng Bình đã tổ chức nhiều hoạt
động phục vụ khách du lịch như Festival Bia quốc tế Quảng Bình; Giải đua bơi
Quốc tế với sự tham gia của Lào và Thái Lan; diễu hành thuyền buồm trên sông
Nhật Lệ và biển Nhật Lệ. Sở này cũng vừa thực hiện một buổi giới thiệu quảng bá
và xúc tiến du lịch Quảng Bình tại thành phố Đà Nẵng vào tháng 6 vừa rồi với hy
vọng lượng khách du lịch đến tỉnh này có thể tăng lên.
Chị Lan, bán hàng rong trong khu vực nhà ga xe lửa
Đồng Hới, chia sẻ: “Nói
chung thì không có việc gì để làm, chứ ở nhà lấy gì mà ăn. Họ vào đến tận miền
Nam, Vũng Tàu để làm ăn, vào biển Ninh Chữ để làm thuê, có gì làm thuê được thì
làm. Nói chung đói hơn kì trước, từ hồi cá chết chừ thì đàn bà không có gì để
làm. Nhờ đàn ông đi làm, đàn bà phụ gì được thì phụ. Họ hỗ trợ ít gạo, cho được
ba trăm ngàn đồng, nhưng cho có thôi chứ làm sao đủ, đời sống thiếu lắm!”
Chị Lan cho biết thêm là hầu hết người làm nghề đánh
bắt gần bờ đều phải bỏ nhà đi làm thuê, bởi ở lại quê nhà, khó có thể làm gì để
kiếm được 3 triệu đồng mỗi tháng.
Như chị, đi bán hàng rong suốt hai tháng nay chẳng dư
được đồng nào, hầu hết là đắp đổi qua ngày. Dường như với người đánh bắt, một
khi được gắn với biển cũng giống như con cá được sống với nước sạch. Ngược lại,
khi bỏ lưới lên bờ, chẳng khác nào con cá phải sống trong môi trường nước đầy
độc tố, đụng đâu cũng thấy ngột ngạt và chẳng biết đâu mà lần.
Nói cho cùng, với những ngư dân Quảng Bình nói riêng
và miền Trung nói chung, một khi biển chết, dường như một tương lai chết dần
chết mòn cũng đang đến với họ. Và sự chết này đang lan dần sang nhiều nhóm
ngành nghề khác.
------------
Giải pháp thực tế cho ngư dân là nạn nhân của Formosa: Đói khổ giáp hạt! Thôi thì vượt biên sang Trung Quốc để chồng thì đi làm thuê cho các tàu đánh cá của chúng ở Hoàng Sa và Trường Sa, còn vợ thì làm ô sin và các con thì đi nhặt rác ... để kiếm sống qua ngày cái đã. Hôm nào có tiền bồi thường thì mò về lĩnh, và khi có bầu cử gì đó thì về bầu để giữ hộ khẩu, rồi lại tiếp tục tha phương cầu thực!
Trả lờiXóahttp://www.tienphong.vn/xa-hoi/can-canh-rac-chat-dong-ca-chet-trong-formosa-1031028.tpo Cận cảnh rác chất đống, cá chết trong Formosa. FORMOSA ĐANG ỈA LÊN, ĐANG ĐÁI LÊN ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA. CÁC QUAN CHỨC KHỐN NẠN VIỆT NAM RƯỚC FORMOSA VỀ ỈA LÊN ĐÂT NƯỚC CHÚNG TA. "Hạnh phúc của bà Chủ tịch Quốc hội đựng trong tà áo đẹp".
Trả lờiXóaMấy người dân trong bài này sao phát biểu linh tinh , phản động . Đề nghị Côn an giáo dục thẳng tay như đối với những người biểu tình HS-TS , đúng là dân đen nên họ không biết mới đây báo nước ngoài đã xếp nước Cộng Sản VN đứng hàng thứ 5 về hạnh phúc trên thế giới , trong khi đó Đế quốc Mỹ xâm lược xếp tới thứ 108 .
Trả lờiXóaBí thư HN nói : Thà sống nghèo mà hạnh phúc . Quá đúng luôn , những người dân ven biển nay họ được sống thật hạnh phúc theo ý nghĩa này .
Đất nước của CN MacLenin thật đáng sống .
VN xếp hạng thứ 5 về hạnh phúc , 7 nước cường quốc kinh tế trong G7 cũng thèm thuồng cảnh sống nghèo mà hạnh phúc của dân 4 tỉnh miền Trung .
Nước đứng hàng thứ 5 về hạnh phúc , hèn gì dân TQ đổ xô vào VN sống , ngày càng nhiều .
Một đời đi biển, giờ chuyển chỉ có 2 nghề thích hợp: Nam làm thuê,trộm cướp. Nữ giúp việc, bán trôn. Tiền đi lại tàu xe đã có 500 triệu đô la tài trợ
Trả lờiXóaSống ở Việt Nam, trong vòng kim cô của Đảng cộng sản thắt chặt. Nhân dân hãy yên tâm ăn không no, đói không chết. Mọi việc sẽ có Đảng và nhà nước lo.
Trả lờiXóađãng tạo ra môi trường sinh sống ấm no phát triển cho dân thì khó nhưng xúi giục,khuyến khích họ đi làm culi khắp thế giới thì đại tài.
Trả lờiXóađi biểu tình đòi biển sạch thì bị đánh vỡ mặt, đó mới là thiên đường xhcn giống như venezuela xây dựng xhcn mà giờ dân tranh nhau mua giấy chùi đít
Trả lờiXóaĐảng ta vĩ đại thật(Đảng bộ và Chính quyền tỉnh Hà Tĩnh) chỉ cần một dư án Formosa giết chết môi trường biển đã bần cùng hóa đươc mấy chục vạn ngư dân phải bỏ biển để lang thang kiếm sống với một tương lai vô định.
Trả lờiXóaLà nhường biển lại cho Tàu
Trả lờiXóahttp://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20110603/vinashin-lo-hang-nghin-ti-dong/440768.html
Trả lờiXóaNhưng Dầu Khí VN thời Đinh La Thăng còn có "thành tích" gấp 3, 4 lần!
Ngư dân VN sang TQ làm thuê?
Trả lờiXóaĐể bọn thất nghiệp Trung Quốc sang thả chất tharicos độc xuống biển tiếp tục giết cá?
Tội tại ai?
Nguyễn Phú Trọng và ĐCS nhẫn tâm, độc ác,lưu manh.
Cuối cùng phải sang làm nô lệ cho lũ Tàu Khựa cộng?
Trả lờiXóaMẹ cha bọn bất tài cứ phá VN đến bao giờ?!
Từ ngư dân chuyển nghề sang bốc vác cửu vạn, trai xe ôm, gái bán bia ôm
Trả lờiXóaNhường biển lại cho Tàu
Trả lờiXóaChuyển đi mộ phu xứ người, vợ con bọ mạ đất đai ợ nhà đã có đảng và nhà nước lo tất tần tật từ a tới z nhá
Trả lờiXóaXem thằng chó Võ kim cự trả lời quanh co và trơ tráo khi bị báo Tuổi Trẻ phỏng vấn và truy đến cùng, thằng này phủi bỏ trách nhiệm của hắn ở Formosa và đổ tôi cho Formosa!
Trả lờiXóahttp://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160724/ong-vo-kim-cu-neu-khong-co-su-co-formosa-tao-nguon-thu-lon/1142761.html