Trung Quốc tăng tốc xây dựng trên một số rạn san hô đang tranh chấp |
Tòa án quốc tế đã ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ
quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, ủng hộ vụ kiện của Philippines .
Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở Hague nói không
có bằng chứng Trung Quốc trong lịch sử đã kiểm soát đối với vùng biển hay tài
nguyên ở đó.
Trung Quốc
gọi phán quyết là “vô căn cứ”.
Tân Hoa Xã nói phán quyết “không có giá trị”. Hãng tin
nhà nước Trung Quốc nói: “Toà trọng tài không có quyền tài phán, Trung Quốc
không chấp nhận, cũng không công nhận.”
Trung Quốc tuyên bố "chủ quyền không thể chối
cãi" đối với khoảng trên 85% diện tích Biển Đông, tương đương 3 triệu trên
tổng số 3,5 triệu cây số vuông toàn bộ vùng biển này.
Tòa án ở Hague nói Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của
Philippines .
Tòa nói Trung Quốc cũng gây “thiệt hại nghiêm trọng
cho môi trường san hô” khi xây các đảo nhân tạo.
>>Cập nhật trực tiếp của BBC
>>Cập nhật trực tiếp của BBC
Ngoại trưởng Philippines
kêu gọi "kiềm chế và tỉnh táo" tại Biển Đông ngay sau phán quyết của
Tòa Trọng tài quốc tế có lợi cho Manila .
"Các chuyên gia của chúng tôi đang nghiên cứu
phán quyết này cẩn trọng và triệt để bởi đó là kết quả quan trọng của tòa trọng
tài."
Ngoại trưởng Perfecto Yasay nói tại một cuộc họp
báo."Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế và tỉnh táo. Philippines
khẳng định hết sức tôn trọng quyết định cột mốc này".
"Đường Chín Đoạn" chạy có những chỗ cách xa
khỏi Trung Hoa lục địa tới 2.000km và vào sát bờ biển Philippines , Malaysia
và Việt Nam
vài trăm cây số.
"Đường Chín Đoạn" ban đầu xuất hiện trên một
bản đồ của Trung Quốc hồi 1947 với 11 đoạn đứt quãng, khi lực lượng hải quân
của Cộng hoà Trung Hoa thuộc Quốc Dân đảng khi đó kiểm soát được một số đảo vốn
do Nhật chiếm đóng trong thời Đại chiến Thế giới lần thứ hai.
Khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm
1949 và Quốc Dân đảng phải bỏ chạy ra Đài Loan, chính quyền cộng sản đã tự
tuyên bố mình là đại diện hợp pháp duy nhất của Trung Quốc và thừa kế toàn bộ
các tuyên bố về biển đảo của nước này trong khu vực.
Sau đó, đầu thập niên 1950, hai "đoạn đứt
quãng" được bỏ đi ở khu vực Vịnh Bắc Bộ như một hành động thân thiện của
Bắc Kinh với chính quyền miền Bắc Việt Nam.
PCA là tổ chức liên chính phủ lâu đời nhất thế giới,
chuyên xử lý các vụ tranh chấp quốc tế thông qua biện pháp trọng tài "và
các biện pháp hoà bình khác".
PCA được thành lập năm 1899 trong Hội nghị Hoà bình
Hague, do Sa Hoàng Đệ Nhị của Nga tổ chức. Cơ quan này dẫn chiếu tới các hợp
đồng, các thoả thuận đặc biệt, và nhiều hiệp ước khác nhau của Liên hợp quốc để
phân xử tranh chấp.
PCA cũng hiện diện thường trực tại Mauritius , và có thể tiến hành các
phiên tranh tụng trên toàn thế giới.
'Sự ủng hộ
quốc tế'
Trong khi đó, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận
gần quần đảo Hoàng Sa.
Phiên
điều trần của Tòa Trọng tài trước đây kết luận rằng tòa sẽ ra phán quyết ít
nhất bảy trong 15 điểm Philippines
đưa ra và vẫn đang xem xét tám điểm khác.
Bắc Kinh cố gắng tìm sự ủng hộ quốc tế cho lập trường
của họ rằng nên bác phán quyết của tòa.
Các nhà ngoại giao Trung Quốc đã viết một loạt bài
trên các báo tiếng Anh chỉ rõ lập trường của Bắc Kinh về Biển Đông.
Trung Quốc cho biết khoảng 60 quốc gia ủng hộ lập
trường của họ rằng nên bác phán quyết của tòa, nhưng chỉ một vài nước tuyên bố
ủng hộ họ công khai.
Họ cáo buộc Trung Quốc cấm đánh bắt cá, nạo vét để bồi
đắp đảo nhân tạo và gây nguy hiểm cho tàu bè tại Biển Đông.
Họ cũng yêu cầu tòa bác tuyên bố chủ quyền của Trung
Quốc về 'đường chín đoạn', chiếm giữ 90% Biển Nam Hải (Biển Đông), trên bản đồ
chính thức của Trung Quốc.
Theo nhà báo và cũng là nhà nghiên cứu Biển Đông Bill
Hayton, phần lớn vụ kiện là yêu cầu tòa án ra phán quyết về những tuyên bố chủ
quyền của mỗi quốc gia tại Biển Đông.
Phán
quyết 'chứng tỏ thượng tôn pháp luật'
Bình luận về phán quyết do tòa Trọng tài Thường trực ở
Hague đối với vụ Philippines
kiện Trung Quốc, Tiến sỹ Trần Công Trục cho rằng điều này "chứng tỏ rằng
thượng tôn pháp luật được đề cao".
Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam nói ông
"hoan nghênh, đề cao sự công tâm, minh bạch, đúng đắn của phán quyết của
hội đồng trọng tài PCA (Tòa Trọng tài Thường trực) đứng ra làm việc hết sức có
ý nghĩa này".
Tòa quốc tế ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền và
đường chín đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông hôm 12/07, kết luận không có căn
cứ pháp lý "để Trung Quốc đòi quyền lịch sử với các vùng biển nằm trong
‘đường chín đoạn” theo thông cáo của tòa.
Bình luận về sự ảnh hưởng tới tranh chấp giữa Việt Nam
và Trung Quốc trên Biển Đông, ông Trần Công Trục cho rằng phán quyết giúp Việt
Nam "khẳng định việc Việt Nam vận dụng và thực thi công ước này [Công ước
về Luật biển năm 1982] để xác lập quyền và lợi ích của mình trong Biển Đông một
cách hợp pháp và nó là cơ sở để Việt Nam tiếp tục đấu tranh để bảo vệ cho các
quyền và lợi ích hợp pháp của mình."
Ông nhấn mạnh: "Cần nhớ rằng tranh chấp trong
Biển Đông ngoài tranh chấp vừa có phán quyết thì còn nhiều loại phức tạp hơn
nhiều mà Việt Nam
và các nước khác trong khu vực còn phải tiếp tục cùng nhau giải quyết."
Tiến sỹ Trực khẳng định hiện Việt Nam vẫn thực hiện các giải pháp đàm phán, nhưng,
"Việt Nam
có thể tính tới giải pháp pháp lý nếu đàm phán không thành công hoặc đàm phán
kéo dài."
Ông cũng cho biết ông không hề ngạc nhiên trước phản
ứng của Trung Quốc đối với phán quyết này.
>> Tòa Trọng tài bác bỏ đường yêu sách …
>> Tòa Trọng tài bác bỏ đường yêu sách …
=>>http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2016/07/160712_scs_philippines_china_arbitration_ruling
(BBC)
(BBC)
Nhật
Bản yêu cầu các bên tôn trọng
phán quyết của PCA
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida tuyên bố “phán
quyết của PCA là cuối cùng và mang tính ràng buộc pháp lý”.
Reuters ngày 12/7 dẫn lời Ngoại trưởng Nhật Bản
Fumio Kishida cho rằng, phán quyết của PCA là “phán quyết cuối cùng mang tính
ràng buộc pháp lý” và các bên liên quan trong trường hợp này cần phải tuân thủ.
Ngay sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tuyên bố
Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên
bên trong "đường lưỡi bò", Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida trong
một tuyên bố cho biết, Nhật Bản ủng hộ mạnh mẽ tầm quan trọng của luật pháp
quốc tế và việc sử dụng các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hay cưỡng
chế trong việc tìm kiếm giải quyết tranh chấp hàng hải.
Trong
khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát thông cáo ngang nhiên cho rằng, Trung
Quốc "có chủ quyền đối với các đảo" ở Biển Đông, bao gồm cả quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa.
Tuyên bố của Bộ này có đoạn: “Chính phủ Trung
Quốc nhắc lại rằng, Trung Quốc sẽ không chấp nhận bất kỳ một bên thứ ba nào tìm
cách hòa giải tranh chấp hoặc áp đặt các biện pháp hòa giải lên Trung Quốc liên
quan đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ và phân giới lãnh hải ở Biển Đông”./ (VOV)
-------------
VN cũng nên học Phi lập phong trào Chexit , đuổi Khựa ra khỏi biển Đông : http://soha.vn/dan-philippines-lap-phong-trao-chexit-duoi-trung-quoc-khoi-bien-dong-20160712081448268.htm
Trả lờiXóaTS Trần công Trục: Việt nam vẫn thực hiện giải pháp đàm phán, nhưng "Việt Nam có thể tính tới giải pháp pháp lý nếu đàm phán không thành công hoặc đàm phán kéo dái".TRỜI Ạ! Còn gì để đàm với phán , nó hiện rõ từng đường tơ kẻ tóc TQ là kẻ xâm lươc 10 mươi, nắm quyền chi phối VN thì đàm phán cái nổi gì ngài Trục, van xin thì có thưa ngài...Hảy dũng cãm theo chân Philippines, cơ hội đến mà để tuột mất thì tiêu tùng VN.
Trả lờiXóaNếu Tập Cận Bình còn một chút liêm sỉ thì hãy ra lệnh cho bộ ngoại giao và hệ thống truyền thông ngậm miệng lại, đừng lu loa nữa, thối lắm!
Trả lờiXóaViệt biết thân biết phận, ngậm miệng từ lâu rồi
Xóa
Trả lờiXóaPhải gạt Triệu Giọt lệ vùng lên vì Tự do - Dân chủ !
*******************************************
https://www.youtube.com/watch?v=YOs8rp4Pf30
Thôi khóc cá nữa em !
Thôi khóc biển nữa anh !
Thôi khóc người nữa chị !
Phải gạt Triệu Giọt lệ
Cùng vùng lên vì Tự do - Dân chủ !
Đạp chế độ Bác và Đảng bán Nước hại Dân
Xuống tận bùn đen
Đã đến lúc Loài Người tiến bộ cùng chúng ta
Chống Đại Hán gian hiểm
Tòa Trọng tài Thường trực khẳng định:
“Trung Quốc không có cơ sở pháp lý nào
Để đòi chủ quyền trong vùng biển
Nằm trong ‘đường 9 đoạn’”
Lưỡi Bò Tàu nay Nhân loại tiến bộ muốn cắt rồi !
Chỉ có bọn vịt gian bán Nước tay sai bầy tớ tôi
Chúng ta cùng vùng lên diệt chúng
Kiên nhẫn bất bạo động đã quá đủ thôi
https://www.youtube.com/watch?v=nvuO1QfTqRA
Thôi khóc cá nữa em !
Thôi khóc biển nữa anh !
Thôi khóc người nữa chị !
Phải gạt Triệu Giọt lệ
Cùng vùng lên vì Tự do - Dân chủ !
Đạp chế độ Bác và Đảng bán Nước hại Dân
Xuống tận bùn đen
Bọn vịt gian bán Nước tay sai chỉ nói suông
Không một lời bắt đồng chí Trung C..uốc phải thi hành
Vì chúng là tớ với chủ vẫn trung thành !
Từ Hoàng Sa năm 1974 đến nay
Từ xâm lăng năm 1979 biến giới Bắc
Từ cưỡng chiếm Trường Sa năm 1988
Nhìn vào thắng lợi Công pháp Phi Luật Tân
Kiếp phận Việt Nam ta thấy sao quá tủi thân !
Vì chúng là tớ vẫn trung thành với chủ !
Chỉ vì chế độ Bác và Đảng bán Nước hại Dân
Thôi khóc cá nữa em !
Thôi khóc biển nữa anh !
Thôi khóc người nữa chị !
Phải gạt Triệu Giọt lệ
Cùng vùng lên vì Tự do - Dân chủ !
TRIỆU LƯƠNG DÂN Nguyễn Hữu Viện
Trả lờiXóaDân Phi may mắn có một bậc Quốc sư như Tổng thống Aquino
**********************************
http://3hb16247e7cw396nr92x2pjx78n.wpengine.netdna-cdn.com/wp-content/uploads/2010/10/pnoy_presscon_supreme.jpg
Toà Trọng tài vừa phán quyết lịch sử
Nhờ Dân Phi có một bậc Quốc sư
Biết Tàu sợ nhất dư luận quốc tế
Tổng thống Phi đánh vào tử huyệt Tàu :
Đưa Đại Hán ra Tòa Quốc tế !
Vũ khí Phi là pháp lý hàng đầu
Sức mạnh Phi là Tinh thần Dân tộc
Bảo vệ chính đáng có gì sợ đâu !
Bảo đảm Tương lai thế hệ con cháu
Tự do hàng hải cho mọi nước cả Tàu
Ổn định Hòa bình cùng an ninh khu vực
Dựa Công pháp tìm đáp án công bằng bền lâu
Tổng thống Phi viễn kiến nhìn xa thấy rộng
Châu chấu đá voi khổng lồ ác độc đầu trâu
Phi chiến thắng Tàu trên Nhân tâm toàn thế giới
Chẳng mất một giọt máu Dân Phi chẳng đớn đau
Nhìn qua Nước Việt nay thật uất hận tủi nhục
Phù thủy nhỏ nước lú - tự cùm tay quỳ phục cúi đầu ..
TỶ LƯƠNG DÂN