Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng. Ảnh: FMPRC |
Ngày 12/7, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng Trung
Quốc và nhiều hãng thông tấn chính thức của nước này đồng loạt trơ tráo bác bỏ
phán quyết vụ kiện Biển Đông của tòa án quốc tế.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiếp tục bác bỏ phán quyết
của Tòa Trọng tài, khẳng định các đảo, đá mà nước này đang kiểm soát có vùng
đặc quyền kinh tế và ngư dân nước này đã hoạt động trong khu vực suốt 2.000 năm
qua.
Bắc Kinh khẳng định cái gọi là "chủ quyền"
với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam đồng thời ngang ngược cho
rằng các việc làm của Bắc Kinh "hợp pháp và phù hợp với thông lệ quốc
tế".
Trước đó, tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Trung
Quốc, người phát ngôn Lục Khảng hung hăng khẳng định Bắc Kinh "không quan
tâm" đến phán quyết về vụ kiện Biển Đông mà Tòa Trọng tài Thường trực
(PCA) công bố.
Ông Lục lại viện lập luận sai trái rằng cơ quan này
không có thẩm quyền phân xử vụ việc. "Chúng tôi sẽ không chấp nhận bất cứ
phán quyết nào",Reuters dẫn lời ông Lục Khảng.
Tân Hoa xã kêu ca tòa trọng tài "lạm dụng
luật pháp đã ban hành một phán quyết không căn cứ" về vụ kiện do Philippines
khởi xướng. Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Trung Quốc ra thông báo khẳng định phán
quyết của PCA sẽ không ảnh hưởng đến "chủ quyền" phi lý nước này tự
nhận.
"Quân đội Trung Quốc kiên quyết bảo vệ chủ quyền,
an ninh, các quyền và lợi ích hàng hải quốc gia, kiên quyết gìn giữ hòa bình và
ổn định khu vực, đối phó với mọi thách thức và mối đe dọa", Bộ Quốc phòng
Trung Quốc hàm ý đe dọa.
Dự đoán về phản ứng của Trung Quốc với phán quyết, tờ Thời
báo Hoàn Cầu hiếu chiến cảnh báo rằng điều này còn tùy thuộc vào
"những hành vi gây hấn" (nếu có). "Đến nay, không nước liên quan
nào mong muốn đối đầu quân sự. Tuy nhiên, tất cả các bên đều đã có động thái
chuẩn bị về mặt quân sự".
Trước đó, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk khi
gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hôm nay đã nhấn mạnh phán quyết của tòa
PCA về Biển Đông "rất quan trọng".
"Một trật tự thế giới dựa trên luật pháp mang lại
lợi ích chung đối với cả Trung Quốc và Liên minh châu Âu, chúng ta có nghĩa vụ
duy trì và bảo vệ điều này", ông Tusk nói.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Philippines ngày 12/7 tuyên bố hoan
nghênh phán quyết của tòa án, đồng thời kêu gọi người dân kiềm chế và bình tĩnh
để tránh phản ứng quá khích. Ngoại trưởng Philippines Yasay dự kiến chủ trì một
cuộc họp báo để nêu rõ quan điểm Manila về
phán quyết.
"Các chuyên gia của chúng tôi đang nghiên cứu về
phán quyết thận trọng. Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan cần giữ bình tĩnh và
kiềm chế. Philippines
mạnh mẽ khẳng định rằng chúng tôi tôn trọng phán quyết mang ý nghĩa cột mốc
này", Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay nói.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nhật Bản khẳng định đây là
kết luận cuối cùng, có tính ràng buộc pháp lý và các bên liên quan cần tuân
thủ. Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida khẳng định Tokyo tiếp tục ủng hộ tầm quan trọng của việc
sử dụng luật pháp và các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hay cưỡng
chế, trong việc giải quyết tranh chấp trên biển.
Chiều 12/7, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán
quyết cuối cùng về vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên
Biển Đông sau hơn 3 năm thụ lý.
Một trong những nội dung đầu tiên PCA đưa ra là Trung
Quốc không có chủ quyền lịch sử ở Biển Đông.
Ngoài ra toà cũng tuyên bố không một cấu trúc nào ở
Trường Sa có khả năng duy trì đời sống con người ở đó nên không điểm nào có
vùng đặc quyền kinh tế hay vùng thềm lục địa.
“Tòa thấy rằng Trung Quốc đã xâm phạm quyền chủ quyền
của Philippines tại Vùng Đặc quyền kinh tế thông qua các biện pháp như ngăn
chặn tàu đánh cá và tàu thăm dò của Philippines, xây dựng đảo nhân tạo và không
thể ngăn ngư dân Trung Quốc đánh cá trong khu vực này”, Tòa Trọng tài nhấn mạnh.
Tòa cũng cho rằng ngư dân Philippines
và ngư dân Trung Quốc có quyền đánh cá ở Bãi cạn Scarborough nhưng Trung Quốc
đã can thiệp để ngăn chặn ngư dân Philippines tiếp cận vùng biển.
(News.zing.vn)
--------------
Trung cộng thì cũng như Việt cộng,trơ trẽn đến thế là cùng.
Trả lờiXóaĐây mới thực sự là Cơn Giẫy Chết
Trả lờiXóaT.Q là nước có truyền thống "vừa ăn cướp vừa la làng" và bản chất "Cà cuống chết đến đít còn cay" . Vì vậy T.Q phản ứng theo kiểu lưu manh, côn đồ trước phán xét của Tòa án quốc tế là chuyện thường ngoài đường , xó chợ . Là kẻ côn đồ T.Q không những không tôn trọng Luật pháp quốc tế mà còn xuyên tạc sự thật và công lý. Một đảng và nhà nước như vậy không thể là văn minh và tiến bộ. Nhưng không hiểu tại sao ông TBT ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng lúc nào cũng khúm núm trước Tập Cẩm Bình, luôn miệng tụng niệm hữu nghị Việt -Trung là 4 tốt và 16 vàng . Nếu ông Trọng không có nhầm lẫn thì chỉ có hạ cấp và tay sai của T.Q mới tỏ thái độ và hành vi đáng nhục nhã xấu hổ như vậy. Sau khi tòa án LHQ phán quyết bác bỏ yêu sách đường 9 đoạn của T.Q ở biển Đông, nhiều nước đã đã lên tiếng đồng tình ủng hộ và vui mừng vì công lý được tôn trọng bảo vệ. ĐCSVN và chính phủ VN và báo chí nhà nước chỉ lo vụ đổ trộm rác thải Formosa ở Hà Tĩnh, triển khai N/Q TW 3 khóa 12 ( không hề đả động đến biển Đông). Thái độ và hành xử đó của Bộ chính trị ĐCSVN và Chính phủ là vô trách nhiệm với vận mệnh của Tổ quốc, Dân tộc VN. Vậy Bộ chính trị đứng đầu là ông TBT phỏng có ích gì cho Tổ quốc và Nhân VN ?
Trả lờiXóaĐả đảo tên phát xít thời đại mới Tập cận Bình !
Trả lờiXóatập quyền sinh ra phát xít , dê hiểu
Trả lờiXóaphải đả đảo luôn những con chó cụp đuôi liếm gót tàu cộng ...
Trả lờiXóa