Phát ngôn viên Hồng Lỗi của Trung Quốc khẳng định chủ quyền “không thể tranh cãi” đối với quần đảo Hoàng Sa, và nói rằng cuộc tập trận thường niên diễn ra trên lãnh thổ của Trung Quốc |
Trung Quốc bác bỏ lời kêu gọi ngưng tập trận trên biển
Đông của Hà Nội, trong khi có ý kiến nói chính quyền của ông Tập Cận Bình đang
phô trương sức mạnh trước khi Tòa Trọng tài (PCA) ra phán quyết về vụ kiện của
Philippines.
Sau khi Bắc Kinh thông báo thực hiện cuộc diễn tập
quân sự gần quần đảo Hoàng Sa từ ngày 5 – 11/7, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ngay
lập tức “phản đối mạnh mẽ”, đồng thời yêu cầu Trung Quốc “chấm dứt ngay”.
Đáp lại, hôm 6/7, người phát ngôn viên Hồng Lỗi của
Trung Quốc khẳng định chủ quyền “không thể tranh cãi” đối với quần đảo Tây Sa
[Hoàng Sa], và nói rằng cuộc tập trận thường niên diễn ra trên lãnh thổ của
Trung Quốc.
Ông Hồng nói: “Trong khi cuộc diễn tập không nhắm vào
bất kỳ một nước thứ Ba nào, chúng tôi hy vọng nước qua ngại nên nhìn nhận vấn
đề này một cách khách quan”.
Một số người trong giới phân tích cho rằng Bắc Kinh tổ
chức tập trận để thị uy nước khác, ngay trước khi Tòa ở La Haye, Hà Lan, đi tới
quyết định được trông đợi.
Khi
được hỏi rằng Trung Quốc muốn gửi tới các nước có tranh chấp thông điệp gì qua
hoạt động quân sự kéo dài một tuần tại vùng biển tranh chấp, Tiến sĩ Lê Hồng
Hiệp từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore nhận định rằng “khó khẳng định
được ý đồ của Trung Quốc”.
Ông nói thêm: “Cho dù Trung Quốc có những cuộc tập
trận ở quy mô như thế nào, với phạm vi ra làm sao, tôi nghĩ nó không thay đổi
bản chất phán quyết của PCA cũng như tình hình trên thực tế. Hành động của
Trung Quốc thể hiện sự cứng rắn, diễn ra từ trước đến nay rồi, chứ không phải
tới thời điểm bây giờ mới xuất hiện. Tôi nghĩ thông điệp của Trung Quốc gửi ra
không hẳn rõ ràng, và nếu như, Trung Quốc thực sự có ý đồ nào đấy, dùng sức
mạnh quân sự để răn đe các nước khác và tòa PCA, nó sẽ không thành công như
Trung Quốc mong muốn. Phán quyết của PCA vẫn có giá trị, bất chấp hành động của
Trung Quốc trên biển Đông, cụ thể là cuộc tập trận ở Hoàng Sa”.
Không chỉ đáp trả Việt Nam trên bình diện ngoại giao,
Trung Quốc còn công kích Việt Nam trên “mặt trận” báo chí do nhà nước kiểm soát
của nước này.
Tờ Hoàn cầu Thời báo hôm 6/7 tuyên bố rằng Bắc Kinh sẽ
không ngừng tập trận “chỉ vì Hà Nội phản đối”.
“Sự phản đối này không khác gì những tuyên bố của Việt
Nam
mỗi khi Trung Quốc có bất kỳ động thái nào ở Tây Sa [Hoàng Sa]. Thách thức
Trung Quốc về Tây Sa có thể là một trong các chiến thuật của Hà Nội nhằm có
thêm trọng lượng trong việc tranh chấp Nam Sa [Trường Sa]”, tờ báo theo chủ
trương dân tộc cực đoan nói.
Hoàn cầu Thời báo còn cho rằng Việt Nam sẽ không duy trì được sự ổn
định “nếu thiếu ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc”.
Bắc Kinh thời gian qua tuyên bố đã nhận được sự hậu
thuẫn của hàng chục quốc gia về vấn đề chủ quyền biển Đông, nhưng theo tờ The
Wall Street Journal, chỉ có 8 nước công khai ủng hộ.
Về nỗ lực này, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp nhận định rằng
Trung Quốc đang “tiến hành các hoạt động ngoại giao để bảo vệ lợi ích của mình”.
Nhà nghiên cứu này nói thêm:
“Những nỗ lực ngoại giao của Trung Quốc có hiệu quả
hạn chế. Bản chất vấn đề ở đây chính là phán quyết pháp lý của Tòa Trọng tài
Thường trực, và nó sẽ làm suy yếu về mặt pháp lý cũng như chủ quyền của Trung
Quốc ở biển Đông, cụ thể là ở khu vực Trường Sa. Cho dù các quốc gia ủng hộ,
hay phản đối, phán quyết của PCA vẫn có giá trị, và vẫn sẽ được nhiều các quốc
gia khác ủng hộ. Chính vì thế, đây sẽ là một gánh nặng đối với Trung Quốc trong
thời gian tới”.
Trong cuộc họp báo hôm 23/6, phát ngôn viên Bộ Ngoại
giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố rằng ít nhất 47 quốc gia đã ủng hộ lập
trường của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp ở biển Đông.
Ông Vũ Quang Việt, một cựu nhân viên của Liên Hiệp
Quốc, và hiện nghiên cứu vấn đề biển Đông, nói rằng những việc làm của Trung
Quốc thời gian qua nhằm mục đích “trấn an dư luận trong nước”.
Ông Việt nói thêm:
“Trung Quốc khi khắp nơi để họ vận động các nước không
liên quan gì tới biển Đông ủng hộ họ. Trung Quốc muốn tạo dư luận trên thế
giới, nhưng bản thân họ muốn dùng thông tin đó để tạo dư luận của Trung Quốc,
cho người dân tin tưởng vào chính sách của [ông] Tập Cận Bình, và Trung Quốc sẽ
sẵn sàng bảo vệ những cái gì Trung Quốc coi là của mình”.
Ông Việt nhận định thêm rằng Hà Nội sẽ tính toán các
bước đi tiếp theo “tùy theo phán quyết của tòa”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình hôm 4/7 cho
biết rằng Việt Nam “luôn theo dõi sát diễn biến vụ kiện và mong muốn Tòa Trọng
tài sẽ đưa ra phán quyết công bằng và khách quan, tạo cơ sở cho việc giải quyết
hòa bình các tranh chấp ở biển Đông”.(VOA)
------------
Giả sử tôi là Nú, Ếch, Niểng, Nịch, Ngân Cám... không được nhân dân ủng hộ, không có đồng minh mạnh mẽ trên thế giới, thì nhìn hình này tôi sẽ sợ teo cu chim!...
Trả lờiXóa8 nước ủng hộ Trung Quốc, trong đó có: Mối quan hệ "đặc biệt" Việt - Lào; CamPuchia với ân nghĩa VN đã diệt Polpot cứu vương quốc CPC khỏi họa diệt chủng; Mối quan hệ "truyền thống" Nga - Việt từ thời Liên bang CHXHCN Xô Viết mà nga thừa kế cũng trong "đối tác chiến lược"; .... . Còn anh Ủn Bắc Triều thì đéo quan tâm, ảnh chửi cả Tàu cả Mỹ, cũng đếch bênh VN; anh Cu thì phá thế "bế quan tỏe cảng", ngoại giao với Mỹ để thoát nghèo nên cũng chỉ tình thường mến thương khi gặp nhau hữu nghị, bát tay ca ngợi nhau một chút cho phải phép thôi . thế giới đa sắc, mà người Việt xài có mỗi một màu. Khổ rứa đó!
Trả lờiXóaHóa ra chỉ có mỗi bọn "giãy chết", có thể chế đa đảng đa nguyên là chống đường lưỡi bò của ông anh "môi hở răng lạnh", "4 tốt" và "16 chữ vàng" với ta. Tủi quá!
"Bên kia biên giới là nhà
Trả lờiXóaBên này biên giới cũng là quê hương"(Tố Hữu).
Thì giành nhau làm gì nhĩ?-Bạn giữ dùm mình mà.
Nhiều khi cũng chả hiểu Trương Minh Tịnh có phải DLV hay không?
Xóatrong thế giới muôn màu, màu đỏ búa liềm còn mỗi Việt Nam, cu , lào, triều , trung cộng , đứng chung với bọn ngu và tham thật là thiệt thòi và tủi hổ, sao vn không thoát ra được nhỉ hay là sáng suốt tài tình của đảng ta
Trả lờiXóaviệt nam dang và dã là của trung quốc rồi còn bàn cãi làm gì nữa
Trả lờiXóahải bình quê vệ học y chang hồng lỗi xứ tề nhở?
Trả lờiXóa