Xây dựng tượng đài những anh hùng liệt sĩ, những ông
lãnh đạo như tượng ông Lê Duẩn, Trường Chinh, Cụ Hồ ở chỗ này chỗ nọ - nghĩa là
xây nhiều - Thế thì tại sao ta lại chỉ xây tượng đài những vị lãnh đạo mà ta
không nghĩ đến xây một tượng đài nói lên cái khổ ải, cái đau thương của dân? (Giáo sư Văn Tạo).
Giới sử gia Việt Nam bày tỏ quan điểm nên lập các
công trình đánh dấu và tưởng niệm chính thức hàng năm nạn đói Ất Dậu năm 1945.
Trả
lời BBC ngày 11/08, Giáo sư sử học Văn Tạo, nguyên Viện trưởng Viện Sử học Việt
Nam nói về đề nghị của ông muốn xây bia tưởng niệm về nạn đói năm 1945 xảy ra
trong thời kỳ quân đội Nhật Bản xâm chiếm Việt Nam trong Thế Chiến II.
“Cần có bia tưởng niệm như một sự nhắc nhớ cho thế hệ
sau chống lại các tội ác diệt chủng mà loài người đã phải chịu do chủ nghĩa
phát xít gây ra mà Việt Nam
cũng đã phải chịu.
“Ví dụ như trại Auschwitz nơi phát xít Đức giết người
Do Thái cũng được dùng làm biểu tượng của hành động giết người kinh khủng, hay
tại Hiroshima và Nagasaki cũng có những tượng đài để nhắc nhở
về những quả bom nguyên tử và về chủ nghĩa phát xít trong thời gian Đệ nhị Thế
chiến.
"Ở Việt Nam thì Nhật không giết như Đức mà
giết bằng cách làm cho đói mà chết.
Ông cho biết khi đề nghị từ hồi còn ông Hoàng Văn
Nghiên là Chủ tịch thành phố Hà Nội và đã được ông Nghiên đồng ý nhưng khi đưa
ra đã có nhiều ý kiến trái ngược như "xây cái tượng chết đói của người
Việt Nam thì xây làm gì", hay tỉnh Thái Bình nói tỉnh đó chết nhiều thì
xây tại đó nhưng cuối cùng đã chẳng được xây tại đâu.
"Xây dựng tượng đài những anh hùng liệt sĩ, những
ông lãnh đạo như tượng ông Lê Duẩn, Trường Chinh, Cụ Hồ ở chỗ này chỗ nọ -
nghĩa là xây nhiều - Thế thì tại sao ta lại chỉ xây tượng đài những vị lãnh đạo
mà ta không nghĩ đến xây một tượng đài nói lên cái khổ ải, cái đau thương của
dân?"
Trao đổi với BBC hôm 11/08/2015, Giáo sư Vũ Minh
Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội, đưa ra lý
do Việt Nam nên lập các công trình đánh dấu và tưởng niệm chính thức hàng năm
nạn đói Ất Dậu năm 1945.
"Quan điểm của tôi là nên. Vì sao? Là bởi vì lịch
sử có những trang chói lọi, vinh quang thì chúng ta kỷ niệm để con cháu tự hào.
Con cháu trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng nhìn thấy đó mà vững tin."
Sử gia Vũ Minh Giang, nói thêm: "Nhưng cũng có
những trang sử bi thương và không được quên những trang sử bi thương ấy. Lịch
sử không chỉ có màu hồng, lịch sử còn có những gam tối, những cái mà đọc ra
nước mắt, thì những cái đó cũng không được phép quên.
"Tôi cho rằng tuổi trẻ bây giờ rất nhiều người đã
không biết sự kiện đó. Phải có những chứng tích để nói rõ cái đó."
Tuy nhiên, theo sử gia này, trong tình hình quan hệ
Việt - Nhật hiện nay, đặc biệt là liên quan các quan hệ và diễn biến phức tạp ở
các khu vực trên Biển Đông, Biển Hoa Đông, gắn với vai trò của Trung Quốc mà cả
Việt Nam và Nhật Bản đều có những quan tâm và quan ngại, thời điểm thiết lập
các công trình tưởng niệm, cần được 'cân nhắc thêm' về thời điểm và chính trị.
Ông Vũ Minh Giang cũng cho rằng cần có những đánh giá
gần với sự kiện lịch sử hơn về các dữ kiện liên quan nạn đói 1945 được cho là
cướp đi sinh mạng của vài triệu người dân Việt Nam, mà nguyên nhân chủ yếu lâu
này vẫn được quy về các hành động có tính 'tội ác lịch sử' của quân Quan đông
Nhật Bản ở Đông Nam Á, châu Á và Đông Dương.
'Đánh vào dạ dầy'
Lý do nạn đói chết người theo Giáo sư Văn Tạo là do
Nhật - Pháp muốn đánh Việt Minh bằng cách đánh vào cái dạ dầy, "làm cho họ
chết bằng cái đói thì mới đánh nổi".
"Nói là hai triệu người nhưng thực tế khi làm
cuốn sách thì con số này là hơn hai triệu người.
“Có xóm làng chết hết không còn một người nào, đến nối
chết không ai chôn, có gia đình mười người chết chín," Giáo sư Văn Tạo,
một trong số các tác giả của cuốn sách nghiên cứu mang tên "Nạn đói ở Việt
Nam năm 1945 - Những chứng tích lịch sử”, nói.
Giáo sư Văn Tạo cho biết nạn đói do chính sách của
Nhật, lại cộng thêm thiên tai, và nhiều chính sách khác của triều đình Huế như
cấm vận thóc gạo không cho đưa từ tỉnh nọ sang tỉnh kia.
"Nó ra nhiều lệnh để không cho thóc gạo đến tay
người dân chết đói, nơi nào thiếu thì chết thôi. Nam Trung Bộ thì chết ít, từ
Huế, Quảng Trị trở ra rồi đến đồng bằng Bắc bộ, Hà Nam ,
Nam
Định thì chết nhiều.
“Nhờ sự lãnh đạo của Việt Minh mà dân đã làm được việc
cứu được mình khỏi đói và giành được chính quyền và chính đó là ý nghĩa tôi
muốn nêu lên là nên làm một tượng đài để tượng niệm công lao của Việt Minh diệt
được phát xít và người dân thoát nạn đói," một trong số các tác giả của
cuốn sách nghiên cứu mang tên "Nạn đói ở Việt Nam năm 1945: Những chứng
tích lịch sử”, giải thích.
'Đã giải quyết xong'
Từ Tokyo, ông Đỗ Thông Minh, nhà quan sát đã sống và
làm việc tại Nhật hơn 30 năm qua cho rằng cấp chính quyền Việt Nam
không muốn nói tới quá khứ này.
“Thời ông Võ Văn Kiệt thì ông đã tuyên bố là trang sử
Việt Nam
và Nhật Bản đã lật qua.
“Do đó phía Việt Nam
trên nguyên tắc là hầu như không có nói tới [Nhật chiếm đóng Việt Nam về
hệ quả].
“Tức là về cấp chính quyền thì không nói tới tuy báo
chí có thể có bài này bài kia những đó không phải là tiếng nói chính thức.
“Trên nguyên tắc là Nhật Bản và Việt Nam đã giải
quyết xong. Việt Nam
đang nhận viện trợ của Nhật thì không dại gì mà đi nói lên sự bất bình làm cho
Nhật Bản khó chịu.
“Trong trường hợp của Trung Quốc thời Mao Trạch Đông
là không nhận viện trợ bồi thường và Hàn Quốc thì còn là vết thương day dứt nên
họ hay đặt vấn đề chứ Việt Nam là hầu như không đặt vấn đề nữa”, ông Minh nói.
Ông Minh cho biết thêm có một giai đoạn Nhật Bản đã
giải thoát cho Việt Nam
khỏi bị vỡ nợ.
“Vào năm 1990-1991 khi Việt Nam rút quân ra khỏi
Campuchia, các quốc gia cho Việt Nam vay tiền gọi là Câu Lạc bộ Paris thì số
tiền của các nước Âu Mỹ và Nhật thôi thì Việt Nam khi đó nợ khoảng 6.5 tỉ đôla.
“Nhật Bản là một trong những nước chính đứng ra cho
vay nợ mới để trả nợ cũ. Ngoài những ưu đãi khác thì hiện nay Nhật Bản là quốc
gia viện trợ hàng đầu cho Việt Nam .
“Ở một mức độ nào đó thì là đồng mình [trong tranh
chấp biển đảo với Trung Quốc] và đã cung cấp tàu tuần duyên cho Việt Nam ,"
ông Đỗ Thông Minh nói.
(BBC)
-------------
Bàn cho trọn nhẽ thôi.
Trả lờiXóaLúc này không phải lúc để xây baastc]s tượng đài nào.
Hãy tập trung cứu dân đang mất đất, mất nhà cửa , mất công ăn việc làm và đang chết đói
Bác Bồng nói thế là không được rồi đảng cộng sản quang vinh muôn năm là chỉ có điều tốt đẹp thôi .Bác có biết vì sao tư bản lại giàu có phát triển không vì họ chuyên nói ra những cái xấu , cái chưa làm được để họ sửa chữa và phát triển . Còn ở VN mình chỉ được nói cái tốt thôi ai . Vì thế dân việt mình còn khổ đến tận cam lai .
XóaCó một bức tượng rất cần phải có cho dân tộc . Một bức tượng giải kết hận thù tang thương của những người lính đội mũ tai bèo mang súng AK và những người lính đội nón sắt mang A R 16 và những bà mẹ , những goá phụ và người chết cùng thương tật , những đứa trẻ với khuôn mặt ngơ ngác sợ hãi ....!!!
Trả lờiXóaChính bức tượng chiến tranh sẽ thức tỉnh những ai còn mang dấu ấn hận thù , thắng bại , biết sợ chiến tranh , biết hối hận vì chiến tranh , biết mình bị lợi dụng vì ngoại bang . Để cuối cùng hôm nay biết mình phải làm gì cho tương lai của gia đình mình và con cháu .
Chỉ có bức tượng Chiến Tranh , mới huỷ được cái khoảng cách lý lịch ba đời , mới nối kết được lòng người , mới xoá tan thù hận .
Một bức tượng Chiến Tranh VN , không mang màu sắc anh hùng lẫn thắng bại để tưởng niệm về cuộc chiến 54-75 cần phải có dầu mai sau ở bất cứ chế độ nào .
Phải mạnh dạn nhìn nhận để tránh xa cái ác , may ra mới thức tỉnh toàn thể người Việt đoàn kết vì người Việt .
Thức tỉnh .
"cấp chính quyền Việt Nam không muốn nói tới quá khứ này"; Cũng như vậy với CCRĐ, nhân văn giai phẩm... Đây là một kiểu suy nghĩ vụ lợi, không tôn trọng lịch sử, và khôn vặt. Tôi cho rằng người Nhật hiện đại chẳng bao giờ đặt vấn đề gì hoặc tự ái khi ta xây tượng tưởng nhớ 2 triệu nạn nhân chết đói năm 1945. Chính cách suy nghĩ lừa lọc này mà chúng ta không thể có minh bạch và tham nhũng có đất để phát triển.
Trả lờiXóaMười mấy tỉnh vẫn gào thét chính quyền hiện nay cứu đói cho dân! Cần gì tưởng niệm? Nó vẫn đang xảy ra ở VN - nạn đói!
Trả lờiXóaHy vọng là tốt nhất, nhưng hy vọng có thể là điều tồi tệ nhất nếu chúng ta chỉ biết ngồi đó và hy vọng. Chúng ta không có quyền lực, nhưng chúng ta không được nói “Không bao giờ”. Mãi mãi trẻ, chúng ta muốn được mãi mãi trẻ, trẻ mãi. Sớm hay muộn, tất cả sẽ ra đi. Nhưng chúng ta không muốn chết như một con ngựa phai tàn. Kim cương trong ánh mặt trời. Và chúng ta mãi mãi là kim cương . Nhiều cuộc phiêu lưu không thể xảy ra hôm nay, nhưng nó sẽ xảy ra vào ngày mai. Nhiều giấc mơ màu xanh sẽ trở thành sự thật. Chúng ta sẽ sống mãi mãi!
Trả lờiXóaHan quoc co mot giai doan ngan vay von ODA nhung ho tap trung dau tu cho cac tap doan kinh te tu nhan
Trả lờiXóaTu do ma tao ra dong luc cho toan bo nen kinh te phat trien. Bay gio du da giau co ho van dau tu cong tiet kiem va hop ly
Dan chu no hay vay day. Cu nhu ta bonlanh dao (tuc la 'RAN CHU' ) toan lam tro khi de tham nhung thi kha sao noi
Có ý gì vậy nhỉ?
Trả lờiXóaÝ nghĩ hỗn loạn của "họ" thôi...
XóaMột đề nghị đúng nhưng nên để sau này hãy làm vì bây giờ ta đang cần TẬP HỢP LỰC LƯỢNG nhằm chống bọn xâm lược đã. Xới chuyện này lên lúc này là không có lợi.
Trả lờiXóaVớ vẩn. Lo chuyện hiện tại đi, đừng nghĩ mãi xây tượng đài.
Trả lờiXóanếu tưởng niệm thì có nhiều thứ lắm, nào là nạn nhân CCRĐ, đến tư sản mại bản và ... những thuyền nhân liều chết tìm đường ra đi để có cơ hội thành khúc ruột ngàn dặm ...rồi những nguời đấu tranh cho dân chủ mà bị CS bỏ tù...(Ngô Hào, Tạ phong tần, v.v...)
Trả lờiXóaXây tràn lan hàng trăm tượng đài "Bác Hồ" với kinh phí mỗi cái hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng là lãng phí rất lớn.
Trả lờiXóaVì sao?
Vì không bao lâu nữa, những tượng đài đó sẽ bị giật đổ, bị đập vỡ hết, giống như tượng đài Lê-Nin vậy.
Một ĐV nhưng mà tốt.
Trả lờiXóaNhung cai' chet oan trong "Cai-cach ruong dat" thi` sao ? Co nen xay Tuong-dai` khong?Dangcong-san cho rang "Long Troi` lo Dat" kia ma`, phai xay tuong-dai` de "vinh danh Nguoi`", de cho hau-the' sau nay` khoi quen^...Xay^ cho that "hoanh-trang' " di !