Phát biểu với báo giới trước chuyến thăm Việt
Nam từ ngày 5 đến 7/4, Thủ tướng Medvedev nhấn mạnh một trong nhiều kế
hoạch Nga đưa ra để thúc đẩy quan hệ với Việt Nam là thành lập một
khu vực tự do thương mại.
- Nga dự kiến có những
bước đi thực tế nào nhằm tăng cường vị thế trong khu vực châu Á - Thái Bình
Dương? ASEAN đóng vai trò gì trong tiến trình này?
- Chúng tôi đã hơn một lần bày tỏ mong muốn được hợp
tác với các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, ASEAN và trực tiếp hợp
tác với Việt Nam .
Tôi xin liệt kê bắt đầu từ việc những đại diện của Nga, gồm cả đại diện chính quyền, giới doanh nghiệp chưa kể đến khách du lịch, thường xuyên lui tới các nước trong khu vực. Chúng tôi có những mối liên hệ thường xuyên ở Việt Nam .
Tôi từng đến Việt Nam năm 2012 và đây là chuyến thăm
tiếp theo. Trong những năm gần đây, chúng tôi đã định hướng chuyển sang hợp tác
tích cực với các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, việc
chỉ định hướng là chưa đủ và cần phải có những bước đi thực tiễn.
Tôi đề cập đến toàn bộ những khả năng và hành động của
chúng tôi, từ tiếp xúc ở cấp thượng đỉnh và cấp cao cho đến tận những mối quan
hệ thường nhật giữa con người với nhau, bao gồm cả quan hệ giữa các đại diện
giới doanh nghiệp.
>> Thủ tướng LB Nga Medvedev…
>> Thủ tướng LB Nga Medvedev…
Hiện chúng tôi có rất nhiều ý tưởng, kế hoạch để thúc
đẩy quan hệ với Việt Nam ,
đối tác chiến lược của Nga, lên một tầm vóc mới. Một trong số này là hiệp định
về thành lập khu vực thương mại tự do. Đây có thể là hiệp định đầu tiên được ký
giữa Liên minh kinh tế Á - Âu và một quốc gia. Việt Nam sẽ được quyền tiếp cận
với một thị trường không chỉ bao gồm cư dân Liên bang Nga, mà còn cả các nước
đối tác trong Liên minh, trên thực tế là thêm hơn 40 triệu người, từ đó sẽ nảy
sinh những triển vọng hợp tác mới.
Bộ trưởng Bộ phát triển kinh tế Nga mới đây khẳng định
rằng tiến trình đàm phán về hiệp định trên với Việt Nam đã bước vào giai đoạn hoàn tất
nhưng hai bên cũng còn phải thỏa thuận thêm về một loạt những vấn đề quan trọng.
Điều này rất quan trọng nhưng chưa phải là tất cả và
có thể không phải là chính yếu bởi chúng ta vẫn đang hợp tác thương mại với
nhau, kim ngạch trao đổi hàng hóa khá tốt, hợp tác ở mức cao. Điều chúng ta cần
là tạo ra được điều kiện để trao đổi đầu tư và Nga đã sẵn sàng.
Ngoài ra còn một vài vấn đề liên quan đến lĩnh vực
dịch vụ. Tôi sẽ không đi sâu vào chi tiết ở đây, song tôi cho rằng mức độ sẵn
sàng cho văn kiện này ở mức cao, và nếu chúng ta tập trung nỗ lực – tôi sẽ bàn
thảo thêm với các đối tác của mình, với các bạn đồng nghiệp Việt Nam, - thì
chúng ta sẽ có tất cả mọi cơ hội để hoàn tất tiến trình đàm phán này trong
triển vọng khá gần.
- Ông đánh giá về tiến
trình hợp tác Nga - Việt trong lĩnh vực khai thác thềm lục địa Việt Nam
như thế nào?
- Hợp tác trong lĩnh vực này đang tiến triển tốt đẹp.
Hai nước có bề dày lịch sử quan hệ khai thác ở thềm lục địa. Ngọn cờ đầu hợp
tác là Liên doanh dầu khí Vietsovpetro, doanh nghiệp hoạt động đã lâu với hiệp
định được ký từ thời Liên Xô.
Điều này chứng tỏ đây là sự hợp tác hai bên cùng có
lợi. Các bên tham gia liên doanh là công ty Zarubezhneft của Nga và Tập đoàn
Dầu khí quốc gia Việt Nam
đã thỏa thuận tiếp tục duy trì quan hệ hợp tác đến năm 2030.
Nhiều tập đoàn, công ty, doanh nghiệp nhà nước Nga như
Rosneft và Gazprom cũng có các đối tác ở Việt Nam đồng thời đang đàm phán về khả
năng hợp tác. Chúng tôi đánh giá rất cao sự hợp tác này bởi nó mang lại lợi ích
và theo đó là thu nhập cho cả Việt Nam lẫn Liên bang Nga
Nga và Việt Nam hợp tác với nhau đủ lâu nên
việc tìm ra hình thức hợp tác mới có triển vọng là điều rất quan trọng. Đó có
thể là cùng nhau chế biến dầu khí, vận dụng những cơ chế kích thích khác nhau,
sao cho sự hợp tác phát triển tốt hơn, cả trong vùng thềm lục địa Việt Nam
cũng như trên lãnh thổ Liên bang Nga.
- Trong tương lai kinh
tế tri thức chiếm vị trí nào trong nền kinh tế toàn cầu và khu vực? Ông có đánh
giá thế nào về triển vọng hợp tác Nga-Việt trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
cao?
- Chúng tôi hiện rất quan tâm đến điều này và cho rằng
tương lai dĩ nhiên thuộc về kinh tế tri thức. Do đó, ngay cả trong điều kiện
kinh tế khá phức tạp hiện nay, chúng tôi vẫn cố gắng không cắt giảm chi phí tài
trợ các chương trình khoa học, phát triển những khu công nghệ cao, xây dựng các
cụm nghiên cứu khoa học.
Chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì đường lối này. Nó liên
quan đến việc cả thế giới cho rằng tương lai của bất kỳ một nền kinh tế nào
cũng phụ thuộc phần lớn vào tình trạng trang bị công nghệ của nền kinh tế đó và
tôi biết Việt Nam
cũng có quan điểm như vậy. Chúng tôi rất sẵn sàng để phát triển những hình thức
hợp tác khác nhau với Việt Nam .
- Ông có thể chia sẻ
những cảm xúc và ấn tượng của mình về Việt Nam
nhân dịp ông sắp có thăm kế tiếp đến Việt Nam ?
- Tôi luôn vui mừng khi được tới thăm đất nước các bạn
bởi tôi có thể chứng kiến sự phát triển của Việt Nam . Tôi quan sát những thành quả
của các bạn và phải nói rằng chúng rất ấn tượng.
Bên cạnh một Việt Nam hiện đại, năng động, phát triển
nhanh, đang dần trở thành một trong những quốc gia hàng đầu khu vực châu Á -
Thái Bình Dương, còn có một Việt Nam cổ kính, với lịch sử và nền văn hóa đặc
biệt của riêng mình. Tôi luôn cảm thấy thú vị khi ngắm nhìn những di tích lịch
sử và văn hóa, cảnh sắc có thể nói là nét điển hình của Việt Nam .
- Ông đánh giá ý nghĩa
của những mốc thời gian quan trọng như kỷ niệm 40 năm giải phóng miền nam,
thống nhất Việt Nam vào ngày 30/4, 70 năm chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc
Nga vào ngày 9/5?
- Những mốc thời gian trên có ý nghĩa hết sức to lớn.
Đối với ngày kỷ niệm của Việt Nam
thì đó là sự thống nhất và tiếp theo là sự phát triển thành công của một đất
nước. Đó là ngày lễ của cả dân tộc Việt Nam .
Về ngày 9/5, đó cũng là ngày lễ chung của tất cả chúng
ta. Đó là chiến thắng trước cái ác tầm thế giới, trước chủ nghĩa phát xít mà
trong cuộc đấu tranh chống lại nó có sự tham gia của rất nhiều đất nước, dân
tộc. Chúng tôi chuẩn bị kỷ niệm 70 năm chiến thắng một cách nghiêm túc.
Tôi xin một lần nữa nhấn mạnh đó không phải là ngày lễ
của riêng nước Nga mà là ngày kỷ niệm của toàn thế giới. Chúng tôi luôn vui
mừng chào đón Việt Nam
trong những ngày lễ như vậy.
- Bởi những nguyên
nhân đã rõ, lượng khách du lịch Nga đến Việt Nam từ đầu năm 2015 giảm 40%. Xin
ông cho biết có thể khắc phục tình trạng này như thế nào?
- Tình trạng đó chắc chắn sẽ được cải thiện. Lượng
khách du lịch giảm liên quan đến khó khăn kinh tế của chúng tôi, đến tỷ giá
đồng rouble. Do những nguyên nhân dễ hiểu, sức mua có giảm đôi chút, song nếu
nói đến sự suy thoái thì còn phải xem cách tính toán như thế nào.
Khách du lịch Nga vẫn có mối quan tâm rất lớn tới nghỉ
dưỡng ở Việt Nam .
Đất nước các bạn rất thú vị, nền văn hóa lâu đời, địa điểm nghỉ dưỡng tốt. Theo
tôi, còn có một điều rất quan trọng là làm thế nào để những dòng khách du lịch
đó luân chuyển qua lại.
Nga là một nước lớn, chúng tôi có nhiều nơi để tham
quan, vì thế nên chúng tôi luôn luôn chào đón khách du lịch. Tôi nghĩ chúng ta
có những triển vọng tốt để phát triển việc trao đổi du lịch giữa hai nước.
- Liệu có cơ hội hoặc
kế hoạch cụ thể nào để trong giao dịch thương mại Nga và Việt Nam chuyển sang thanh toán bằng
đồng tiền quốc gia của hai nước?
- Thứ nhất, hiện nay chúng ta không có bất kỳ trở ngại
nào đối với việc thanh toán bằng đồng rouble và Việt Nam đồng. Không có bất kỳ trở ngại
nào về phương diện pháp lý nhưng còn cần đến yếu tố kinh tế.
Chúng ta đã thỏa thuận về khả năng sử dụng đồng nội tệ
để thanh toán từ cách đây gần mười năm và thậm chí thành lập cả một ngân hàng
chuyên biệt, ngân hàng Việt – Nga. Song tất nhiên việc sử dụng đồng nội tệ chỉ
có lợi khi hai bên có kim ngạch trao đổi thương mại lớn và xuất hiện sự cần
thiết tích lũy dự trữ hoặc là bằng đồng rouble (RUB) hoặc Việt Nam
đồng (VND).
Hiện việc chúng ta thanh toán bằng nội tệ chiếm khoảng
1,5%, còn lại là bằng USD. Điều này không phải bao giờ cũng có lợi bởi USD đối
với cả hai nước đều là ngoại tệ. Chúng ta bị phụ thuộc vào tỷ giá USD lên xuống
thế nào, rồi sau mới có thể dùng nó để thanh toán cho nhau. Về phương diện này
thì mở các khoản mục ngoại tệ đối ứng bằng đồng tiền nội tệ hai nước có thể có
lợi hơn.
Hơn nữa, dĩ nhiên vấn đề được nói đến ở đây không chỉ
là các giao dịch thương mại, mà còn cả các giao dịch đầu tư. Chúng tôi hiện
đang cố gắng phát triển chủ đề này trong thanh toán hai chiều với các nước
khác, với các đối tác của chúng tôi.
Để kết thúc buổi trao đổi, tôi còn một điều muốn nói
là chúng tôi trông đợi đạt được những kết quả tốt đẹp từ chuyến thăm tới Việt Nam . Tôi cho
rằng điều này cũng chính là một biểu hiện của mối quan hệ đặc biệt giữa hai
nước và cũng là sự mong đợi rằng mối quan hệ đó sẽ phát triển, tăng cường trong
tương lai.
Như Tâm/VnEx
--------------
Cả Nga và Tàu đều đang sợ Mỹ cướp mất " bạn vàng " nên đã có ngay những màn gặp gỡ , thăm viếng để chữa cháy ?! Nhắc nhở " đồng chí " phải giữ vững khí tiết người CS trước lúc lên đường , vì chơi với " tư bản giãy chết " là rất dễ sa ngã !
Trả lờiXóacậu nguyễn phú trọng và đảng csvn hãy làm được những việc cho dân như sau đây thì hãy làm tổng bí thư và đảng csvn hãy độc đảng lãnh đạo, còn không thì hãy cút hết đi, giải tán hết đi cho dân nhờ:
XóaTrở thành tiến sĩ gốc Việt đầu tiên làm việc trong phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos (Mỹ), tiến sĩ Võ Tá Đức luôn nhắc về quãng đời đạp xích lô khi ông còn ở Việt Nam, như điều thần kỳ của cuộc sống.
Công việc hiện tại của Tiến sĩ Võ Tá Đức là nghiên cứu sáng chế ra những máy móc, thiết bị dò tìm các nguyên tử đang được ứng dụng để ngăn ngừa các hình thức vận chuyển nguyên tử bất hợp pháp vào biên giới Mỹ.
Là con trưởng trong gia đình 11 anh chị em ở Phú Yên, năm lên 14 tuổi, cậu bé Võ Tá Đức đã trở thành lao động chính trong nhà vì gia cảnh khó khăn. Hằng ngày, sau giờ tan học, Đức ăn vội cơm trưa rồi cuốc chiếc xe xích lô rong ruổi khắp mọi đường phố ở Tuy Hòa để kiếm tiền phụ cha mẹ nuôi 14 miệng ăn trong gia đình.
Đến năm 1981, ba Đức cố xoay xở tìm cách cho cậu theo một người bà con tìm đường sang Mỹ và được một gia đình ở bang Iowa nhận làm con nuôi. Thành tích học tập của chàng trai nghèo từ VN bắt đầu tỏa sáng sau 1 năm rưỡi ở trường trung học Mỹ.
Cậu bé đạp xích lô ở Tuy Hòa ấy suốt thời gian đại học và cao học ở Mỹ không phải trả bất kỳ khoản tiền học phí nào, nhờ vào thành tích lao động trí óc cần cù.
Năm học lớp 12, Đức đoạt giải nhất một kỳ thi khoa học cấp tiểu bang, mang lại cho cậu học bổng toàn phần cho suốt 4 năm học ở khoa Vật lý Trường Đại học Bắc Iowa. Tốt nghiệp đại học, anh đi thẳng vào chương trình tiến sĩ chuyên ngành vật lý nguyên tử, và trong suốt thời gian cao học, anh liên tục nhận được các nguồn học bổng dành cho nghiên cứu sinh.
Nói về thành công của mình, Tiến sĩ Đức cho biết: “Một thông điệp tôi muốn nói với các bạn trẻ ở Việt Nam, nhất là các bạn nghèo, rằng nếu có ý chí sẽ vượt qua được những khó khăn”.
THEO DÂN VIỆT
https://www.ttxva.net/nha-khoa-hoc-nguyen-tu-my-tung-dap-xich-lo-o-viet-nam/
Thôi rồi ! Anh Nga ngố đang chứng tỏ cho Mỹ thấy mình
Trả lờiXóalà đồng minh của giặc Tàu cộng và nhất là chỉ nhằm hóa
giải hay vô hiệu hóa yêu cầu của Mỹ về việc VN.sẽ không
cho Nga xử dụng cảng Cam Ranh !
Lần này,CsVN.đang lâm vào thế bị "chiếu tướng, không
chừng bí nước cờ đến nơi ?
Hai ông này "đứng căng cứng" nhỉ?
Trả lờiXóaCăng thẳng quá...
Đang mặc đồng phục đấy...
Trả lờiXóaCsVN ngu dot ,khong biet rang hai ong ban VANG them cai vi tri dia chinh tri cua nuoc ta,lay cai loi the nay ma xay dung cac moi quan he voi nuoc khac.Tao loi the cho minh ,dong thoi lien ket voi MY de cung co suc manh quan su,kinh te, dang nay cu ruc cai dau vo soi day xich cua trung cong ,con thang NGA cac nuoc lien minh chau au nguoi ta tay chay ,cam van,gio bi qua chay qua VN ,chu luc kinh te no manh no co them qua day dau? Mai mot hai ong TAU,NGA lai vien co de bao ve nguoi noi tieng NGA,tau lai keo quan chiem nuoc ta moi ong mot vung (NGA thi BINH THUAN,PHAN THiET,TAU THI CHO LON,TAY NGUEN,VUNG ANG HA TINH VV),,
Trả lờiXóaTrí tuệ & Bản lĩnh!
Trả lờiXóaDân tộc Nga là một dân tộc có trí tuệ rất cơ bản và bản lĩnh. Chiến tranh thế giới lần thứ II (1939-1945) nói là đồng minh Anh, Pháp, Mỹ...nhưng sức mạnh chủ yếu đánh gục phát xít Đức là Hồng quân Liên Xô, nòng cốt là dân tộc Nga.
Nước Mỹ (hợp chủng quốc) kể cả Đảng CH hay DC, khi nắm quyền chọc vào vùng nào thì vùng đó nổi loại, nội bộ dân tộc trong một quốc gia tự đánh giết lẫn nhau, chiến tranh bùng phát như các nước hiện nay và Mỹ bán súng đạn. Đúng Mỹ là tên lái súng!
Tàu Cộng thì còn tồi tệ hơn. Mưu lược thâm hiểm và độc ác, từ khi thành lập nước Tàu Cộng (1-10-1949) đã phơi bày dã tâm bành chướng và xâm lược-Lá cờ đỏ một ngôi sao năm cánh to bao phủ 4 ngôi sao năm cánh nhỏ, ý đồ làm bá chủ thế giới.
Tóm lại đi với Tây, đặc biệt đi với Nga (dù là ngố) Dân Bách Việt không sợ mất giống nói. Còn đi với Tau Cộng thì 100% con trai nước Việt sẽ vô sinh.
Các vị ngẫm xem!
Xấu xa nhất châu Á là thằng Tàu, xấu xa nhất châu Âu là thằng Nga .... Chúng ta lại coi cả hai thằng ấy là bạn( là thày) thì ngày khốn nạn còn kéo dài , còn nước Mỹ ? Có thể chưa hoàn thiện tuyệt đối nhưng vẫn là quốc gia có nền dân chủ đứng đầu , không có nước Mỹ thế giới sẽ hỗn loạn hơn nhiều.
XóaHoangGia tìm hiểu kỹ chưa? Liên Xô từng kêu với Phe Đồng Minh (Mỹ, Anh, Canada...): "Các ông không mau mở Mặt Trận Thứ Hai là Liên Xô chúng tôi sẽ bị Phát Xít Đức tấn công dữ dội!".
XóaKhông có vũ khí của Phe Đồng Minh chi viện, Liên Xô cũng dễ dàng bị Phát Xít Đức đánh tan tành.
Phe Đồng Minh cũng là lực lượng tiêu diệt Phát Xít Ý và Quân Phiệt Nhật Bản.
Thực tình ngẫm không nổi với HoangGia. Cũng na ná CôngSơn (người mới nằm bệnh viện).
XóaChả cần đi với ai hết. Cứ đa nguyên là giải quyết được mọi vấn đề xấu. Miễn là ai đó đừng tìm cách cướp chính quyền nữa! Lần này sẽ bạo loạn thật sự đấy! Việt Nam đang là thùng thuốc nổ trong lòng bản thân nó!...
Dại dột theo Nga là mất cả chì lẫn chài . Một chế độ độc tài , phát xít đang thay thế cho chế độ tàn ác cộng sản chẳng tốt lành gì .
Trả lờiXóaThế chiến 2 không có Mỹ tham chiến thì toi hết cả, ở đó mà Nga với ngố
Trả lờiXóaGiả thiết Ô MA hỏi Trọng một câu . Anh em ông thân thiết có cùng nhau giết dân đen không .?
Trả lờiXóa