Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Về tác giả TRẦN DÂN TIÊN

…  Hoàng Quốc Việt (thường vụ Trung ương Đảng) gợi ý cho Trần Huy Liệu (Bộ trưởng bộ Tuyên truyền) viết giới thiệu về Bác, Trần Huy Liệu không viết mà giao cho Vũ Đình Huỳnh, thư ký trợ lý của Bác chấp bút, xong khởi thảo thì Trần Huy Liệu sửa, viết bổ sung (thêm bớt) rồi qua Hoàng Quốc Việt, Trường Chinh đọc “duyệt” cho ý kiến để hoàn thiện  đem xuất bản. Ở thời điểm ấy bận trăm công nghìn việc, thù trong giặc ngoài như thế  thì Bác làm sao mà ngồi chấp bút viết về mình được ? Hơn nữa, Hồ Chủ tịch là người bình sinh khiêm tốn không khi nào nói về mình….
             >> Đọc tiếp/Nguồn  
------------------

48 nhận xét:

  1. Anh Bổng có biết tại sao lại có tác phẩm đó không.theo tôi được biết khi ở Việt Bắc Đảng ta thành lập cơ quan Đang vụ sau nay đổi thành ban tổ chức trung ương nhiện vụ đầu tiên là quản lý lý lịch đảng viên.Tất cả ĐV đều tự viết lý lịch nộp cho Đảng vụ,riêng Bác không viết Đảng vụ yêu cầu nhiều lần ,cuối cùng Bác đưa ra cuốn sách đó

    Trả lờiXóa
  2. Cứ cho là Bác viết và lấy tên Trần Dân Tiên,thì đã sao ?Tại sao đọc rồi mà nói là không khiêm tốn.
    Làm chính trị ai muốn,chết sống chỉ gan tấc,đấu tranh giải phóng dân tộc cả hơn hai nghìn năm qua,thời nào cũng gian khổ,đói khác mọi bề.Nhưng thế buộc là làm.
    Thử nghĩ,nếu không làm chính trị thì sao có thế hệ Bà Trưng Trắc,Trưng Nhị,Triệu Thị Trinh,Bùi Thị Xuân,Nguyễn Thị Định,Nguyễn Thùy Nga ( bỏ của,bỏ con,cỡi sóng biển Đông,cái chết trong chớp mắt)...Cứ đi buôn chắc chắn là sung sướng.
    Cắm đầu cắm cổ viết,bị hành lên đè xuống,cũng viết.Suy cho cùng cũng vì lẽ sống của đời.
    Ở miền Nam,khoản 90 % dân số,nổi khùng lên làm cách mạng,tự giải phóng cho mình,rồi buộc Quân đội nhân dân vào giúp sức,có ai biết và thấy Bác HỒ đâu,cũng chỉ nghe cái ÔNG đó tốt,giỏi,tài và đặc biệt có đạo đức.Ngày nghe ÔNG chết qua đài,ai cũng buồn lo,thậm chí tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng buồn,cử chỉ rõ là cấm mấy thằng ác ôn nổ súng một tuần.,cũng có nổ lẻ tẻ không đáng gì.
    Có Bác HỒ cũng làm cách mạng,không có cũng làm.Còn đã làm thì sống chết chỉ là cầu may,có số mà thôi....Nhưng có Bác Hồ vạch ra từ tác chiến cho đến cái chiến lược,thì dù có chết cũng thắng lợi cuối cùng.
    Ngày nay,những nhà trí thức thế giới đều tôn vinh,những nhà quân sự đều khâm phục cái ÔNG GIÀ Việt Nam quá siêu việt.
    Tuy thế,cũng có nhiều lão bị điên nói xàm,thôi cho qua.
    Nhân dân tôn vinh Bác HỒ là VĨ ĐẠI,chứ Bác ngủ trong Lăng còn biết đâu.
    Công Sơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngược lại, tôi nghĩ nếu không có Hồ Chí Minh, dân vẫn làm cách mạng nhưng không phải loại cách mạng ông ta đã đem về .

      Nếu xét theo thời đó, thể chế thực dân đã vỡ . Rất nhiều nước giành lại độc lập do Anh, Pháp tự rút đi hoặc không quay trở lại . Đôi khi bản chất Cộng Sản lại chính là nguyên nhân làm Pháp quay trở lại . Nên nhớ Pháp chỉ trở lại Việt Nam, còn những nước khác lập chính quyền dân sự phi Cộng Sản thì Pháp hoặc rút đi hoặc không quay trở lại .

      Xóa
    2. "Những nước khác" là các nước châu Phi thuộc địa của Pháp, như Algieria?

      Xóa
  3. Vậy nay mới biết tác phẩm này không phải là do Ông Hồ tự viết ra rồi ký bút danh Trần Dân Tiên, , mà theo chỉ đạo của ông Hoàng Quốc Việt, ông Vũ Đình Huỳnh (bố của Vũ Thư Hiên) đã viết và có sự tham gia của ông Trần huy Liệu, Thế mà cứ dồn đãi lung tung. Chuyện này cũng thường tình, như bao cuốn sách viết về con người, sự kiện, xã hội, có gì mà "bình loạn" nhiêu fthế ?!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chuyện đời đâu có đó, có cái gì thì nói về cái đó, lẽ đời vẫn vây. Đừng vì động cơ này-kia mà lôi chuyện cuốn sách có nhiều giá trị giáo dục sâu sắc "Những mẩu chuyện..." để cố tình làm cái việc bôi bác hoặc áp đặt để đạt ý vọng, thiển định riêng của mình. Ông vũ Đình Huỳnh và pông Trần Huy Liệu cho ra đời cuốn sách này, lấy bút danh gì là quyên fcủa người ta.
      Còn cái chỗ liệt kê bút danh ông Hồ, người nào cố tình hoặc do không biết, do nhận tông tin không chính xác lại nhét Trần Dân Tiên là bút danh ông Hồ là không nên.

      Xóa
    2. Mèn ơi, ngay sách báo đảng ngày nay công nhận TDTien là HCM và kê khai các sách ấy là tác phẩm văn chương của HCM

      Xóa
  4. Ong Tran Huy Lieu khi vao tiep vua Bao Dai thoai vi lay con dau cua Pham Quynh nen bji ky luat khong duoc.tin nhiem. Ong Vu Dinh Huynh bi cho nghi viec roi bi bat . Hoang quoc Viet that sung sau cai cach ruong dat. Ba nguoi do con tam tri dau ma viet truyen.Moi may nam truoc bao chi cong khai xac nhan sach do do Ho Chu tich viet gio lai bao ba ong kia viet thi that vo van.Ma du nguoi khac viet thi ong Ho cung phat duyet chu.Ong ta la bac thay bao chi ai dam qua mat.Tha im me no di boi ra thoi bo me.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ND 13:51 viết"Ba nguoi do con tam tri dau ma viet truyện"....
      Nhưng sách in từ 1945-1946, khi ấy ba cái chuyện như ND 13:51 luận giải chưa xảy ra. Lúc ấy cách mạng mới thành công, động cơ của ông HQV muốn giới thiệu cho dân chúng, cho cán bộ biết thêm lãnh tụ của mình là ai, sống như thê nào cũng được thôi, có gì lạ? Thực chất , ông. Trân Huy Liệu, Hoàng Quốc Việt...còn được tin dùng sau này., Ông Hoang Quốc Việt năm 1976 vào Ban chấp hành Trung ương đảng, 1977 làm Chủ tịch MTTQVN, mất 12-1992, được tặng Huân chương sao Vàng.
      Ông Tràn Huy Liêu năm 1953 lam Trưởng ban Nghiên cứu Văn-Sử -Địa thuộc Trung ương Đảng , để lại 290 tác phẩm nghiên cứu các oại mất năm 1969.
      > Cho nên, đừng viết những diều chưa biết rõ.

      Xóa
    2. Hãy tôn trọng sự thật! Có thối thế nào đi chăng nữa cũng phải nói ra bác ạ, nói dối nhân dân là mang tội đấy!

      Xóa
  5. Ai viết, không quan trọng. Viết để làm gì thì ai cũng rõ. Có điều , sách này mà tái bản thì chắc ế.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Còn căng cay cú còn cự cãi
      Cớ chi cong cớn cận cố cùng?

      Xóa
    2. Ủa, thơ chi ngọng nghịu rứa hè? Mà muốn nói cái chi? Đang nói chuyện nghiêm túc ở đâu ra ông Lý Toét đọc thơ ngắn lưỡi. Bác chủ nhà diễn giải giùm. Không lại bị như 1 độc giả nhận xét nhà ta "ngày càng nói năng khó hiểu"?
      Đang khó chịu vụ ghẻ ngứa, đọc "thơ" này đâm ra cũng phải gãi sột soạt. Đồng cảm với bác Tổng rồi. Chết!

      Xóa
  6. Theo Nhà văn Sơn Tùng, :
    -- Cụ Vũ Đình Huỳnh khi kể lại với tôi sự việc này, cụ nói trầm trầm như tâm sự: “Tôi nghe danh ông Phạm Quỳnh từ một bỉnh bút, chủ nhiệm, chủ bút báo Nam Phong và Tổng thư ký Hội Khai Trí Tiến Đức. Có đôi lần nhìn thấy ông khăn xếp áo the, kính trắng đi từ trụ sở Nam Phong phố Hàng Da, qua Hàng Bông đến trụ sở Khai Trí Tiến Đức, phố Hàng Trống, bên hồ Hoàn Kiếm. Tôi có biết chị Phạm Thị Giá, vợ giáo sư Tôn Thất Bình dạy Pháp văn ở trường Thăng Long cùng với cụ Phó bảng Bùi Kỷ, dạy Hán văn; các giáo sư Hoàng Minh Giám dạy Pháp văn, giáo sư Đặng Thai Mai dạy Pháp văn, giáo sư Võ Nguyên Giáp dạy văn, sử, địa, giáo sư Vũ Đình Hòe dạy văn, giáo sư Nguyễn Xiển dạy toán, lý… Còn chị Phạm Thị Thức là vợ bác sĩ Đặng Vũ Hỷ, cùng quê Nam Định với tôi, lại còn thân thuộc nữa. Cho nên, cái phút giây tháp tùng Hồ Chủ tịch đến gặp chị Giá, chị Thức tôi bùi ngùi thấy hai chị rụt rè, sợ sệt, chỉ một thoáng, hai chị xúc động mạnh trước cử chỉ Hồ Chủ tịch cầm tay hai chị thân tình, an ủi và mời ngồi vào ghế đối diện với Người. Người nói:
    - “Tôi ở chiến khu Việt Bắc mới về Hà Nội, nghe tin chẳng lành về Cụ nhà ở Huế…”. Hồ Chủ tịch ngừng giây lát, nói tiếp: “Trong lúc cuộc khởi nghĩa bùng nổ khó tránh được sự lầm lẫn. Rất tiếc khi ấy tôi đang trên đường về Hà Nội (ngày 22/8/1945, Hồ Chủ tịch rời Tân Trào, Tuyên Quang). Chị Phạm Thị Giá trình bày sự việc cha bị bắt trong lúc đang làm việc tại nhà…Chị Phạm Thị Thức hai tay nâng phong thư lên Bác, Người nhận và chuyển sang tay cho tôi, dặn: “Chú chuyển sang Bộ Nội vụ”. Bác thân mật hỏi han hai chị em về tình hình gia đình ở trong Huế, ở Hà Nội…Người dặn: “Những việc hai cháu vừa đề đạt, hai cháu sẽ trực tiếp gặp ông Hoàng Hữu Nam, Bộ Nội vụ nhá…”.
    Đồng chí Bảy (Luật sư Phan Mỹ) Đổng lý văn phòng vào thỉnh thị Chủ tịch… Người đưa tay cầm chặt bàn tay chị Giá, chị Thức: - “Hai chị em về nhá, tôi có việc khẩn…”

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ong Ho to ra thuong xot hai nguoi con gai cu Pham Quynh nhu vay ma khong them doc la thu sang ho viet gi lai dua cho thu ky bao chuyen xuong cap duoi.Va bao chi hai nguoi con cu Pham Quynh co viec gi thi gap bo noi vu toi dang ban.Ro rang la ngay tu ngay ay ong Ho da dun day trach nhiem roi. Mieng gia thuong xot bung mot giet nguoi.Dao duc gia doi chua

      Xóa
    2. Còn cãi cố cùng còn cay cú
      Cái cơn cứng cổ cứ cục cằn....
      Sao mà ND 11:09 moi móc vớ vẩn. Ông Hồ đọc biết nội dung thì giao cho cấp dưới giải quyết là phải, người chỉ huy nào mà chả vậy? Sinh ra bộ máy và những người giúp việc đẻ làm gì? Sao gọi đùn đẩy trách nhiệm? Tầm nhận thức qua lùn. Cái tâm vênh vẹo!

      Xóa
    3. Hông Lê hãy đọc kỹ câu : Người nhận và chuyển sang tay cho tôi...

      Xóa
  7. Tôi tâm đắc nhất khi một người khá nổi tiếng thổ lộ rằng mình không bao giờ viết hồi ký. Vì tự nhiên "vụ việc tốt thì cho tăng lên, vụ việc xấu lại 'tiết giảm' ở mức tối đa." Tóm lại, là "không hoàn toàn là sự thật."

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Càng cố cự cãi càng cay cú
      Cong cớn cò cưa cái cục càn

      Xóa
  8. Nếu chủ đích là đưa nhiều thông tin kiểu tuyên truyền cho dân Việt về ông Hồ Chí Minh và Trần Dân Tiên là Vũ Đình Huỳnh, tại sao cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên năm 1948 bằng tiếng Trung . Tới năm 1955 mới dịch sang tiếng Việt ?

    Tại sao Vũ Thư Hiên không biết Vũ Đình Huỳnh là Trần Dân Tiên, trong khi chuyện động trời hơn -cái chết của bà Nông Thị Xuân- thì Vũ Đình Huỳnh lại kể để Vũ Thư Hiên viết lại ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đâu phải cái gì cùng kể hết với vợ con? .Mà đâu phải vợ con cái gì cũng kể hết được cho mọi người??

      Xóa
    2. Tôi nghĩ ngược lại . Về cuối đời, ông Vũ Đình Huỳnh đã chán đảng Cộng Sản lắm rồi . Cuốn "Đêm Giữa Ban Ngày" ông đọc bản thảo nhiều lần và, theo Vũ Thư Hiên, bổ xung nhiều chi tiết như lai lịch của Trần Quốc Hoàn mà chỉ những người như ông Huỳnh mới biết được . Không lẽ gì ông lại bỏ qua chi tiết Trần Dân Tiên là ai .

      Và nhắc lại, tại sao cuốn sách in lần đầu tiên bằng tiếng Trung ở Trung Quốc .

      Xóa
  9. Trích đơn của bà Phạm Thị Tề , vợ ông Vũ Đình Huỳnh, đè ngày 20-2-1994:
    ...… Trong những ngày cuối đời mình, ông Lê Đức Thọ có cho người đến đón nhà tôi lên gặp. Nhưng khi đó ông Huỳnh đã rất yếu, điếc nặng, trí nhớ giảm sút. Sau đó ông Thọ mời tôi đến. Trong câu chuyện, ông tỏ ý sẽ giải quyết riêng việc khôi phục danh dự cho nhà tôi trước. … Rõ ràng ông Thọ vẫn cho mình cái quyền tối thượng – nhân danh Đảng – tuỳ tiện bắt và giam giữ những người mà ông ấy cho là chống đối, rồi lại định khôi phục danh dự cho một cá nhân nào đó – coi như một sự ban ơn – mà chẳng cần đến luật pháp nào hết.
    Không phải một mình ông Huỳnh nhà tôi chịu cảnh đoạ đày, các con tôi cũng phải chịu vạ lây hết sức vô đạo lý. Có hẳn những chỉ thị bằng văn bản từ Ban tổ chức Trung ương Đảng đưa xuống các cơ quan, hướng dẫn cần phải o ép con em những người trong “nhóm chống Đảng” như thế nào. Thiết nghĩ, chỉ kém cái kiểu “tru di tam tộc” dưới thời phong kiến không nhiều lắm.
    Dù có viết hàng nghìn trang giấy cũng không nói hết những nỗi khổ ải, nhục nhằn, những gánh nặng oan khiên, day dứt của những người trực tiếp và gián tiếp bị dính vào vụ “xét lại chống Đảng”.
    Hiến pháp và pháp luật, quốc hội và toà án, chính quyền dân chủ nhân dân và nhân quyền đã được ghi thành văn bản giấy trắng mực đen, là thành quả được đổi bằng núi xương sông máu của hàng triệu cán bộ đảng viên đã bị ông Lê Đức Thọ chà đạp không thương tiếc.
    Ông Lê Đức Thọ đã nhân danh đảng hành động như một nhà độc tài vô nhân đạo với ngay những người bạn, những người đồng chí đã cùng nhau chia sẻ gian lao trong nhà tù đế quốc, những đồng chí đã cưu mang chính bản thân mình trong những năm tháng khó khăn nhất của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc – chỉ vì họ đã suy nghĩ không giống mình và đã dám nói ra những suy nghĩ ấy. Thật là đau đớn và tôi nghĩ nỗi đau đó làm se lòng hàng triệu trái tim yêu Tự do và Công lý.
    Tôi oán ông Lê Đức Thọ vô cùng, tôi cho rằng ông ấy là người độc ác và hạn hẹp về trí tuệ. Tôi càng uất ức hơn khi chồng tôi mất đi mà không kịp nhìn thấy ngày sự thật được đưa ra ánh sáng. Nhưng sau khi ông Thọ mất đi mà chẳng thấy những người kế tục lãnh đạo Đảng đưa vụ này ra công khai thì tôi hoàn toàn thất vọng. Tôi đồ rằng căn nguyên của vụ án này, cũng như biết bao vụ án khác chưa từng được bất kỳ toà án nào xét xử, không phải ở một cá nhân Lê Đức Thọ. Căn nguyên của tất cả những vụ oan ức nói trên là hậu quả của sự độc quyền lãnh đạo của một số cán bộ cấp cao của Đảng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
    Tại sao ở nước Mỹ, một đất nước “đầy bất công và bạo lực, chỉ có dân chủ cho một số ít giai cấp tư sản...” mà người ta vẫn có thể đưa một vị tổng thống ra toà vì bị phát hiện là phạm pháp? Còn ở nước ta, trong một chế độ “một triệu lần dân chủ hơn” pháp luật lại không đụng đến lông chân người lãnh đạo cao cấp khi chính người này phạm pháp? Chúng ta đang sống trong những năm cuối cùng của thế kỷ XX hay đang sống giữa thời trung cổ, khi người ta chỉ kết án một tên đao phủ, còn đối với một “quý ông đao phủ” thì không?..(còn tiếp)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. (tiếp)
      Sau khi nhà tôi mất, ông Lê Đức Thọ có gửi thư chia buồn đến gia đình tôi. Ông Thọ viết: “Tôi rất thương và nhớ anh, anh là đồng chí tốt, khuyết điểm trong thời gian qua chỉ là nhất thời. Lúc anh ra tù trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và khi mới giành được chính quyền anh đã có công đóng góp phần mình vào công tác chung của Đảng. Đảng không bao giờ quên những đóng góp của anh trong thời gian đó”.
      Có thể hiểu như thế nào về những điều ông Lê Đức Thọ đã viết trên?
      Nếu như ông Huỳnh có “khuyết điểm” như ông Thọ đã nói, thì với tư cách một đảng viên, ông Huỳnh phải chịu kỷ luật của chi bộ Đảng nơi ông sinh hoạt dưới các hình thức: phê bình, cảnh cáo, khai trừ lưu Đảng đến khai trừ vĩnh viễn khỏi Đảng. Việc bắt người và giam giữ là việc của các cơ quan Pháp luật Nhà nước, sau khi thực hiện đầy đủ các thủ tục theo luật định: khởi tố, lập toà án xét xử và kết án.
      Vậy vì lẽ gì mà chồng tôi, con tôi bị bắt, bị giam giữ gần cả chục năm trời không có án?
      Vì bất đồng quan điểm, vì “tư tưởng lệch lạc” chăng? Chỉ vì những điều này thì chưa kết tội được bất kỳ ai.
      Vì “xét lại” chăng? Thế nào là “xét lại” ?
      Vì “phản Đảng – phản Cách mạng” chăng? Liệu có thể khép lội ông Huỳnh và các nạn nhân khác vào điều luật nào trong Bộ luật tố tụng hình sự?
      Nếu đã có thể khép tội nhà tôi và các nạn nhân khác theo pháp luật thì ông Thọ chẳng dại gì không sử dụng bộ máy hành pháp.
      Nhưng theo lệnh của ông Lê Đức Thọ, việc bắt và giam giữ hàng loạt cán bộ vẫn được thực hiện trong bí mật.
      Đó chính là điều phi pháp trong hành động của ông Lê Đức Thọ. Và đương nhiên, khi những người lãnh đạo cấp cao của Đảng không tôn trọng pháp luật, dẫn đến tình trạng bất công xã hội thì lòng tin của mọi tầng lớp nhân dân vào Đảng bị xói mòn nghiêm trọng, dẫn tới việc Hiến pháp và pháp luật chưa bao giờ được thực hiện nghiêm chỉnh...

      Xóa
    2. Giữa những năm 90, ông Ng Trung Thành, sống ở dốc Ngọc Hà, Hà nội, đã về hưu (hồi năm 1976, hàm thứ trưởng, rồi hàm bộ trưởng) (ông Vũ Thư Hiến biết), theo đề xuất của đảng CS, nghiên cứu lại hồ sơ, vụ gọi là "xét lại" và ông Thành, đề nghị khôi phục lại danh dự cho các vị, trong đó có cụ Vũ Đình Huỳnh. Với đề nghị đó, ông Thành, lại bị kỷ luật, và tổ hưu, khai trừ khỏi đảng CS. Ông Thành đã mất.

      Liệu con ông, 2 người sống lại Berlin, có biết nhiều về Vũ Đình Huỳnh, thì không rõ.

      Xóa
  10. Đúng ra ngày nay các cha nội làm lãnh đạo cao của Đảng phải có trách nhiệm xóa các vụ việc mà làm sai.Đây là nguyện vọng chung của các gia đình và cả dân tộc.
    Gia đình tôi cũng bị dính,nhiều người thân của tôi cũng bị dính.Nay tất cả những người bị mấy lão Tự phong là VUA ĐẢNG chết hết rồi,xét lại có tội tình gì đâu thì khôi phục danh dự mà thôi.
    Đảng mà không làm việc này chả khác đưa đảng vào chổ chết.
    Ở miền Nam thời trước,chúng chống cộng quá trời và quá bạo tàn cũng do và tại các cha nội làm quá bậy,nhất là giết chóc trong CCRĐ. Hậu quả là hàng trăm ngìn đảng viên nó cho chết,hàng trăm nghìn khác có thân thế chút thì ở tù cũng như chết.
    Những việc làm rất quan trọng,không làm cứ nói khan chuyện lông nhông,vậy thì ngồi làm tế gì trong cái BỘ CHÍ TRI,cũng lại do từ ác vì cái tật thích ăn mà không chịu làm.
    Còn cái việc có ẩn ý nói về Bác nên thôi đi,thiếu gì cái sai bây giờ quá đáng cần lên tiếng cho chừa bớt,chứ chúng chả chừa hẳn đâu,vì ngồi đó sướng quá mà.Đuổi như đuổi gà mà cố bám đến cả 4 năm.
    Công Sơn.

    Trả lờiXóa
  11. Đối với thế hệ lớn tuổi, ngày hôm nay họ có những sự "vỡ ra" từ những gì đã nghe, đọc trong quá khứ. Sự "không thât" (bây giờ đâm ra hay dùng câu cú "uyển chuyển") rất nguy hiểm. Nay họ bị lâm vào tình trạng "phản tác dụng" - chẳng tin gì ở quá khứ nữa, cho dù là bất cứ thứ gì họ từng tin! Đây là một Đại Bi Kịch Mất Lòng Tin!

    Trả lờiXóa
  12. Lâu nay nhiều vị có tư cách và học hàm đã lên tiếng xác nhận Trần Dân Tiên
    là bút danh của ông HCM.,chẳng hạn như giáo sư Hà Minh Đức.
    Thế nhưng bây giờ lại tung ra một phát hiện mới nhất này để làm gì ? Chẳng
    lẽ để...chữa cháy sau khi 1 đám cháy đã xảy ra hay sao ? Chuyện này xem ra
    cũng qúa mâu thuẫn như chuyện bác trước lúc chết đã nghe bài hát Tàu (như
    bài viết trên báo QĐND) hay Việt (như bản nhạc do Trần Hoàn sáng tác) !!!

    Trả lờiXóa
  13. Các nhà lãnh đạo đều cò thể viết hồi ký hay tự truyện về bản thân mình, ở Mỹ còn có các thư viện của các tổng thống thì đã sao?

    Tổng thống Bill Clinton viết My Life đó kìa, ổng ca ngợi ổng quá trời thì có sao?

    Đứng có hay chụp mũ những lãnh tụ CS mà không khách quan nhé!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác ND.16:48 phê phán vậy là 'trật đường rầy' rồi ?
      Chính khách Tây phương chỉ viết sau khi đã kết thúc
      sự nghiệp làm lãnh đạo của họ,chứ không ai lại dám
      tự đánh bóng mình khi mình đang nắm quyền,bác ạ,
      trừ ra có chủ trương thần thánh hóa lãnh tụ !

      Xóa
    2. Đừng 'Cong cớn cò cưa cứ cái cùn ' - ND 17:26 ơi!
      Đây này, đâu phải ông Hồ tự viết, cũng đâu phải hồi ký , mà là những mẩu chuỵện thôi::
      ..."Hoàng Quốc Việt (thường vụ Trung ương Đảng) gợi ý cho Trần Huy Liệu (Bộ trưởng bộ Tuyên truyền) viết giới thiệu về Bác, Trần Huy Liệu không viết mà giao cho Vũ Đình Huỳnh, thư ký trợ lý của Bác chấp bút, xong khởi thảo thì Trần Huy Liệu sửa, viết bổ sung (thêm bớt) rồi qua Hoàng Quốc Việt, Trường Chinh đọc “duyệt” cho ý kiến để hoàn thiện"...

      Xóa
    3. Bác nói đúng "Cong cớn cò cưa cứ cãi cùn" !
      Tôi góp ý với ND.16:48 về hồi ký và tự truyện
      nhưng bác lái qua cãi...đâu phải (hồi ký)...và
      đâu phải (tự truyện) thì bó tay với bác !

      Xóa
    4. Hồi ký, tự chuyện hay những mẩu chuyện... Không quan trọng, các bác ạ! Cái quan trọng là nội dung có thật không? Và, viết ra để làm gì?
      Viết về mình hoặc người khác để công khai, minh bạch và chia sẻ kinh nghiệm thì tốt. viết ra để Lăng - xê, đánh bóng... Thì tai hại!

      Xóa
  14. TT Clinton có tự ca ngợi thì cũng chẳng ai buồn lòng - à, hình như cũng có người buồn kia đấy. Ông là một trong những TT thành công của Mỹ. Điều này rõ như ban ngày.
    Ngược lại, làm dở mà tự khen mới... chán!

    Trả lờiXóa
  15. Ôi! Lại thêm một trò hề chối bỏ trách nhiệm lừa đảo cua CS.
    Dù sao đó cũng là bản chất của cs.
    Trơ tráo, "nói dối lem lẽm, nói dối lì lơm..." như đại tá nhà văn Nguyễn Khải đã viết trước khi chầu ông bà.
    Chỉ vậy thôi.

    Trả lờiXóa
  16. Có lẽ việc xây dựng và củng cố hình ảnh về Lãnh tụ Hồ Chí Minh được hình thành , khởi đầu từ cuốn sách này vì trước đó cái tên HCM là mơ hồ với nhiều tên khác nhau như Nguyễn Ái Quốc , Tống Văn Sơ , Trần , Chín , Lý Thụy …..Thời điểm ở Việt Bắc , nhân dân được biết những cái tên : Ông Ké , Già Thu . Như vậy qua cuốn sách này , người viết muốn nhấn mạnh rằng tất cả các bí danh trên đều cùng là của một người duy nhất , đó là Hồ Chí Minh , hay Hồ Chủ Tịch, cũng như chính thức hóa cái tên HCM từ đây.

    Vấn đề thứ hai mà cuốn sách này nhắc đến là quá trình hoạt động CM của HCM , tất nhiên nhằm giới thiệu , đính chính và củng cố niềm tin trong dân chúng về HCM với những giới thiệu vô tư về HCM với nhiều tính cách tốt đẹp , khác người thường – Đó là bước đầu để chuẩn hóa hình ảnh HCM , như ngày nay chúng ta thường biết đên với cụm từ “ Quảng Bá Hình Ảnh “.

    Tuy nhiên vấn đề được nói tới ở đây là ai , người nào đã chấp bút cuốn sách này ?
    Những bình luận vệ chyện này thường được chia ,làm hai phía :

    - Phía cho rằng cuốn sách này không phải do HCM viết , khi củng cố lập luận của mình thường dựa vào nhân cách của HCM , đó là không bao giờ tự nói về mình và ngay bản thân HCM lúc sinh thời chưa xác nhận đây là sách do mình viết .

    - Những người ủng hộ cho quan điểm đây chính là cuốn sách của HCM thường cũng dựa vào sự không bác bỏ của HCM , hay việc không có sự giải thích chính thức của nhà nước về tác giả cuốn sách , cũng như nhiều nguồn như hồi ký , nghe kể lại từ những người biết chút ít về việc này .

    Như vậy việc tìm ra tác giả đích thực của cốn sách này không hề đơn giản với những ai có ý định đi đến cùng sự thật .Chúng ta cũng đành dựa vào những gì đã biết và đang có để rút ra kết luận cho riêng mình khi muốn tìm hiểu về nó :
    Chúng ta hãy cùng điểm qua những xác nhận ít ỏi về cuốn sách này để biết thêm phần nào sự thật :

    - Tạp chí Cộng sản Điện tử úp mở :

    ...Còn nhớ những quan điểm rất rộng mở của Trần Dân Tiên-Hồ Chí Minh: "Khổng Tử, Giê-su, Các Mác, Tôn Dật Tiên chẳng phải có cùng một điểm chung đó sao....); Dấu gạch ngang hai cái tên TDT-HCM không hẳn là vô tình .
    - Và Báo Nghệ An điện tử lại nói :
    “ ...Thời gian Bác ở nước Pháp từ năm 1919 đến năm 1923, cuốn sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch của Trần Dân Tiên (một bút danh của Bác) cho biết: "Thường thường, ông chỉ làm việc nửa ngày; làm buổi sáng để kiếm tiền, còn buổi chiều đi đến thư viện"..
    - Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức trong Tác phẩm văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    “ ...Đáp lại tình cảm mong muốn của đồng bào, của bạn bè trên thế giới, Hồ Chủ tịch với bút danh Trần Dân Tiên đã viết tác phẩm "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch...";
    ( Còn Tiêp )

    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
  17. ( Tiếp theo )

    - Giờ đây đến lượt ông Nguyễn Khôi nói : “ Ông Vũ Đình Huỳnh, thư ký trợ lý của Bác chấp bút, xong khởi thảo thì Trần Huy Liệu sửa, viết bổ sung (thêm bớt) rồi qua Hoàng Quốc Việt, Trường Chinh đọc “duyệt” cho ý kiến để hoàn thiện đem xuất bản. “
    Tuy nhiên về phần cuối , lời kể này lại nói :
    “ vì không phải là “giấy trắng mực đen”, ghi âm, chứng cứ rõ ràng, mà chỉ là “chuyện kể” của nhiều người (không phát ngôn chính thức) Nguyễn Khôi nghe lỏm được, thấy không có hại, nên trước khi từ biệt thế giới này (vì đã ở tuổi 75) thử đưa ra để mọi người tham khảo, tìm tòi thêm để đi đến kết luận chính xác ” Trần Dân Tiên (*) thực là ai?”. (Hà Nội 31-7-2013 Nguyễn Khôi cẩn bút…) “
    Như vậy ở đây , kết cục vẫn còn để ngỏ khi ông Nguyễn Khôi dùng những từ như : “ Nghe lỏm được “ , “thử đưa ra để mọi người tham khảo, tìm tòi thêm để đi đến kết luận chính xác ” Trần Dân Tiên thực là ai?”.

    Đến đây những người quan tâm đến vấn này lại được một phen chưng hửng vì quả thật với những dẫn chứng từ những cơ quan và cá nhân đã nêu trên , chúng ta thực sự không biết đâu mà lần – vì cũng toàn là nơi đáng tin cậy .
    Vì Vậy câu hỏi ở đây là các cơ quan , cá nhân này lấy nguồn thông tin này từ đâu , ai cung cấp , độ xác tín đến đâu ?
    Như vậy chính sự im lặng của chính quyền đã càng “ thổi bùng “ thêm niềm tin cho những người từng ủng hộ “ Thuyết “ của mình rằng HCM chính là tác giả . và họ càng thêm “ Hy Vọng “ khi biết rằng trong cuộc đời hoạt động CM của mình đã không dưới một lần từng viết ( Hay giới thiệu về mình ) . Ở đây tôi xin mở ngặc là từ “ Giới thiệu “ không nhất thiết phải hiểu là “ tự ca ngợi mình “ nhằm tránh hiểu lầm .
    Hai Tac phẩm được HCM viết về mình , không hề xa lạ , đó chính là “ Nhật Ký Trong Tù “ và TP “ Vừa đi đường vừa kể chuyện “ , TP này CHM viết dưới bút danh T.Lan , Được công bố trên báo Nhân dân năm 1961

    Với lời dẫn ( Theo wikipedia ) : “Vừa đi đường vừa kể chuyện là một tác phẩm văn học theo lối tự truyện do Hồ Chí Minh viết với bút danh T.Lan[1]. Trong tác phẩm, T. Lan là một cán bộ tháp tùng Chủ tịch, và được nghe Hồ Chí Minh kể lại nhiều câu chuyện khác nhau về Hồ Chí Minh trên suốt quãng đường đi cùng nhau. Hồ Chí Minh xuất hiện trong quyển sách như một người “Bác”.

    Những người ủng hộ cho “ thuyết có “ , lý luận rằng Đã có 2 thì có thể có 3 hoặc hơn , và đó cũng là một cơ sở .

    Tôi , người viết những dòng này tự thấy kiến thức còn hạn hẹp trong biển tư liệu , chữ nghĩa mênh mông , nên mong quý vị chia xẻ thêm nhằm tìm ra chủ nhân bí ẩn của cuốn sách này , nếu ai có nhã hứng.

    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
  18. Tôi nghĩ chúng ta nay nên tỉnh táo suy xét mọi chuyện. Cứ tin vào Wikipedia là ta đang bị sa vào vòng tuyên truyền mới. Trần Dân Tiên là ai, ta cũng không nên bận tâm. Nếu người này không có thật, đại khái là sự kết hợp giữa người phàm và tiên, cũng là chuyện bình thường ở xứ ta.
    Có điều khẳng định lấy quá nhiều bí danh để đánh lạc hướng kẻ thù nghe kỹ thì không thuyết phục. Lenin, Staline, Churchill, Mao Trạch Đông, Hitler, Rooservelt,... chẳng ai làm vậy. Người ta công khai chiến đấu, chẳng phải núp lùm. Bạn giấu mặt thì đối kháng được với ai?
    Còn cái tên Hồ Chí Minh, khi trước đọc từ báo NN có cho rằng, đấy là tên của một người TQ thế mạng cho bác khi Tưởng Giới Thạch đem bác ra xử bắn. Từ đó bác lấy tên này.

    Trả lờiXóa
  19. Ông Lê Duẩn, Lê Đức Thọ đã huỷ, giấu, đánh tráo và có xuyên tạc nhiều tư liệu về Hồ Chí Minh

    Trả lờiXóa
  20. Thiết nghĩ cái gì dính đến Hồ Chủ Tịch nên để nguyên. Đừng xới ra bàn. Hãy tập trung vào con đường cam go trước mắt.
    Nói riêng, đề tài này luôn làm chủ tịch... CLB bối rối. Tôi chắc rằng, khi quyết định đưa lên 1 comment "không tích cực" về Hồ Chủ Tịch, ông BVB trái tim cũng quặn đau. Hãy chôn chặt, một hình ảnh coi như tốt, và phê phán những hình ành xấu xa đang hiển hiện.

    Trả lờiXóa
  21. Thiên hạ đang đồn ầm lên tác phẩm " sinh bình khảo " của Hồ tuấn Hùng nói về chuyện Hồ Tập Chương , loạn cào cào chẳng biết đâu mà lần , mệt thật

    Trả lờiXóa
  22. Kinh gữi Bác Bồng và các bạn đoc,

    Đọc cuốn sách"HO" do sử gia David Halberstam viêt, tôi có ghi note cái này . Nay thấy Web cuả bác Bồng nói tới Trần Dân Tiên , xin cống hiến lên Web đây :
    Năm 1946 đầu Hội đàm Fontainebleau tuớng Pháp Salan dẫn đầu phái đoàn thẳng thừng hỏi ông Hồ :" Ông có phải là Nguyễn Ái Quốc không ? Ông Hô dứt khoát trả lời rằng : " Tôi không hề là Nguyễn Ái Quốc" Một chuyện khác giống vậy là khi ông Võ Qúy Huân, nguời chuyên viên kỹ thuật từ Paris ông Hồ mang về (Hànội). Lúc đó ông Huân cũng hỏi ông Hồ " Nguyễn Ái Quốc bây giờ ở đâu? Ông Hồ trả lời rằng :" Chú tốt hơn là đi hỏi hắn ta chớ có hỏi tôi."
    Thế nhưng năm 1958 ( đúng ra là năm 1948, hai năm sau), nhà xuất bản Hànội chính thức thưà nhận rằng ông Hồ là Nguyễn Ái Quốc."
    ------------------
    (1)In 1946, during talks with General Salan, the French officer in charge of truce negotions , Salan asked him point-blank if he was Nguyen Ai Quoc. Ho categorically( dứt khoát) denied it.
    Similarly in 1946 when Vo Quy Huan, a technician whom Ho had brought back from Paris to work with him, asked where Nguyen Ai Quoc was at the moment, Ho answered, “You ‘d better ask him, not me.”
    By 1958, however, official Hanoi publications admitted that Ho and Nguyen were the same man. (80,note) HO David Halberstam
    (2) cuôn sách " Những hoạt động cuả Hồ Chủ Tịch..." với tác giả là Trần Dân Tiên. Nay ai cũng đều biết Trân Dân Tiên chính là Hồ Chí Minh.

    Trả lờiXóa
  23. Không ai chọn được CHA,MẸ để mà sinh ra và cũng không ai chọn được Tổ Quốc để mà sống cả . Vậy thì ta cứ bình thương đii, cú cảm nhân tùng giây , từng phút của thiên nhiên ban tặng và mong ngày mai , ngày kia vẫn mãi được là như vậy , đừng nhòm vào quá khứ làm gì vì THỜI THẾ - THẾ THƠI PHẢI THẾ , thế thôi.

    Trả lờiXóa
  24. Tôi đã đọc bài : “ Nhận địnhvề Hồ Tập Chương trong tác phẩm Sinh Bình Khảo “ trên DLB cách đây mấy ngày , đây là những đánh giá chung về cuốn sách này chứ không phải nguyên văn toàn bộ .
    Như vậy chúng không được biết toàn bộ những điều mà cuốn sách này đề cập đến
    Mở đầu cuốn sách Hồ Tuấn Hùng đã làm chúng ta giật mình khi khẳng định : "Hồ Chí Minh sau năm 1933 chính là Hồ Tập Chương đến từ Miêu Lật, Đồng La, Đài Loan, tuyệt đối không phải là Nguyễn Ái Quốc."
    Những phần sau đó Hồ Tuấn Hùng đã dùng hết tâm sức để chứng minh rằng : Hồ Chí Minh chính là Hồ Tập Chương đến từ Đài Loan . và ông ta muốn : “ Trả sử thật về cho lịch sử “
    Qua phần giới thiệu về thân thế của HTC , tác giả HTH đã sử dụng nhiều tư liệu có trong tay để chứng minh như : Hình Thể ,Bút tích …. Và dẫn bài viết “ Ba lần Bác cười trước lúc đi xa đăng trên báo QĐND để tăng tính thuyết phục .
    Nhận xét của người viết comment này :
    1- Như lời giới thiệu , cuốn sách này được xuất bản năm 2008 tại Đài Loan , từ đó đến nay đã khá lâu , nó liên quan đến vấn đề lớn và tế nhị , đó là sự hoài nghi về xuất sứ và thân phận của ông Hồ Chí Minh – Lãnh tụ đã quá cố của Việt Nam , một chuyện không hề nhỏ , nhưng không hiểu sao không có bất kỳ một lời giải thích , đính chính , thừa nhận hay bác bỏ nào từ các phương tiện truyền thông nhà nước hoặc các cá nhân , các tổ chức đảng , các nhà tuyên huấn hàng đầu đi đâu cả mà không có một dòng , một từ nào nói về điều này . đó là một điều rất đáng trách .Khi đang hô hào mạnh mẽ việc ‘’ Học Tập Và Làm Theo Tấm Gương Hồ Chí Minh ‘’

    2- Thời điểm 2008 khoa học và công nghệ đã rất phát triển photoshop đã có từ lâu , việc cắt , ghép ảnh đã trở nên đơn giản , một học sinh phổ thông hoàn toàn có thể làm điều này một cách khá thành thạo , việc ghép và so sánh bút tích của Hồ Tuấn Hùng không có gì mới , không có sự ‘’ Đột Phá ‘’ đáng kể nào đủ để thuyết phục , khi ta biết rằng khi hoạt động CM , ông HCM hoàn toàn có thể thay đổi nét chữ , lối viết …..Nhằm tránh bị truy lùng .


    3- + Việc tiếp xúc , làm việc , trao đổi hàng ngày giữa Ông Hồ và các đồng chí của mình như Trừơng Trinh , Phạm Văn Đồng , Hoàng Quốc Việt ..v…..v.. Chắc chắn sẽ bị nghi ngờ ngay từ đầu nếu đây là một ‘’ Người Lạ ‘’ , Hồ Tập Chương không thể lấy đâu ra ký ức của một người Việt chính cống dù co ‘’ Học tập ‘’ đến đâu – điều này là không thể . hơn nữa khi tiếp xúc với nhân dân , nhất là tại quê hương , bản quán nơi sinh ra ( Nghệ An ) với những sự tích , địa danh , tên người cũ , đồ ăn , thức uống ……chỉ nơi đây mới có , vì vậy chỉ một người địa phương đích thực như HCM mới có thể ăn , uống và kể ra rành mạch mà không bị ‘’ Vênh ‘’

    4- Một việc rất đơn giản để phân biệt một người nước ngoài ( Hồ Tập Chương ) với một người Viêt Nam ( Hồ Chí Minh- Nguyễn Ái Quốc ) , đó chính là khẩu ngữ địa phương – đó chính là sự phân

    ( Còn Tiếp )

    Để Gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
  25. ( tiếp theo )

    biệt đắt giá mà Hồ tuấn Hùng không nhắc tới , hoặc lảng tránh . Một người tàu chính cống ( Hồ Tập Chương ) đã ở tuổi trưởng thành , hầu như định hình về khẩu ngữ địa phương ( Miêu lật – Đồng la – Đài Loan ) , vì vậy rất khó để nói tiếng Việt một cách thành thạo chứ chưa nói gì đến khầu ngữ địa phương Nghệ An ( của Hồ Chí Minh ) – một việc gần như không thể ngay cả với người Việt chính cống .

    Với những viện dẫn đã nêu trên , có thể thấy rằng cuốn sách ‘’ Sinh Bình Khảo ‘’ của Hồ Tuấn Hùng chỉ là một cuốn sách hai hước nhằm thử thách IQ và trí tuệ người Việt, nó chỉ có tác dụng gợi trí tò mò - Nó không có giá trị khẳng định .

    Một giả thuyết nữa , theo tôi , đây có thể là sản phẩm được viết theo đơn đặt hàng của ‘’ Hoa Nam Tình Báo cục ‘’ của Trung Quốc , nhằm trước hết kích thích sự tò mò , dẫn đến nhầm lẫn thật giả . Một kiểu Diễn Biến Hòa Bình Tinh quái , từ việc ‘’ Đòi Người ‘’ đãn đến hợp thức và nô dịch về ý thức hệ - Từ chính thượng tầng vốn được suy tôn mạnh mẽ ( Lãnh Tụ Hồ Chí Minh ), để từ đó tìm cách xóa nhòa biên giới quốc gia từ ngay trong ý thức của dân chúng .

    Với những suy luận trên tôi nghĩ ‘’ Sinh Bình Khảo ‘’ là một mũi tên có chủ đích nhằm vào Việt Nam của ‘’ Thế Lực Thù Địch ‘’ có tên……… Trung Quốc . Việc khắc chế tác hại của nó là việc cần làm của các cấp chính quyền Việt Nam – Ngay lúc này trước khi quá muộn , cho hôm nay và tương lai của nước Việt . Để khẳng định Hồ Chí Minh là người Việt Nam chứ không phải là Hồ Tập Chương – một người Tàu chính hiệu.

    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Hồ về thăm que ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An còn nhớ và hỏi một số người bạn thời ấu thơ trong xóm, tên như thé..như thế, nay khoẻ không?, Hồ Tập Chưởng tập Chủng nào sao lại biết rành vậy? Hơn nữa, người Đài Loan mà nói giọng tiếng Nghệ như thế à. ? Tin cái cuốn sách đó, có mà điên!

      Xóa
  26. Bạn ĐGCĐ đã có những phân tích và nhận xét sắc sảo và khá chuẩn về cuốn sách trên , dù có những ý kiến khác nhau về Hồ Chí minh nhưng phải khẳng định là HCM là người Việt , không phải người Tàu - Một còm hay , cảm ơn bạn

    Trả lờiXóa
  27. À thì ra câu nói " "Bên kia biên giới là nhà / Bên đây biên giới cũng là quê hương" bây giờ mới thấy hết ý nghĩa của nó ,
    Tầu đểu thật , thế mà bây giờ vẫn ngày ngày ôm lấy ông bạn tàu , rồi thì " Tình hữu nghị Việt - Trung là tài sản quý báu cần gìn giữ " , " giáo dục nhân dân hiểu thêm , hiểu đúng về mối quan hệ gắn bó lâu đời giữa hai đảng hai nhà nước là trách nhiệm của chúng ta "

    Thôi ngay đi chúng đang đòi mả bố các ông kia , đừng ngồi đấy mà nói láo nữa , nói gì đi chứ , câm cả rồi à .

    Trả lờiXóa