Các học giả chừng mực hơn lại tìm kiếm một sự thay thế
cho chủ nghĩa xã hội quy mô lớn, quốc hữu hóa và kế hoạch hóa tập trung. May mắn
là có một tiếng nói đầy sức mạnh đưa ra quan điểm trung lập, một cách để duy
trì được tự do kinh tế mà chính phủ không cần nắm toàn bộ nền kinh tế và phá bỏ
các nền tảng của văn minh phương Tây.Đó là tiếng nói của John Maynard Keynes,
người đứng đầu trường phái Cambridge mới. Trong quyển sách ông viết có tính
cách mạng năm 1936, Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ [The
General Theory of Employment, Interest and Money], Keynes biện hộ rằng chủ
nghĩa tư bản vốn dĩ đã không ổn định và không có xu hướng tự nhiên hướng đến
toàn dụng lao động. Đồng thời ông bác bỏ sự cần thiết phải quốc hữu hóa nền
kinh tế quốc dân, áp dụng kiếm soát giá – lương, và can thiệp vào các cơ sở nền
tảng vi mô của cung và cầu. Tất cả những gì cần là để chính phủ kiểm soát một
bánh lái tư bản chủ nghĩa không dễ dàng điều khiển và để chiếc xe trở lại con đường
đi đến thịnh vượng. Làm thế nào đây?...
--------------
Ngày nay nói chủ nghĩa này nọ chỉ là lạc hậu. Người ta phân biệt Thế giới tự do, dân chủ (đa số) với các nước độc tài. Nghĩa là chúng ta nên chú trọng vào thực tế hơn lý thuyết. Bởi trên lý thuyết có chủ nghĩa nào tuyên bố mình là lưu manh đểu giả đâu?
Trả lờiXóaCác nước mà chú trọng dân chủ, công bằng, an sinh xã hội lúc nào cũng được coi là các nước phát triển. Còn ngược lại là các nước kém phát triển, tăm tối. Đơn giản vậy thôi.
Một bà Việt Kiều gởi 100 USD và nhờ vợ tôi chuyển thành ĐVN đem cho những người nghèo nhân Tháng Bảy âm lịch. Chúng tôi vào TT Ung Bướu TPHCM và tặng được cho một số bệnh nhân, mà nhiều người nói thẳng họ đang chờ chết. Khi chúng tôi hết tiền trong túi, còn có những bệnh nhân nói: "Cô cho tôi 5 ngàn thôi cũng được, để ngày mai mua cháo"! Về tới nhà mà vợ tôi vẫn bần thần.
Xin quý vị tự kết luận. Nhưng những người "lãnh lương" 2-3 tỷ nghĩ sao?!
Bạn nặc danh 20;22 ngày 04/9/2013 hỏi những người lãnh lương 2-3 tỷ nghĩ sao theo tôi họ làm gì có tim ,có óc mà hỏi họ nghĩ
Trả lờiXóaBọn tư bản dãy mãi mà chưa chịu chết vì bọn chúng khg có được dân chủ vạn lần như chúng ta
Trả lờiXóaThật ra nó không giãy thì rất nguy hiểm. Y học gọi đó là lãnh cảm, người ta bị khi ở tuổi già sắp về chầu Diêm Vương.
XóaKhông nhớ ai đó nói: Chủ nghĩa tư bản đang dãy chết từ năm 1917, nay đã gần 100 năm tròn mà vẫn chưa thấy gì, không biết người nói câu này còn sống không để nghĩ xem lời phán của mình thế nào?
Trả lờiXóaTư bản "giẫy chết" như cô gái trẻ "giẫy sướng" đêm tân hôn!
XóaCNXH còn chưa có hình hài, thậm chí còn mượn hình mượn dạng mượn cả hơi thở của CNTB thì CNTB chết kiểu gì.
XóaNước VN ta đi từ phong kiến hình thái cũ (thế kỷ XIX) sang một hình thái khác của phong kiến, cũng tập trung quyền lực vào một nhóm người thay vì một người. Chỉ cần nhìn câu hô hào là biết. Ngày xưa hô "Hoàng thượng vạn tuế" thì giờ là treo băng rôn " Đảng CSVN muôn năm". Có khác gì đâu mà khoa học với dân chủ hơn người.
CNTB dùng quan điểm thế giới tự do, mỗi bước đi sai đều đã chuẩn bị tinh thần sai thật nhanh, sửa thật nhanh để đi đến cái hoàn thiện. CÒn không dám đi vì sợ sai, không dám làm vì chưa có chỉ đạo, kế hoạch, và đến khi sai thì còn đợi chỉ đạo nhận hay không nhận với mức độ nào. Chỉ cần nhìn theo quan điểm con người tự do thì phân biệt được ngay bên nào mới là tiến bộ.
Thật ra,làm gì có chủ nghĩa tư bản mà từ này được Mác viết ra để làm
Trả lờiXóađối tượng mà phê phán khi ông giới thiệu chủ nghĩa Cộng sản của mình.
Một cách gián tiếp,cái gọi là chủ nghĩa tư bản được Mác đẻ ra như thế
trong tương quan (đuợc ông giả định) với chủ nghĩa Cộng sản.
Chính xác mà nói thì đó là "chủ nghĩa tự do trong kinh doanh".
Mới đây,có người còn nói dịch Cộng sản là không đúng mà phải là cộng
đồng.Cộng đồng gì khi lý luận của Mác chỉ nhằm quốc hữu hóa tất cả
tài sản mà Mác gọi là các phương tiện sản xuất đều thuộc về nhà nước,
tức là biến thành của chung cũng như cái gọi là "sở hữu toàn dân" vậy !