Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016

Ba câu hỏi sau việc Formosa nhận trách nhiệm làm biển Việt Nam nhiễm độc


* HOÀNG HƯNG
            Hoàng Hưng: "Thủ phạm đã gập người xin lỗi. Vậy ai sẽ cúi đầu xin lỗi vì đã vu cáo láo xược và đàn áp dã man trí thức và người dân lên tiếng đòi nhanh chóng tìm ra và trừng phạt thủ phạm, ngăn chặn việc bao che cho thủ phạm có thể xảy ra?".
Thế là sau gần ba tháng xảy ra sự cố cá chết trên biển miền Trung, cuối cùng, thủ phạm Formosa đã gập người hai lần (theo tường thuật của các báo chính thống) trong cuộc họp báo chiều 30/6/2016 để nhận trách nhiệm và xin lỗi Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
Tất nhiên việc xin lỗi của thủ phạm đã thành khẩn chưa, số tiền hứa hẹn đền bù (500 triệu USD) đã thoả đáng chưa, các biện pháp bảo đảm môi trường trong tương lai có đạt yêu cầu không, còn cần được bàn luận và giám sát công khai chặt chẽ của cả hệ thống Nhà nước và nhân dân, không thể phó mặc cho thủ phạm “tự nguyện tự giác” với sự giám sát của một bộ phận chức năng lâu nay quá yếu kém và rất dễ bị thao túng. Tuy nhiên, qua sự việc trên, cùng với những ý kiến đáng ghi nhận của tân Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường về ưu tiên hàng đầu cho Môi sinh trong việc xét duyệt và giám sát các dự án kinh tế tới đây, cuộc đấu tranh vì Môi sinh của chúng ta đã có thể coi là thành công bước đầu.
Người dân công tâm ghi nhận sự tích cực, quyết tâm của Chính phủ mới trong việc tìm ra thủ phạm vụ cá chết và buộc họ phải nhận trách nhiệm, tuy đòi hỏi của người dân về sự nhanh chóng chưa được đáp ứng tốt. Dĩ nhiên, với một bộ máy yếu kém và hệ thống xử lý xộc xệch được thừa kế, điều này có thể châm chước. Ngược lại, Nhà nước cũng phải công tâm ghi nhận tinh thần trách nhiệm, ý thức công dân rất cao của hàng trăm ngàn trí thức, văn nghệ sĩ, người dân, cả trong và ngoài nước, đã phân tích, góp ý, thúc đẩy, gây áp lực để chính quyền quyết tâm làm tròn chức trách, qua nhiều hình thức phong phú như viết bài trên báo chí chính thống và báo mạng “lề dân”, sáng tác và biểu diễn, ký tên vào các kiến nghị và tuyên bố,xuống đường biểu thị tình cảm, nguyện vọng và ý chí của mình…  Họ đã góp phần xứng đáng vào thành công bước đầu của cuộc đấu tranh. Khẩu hiệu: “Cá cần nước sạch, Nước cần minh bạch” chắc chắn sẽ đi vào lịch sử của công cuộc Dân chủ hoá đất nước.
Câu hỏi phải đặt ra ngay lúc này là:
1/ Formosa đã gập người xin lỗi vì làm biển Việt Nam nhiễm độc; nhưng người dân Việt Nam không thể hài lòng với việc nhận lỗi dễ dàng như thế. Kẻ gây ra thảm hoạ môi sinh nghiêm trọng phải bị truy tố tại các Toà án Việt Nam và quốc tế. Nhà nước có sẵn sàng đứng ra truy tố, hay để cho các tổ chức dân sự khởi kiện?
2/ Thủ phạm đã gập người xin lỗi. Còn những kẻ đã ưu đãi quá mức cho Formosa, tạo những kẽ hở to lớn cho công ty này xâm phạm an ninh môi trường nghiêm trọng đến thế? Có tiêu cực trong việc này không và đến mức nào? Bao giờ Chính phủ mới kết luận? Sẽ trừng phạt thế nào? Một vụ án Môi sinh phải được khởi tố trong đó thủ phạm và những đồng loã sẽ cùng là bị can?
3/ Thủ phạm đã gập người xin lỗi. Vậy ai sẽ cúi đầu xin lỗi vì đã vu cáo láo xược và đàn áp dã man trí thức và người dân lên tiếng đòi nhanh chóng tìm ra và trừng phạt thủ phạm, ngăn chặn việc bao che cho thủ phạm có thể xảy ra?
Chưa trả lời thoả đáng ba câu hỏi trên, thì chưa thể đảm bảo không tái diễn những vụ Formosa khác trong tương lai.
Công cuộc bảo vệ Môi sinh là lẽ sống còn của cả dân tộc trong thời đại công nghiệp hoá. Trong cuộc đấu tranh này, Nhà nước phải dựa hẳn vào Dân. Mọi việc làm đẩy người dân vào thế đối đầu như trong vụ Formosa vừa qua rõ ràng là phản động (phản lại tiến trình vận động của cuộc sống).
30/6/2016
Hoàng Hưng

---------

THƯ CỰC KỲ KHẨN CẤP
GỬI ÔNG NGUYỄN XUÂN PHÚC -THỦ TƯỚNG VIỆT NAM

Hà Nội 20h08, ngày  1 -7-2016
Thưa ông ! 
Chiều nay tôi đi làm về ,vừa ăn cơm vừa xem thời sự vtv1-tôi thực sự giật mình khi xem ông chủ trì cuộc họp nội các chính phủ bàn về việc chia phần 500 triệu usd mà mới chiều qua FORMOSA hứa bồi thường cho thảm họa môi trường của bờ biển nước ta.
Thưa ông ! người ta mới hứa -và tiền chưa thấy đâu.
Thưa ông ! theo luật pháp Việt nam thì đây là vụ án hình sự vô cùng lớn - phải truy tố trước pháp luật.
Bên nguyên là đồng bào ven biển - người thiệt hại trực tiếp - và toàn dân tôc.
Bên bị : tập đoàn Formosa - thủ phạm trực tiếp - liên đới trách nhiệm là chính phủ Việt nam - đại diện hiện nay là ông.
Vậy đã rõ - ông thuộc bên bị - vị trí của ông là vành móng ngựa để đại diện cho chính phủ.
Vụ án chưa khởi tố (?) - vậy thì hà cớ gì ông đại diện cho ai để chịu mức bồi thường này ? Hà cớ gì ông nhẩy vào chia số tiền trên - bên nguyên đã chịu mức bồi thường đó chưa?
- Hà cớ gì mà từ bên bị ông nhẩy lên làm quan tòa - có thực ông không hiểu luật.?
Xin hỏi ông - nền luật pháp nào cho phép ông làm như vây?
TÔI XIN NÓI THẲNG CHO ÔNG BIẾT - DÙ NGÀNH LUẬT PHÁP NÀO CHO ÔNG LÀM NHƯ VẬY CŨNG LÀ LUẬT PHÁP KHỐN NẠN.
Đây là thư riêng công dân - mai tôi sẽ chuyển cho ông theo bưu điện - còn giờ tôi viết xong tôi đưa lên công luân luôn cho kịp dẫu có mắc lỗi chính tả.
Còn đây ý kiến của tôi :
 1- Mức bồi thường cho mỗi gia đình đồng bào ngư dân (phải hoàn toàn làm nghề biển và ít nhất có 4 người) là 1 triệu usd,
2-     Sau bồi thường - đóng cửa vĩnh viễn khu công nghiệp này - đây là hạt giống cây độc nên vun sới thế nào cũng cho ra quả độc mà thôi.
Đây là thư riêng nhưng được tôi công bố .
TÔI XIN CHỊU HOÀN TOÀN TRÁCH NHIỆM NHỮNG LỜI LẼ TRONG THƯ.
Mong ông lưu ý.
Người viết
 (ĐÃ KÝ)
Kỹ sư VI TOÀN NGHĨA (0982269462)
Tái bút: Bạn nào sử dụng lá thư này đều không phải trả tiền -và sửa lỗi chính tả hộ -cảm ơn.
(Dân quyền)
---------------

37 nhận xét:

  1. HOÀN TOÀN ĐỒNG Ý VỚI Kỹ sư VI TOÀN NGHĨA, LÁ THƯ HOÀN TOÀN XÁC ĐÁNG!

    Trả lờiXóa
  2. Những tên được ĐCSVN đưa lên làm Bộ nọ bô kia đều là lũ MA vì Đảng là con Ma (trăm tay nghìn mắt) từ ngày có MA lãnh đạo Nhân Dân cùng cực trăm bề MA ăn không chừa một thứ gì của Dân Đất nước nợ nần tụt hậu .Càng nói Đúng nói Phải Ma càng đàn áp . Còn khổ khi còn Ma CS

    Trả lờiXóa
  3. Tự ý bán một đất nước giá 500.000.000 USD!
    Lú và đồng bọn có dấu hiệu lừa đảo- là những kẻ tội phạm!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. CS.tuyên truyền là vì lợi nhuận thì thằng tư bản nào cũng
      dám treo cổ bố mẹ hắn và thực tế ở VN.do CS.thống trị bây
      giờ diễn ra còn ác liệt hơn nữa vì lợi nhuận,đám quan chức
      cán bộ cũng dám bán cả nước và dân mình cho ngoại bang !

      Xóa
  4. Câu hỏi của tôi :
    Đến bao giờ thì tay Fuck hói cùng đám con cháu dám sử dụng tất cả các sản phẩm từ biển miền Trung,quê hương của hắn?

    Trả lờiXóa
  5. Con số 500 triệu USD - rất nhỏ và có tính toán để trở thành một cái bẫy cho dư luận Việt Nam tranh cãi và đòi hỏi thêm một vài trăm triệu khác, hay phán đoán nó được phân chia như thế nào, bao nhiêu thực sự đến tay người dân, bao nhiêu để cải thiện môi trường, bao nhiêu thì vào túi cán bộ... Chúng ta vẫn làm cho ra lẽ để người dân và đất nước Việt Nam phải được bồi thường chính đáng và công bằng, nhưng quan trọng hơn cả là phải truy ra thủ phạm.

    Chúng ta cần nhớ, kẻ thù của dân tộc Việt Nam vẫn ngồi đó, rất gần và đã rất lâu. Cá chết không chỉ một lần bởi Formosa. Và người Việt không chỉ chết một lần này mà thôi. Sẽ còn nhiều cái chết "đại trà" trong tương lai khi thủ phạm vẫn ung dung ngồi đó và đi ra đi vào Ba Đình như nhà của chúng.

    Trả lờiXóa
  6. Hãy nhớ, ống xả thải ngầm của nhà máy Formosa vẫn nằm dưới lòng biển. Phương án đưa ống xả này lên như tuyên bố của Bộ trưởng Bộ TNMT, ông Trần Hồng Hà hồi tháng 4 đã được thay thế bằng việc “cam kết khắc phục tất cả tồn tại của hệ thống xử lý chất thải cũng như nâng cấp công nghệ để đảm bảo không xảy ra sự cố tương tự. Formosa cũng cam kết sẽ cùng với Chính phủ Việt Nam lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường biển cho 4 tỉnh miền Trung, giúp công khai thông tin cho người dân yên tâm và đảm bảo tính minh bạch”

    Còn nhớ cũng chính trong tháng 4, chính Bộ trưởng Bộ TNMT phát biểu: “Đối với pháp luật VN, hệ thống xả thải mà lắp đặt ngầm là không cho phép. Chúng tôi đề nghị phải có biện pháp để giám sát, tiếp cận và quan sát hệ thống này”

    RỜI BÂY GIỜ THÌ BỘ TRƯỞNG CÂM NHƯ HẾN TRƯỚC TRẢ LỜI CỦA FORMOSA?

    Trả lờiXóa
  7. Chiều ngày 30/6/2016, “Chính phủ” buộc phải chính thức công bố trước người dân nguyên nhân gây hiện tượng cá chết hàng loạt, ô nhiễm môi trường là do Formosa. Hai ngày sau, 2/7, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đã chối tội trước báo giới ông không từng phát ngôn rằng, nguyên nhân cá chết là do “thủy triều đỏ” và “chưa có bằng chứng để kết luận về mối quan hệ liên quan của Formosa”,

    Vậy chúng ta cần nhớ lại cuộc “họp báo” hôm 27/4 xem ông Thứ trưởng đã nói gì. Sở dĩ tôi để chữ “họp báo” trong ngoặc kép vì thực chất, nó là một buổi “đọc thông báo” của bộ TN&MT và ông Nhân được vinh dự là người đọc. Đọc xong ông cắp đít đi trước sự ngỡ ngàng của các phóng viên báo chí.

    Xin trích một phần trong bài đọc được ghi âm của ông Nhân:

    “…Sau khi thảo luận loại trừ nhiều nguyên nhân khác có thể gây ra, các nhà khoa học và cơ quan quản lý thống nhất nhận định sơ bộ như sau: Có 2 nhóm nguyên nhân chính có thể gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt. Thứ nhất, do tác động của các độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người trên đất liền và trên biển. Thứ hai, do hiện tượng dị thường tự nhiên kết hợp với tác động của con người, tạo nên tượng tảo nở hoa của nước, mà trên thế giới gọi là hiện tượng thủy triều đỏ.

    Đến thời điểm hiện nay, qua kiểm tra và thu thập chứng cứ, chưa có bằng chứng để kết luận về mối quan hệ liên quan của Formosa và các nhà máy đến vấn đề cá chết hàng loạt”.

    ĐÚNG LÀ THỨ TRƯỞNG LƯU MANH THẬT, XỨNG DANH LÀ CÔNG SẢN LƯU MANH!

    Trả lờiXóa
  8. Còn 2 câu hỏi nữa:
    1. Tại sao lựa chọn chuyển đổi nghề cho hơn 1 triệu ngư dân lại là giải pháp được quyết định nhanh chóng như thế? Thay vì giải pháp làm sạch biển, giúp ngư dân bám biển và duy trì sinh kế truyền thống của họ? Lựa chọn nào khả dĩ hơn? Cơ sở ra quyết định là gì? Tại sao?

    Việc chuyển nghề cho hơn 1 triệu ngư dân là khó khăn, thậm trí không thể chỉ với số tiền $500 triệu do Formosa đền bù, và với đặc điểm văn hóa ngư dân gắn biển.

    Nếu có thể làm sạch biển, khả năng phục hồi các loài thủy sản rất có thể nhanh hơn thời gian mà người dân cần tập huấn và sắp xếp thay đổi sang nghề khác, trong khi sẽ đảm bảo sinh kế tốt hơn cho ngư dân, duy trì văn hóa gắn với ngư trường của họ, cũng như chủ quyền quốc gia.

    2. Số người bị ảnh hưởng dán tiếp từ việc hơn 1 triệu ngư dân bỏ nghề biển là bao nhiêu (VD: người đan lưới, đóng thuyền, cung cấp dịch vụ xăng dầu, sửa máy móc, buôn bán cá, dịch vụ du lịch…)? Chắc chắn cũng là con số rất lớn.

    Những người này sẽ làm gì thay thế để sống?

    BCT VÀ TRỌNG LÚ TRẢ LỜI 2 CÂU NÀY CHỨ KHÔNG PHẢI THỦ TƯỚNG!!!

    Trả lờiXóa
  9. Do đặc tính của chế độ là bưng bít và tuyên truyền nên đại nạn này, nó ảnh hưởng trực tiếp lên sức khoẻ của hàng triệu người dân, phải mất gần ba tháng mới được chính quyền chính thức công bố hôm 30/6/2016. Sự công bố là kết quả của một sự thương lượng kín giữa chính quyền CSVN và công ty Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS – Formosa Hatinh Steel Corporation), nạn nhân hoàn toàn bị gạt ra bên ngoài làm kẻ bàng quan. Theo luật sư Trần Vũ Hải, mặc dù FHS đã chịu trách nhiệm và nhận lỗi, nhưng vẫn chưa chân thành, họ vẫn cho rằng trách nhiệm của họ không lớn mà đó là bởi lỗi của các nhà thầu phụ, chúng tỏ bọn Formosa này vẫn rất ngoan cố vì được CSVN bảo kê.

    Số tiền 500 triệu đôla bồi thường là một sự móc ngoặc của CSVN và FHS, nó được nặn ra (mà không cho biết căn cứ vào đâu) để CSVN chứng tỏ là có thực thi vai trò lãnh đạo, hơn là giải quyết một cách có trách nhiệm vấn đề, vì nó quá nhỏ và gần như vô nghĩa so với sự sinh tồn của hàng triệu dân mà nhiều khía cạnh sinh tử khác không được minh bạch chỉ ra. Các chuyên gia cho rằng vụ việc chưa thể kết thúc tại đây vì những tác động lâu dài vẫn còn đó và chưa rõ hướng khắc phục. Cựu Thứ trưởng Tài Nguyên và Môi trường GS Đặng Hùng Võ nói rằng đền bù mới chỉ giải quyết được “cái ngọn của vấn đề”

    Trả lờiXóa
  10. FHS đã huỷ diệt môi trường sống của ngư dân, điển hình là CSVN nói sẽ dùng một phần trong số tiền này để “chuyển đổi nghề nghiệp sang khu vực dịch vụ, thương mại, nông nghiệp…” cho khoảng một triệu ngư dân bị ảnh hưởng. Nó giết đi ngành nghề chiến lược của một quốc gia biển, nghề vừa phục vụ sự sinh tồn cá nhân của ngư dân, vừa phục vụ sự sinh tồn của dân tộc trong việc bảo vệ ngư trường và biển đảo, giết với giá rẽ mạt $500/người.

    Đây có thể không phải là vô tình mà là chủ ý của FHS, nhưng FHS đã không ngờ rằng thay vì gây ra tác hại từ từ thì độc tố lại giết tất cả trong một vùng rộng lớn, từ sinh vật nước cạn đến sinh vật nước sâu. Sự chủ ý đã được lộ ra mà điển hình là ngay sau khi sự cố nổ bùng, ông Chu Xuân Phàm, Giám đốc đối ngoại FHS, hôm 25/4 trả lời kênh truyền hình VTC News, nói rằng Hà Tĩnh “không thể được cả hai nên phải lựa chọn, hoặc là nhà máy thép, hoặc là cá tôm”, chứng tỏ FHS đã biết điều chết cá này từ trước. Nếu dân không đánh bắt cá được thì làm sao Việt Nam tranh chấp được ở Hoàng Sa, khi đội quân triệu người đã bị đối phương tiêu diệt?.

    Khối dân tộc Việt ở bốn tỉnh Miền Trung giờ đây đứng trước ngã ba của Luật Sinh Tồn, khi vùng đất nước này (hay không gian sinh tồn) đang mất dần sinh khí. Không gian sinh tồn này tồn tại cơ bản là nhờ vào yếu tố biển, vì nơi đây đất hẹp dựa lưng Trường Sơn và khô cằn sỏi đá. Nay yếu tố biển không còn nữa thì quan năng biến cải phải như thế nào nếu không muốn bị diệt vong?
    DÂN MIỀN TRUNG SẼ BỊ DIỆT VONG HAY CSVN SẼ BỊ DIỆT VONG???

    Trả lờiXóa
  11. Điều mà người dân khu vực miền Trung có thể làm và cần làm nhất trong lúc này là thu thập chứng cứ để kiện dân sự Formosa ra tòa đòi bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần. Còn việc Formosa tự nguyện bồi thường 500 triệu USD là chuyện thương lượng giữa Formosa với nhà nước Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  12. Về phía FHS, trong phần trình bầy nguyên nhân lẽ ra phải nêu đủ cả khách quan, chủ quan thì FHS chỉ nêu các nguyên nhân khách quan như do mất điện, rất lãng xẹt và buồn cười, không thuyết phục được các nhà khoa học.

    Theo tôi hiểu, khi thiết kế hệ thống điện cho một nhà máy có tầm quan trọng như FHS thì luôn phải dự trù một hệ thống dự phòng khi có sự cố mất điện. Hệ thống này, thường là dàn máy diesel. Có nhiều cách để vận hành tùy theo nhu cầu như theo kiểu "tiết kiệm" bằng cách chờ bị mất điện rồi mới cho chạy hệ thống diesel để sản xuất điện thay cho hệ thống chính cung cấp thường xuyên. Như vậy, khi có sự cố thì sẽ phải chịu bị mất điện trong khoảng thời gian rất ngắn, để mở mạch chính và đóng mạch phụ nối với hệ thống dự phòng. Ngoài ra, tùy theo yêu cầu, có thể thiết kế hai đường giây sẽ được dẫn đến để cung cấp điện song song cho nhà máy, nếu một đường bị sự cố thì có hệ thống tự động mở mạch này còn mạch kia thì vẫn tiếp tục cung cấp điện cho cả nhà máy.

    Trả lờiXóa
  13. Người đứng đầu Formosa đã nhận trách nhiệm, xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam, chấp nhận bồi thường 500 triệu USD (tương đương 11.500 tỷ đồng). Số tiền đó không thể bù đắp được hết những tổn thất về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường của miền Trung. Hệ lụy “thảm họa môi trường” do Formosa gây ra sẽ rất lâu dài, không dễ chấm dứt trong 5, 7 năm. Hàng trăm tấn cá chết không thể sống lại, trong số đó biết đâu có loài đã tuyệt chủng ? Gần 300 tấn chất độc thải ra biển vẫn còn đó, tan loãng, phát tán ra biển đông, làm sao “phục hồi” như ông Thành giám đốc Formosa nói được ? Không chỉ môi trường sinh thái mà môi trường du lịch, môi trường kinh doanh... cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Đó là chưa kể những chấn động tâm lý, thương tổn niềm tin của nhân dân trước sự cố môi sinh, môi trường chưa từng thấy.

    Trả lờiXóa
  14. Trong buổi họp báo công bố nguyên nhân cá chết vừa qua, phóng viên hãng tin AP (Hoa Kỳ) đã đặt câu hỏi : “Với vụ việc này có khởi tố vụ án để điều tra hình sự không?”. Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng chính phủ Mai Tiến Dũng trả lời: “Việt Nam có câu “đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”. Chính phủ Việt Nam luôn có thái độ rõ ràng về xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật Việt Nam nhưng đồng thời có chính sách khoan hồng, độ lượng để các nhà đầu tư nước ngoài vi phạm mà nhận lỗi thì được xem xét”.

    Có thể như thế, nhưng lẽ ra ông Dũng không nên vội vàng khẳng định, hãy để Quốc hội phán quyết hoặc nhân dân quyết định hình thức xử phạt đối với những người đứng đầu Formosa qua hình thức trưng cầu ý dân. Hoặc ít ra, chính phủ cần thăm dò ý kiến nhân dân có nên đình chỉ vĩnh viễn nhà máy thép Vũng Áng hay không, vì người ta hoàn toàn có lỗi. Đối ngoại là chuyện khác. Và không thể nói vì môi trường đầu tư hay cái gì khác, không thể đánh đổi môi trường đất nước vì bất cứ lý do gì. Thảm họa môi trường do Formosa gây ra là quá nghiêm trọng, không thể chấp nhận và không có cơ sở để tin rằng Formosa sẽ khắc phục môi trường và không để xảy ra sự cố tương tự trong tương lai.
    ĐÚNG LÀ BỌN CSVN ĂN PHẢI BẢ HỐI LỘ CỦA FORMOSA RỒI NÊN MỚI LÊN GIỌNG SỦA NGU NHƯ CHÓ NHƯ THẾ!!!

    Trả lờiXóa
  15. CSVN nhận 500 triệu , rồi đuổi dân ra khỏi vùng biển (CSVN đang làm việc này) .Sau đó Formosa qua sự tiếp tay của CSVN vì các quan lớn đã chia chát gần hết 500 triệu )sẽ cấm không cho dân qua lại vùng này lý do vùng biển độc hại,chết ngươi.Thế là Vũng ÁNG lọt vào tay Formosa quá rẽ ,quá dễ dàng

    Trả lờiXóa
  16. Chủ tịch văn phòng chính phủ Mai Tiến Dũng suy nghĩ rằng quyết định và hành động của Đảng và chính phủ CS luôn luôn đúng chính vì vậy ông ta đã đưa ra lời phát biểu ngớ ngẩn (ĐÁNH KẺ CHẠY ĐI KHÔNG ĐÁNH KẺ CHẠY LẠI???). Lời phát biểu này không thể thay thế cho nhân dân Việt Nam nói chung và quốc hội Việt Nam nói riêng. Formosa là thủ phạm thì phải bồi thường và không chỉ là bồi thường mà còn phải chờ quyết định của nhân dân Việt Nam xem có cần tống khứ tên thủ phạm lừng danh chuyên gây ô nhiễm môi trường ở bất cứ nơi nào chúng đặt chân vào. Đây là thời điểm va cơ hội duy nhất buộc Formosa bồi thường và tống khứ tập đoàn này ra khỏi đất nước Việt Nam. Đảng và chính phủ CS có còn là đại diện cho nhân dân hay không thì đây là giờ phút quyết định. Nhân dân VN có quyền quyết định vận mạng của đất nước này chứ không phải là 1 ai khác.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bà con nên nhớ cho rõ:N.t.K.Ngân là chủ tịt của đảng hội và 5 trăm thằng con ngồi trong hội trường Diên hồng-chúng là đảng biểu(không phải đại biểu).Gần 3 tháng đã qua,thảm hoạ quốc gia về môi trường có nguy cơ diệt dân tộc VN,thế mà bọn tự xưng là đại biểu của dân vẫn ngậm miệng.Phải chăng quan thầy Tàu cọng đã nhét phân tràm họng chúng nó rồi,ngay cả ú ớ cũng không thể-Đmcs

      Xóa
  17. Sau 3 tháng loay hoay đối phó, tìm đủ mọi phương án, huy động hơn trăm nhà khoa học trong một đất nước có hàng ngàn tiến sĩ giấy, sử dụng lực lượng vũ trang hùng hậu để uy hiếp và đe nạt dân đen, những thằng hèn trên đất nước Việt Nam cuối cùng cũng phải thừa nhận Formosa là thủ phạm gây ra thảm hoạ cá chết tại Miền Trung lây lan kéo dài trên cả nước. Đây là điều mà dân đen chúng tôi đã biết lâu rồi, từ khi cá nổi lềnh bềnh trên biển, dạt vào trong đất liền và lên từng mâm cơm của ngư dân nghèo Việt Nam. Thủ phạm mà các thằng hèn loay hoay tìm kiếm, lươn lẹo để chứng minh thì dân chúng tôi đã biết từ khi những người thợ lặn hy sinh tính mạng mình để tìm ra cái ống xả thải của Formosa.

    Vậy mà những thằng hèn như các ông phải đợi đến hơn 90 ngày mới xác minh được thủ phạm khi dân chúng tôi chỉ nhìn qua đã biết. Để rồi chiều qua, với màn kịch cúi đầu và 500 triệu đô la bỏ túi, các ông, các bà nghĩ là dân chúng tôi sẽ cho qua và Formosa vẫn tiếp tục hoạt động, xả thải làm huỷ hoại môi sinh Việt Nam ư?

    500 triệu ấy có đủ để đền bù thiệt hại khi ngành thuỷ hải sản phải thất thu khi hàng trăm tấn thuỷ hải sản xuất khẩu đi EU, Châu Úc, Châu Mỹ bị trả về?

    500 triệu ấy có đủ để đền bù cho những thiệt hại của ngành du lịch Việt Nam khi du khách quốc tế ngày càng e sợ khi đến nước này?

    Và 500 triệu ấy có đủ đền bù cho những huỷ hoại về môi sinh của Việt Nam phải gánh chịu trong những năm tháng tiếp đây mà không biết khi nào mới có thể khôi phục lại hoàn toàn?

    Đau xót hơn nữa là 500 triệu ấy các ông có tính đến những thiệt hại mà ngư dân các tỉnh Miền Trung bị thiệt hại hơn 3 tháng qua hay không? Trong khi ngư dân vẫn chưa dám ra biển để đánh bắt và thuỷ hải sản họ ăn hàng ngày liệu có phải là những tấn hàng bị trả về vì nhiễm độc từ nước xả Formosa? Chưa kể nguồn nước và môi trường bị tàn phá, các rặng san hô ngầm đã chết và nước biển thì đã thấm đủ độ độc hại.

    Hay để tôi trả lời cho những thằng hèn các ông là 500 triệu ấy chỉ để bịt mõm những tham quan như các ông có thừa quyền hành và bạo lực để đàn áp người dân hiền hòa chúng tôi!

    500 triệu ấy làm gì đến được đến tay dân đen chúng tôi khi mà các ông cứ ra rả nói rằng đã hỗ trợ 5 triệu cho những ngư dân nghèo bị thiệt hại cách nay 3 tháng mà trên thực tế nó còn chưa đến tay họ. Các ông chỉ giỏi tuyên truyền mị dân chứ bòn rút trên xương máu đồng bào thì các ông thuộc loại có tiếng tăm trên thế giới.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ăn tạp,không chISừa 1 thứ gì- Thế giới này chỉ có csvn là số 1.
      Tàn độc với dân,csvn giành vị trí của IS-Csvn là tổ sư khủng bố và đệ tử chân truyền là IS ở Trung-cận Đông.

      Xóa
  18. Quá đúng .Bản chất chế độ cộng sản là ngu dốt đối trá-lưu manh .Những gì xấu xa nhất trong xã hội loài người thì cộng sản đều dẫn đầu .Cái gì tốt đẹp nhất thì CS luôn xếp cuối .Xã hội CSCN là xã hội xấu xa màn ro nhat mà thế giới trải qua .Đ M C S /

    Trả lờiXóa
  19. Người ta "bỏ con săn sắt, bắt con cá rô", còn mình thì "mất con voi, đòi con kiến".

    Trả lờiXóa
  20. Việc mà dân yêu cầu:
    - Đình chỉ hoạt động, truy tố FHS theo luật pháp VN và quốc tế,
    - Kế hoạch và chương trình khoa học cấp bách và lâu dài để phục hồi, làm sạch biển, trả biển sạch cho dân VN và ngư dân,
    - Những kẻ, những tổ chức đã rước FHS vào VN với bao ưu tiên, ưu đãi từ cấp đất (80 đ/m2), cấp phép, giải phóng mặt bằng, thẩm định, phê duyệt, DMT, nhập hóa chất không kiểm soát sử dụng, nhập lao động ...; có kẻ nay hạ cánh đang hưởng nhàn với biệt thự-đô-vàng-tệ, có kẻ còn đương chức và đang khua môi múa mép tiếp tục lừa dối nhân dân. Phải đưa bọn chúng ra vành móng ngựa, cho vào tù, tịch thu tài sản vì tội mãi quốc, hại dân,
    - Chính phủ và cái đảng lãnh đạo chính phủ đó phải điều trần và xin lỗi nhân dân.
    Đó là nước có pháp trị, dân làm chủ. Còn ngược lại thì ...

    Trả lờiXóa
  21. Hồi này bác Bồng bận nhiều hay sao mà chậm đưa các comments lên mạng, mất tính thời sự đi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bận bịu là 1 việc-Ái ngại nhất là sức khoẻ.
      Cầu mong ơn trên phù hộ cho Đại tá BVB luôn khoẻ mạnh để diễn dằn đồng hành cùng trào lưu dân chủ hoá VN đe đến đích cuối cùng

      Xóa
  22. Việt Nam cần đưa ra án phạt nghiêm khắc hơn vì tội Formosa vô trách nhiệm vì đã biết sự cố mà không lập tức thông báo ngay cho Việt Nam để khoanh vùng, có biện pháp khẩn cấp hạn chế thiệt hại, kể cả việc tránh cái chết oan ức cho người thợ lặn xuống khảo sát ống chôn xả ngầm và nhiều người đã lỡ ăn cá, làm mắm, làm muối từ nguồn nước nhiễm độc.

    Trả lờiXóa
  23. Mức bồi thường 500 triệu USD cho cả 3 vấn đề: thiệt hại của người dân, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và bồi thường phục hồi môi trường biển thật nhỏ nhoi nếu chỉ so với dân số của 4 tỉnh bị ảnh hưởng chính là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế là gần 4 triệu người. Trong đó, số ngư dân đánh bắt cá biển và người nuôi trồng thuỷ sản ven biển xấp xỉ 1 triệu người; số người làm dịch vụ du lịch, chế biến thuỷ hải sản, xuất khẩu cũng cỡ vài chục ngàn người.
    Tính ra bồi thường sinh kế bình quân cho mỗi đầu người chỉ khoảng 125 - 130 USD cho gần 4 tháng (tính nhanh cho ngày có tiền bồi thường) xảy ra thảm hoạ. Nghĩa là mỗi tháng mỗi người dân chỉ được đền bù khoảng 1 triệu đồng. Vậy các năm tháng về sau, họ sẽ thu nhập, đền bù được gì từ biển?
    Việc đề xuất "hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp" có lẽ khó khả thi. Chuyển nghề có nghĩa là họ phải bỏ nghề ngư dân, bỏ ngư trường và chủ quyền biển cả? Liệu vùng ven biển miền Trung, ngư dân sẽ làm nghề gì nếu tài nguyên chính của họ là biển, trong khi đất đai làm nông nghiệp và lâm nghiệp rất ít ỏi? Số tiền phục hồi môi trường biển sẽ rất lớn, phải nạo vét toàn bộ trầm tích đáy biển bị nhiễm độc kim loại nặng, phục hồi thảm cỏ biển, san hô và tính đa dạng sinh học biển. Chục tỉ USD liệu có đủ và bao nhiêu năm mới trở lại sinh cảnh ban đầu? Nghe nói phải mất 50 năm.

    Trả lờiXóa
  24. Trong cuộc họp báo công bố thông tin nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết ở biển miền Trung của Chính phủ chiều 30/6/2016, có một chi tiết đáng chú ý. Đó là việc Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng, việc đưa vụ án ra khởi tố hay không thì Chính phủ Việt Nam sẽ cân nhắc. Theo ông Mai Tiến Dũng, Formosa Hà Tĩnh đã nhận lỗi việc nhận lỗi cũng như cam kết bồi thường, nên "...Hy vọng nhân dân Việt Nam có thái độ khoan hồng, độ lượng, thể hiện sự cao thượng đối với Formosa.".

    Điều đó cho người ta thấy, cái kết của vụ việc này tiếp theo sẽ là, Formosa Hà Tĩnh chỉ cần bỏ ra 5000 triệu USD trả cho nhà nước Việt nam, thì mọi chuyện sẽ được xếp lại và họ sẽ thoát hiểm.

    Sự dễ dãi đáng ngờ?

    Điều này đã khiến cho nhiều người phải băn khoăn về sự dễ dãi quá mức của chính quyền Việt nam đối với nhà đầu tư Formosa, vì còn nhớ rằng, ngày 1/5/2016 khi làm việc với 4 tỉnh Bắc Trung bộ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định "... đây là sự cố nghiêm trọng về môi trường ở bốn tỉnh miền Trung Việt Nam, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân ven biển..." và đã yêu cầu xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, không loại trừ bất cứ tổ chức, cá nhân nào. Vậy tại sao khi xác định được thủ phạm, thì ông Thủ tướng lại quay ra nói rằng "Nếu Formosa tái diễn sẽ kiên quyết đóng cửa"?
    ĐÚNG LÀ NÓI MỘT ĐẰNG, LÀM (KHI ĐƯỢC ĐÚT TIỀN) THÌ MỘT NẺO.

    Trả lờiXóa
  25. Được biết ở các quốc gia khác trên thế giới, sự trừng phạt đối với thủ phạm gây ra các thảm họa môi trường với những bản án cực kỳ nghiêm khắc và người ta không bao giờ vội vã hay đơn giản vấn đề. Ví dụ: ngày 13/3/2015, Tòa án công lý quốc tế (ICJ) tại La Haye, Hà Lan, đã ra phán quyết yêu cầu Tập đoàn dầu khí Mỹ Chevron bồi thường 9,5 tỷ USD cho những thiệt hại về môi trường đã gây ra cho Ecuador do hủy hoại môi trường khi khai thác dầu. Và vụ kiện kéo dài trong suốt 20 năm. Hoặc ngày 4/4/2016, Tòa Án Mỹ đã quyết định án phạt khoảng 20 tỷ USD buộc tập đoàn dầu khí BP của Anh để giải quyết các yêu cầu bồi thường thiệt hại sau sự cố dầu tràn tại vịnh Mexico năm 2010. Không chỉ thế, tập đoàn BP còn phải thanh tóan 5,5 tỷ USD cho các hình phạt liên quan và BP còn mất thêm 28 tỷ USD cho công tác dọn dẹp và đền bù sau sự cố tràn dầu.

    Vậy mà thảm họa môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra thì không try cứu, truy tố gì cả, trong khi thảm họa này được đánh giá là đã làm ảnh hưởng đến nghiêm trọng đến cuộc sống của hàng triệu người ở các tỉnh bắc Trung bộ; huỷ diệt môi trường biển; làm tê liệt các hoạt động kinh doanh du lịch. Quan trọng hơn, có những nghi ngại sâu sắc về các vấn đề sức khoẻ và các hậu quả lâu dài có thể lâu đến 70 năm do tình trạng ô nhiễm biển đã gây ra. Chưa kể đến việc ngư dân bỏ biển sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự toàn vẹn của chủ quyền của Việt nam trên Biển Đông, trước âm mưu thôn tính của Trung quốc.

    Trả lờiXóa
  26. Nguyên nhân và thủ phạm gây ra việc cá chết hàng loạt ở biển miền Trung không phải mất thời gian gần 90 ngày như vừa qua, vì theo Phó GS-TS Nguyễn Tác An nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học, Chủ tịch Ủy ban Hải dương học liên chính phủ (IOC), ngày 05/5/2016 đã khẳng định: "Cá chết là thảm họa môi trường, không nên để lâu nữa. Những chứng cứ khoa học đã có thể kết luận được nguyên nhân rồi. Vì hôm 20/4/2016 những kết quả ấy đã được phân tích, được hình thành báo cáo.", Điều đó có nghĩa rằng việc tìm ra nguyên nhân và thủ phạm là điều không khó. Nếu hiểu trong kinh doanh, người Trung quốc luôn nổi tiếng trong việc dùng việc hối lộ tiền bạc để mua chuộc đối tác, thì trong dự án Formosa Hà Tĩnh sẽ không phải là ngoại lệ. Việc cấp giấy phép đầu từ cho tập đoàn Formosa nhanh chóng đến kinh ngạc, sau khi dự án này buộc phải rút khỏi Đài loan do bị dân chúng quốc gia đó phản đối đã cho thấy điều đó.

    Việc Formosa Hà tĩnh đã bỏ tiền để “mua” chức Uỷ viên Trung ương và các ghế Bộ trưởng cho các quan chức ở Hà Tĩnh và đút lót cho rất nhiều lãnh đạo cấp cao khác đã khiến các quan chức hàng đầu há miệng mắc quai. Chính vì thế giới chức Việt nam và Formosa Hà Tĩnh phải mất tới gần 90 ngày, cò cử nhằm thương lượng, để tìm ra một giải pháp dung hòa giữa các bên mà vẫn đảm bảo trấn an được dân chúng. Quan trọng hơn là trong lúc này, phía Việt nam đều sợ, một khi bị đẩy vào thế cùng thì Formosa sẽ sẵn sàng tố ngược và công bố các bí mật này. Không phải ngẫu nhiên mà ngày 22/4/2016, sau khi xảy ra thảm học môi trường thì đích thân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phải tới Formosa Hà Tĩnh để thương lượng.

    Trả lờiXóa
  27. Việc tại Đại hội Đảng CSVN toàn quốc lần thứ 12, Hà Tĩnh một tỉnh nghèo nhất nước đột nhiên có tới 16 Uỷ viên Trung ương chính thức và dự khuyết, và là tỉnh có nhiều Uỷ viên Trung ương nhất cả nước. Theo dư luận thì hầu hết các quan chức Hà tĩnh hiện nay hoàn toàn không đủ năng lực và trình độ, và học vấn chỉ dựa vào chuyện mua bán bằng cấp giả. Điều này chứng tỏ những ngờ vực trước đây khi cho rằng có bàn tay và tiền bạc của Formosa trong kết quả này là có cơ sở.

    Đáng chú ý, trong số đó có ông Trần Hồng Hà được giữ chức Bộ trưởng Bộ TN&MT và ông Nguyễn Chí Dũng thì giữ chức Bộ trưởng Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư. Đó là những chiếc ghế cực kỳ quan trọng đối với Formosa Hà Tĩnh, nó có thể quyết định các chính sách mang lại lợi ích cho Formosa nhiều nhất trong quá trình đầu tư ở Việt nam, Việc Formosa Vũng Áng, một dự án kéo dài gần 10 năm, với mức đầu tư tăng từ 10 tỷ tăng lên 27 tỷ đô la trong thời gian qua cho thấy điều đó.

    Cụ thể một việc không lớn, lẽ ra Formosa Hà Tĩnh nếu làm đúng quy trình xả thải, Formosa phải mất tới 2-3 tỷ USD để đầu tư, nhưng trên thực tế họ chỉ cần đầu tư 450 triệu USD mà vẫn được chấp nhận đưa vào vận hành. Chênh lệch nhiều tỷ đô là trong một vụ việc như thế, cho thấy việc Formosa Hà Tĩnh dùng tiền bạc để lobby hay vận động hành lang là chuyện có thật và không phải bàn cãi. Trong một xã hội như Việt nam, khi nền kinh tế mang nặng tính tư bản thân hữu, được chi phối bởi các nhóm lợi ích dựa trên mối quan hệ chặt chẽ về quyền lợi giữa doanh nghiệp và các quan chức nhà nước, thì đây là điều đương nhiên. Chưa kể đến họ có thể đặt vấn đề thẳng với thủ phạm Formosa Hà Tĩnh, về số tiền đền bù chỉ một số nào đó, còn lại thì... Mấy ông quan chức thời nay thì có gì mà họ không dám (!?)

    Nếu để ý sẽ thấy, trước đây ít ngày, Phó chủ tịch Formosa Hà Tĩnh nói với báo chí rằng:"Chúng tôi vẫn hoạt động bình thường ở đây, chẳng có gì là đình chỉ hoạt động cả. Chỉ là chúng tôi ngừng việc khánh thành sản xuất một chút. Chúng tôi cần sự cho phép của chính phủ Việt Nam.". Song mới nhất Chủ tịch HĐQT của Formosa lại gửi thư cho các nhân viên đã không ngần ngại tuyên bố "Trong bất kỳ tình huống nào, công ty vẫn giữ cho nhà máy tiếp tục hoạt động, đặt sự an toàn và lợi ích của toàn thể cán bộ nhân viên lên hàng đầu, nỗ lực để phát triển bền vững và lâu dài tại Việt Nam". Cần phải hiểu rằng, đó là sự răn đe của Formosa Hà tĩnh đối với các quan chức phía Việt nam, họ muốn nhắc lại rằng họ vẫn đang nắm đằng chuôi trong vụ việc này. Chính vì thế, ngay sau khi công bố kết quả nguyên nhân và thủ phạm cá chết, Chính phủ đã khẩn trương bằng mọi cách để giải quyết hậu quả với mục đích thoát khỏi vụ scandal này càng sớm càng tốt.

    Trả lờiXóa
  28. Dù rằng, nguyên nhân và thủ phạm gây ra việc cá chết đã được công bố, song việc dễ dãi với các hứa hẹn của Formosa Hà tĩnh từ chính phủ Việt nam, đã khiến cho dư luận xã hội càng bức xúc hơn. Vì thế, việc tạo các áp lực cần thiết đòi hỏi nhà nước Việt nam phải có hành động pháp lý, thông qua việc khởi kiện Formosa Hà tĩnh là điều hết sức cần thiết. Vì chỉ có như vậy mới buộc Formosa Hà tĩnh phải có trách nhiệm trong việc tái thiết, bồi thường, đền bù do đã phá hủy sinh thái, môi trường sống cũng như hoạt động kinh doanh, du lịch ở 4 tỉnh miền Trung. Thậm chí là phải đóng cửa nhà máy của Formosa Hà tĩnh.

    Điều đó sẽ đẩy Formosa Hà tĩnh vào tình thế đối mặt với tổn thất rất lớn nhiều tỷ đô la, và khi "đường cùng" thì họ sẽ giứt dậu thì họ sẽ không ngại ngùng tố cáo đã những kẻ đã nhận hối lộ. Đây chính là tử huyệt của Đảng CSVN và là lý do vì sao trước ngày công bố nguyên nhân cá chết, Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã nhấn mạnh việc cần thiết ngăn chặn kích động biểu tình.

    Vì thế các tổ chức XHDS cần phải có biện pháp cụ thể, để tạo ra các áp lực cần thiết đối với chính quyền, thông qua các cuộc tuần hành, xuống đường với quy mô lớn, buộc họ phải xử lý triệt để với Formosa Hà tĩnh. Mặt khác cần phối hợp với các luật sư để tiến hành việc vận động lấy chữ ký để khởi kiện Formosa Hà tĩnh ra trước Tòa án công lý quốc tế (ICJ) tại La Haye, Hà Lan.

    Trả lờiXóa
  29. - Tìm ra thủ phạm đâu có khó,cái khó là giám tìm ra thủ pham.
    - Tìm ra thủ phạm đã khó bây giờ xử lí cho triệt để thảm họa lại càng khó,thảm họa thì cả BIỂN MIỀN TRUNG mà bồi thường chỉ có vỏn vẹn 500 triệu Dola,số tiền ấy như muối bỏ biển.Chât độc thải ra vẫn nằm kêt dính dưới đáy biên,thứ thì hòa tan theo dòng hải lưu phát tán.Môi trương biển vẫn bị đe dọa cuộc mưu sinh của hàng triệu ngư dân,ai sẽ chịu trách nhiệm?

    Trả lờiXóa
  30. Muốn đuổi hết ngư dân Việt ra khỏi vùng rất dễ. Từ khu công nghiệp sẽ đầu độc biển trên một vùng rộng lớn. Ngư dân không đánh cá được, không sống được tất nhiên phải đấu tranh, các Ích Tắc ta sẽ phối hợp, sẽ bàn ngầm trong hậu trường với Tàu, bày trò diễn kịch để Formosa khom lưng nhận lỗi và cho dân ít tiền để chuyển họ đi nơi khác, còn chuyện sau này có kiếm sống được hay không thì mặc xác họ. Thế là cả vùng đất hiểm yếu miền Trung thành trống vắng, Tàu sẽ cấy người vào, biến thành khu căn cứ người Tàu vững chắc. Nếu đánh nhau thì từ giữa lòng nước Việt đã có chiến khu của Tàu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phải lôi thằng Vũ Kim cự ra xẻo mẹ dái đi . Không nhiều lời với bọn này được đâu .

      Xóa
  31. Bài viết của tác giả Hoàng Hưng rất rõ. Chúng tôi đồng tình và yêu cầu nhà nước cần trả lời công khai các câu hỏi nêu trong bài viết này.
    Formosa sản xuất với công nghệ lạc hâu, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng không phải chỉ mới xảy ra ở Việt nam. Để cho Formosa sản xuất tiếp ở nước ta thì không thể không tiếp tục gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, lâu dài và không thể khắc phục được.
    Tôi cũng đồng tình với kỹ sư Vi Toàn Nghĩa : ĐÓNG CỬA FORMOSA !

    Trả lờiXóa