Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

VĂN HÓA TƯỢNG ĐÀI

Tượng đài Chiến thắng Tức Dụp
tại Khu du lịch Đồi Tức Dụp (An Giang)
                                            Ảnh: Bùi Văn Bồng
* Ts. TÔ VĂN TRƯỜNG
Văn hóa "Tượng đài" mới du nhập vào Việt Nam từ thời Pháp. Các cụ mình ngày xưa thường xây đền, miếu để thờ những người có công với làng, với nước. Đây là văn hóa cổ truyền gắn liền với với tín ngưỡng của tổ tiên và tôn giáo (Thánh giáo, rất phổ biến ở ta) có từ nghìn đời.
Hồ Chí Minh là nhà yêu nước vĩ đại, là một người nhiệt thành theo chủ nghĩa dân tộc đã góp phần quan trọng giành độc lập cho đất nước từ tay người Pháp. Cụ là một người giản dị, khiêm nhường, cái giản dị khiêm nhường của một người thấm nhuần sâu sắc văn hóa và đạo lý Đông Tây. Bởi thế, dân chúng Việt Nam kính trọng Cụ và đương nhiên cũng muốn có những bức tượng Cụ để chiêm ngưỡng  và tôn vinh. Tuy nhiên, việc dựng tượng Cụ Hồ cũng có nhiều điều phải bàn. Không biết Bộ Chính trị và Ban bí thư chỉ đạo thế nào nhưng xem ra việc dựng tượng Cụ Hồ đang bị lạm dụng vào những mục đích khác nhau.
Và ở thế giới bên kia Cụ Hồ có vui không khi biết con cháu cứ đua nhau lập dự án dựng tượng mình trong khi  đất nước sau 40 năm thống nhất còn đang lặn ngụp trong vùng nước “kém phát triển” trong khi hàng triệu người dân còn kiếm ăn từng bữa?. Phải chăng tượng đài trong lòng dân là bền vững nhất!
Tượng đài Pie Đại đế
Quan niệm về làm tượng đài
Có nhiều ý kiến khác nhau về quan niệm làm tượng đài. Nguyễn Trãi từng viết :”Hiếu đại chóng tiêu vong”.  Bertolt Brecht là nhà thơ, nhà soạn kịch, đạo diễn sân khấu nổi tiếng người Đức (1898-1956) có nguyện vọng khi ông mất chỉ cần chôn ở bên trên có tảng đá xù xì đề rõ tên họ ngày sinh và mất là đủ vì ông cho rằng cuộc đời mỗi người không ai là nhẵn nhụi chỉ xù xì ít hay nhiều mà thôi.
Tượng đài là một nhu cầu về văn hóa của nhiều nước trên thế giới. Việt Nam ta có truyền thống làm tượng để thờ (tượng Phật, tượng Thánh) chứ mục đích chính không phải là tượng nghệ thuật. Điều đó gắn liền với văn hóa tôn thờ, và sùng bái cá nhân. Tôn thờ, tôn giáo thì không có gì xấu, nhưng sùng bái cá nhân là điều đã bị thế giới phê phán, vì nó để lại những hệ lụy không hay cho sự phát triển xã hội. Vì vậy khi làm tượng đài cũng nên lưu ý đến điều này.
Nếu tượng đài là nhu cầu về văn hóa thì nên làm theo hướng “xã hội hóa”, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hộ và sự tham gia tự nguyện của dân về đóng góp kinh phí cũng như tham gia vào thiết kế mỹ thuật. Nó tương tự như việc xây dựng chùa chiền, cơ sở văn hóa địa phương. Việc này một mặt tạo điều kiện cho người dân tham gia tỏ lòng thành, mặt khác tạo điều kiện thể hiện đúng theo nguyện vọng của văn hóa địa phương.
Ở nhiều nước, việc xây dựng tượng đài vĩ nhân cũng rất đơn giản chỉ đặt ở nơi thật cần thiết nhưng người dân vẫn luôn ghi nhớ. Gần đây nhất là ông Lý Quang Diệu cha già lập quốc Singapore thịnh vượng hàng đầu thế giới, toàn bộ những công trình hạ tầng, những thành tựu kinh tế và sự phồn thịnh rực rỡ ngày nay của đất nước Singapore chính là tượng đài rực rỡ nhất của ông Lý Quang Diệu.
Ở nước ta, ngay tại Hà Nội  trước Cách mạng Tháng tám có rất nhiều tượng đài do Pháp xây dựng ( ̣như  tượng dài Tượng thần tự do trên nóc Tháp rùa, sau chuyển xuống vườn hoa bên bờ hồ Hoàn Kiếm,...) đã bị phá bỏ. Nhiều tường đài do chính quyền Sài Gòn xây dựng ở miền Nam, sau giải phóng cũng bị số phận tương tự như vậy. Trên thế giới đầy rẫy những ví dụ tượng đài bị phá bỏ do diễn biến của thời cuộc vì phụ thuộc  vào ý nghĩa chính trị một thời.
Việc xây tượng đài cho Hồ Chủ Tịch là việc cần làm nhưng chỉ nên nên lựa chọn một vài địa điểm thật hợp lý, như Làng Sen, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là đủ rồi, như thế vừa đỡ tốn kém trong hoàn cảnh kinh tế xã hội của quốc gia còn nghèo nàn lại phù hợp với ý nguyện của Cụ Hồ cả về tư tưởng lẫn đạo đức, như Di chúc Cụ để lại, mà những người có trách nhiệm lại không làm theo đấy là điều thật đáng trách. Hồ Chí Minh là vĩ nhân, lúc sinh thời Cụ không bao giờ muốn mình trở thành hư danh.
Về sự kiện xây tượng đài Bác Hồ ở Sơn La gây nên “cơn bão” trong công luận cả báo chính thống và mạng xã hội là điều hiển nhiên. Thủ tướng Chính phủ đã vào cuộc yêu cầu UBND tỉnh Sơn La báo cáo việc đầu tư đề án này, làm rõ những nội dung báo chí phản ánh và gửi Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15-8.
Bài học rút ra ở đây là gì?
Dư luận chung cho rằng việc tôn thờ Bác thì ít, nhưng lợi dụng thì nhiều vì vậy  ta phải "định hướng lại" nhận thức xã hội bằng dư luận trên cơ sở văn hóa truyền thống đích thực của dân tộc trước hết là thay đổi nhận thức của những người đề xuất đua nhau xây tượng đài. Đất nước đang gặp nhiều khó khăn, nợ công, nợ xấu đại vấn đề, trong khi còn đầy rẫy những trường học, bệnh xá, cơ sở hạ tầng phục vụ thiết thực cho dân sinh xếp hàng chờ vốn, nhiều hộ dân còn  chạy vạy bữa đói, bữa no. Chất lượng cuộc sống và hệ thống an sinh xã hội cho người dân vào loại thấp nhất thế giới.
Tượng đài Bác Hồ ở Sơn La chỉ là giọt nước tràn ly (kể cả những dự án “trên mây” khác như Bảo tàng Lịch sử Quốc gia 11.277 tỷ đồng) , vì nhìn lại nhiều công trình đầu tư trên cả nước thuộc lĩnh vực giao thông, xây dựng rất hoành tráng chưa khánh thành hoặc mới đưa vào vận hành đã hư hỏng phải sửa chữa, trong lúc ngân sách quốc gia bội chi hơn 100 ngàn tỷ (4,5 tỷ USD).  Công sở hoành tráng mọc lên như nấm trong khi  cả nước đang lo “kéo cày trả nợ” thậm chí đi vay để trả nợ!
Lãnh đạo tỉnh Sơn La đã họp báo giải trình Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gồm các hạng mục tượng đài Bác Hồ; trung tâm hành chính tỉnh; bảo tàng; kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư;… nhưng tài liệu công bố không thể hiện việc xây dựng trung tâm hành chính tỉnh?
Nhà báo Kim Dung/ Kỳ Duyên bình luận “Phải nói rằng, trong lúc kinh tế- nợ công và bội chi (lạm phát)- đều quá mức so với thời điểm năm trước, thiên tai, lũ lụt khiến dân các tỉnh khốn đốn, mà đưa ra đề xuất một Dự án 1400 tỷ đồng quả là có gì đó không đạo lý. Mình tin, cụ Hồ không bao giờ mong muốn  con cháu phải khổ sở vì mình. Tố Hữu có câu thơ chí lý: Mong manh áo vải hồn muôn trượng/ Hơn tượng đồng phơi những lối mòn. Nhưng bây giờ, thời của Dự án, các tỉnh quên… sạch rồi “.
Các Văn bản đáng suy ngẫm
Tỉnh Sơn La dựa vào văn bản số 8462-CV/VPTW ngày 15/8/2014 chỉ đạo của Ban bí thư  đồng ý về chủ trương  xây tượng đài Bác Hồ ở Sơn La.   
Một vị trưởng thượng nguyên bộ trưởng, ủy viên Ban chấp hành Trung ương  Đảng nói thẳng với người viết bài này nguyên văn như sau: ” Lâu nay đã thành nếp, cứ chỉ thị, nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban bí thư là "bất khả xâm phạm". Các vị ấy cũng là "người" cả, chứ có phải "thánh" đâu! Nếu có ai thống kê những sai lầm của Bộ Chính trị - Ban bí thư  từ trước tới nay thì không biết phải bao nhiêu trang giấy khổ A4 đấy  nhỉ? Họ thường nói "lấy dân làm gốc", sao không hỏi dân? Và nếu hỏi dân Sơn La và yêu cầu họ "góp tiền để xây nên" thì mới  đúng chứ!”
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của  Ban bí thư,  Chính  phủ đã có công văn số  2124/TTg ngày 30/10/2014 (do Phó  Thủ tướng Vũ Đức Đam ký)  xét đề nghị của các Bộ Văn hóa thể thao & Du lịch, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài chính đồng ý bổ sung tượng đài Bác Hồ ở Sơn La với quy mô nhóm A2.  Ông Vương Duy Biên Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao & Du Lịch cũng đã nói rõ Văn bản làm thủ tục trình Thủ tướng  bổ sung quy hoạch không phải là đồng ý với dự án và con số 1400 tỷ đồng.  Đề án do tỉnh Sơn La xây dựng và quyết định còn Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch chỉ tham gia về mẫu tượng. Ông Biên cho biết theo quy hoạch, tượng Bác Hồ ở Sơn La thuộc nhóm A2, tương tự các tượng đã làm ở một số địa phương và kinh phí làm tượng chỉ khoảng trên dưới 100 tỉ đồng.
Ngày 6/8/2015, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 6176/VPCP-KTN do Phó  chủ nhiệm Văn phòng Nguyễn Văn Tùng ký, thông báo ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc xây dựng Tượng đài “Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc” tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.
Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo, UBND tỉnh Sơn La chỉ được tiến hành khởi công xây dựng Tượng đài “Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc” khi bảo đảm các điều kiện cần thiết theo quy định, trong đó có việc phải báo cáo Ban Bí thư phê duyệt mẫu tượng đài và xác định rõ nguồn vốn.
Tìm hiểu rõ hơn thì ngay từ năm 2012 theo công văn số 5546/VPCP ngày 26/7/2012 do Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Hữu Vũ ký gửi Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La nêu rõ ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân : ”Bộ Văn hóa thể thao & Du lịch chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La báo cáo Bộ Chính trị -Ban bí thư xin ý kiến về việc xây dựng tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc ở tỉnh Sơn La, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung vào quy hoạch tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.”
Một tỉnh nghèo như Sơn La chuyên đi xin trung ương hỗ trợ từ nhiều năm nay thực chất cũng là tiền thuế của dân. Cả nước có khoảng 62 huyện nghèo (theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP.), trong đó Sơn La có tới 5 huyện là Sốp Cộp, Phù Yên, Bắc Yên, Mường La và Quỳnh Nhai. Các vị quan chức muốn có Dự án, xin đừng khéo đổ đó là nguyện vọng và tình cảm của nhân dân.
Thay cho lời kết
Đất nước muốn phát triển cần những cái đầu kỹ trị chứ không phải là đất nước của chỉ thị, sắc lệnh. Người dân không thể tưởng tượng nổi còn tới 58 đề xuất xây dựng tượng đài Bác Hồ? Cả nước đã có 101 tượng đài Hồ Chủ Tịch trong khuôn viên, trụ sở  cơ quan và 31 tượng đài ở trung tâm hành chính, chính trị. Việc quy định xây dựng các hạng mục công trình công cộng thuộc thẩm quyền của tỉnh dù là bất kỳ nguồn nào cũng là mồ hôi công sức của dân cần phải tính toán kỹ lưỡng, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội của tỉnh.
Sau những lãng phí vô cùng tận của bảo tàng Hà Nội, của những văn miếu Vĩnh Phú …thì việc lợi dụng lòng tôn kính Cụ Hồ để vẽ ra những công trình “văn hóa” này khác đang là điều “phản văn hóa” đến mức độ nhức nhối. Chưa nói đến việc các bức tượng Cụ Hồ cứ na ná giống nhau, thiếu sáng tạo nên ít gây ấn tượng về góc độ thẩm mỹ. Phải chăng tượng đài trong lòng dân là bền vững nhất!
TVT (Tác giả gửi BVB)
-------------

48 nhận xét:

  1. Chuyện tượng đài , TT đã giãi quyết dứt điểm rồi : tạm dừng , mai mốt tính sau .
    Đâu còn gì nữa để ấm ức nói hoài .

    Có nhiều chuyện khác để dân cà kê ngồi uống cà phê tán dóc chuyện đời như :
    Liệu Tàu có nhân cơ hội VN cho người ngoại quốc mua nhà để đàn ông Tàu tha hồ di dân qua VN , muốn lấy mấy cô vợ thì tùy , muốn có mấy con không ai cãn , mua một nhà muốn ở cã xóm cũng được luôn , quá đã .
    Cái đảo nhỏ ở Cà Mau bỏ ra 2,5 tỉ đô la để xây cảng lớn cho con đường tơ lụa , tụi Tàu chỉ cần 30 phút từ đó bay tới Saigon để đi dạo cuối tuần , như vậy kinh tế VN sẽ được cãi thiện tốt hơn .
    Ngoài ra có vài chuyện lặt vặt , cứ thỉnh thoãng nghe báo của Tàu đòi hăm đánh chiếm VN hoài , nay mới biết điều đó là sự thật , không phải nổi hứng họ nói vậy , mà là ước muốn không ngừng nghĩ lâu đời nay , cái máu của họ là vậy . ( FB Lãng . )
    Hổng biết họ có kiên nhẩn chờ đến 2020 như Thành Đô sắp xếp không , hay nổi hứng làm bậy sớm hơn . Không liên minh với ai thì khi Tàu có đánh thì chỉ có ông Phó Tướng ra quì thôi , còn dân chắc chạy trước hết cã rồi , chứ ngu gì biết thua mà cũng đánh .

    Trả lờiXóa
  2. Chúng tôi một nhóm bạn hữu cựu chiến binh , học sinh thời đại học có buổi gặp mặt thân mật nhân đó bàn về chuyện tượng đài Hồ Chí Minh. Bài viết này khá nhiều thông tin lập luận, dẫn chứng rõ ràng thuyết phục.
    Ý kiến của chúng tôi (1) Phải tuân thủ di chúc của Bác Hồ tiết kiệm, không lãng phí tiền bạc của dân (2) Chỉ nên làm tượng Bác Hồ ở Nghệ An, TP.HCM, Hang Bắc Bó Cao Bằng (di tích lịch sử. (3) Hà Nội đã có lăng Hồ Chí Minh cũng là quá tốn kém không đúng nguyện vọng của Bác. (4) Nhà nước xem xét lại , loại bỏ các dự án quy hoạch tượng đài vì đất nước đang trong giai đoạn vật lộn quá nhiều nợ nần, nhiều bệnh viện, trường học, hộ dân nghèo đói không có vốn đầu tư.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hai tác giả W. Logan và K Reeves viết trong tác phẩm biên khảo Những nơi đau nhức và nhục nhã, đương đầu với một “gia tài nan giải” (Places of pain and shame: dealing with "difficult heritage"), chế độ CS sụp đổ để lại những tượng đài như = một gia tài không ai muốn nhận. =
      Chính sách “Tuyên truyền Tượng đài” dù đã chấm dứt trên quê hương của tác giả nó tròn một phần tư thế kỷ nhưng chất độc tư tưởng vẫn còn gieo rắc lên các thế hệ cho đến hôm nay.
      http://danlambaovn.blogspot.fr/2015/08/lenin-va-chinh-sach-tuyen-truyen-tuong.html

      Xóa
  3. Đất nước còn nhiều khó khăn về kinh tế xã hôi, các tỉnh nghèo như Sơn La còn đang bấu véo bầu sữa mẹ đã cạn kiệt cũng cũng không tha, đua nhau xây tượng đài để vinh danh Người đã khuất thì ít mục đích "kiếm chác" thì nhiều làm mất lòng dân.

    Trả lờiXóa
  4. Tôi thích nhất phần kết luận của bài viết này. Đừng biến công trình văn hóa thành phản văn hóa. Tượng đài trong lòng dân là bền vững nhất

    Trả lờiXóa
  5. Đúng là lũ khốn nạn, bọn chúng đang phỉ báng HCM mà dám nói đáp ứng nguyện vọng thể hiện tình cảm của đồng bào Tây Bắc với Bác

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đó là cách tra tấn vong linh HCM dưới chiêu bài học và làm theo Bác . Đó là cách làm giàu trên xác chết , chỉ có ở chế độ XHCN ngàn lần tươi đẹp .

      Xóa
    2. cs VN kinh doanh thần tượng HCM để moi tiền đút túi riêng và nô dịch ngu dân đấy con ạ, chẳng tốt đẹp gì đâu chẳng qua cũng là cái con rồng tre cả thôi, quan trọng là cái thằng nghệ sỹ điêu khắc (cs)đẽo gọt cái gốc tre ấy, sơn phết, hô thần nhập tượng rồi tuyên truyền rồng tre linh thiêng để lừa người mê tín đến thờ cúng mà lấy lộc của họ, sai bảo họ làm theo lời thần rồng "dạy"-đó là kiểu lừa đảo tinh vi của bọn ma đầu chính trị csVN.
      Mắc nỡm 85 năm nay mà ối người bây giờ vẫn chưa mở mắt ra được, dù có internet.
      Dân bị lừa HN.

      Xóa
  6. Đây không phải là ấm ức, Thủ tướng chỉ đề nghị tạm dừng, làm rõ còn quyết định về chủ trương vẫn là Bộ Chính trị, Ban bí thư. Tầu mà đô hộ Vn thì người Việt chỉ cần 1 thế kỷ là bị đồng hóa người Việt được ưu ái tống lên vùng sâu vùng xa biên cương mà ở

    Trả lờiXóa
  7. Càng làm nhiều tượng đài tức là càng làm trái ý của của HCM càng làm dân tình nổi xung "ném đá" . Đọc bài này mới biết ngay từ nặm 2012 Phó Thủ tướng tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chỉ đạo việc làm thủ tục xây dựng tượng đài HCM ở Sơn La, đến năm 2014 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ là người kế nhiệm, ký tiếp công văn theo chủ trương đã được Bộ Chính trị-Ban bí thư phê duyệt..

    Trả lờiXóa
  8. Theo con số thống kê về tượng đài đã có và đưa vào quy hoạch mà phát hãi. Ông nào bên hành pháp dũng cảm đứng lên kiến nghị bên Đảng dừng chủ trương xây tượng đài HCM chắc chắn được toàn dân ủng hộ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngồi trong "bộ máy" thử hỏi có ông nào dám dũng cảm? Có ông bán (1/2) dũng cảm thì bị xơi uranium rồi...

      Xóa
    2. Tôi kiến nghị có xây dựng tượng thì nên làm bằng kim loại quý như Au, Ag, Pt, ... vì như vậy mới thấy giá trị của nó và khi cần ta có thể tái sử dụng mà giá trị không bị thay đổi nhiều. chứ ba cái xi măng cốt thép cho không ai lấy.

      Xóa
  9. Trên blog của nhà báo Kim Dung/Kỳ Duyên cũng đăng bài :"Văn hóa tượng đài" của Ts Tô Văn Trường. Kinh hãi nhất là cả nước đã có 132 tượng đài lớn nhỏ về HCM mà người ta vẫn đua nhau mượn cớ nguyện vọng của dân để tiếp tục xin dự án.
    Kêu gọi dân đóng góp giúp đỡ đồng bào bị hoạn nạn lũ lụt thì của ít lòng nhiều chứ mà kêu gọi tự nguyện xây tượng đài HCM may ra chỉ được lèo tèo đám ăn theo nói leo. Nếu không tin cứ thử nghiệm thì biết ngay lòng dân

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lừa dân chưa đủ , các DLV của đảng đang quay ra chửi bới lung tung cả lên đây . Hãy Xem để biết rằng loại người được đảng rèn luyện thành ra mất dạy thế này đây .

      http://lusonquelam.blogspot.com/

      Xóa
    2. xin lỗi bạn Hoàng Lan! làm như bạn đề nghị là dân thua chắc chắn. Bạn quên trường hợp bé 4 tuổi đã biết nhắn tin vote cho vịnh Hạ Long rồi sao?

      Xóa
  10. Các bạn vào báo chính thống của nhà nước Tuan VN-VNN có sự kiện rất lạ lần đầu tiên dám đăng công khai bức thư của ông Võ Văn Kiệt gửi Bộ Chính trị ngày 9/8/2005 (trước đây coi là tối mật) một số người đọc bị vạ lây.!

    Trả lờiXóa
  11. Hiểu biết chút ítlúc 12:04 10 tháng 8, 2015

    Cái gì nhiều quá thì nhàm chán.
    Cái gì tốn kém xa hoa quá thì gây phản cảm

    Trả lờiXóa
  12. Từ văn hóa tượng đài văn minh ở Phương Tây đến khi vào VN thành HỘI CHỨNG tượng đài, LẠM PHÁT tượng đài và trở nên rất nhàm.
    Đối với tượng đài ông Cụ, tỉnh thành nào cũng có, không ở trung tâm tỉnh thì dưới huyện, hầu hết chỉ là một mẫu giống nhau (Cụ mặc đại cán, giơ tay lên cao). Điều đáng nói ở đây là, con cháu đua nhau đặt Cụ lên bệ không phải vì con cháu tôn kính gì, mà là dịp lợi dụng để "chấm mút" ngân sách và tiền của Dân.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhớ khi xưa, Vĩnh Phú của ông Kim Ngọc dựng tượng Booc Hồ bị đánh tả tơi. Thời buổi vật đổi sao dời nhanh quá!

      Xóa
  13. Có ai thống kê giúp trên thế giới đã có bao nhiêu tượng đài xây lên rồi bị kéo đổ ?

    Trả lờiXóa

  14. Thưa các bạn! Chính vì Sơn La là tỉnh rất khó khăn, nói thẳng ra là tỉnh còn rất nghèo, nên Sơn La rất cần động viên tinh thần lao động, sáng tạo của cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trong tỉnh. Mà để động viên trong thời điểm này, quan điểm của lãnh đạo tỉnh Sơn La chúng tôi cho rằng không gì bằng việc học tập và làm theo tấm gương chủ tịch Hồ Chí Minh. Do đó mà chúng tôi xin với trung ương cho Sơn La được xây tượng Bác Hồ, để ngày ngày đồng bào các dân tộc Sơn La được ngắm Bác cho thỏa niềm khao khát vị cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc! Đấy cũng là một ý tưởng giàu tính nhân văn để ra đời tên gọi dự án: “Bác Hồ với nhân dân các dân tộc Sơn La”. Hy vọng trong tương lai không xa, tỉnh Sơn La sẽ thoát ra khỏi danh sách những tỉnh khó khăn nhất nước, dần dần tiến tới là tỉnh mạnh giầu của khu vực Tây Bắc và Việt Nam. Rất mong các bạn đồng cảm, sẻ chia với hơn 1,1 triệu cán bộ, chiến sỹ và nhân dân tỉnh Sơn La. Chúng tôi xin hứa sẽ sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, không để xảy ra thất thoát, tiêu cực. Chúng tôi sẽ xây dựng một bức tượng mẫu xứng đáng là “khuôn vàng thước ngọc” về Bác Hồ tại Sơn La, cho những tỉnh, thành phố khác học tập và làm theo. Xin trân trọng cảm ơn!
    (Mai Thu Hương - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sơn La).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngụy biện ! "ngày ngày đồng bào các dân tộc Sơn La được ngắm Bác cho thỏa niềm khao khát vị cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc! "
      Thử hỏi ngày ngày ngắm Bác có bớt đói,bớt rét không? ngắm Bác mà làm ra được của cải à! Ngắm Bác mà Sơn La trở thành tỉnh giàu mạnh ư! Láo, láo quá. Lời lẽ ấu trĩ ngu dốt như vậy mà cũng nói ra được. Nếu như nhân dân Sơn La khao khát được ngắm Bác như vậy thì Sơn La có làm cuộc khảo sát lấy ý kiến nào không, hay là có trưng cầu dân ý không, hay là có công trình nghiên cứu thăm dò nào không mà dám tự tiện nói là ý kiến của nhân dân Sơn La

      Xóa
    2. "Báo Hà Nội mới ra ngày chủ nhật 11/1/1969, đưa tin và đăng ảnh HTX cơ khí Trúc Sơn, Ngũ Xá, Ba Đình, đúc thành công tượng đồng Bác Hồ nặng 70 kg. Đọc báo, Chủ tịch Hồ Chí Minh biết được tin này và không hài lòng.Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc với đồng chí Tố Hữu về vấn đề Hợp tác xã cơ khí Trúc Sơn đúc tượng Người. Người hỏi rất tỉ mỉ: Ai chủ trương làm việc đó và chỉ thị không được làm tiếp nữa " Mai Thu Hương có biết chuyện này không?

      Xóa
    3. Có vài câu hỏi gửi Mai Thu Hương :
      Có phải bà MTH đúng như danh xưng và chức vụ?Nếu đúng thì sao lại chọn kênh thông tin nay,không sợ vi phạm nguyên tắc về phát ngôn của đảng sao?
      Bà nói "để ngày ngày đồng bào các dân tộc Sơn La được ngắm Bác cho thoả niềm khao khát..."
      Tượng đài đặt ở trung tâm tỉnh,với điều kiện đi lại khó khăn như các dân tộc thiểu số ở SL,họ có "ngày ngày" ngắm tượng được không?
      Với thực trạng họ làm quần quật ngày đêm vẫn chưa chắc đã đủ ăn,chưa chắc đã cho con đến được trường học,vậy họ có thời gian và điều kiện để đi ngắm tượng không?
      Câu cuối,tượng đài này sẽ làm đẹp mặt ai?Chắc chắn không phải ông Hồ,vì trong di chúc ông đã viết rõ ràng rồi.Càng không thể làm đẹp mặt dân nghèo,dân tộc thiểu số đang thiếu đói,vì cái tượng đã lấy đi quá nhiều cơm của họ?

      Xóa
    4. Nếu ngắm tượng đài mà bớt đói, bớt rét, thì đồng chấy nên xây dựng cho mỗi làng, mỗi trường học, tượng đài một con CÁ GỔ, một NẮM XÔI, một BỘ ĐỒ ẤM thì hay hơn, đồng chấy ạ !

      Xóa
    5. @Mai Thu Hương: Theo tôi, Hương cứ nói: sống theo điều 4 hiến pháp, chúng tôi là lực lượng lãnh đạo, chúng tôi có quyền quyết định, dân chỉ có quyền nghe theo và làm, không tranh luận.. Chúng tôi làm đúng luật pháp (chứ không phải là việc làm đúng)

      Xóa
  15. " Trăm năm bia đá, ngàn năm bia miêng " . Tượng đài bền vững nhất vẫn là lòng Dân !. Rất đồng ý với kết luận của TS TVT

    Trả lờiXóa
  16. Dân lương thiệnlúc 14:59 10 tháng 8, 2015

    Nếu sự thực họ muốn học tấm gương cần kiêm liêm chính chí công vô tư và cuộc đời giản dị của CT Hồ Chí Minh thì họ không bỏ ra hàng ngàn tỷ xây y]jng HCT và họ không trộm cướp cắn xé nhau như một bầy thú giữ

    Trả lờiXóa
  17. Sau vụ này,số lượng người ghét ông Hồ đã tăng đột biến.
    Vì,chính ông đã chiến đấu cả đời để tạo nên chế độ này.
    Và,chính chế độ này đã sản sinh ra vô số những tên như lãnh đạo tỉnh Sơn La.

    Trả lờiXóa
  18. Giận tím người với bọn này . Tàu bắn giết ngư dân , nhưng cảnh sát biển và biên phòng vẫn kiên quyết bám bờ chẳng thấy mặt mũi thằng nào ra cứu dân . Bây giờ dở dói xây tru sở hoành tráng để kiếm đậm đây . Cái chính quyền này sắp mạt rồi .

    http://soha.vn/quan-su/700-ty-dong-xay-tru-so-bo-tu-lenh-canh-sat-bien-vn-20150810101242765.htm

    Trả lờiXóa
  19. Ông Hồ dù là vĩ nhân nhưng là con người, ông vẫn có những sai lầm như cải cách ruộng đất. Yêu ghét ai là quyền của mỗi con người. Lịch sử rất công bằng.

    Trả lờiXóa
  20. Bảo tàng Hà nội xây dựng hết 2.300 tỷ , hình tháp ngược chối mắt , nhưng cũng không phải là sản phẩm của “ Trí tuệ VN “ mà được copy thiết kế của tòa nhà triển lãm Vương miện Phương Đông Thượng Hải - Trung Quốc , như vậy đã “ Ăn ra “ kha khá khoản tu vấn thiết kế . Ngày tưng bừng khai trương , hầu hết các hiện vật đều mượn quanh quẩn của bảo tàng lịch sử , bảo tàng CM ……. hiện vật lèo tèo , chắp vá ,” Độn “ lung tung , không theo chủ đề nào , khó có thể đánh giá thật giả . Hết kỷ niệm lại được trả về chỗ cũ , nhà rộng thênh thang . Một vài toán thanh niên “ Giả “ thăm bảo tàng để lướt Patin vèo vèo , hú hét ầm ĩ như trong hang động tiền sử . Vài hàng café tại tầng 1 , vài phòng trống cho thuê đám cưới , hoặc cho thuê làm kho . cái sân rộng mặt tiền được chăng dây trông xe , là minh chứng cho sự “ nhạy bén “ kinh tế . Chỉ thế thôi .
    Dựng tượng , Chặt cây , xây bảo tàng …….Là các cách muôn hình muôn vẻ mà các “ nô tỳ “ bới ra để moi tiền dân . Chúng mặc xác . Không cần biết các công trình ấy tồn tại ra sao , ý nghĩa thế nào ,tác dụng gì . chỉ cần biết có cái để chia chác .

    ĐGCĐ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bao-tang Hanoi khong phai la` cai' thap' nguoc. ma` no' giong' y het. cai' mu~ trieu^`thien^ cua Tan-Thuy-Hoang` ben Tau` Ban a. neu' duoc gan' them^ tam manh` manh`dinh' hat. chau^ truoc' mat. -

      Xóa
  21. Tính tạo ra hình ảnh đẹp cho công an ND mà dàn dựng lộ liễu thế này thì hỏng hết bánh kẹo rồi . Bây giờ có cảnh công an giúp dân , đếch ai tin nữa vì nhảm . CAND chỉ biết còn đảng còn mình thôi .

    http://www.ijavn.org/2015/08/xin-ung-dan-canh-nhu-the.html



    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi cũng dắt mấy người già qua đường hoài mà có cần chụp ảnh đâu. Mà tôi dắt họ qua xong rồi, đâu có dắt lại như trong hình bạn nêu. Vui nhỉ?

      Xóa
  22. Không ai nghe được ý kiến của Mai Thu Hương đâu nhé.

    Trả lờiXóa
  23. Đầu những năm 70 thế kỷ 20, lúc đó kinh tế còn rất nghèo.Ăn thì mì mạch, bo bo...vải may quần áo không có, một cái áo BA LỖ cũng phải bình xét QUYẾT LIỆT mới được mua, xe đạp thì vá xăm, vá lốp, nhiều người còn dùng sợi mây để buộc lốp xe, Quần áo ngay cả cán bộ công chức hầu hết vá vai, vá đũng , dép nhựa thì cắt quai sau hàn quai trước, đi công tác xa cả năm về thăm nhà muốn mua cái kẹo cho con nhỏ cũng không có...Trong tình cảnh ấy đảng và nhà nước ta bắt mỗi huyện xây một NHÀ LƯU NIỆM BÁC HỒ Nhà được xây trên khu đất đẹp, dù là nhà cấp bốn nhưng với trình đôl kinh tế, kỹ thuật lúc đó là khá HOÀNH TRÁNG . Nhân dân và đảng ta rất kính trọng Bác Hồ nhưng sau hơn 40 năm nhìn lại thử hỏi có còn cái nhà lưu niệm Bác Hồ nào không ? Ngay cả cái chiêu HỌC TẬP THEO GƯƠNG BÁC HỒ cũng đang có vấn đề vì hàng tháng bắt thanh niên, cán bộ công chức tốn công, tốn giấy nhưng ai nhớ vì khi đã bắt buộc mà không được phản đối hoặc nói lại thì mọi việc làm rất khiên cưỡng hình thức thành nỗi ấm ức ngầm của một thế hệ, một xã hội, người ngu dốt nhất cũng phải hiểu điều này. Ngay ông Nông Đức Mạnh không biết có phải con rơi của bác không? chính ông ta là người vẽ ra việc học tập TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC BÁC HỒ NHƯNG CHÍNH ÔNG ĐÃ BÔI TRO TRÁT BÙN LÊN CÁI CHỦ TRƯƠNG MÀ ÔNG TA XƯỚNG XUẤT bằng chứng là nhân dịp tết khi chúc tết ông Mạnh các báo đã đăng ảnh ông đang ngồi trên cái ngai vàng ở tư gia nhà ông.Như vậy là lời nói và việc làm của ông đứng đầu một đảng những 10 năm cũng là bậy bạ rồi. vậy thì một cái còm của Mai Thu Hương chỉ như lửa cháy đổ thêm dầu thôi. Trình độ thế lai xưng trưởng ban tuyên giáo tỉnh ủy không biết có phải không? hay là thế lực thù địch xỏ lá để kích động lòng tự trọng của nhân dân.Sơn La nghèo lắm đấy. Đồi núi chưa biết" trồng cây gì, nuôi con gì" cho hiệu quả, trồng cao su chưa thu hoạch thì giá đã rớt, nhãn thì ai dỗi hơi mới ăn được.Rừng lát, kiêng, gỗ Pơ mu thì các chú kiểm lâm cấu kết với lâm tặc chặt hết rồi...Mấy nương ngô và một cái nhà máy đường thì trồi sụt...dân tình khó khăn đói kém thế mà đòi xây tượng nghìn tỉ thì quá tàn nhẫn chắc là ứng câu này SỐNG CHẾT MẶC BAY, TIỀN THẦY BỎ TÚI căn cứ vào thực trạng kinh tế xã hội ở Sơn La thì kẻ chủ trương xây tượng là giặc chứ cộng sản nỗi gì? Nay các người có lực lượng vũ trang không dám chống giặc nhưng chống được bon dân đen đấy , làm điều bất nghĩa cũng cứ làm, ai phản đối ra mặt vu cho chống đảng , chống nhà nước bắt bỏ tù là xong hết./.

    Trả lờiXóa
  24. Mai Thu Hương 13:37 nói láo,xảo biện -,nhân dân VN không ai còn ngu ngốc để nghe dọng điệu phản dân hại nước của bạn,bạn không có tai để nghe,không có mắt để thấy,không có đầu óc để suy xét sao ? Xin bạn hãy mang những lời này trả lại cho những người tuyên giáo của bạn đi !

    Trả lờiXóa
  25. Mong một ngày đẹp trời sáng ngủ dậy thấy thông tin trên báo đài theo yêu cầu của nhân dân, xét tình hình kinh tế xã hội của đất nước và văn hóa đất Việt tượng đài về HCM trên đất nước VN đã quá nhiều, Đảng và Nhà nước quyết định chấm dứt chủ trương quy hoạch tượng đài vì đó cũng là ý nguyện của cụ Hồ lúc sinh thời. Lúc đó đám tư duy nhiệm kỳ và chuyên ăn dự án chắc ngã bổ chửng! huhu

    Trả lờiXóa
  26. Mai Thu Hương chắc là người dân tộc chất phác thường vụ tỉnh ủy bảo sao nghe vậy cũng là lẽ thường tình ở đời trong chế độ toàn trị.

    Trả lờiXóa
  27. Với kinh phí dự trù 1400 tỷ cho Tượng Đài của Bác, ở Sơn La tui đã chuẩn bị một túi to để đựng tiền lại quả, bây giờ đừng có mơ Đảng và Nhà Nước quyết định chấm dứt chủ trương quy hoạch tượng đài nhé.

    Trả lờiXóa
  28. Ôi các con của Cụ
    Thằng ngu lên làm tổng chánh
    Tuổi về vườn ẵm vợ trẻ rong chơi
    Thằng thông minh chẳng được học hành
    Cứ ngơ ngơ ngác ngác
    Giả thằng khờ để được yên thân
    Tuổi xế chiều vẫn chẳng biết tên cha
    Làm gác-dan canh cổng mấy nhà giàu
    Đời nghèo hèn ai bảo giống rồng tiên
    Tiết thanh minh con hỏi cha ai ông nội?
    Để con còn khấn vái cúng tổ tiên
    Cha ngồi im, ngồi im, ....ngồi im ...
    Mắt vô hồn nhìn vào vô định
    Con cháu rồng mà chẳng thấy tiên đâu
    Bao tượng đài sừng sững đúc như nhau
    Ai đúc được tim cha con ta bằng đá
    Để con không đau và cháu nội cũng vô hồn
    Để đừng phải nghĩ và rung lên tiếng nấc
    Nghẹn muôn lần đau thắt mãi đời sau
    V.T

    Trả lờiXóa
  29. Sự bận tâm của anh Tô Văn Trường và nhiều người khác là có lý do của nó và cũng cần thiết trước tình hình hiện nay. Nhưng, các bạn thân mến, đang là thời buổi Tuyên giáo lên ngôi thì cả bên đảng và Chính phủ đều muốn lãnh vực "của minh" thật hoành tráng để thương hiệu của mình được đề cao hơn dưới cái bống Bác Hồ. Muốn qua mặt Thủ tướng thì cứ lấy "chỉ thị" của BBT là ổn rồi.Tôi chỉ thấy duy nhất thời cụ Võ Văn Kiệt là thiên hạ không dám làm trò ma thuật này còn thời nào cũng thế cả. Nhưng cả những người có trọng trách cao, kể cả Phó Thủ tướng chả lẽ không hiểu ngân sách quốc gia đang khốn đốn. Không có tiền trả nợ phải đi vay 1 tỷ đô nợ mới để trả lãi của nợ cũ kiểu như chơi hụi ngoài chợ đen rồi? Không chỉ Sơn La là một trong 3 tỉnh nghèo nhất nước mà nhiều tỉnh, nhiều vùng, nhất là vùng núi, vùng đồng bào dân tộc, vùng ngư diêm dân của miền trung... còn rất nghèo và chưa hết đói đâu. Năm nào Thủ tướng cũng ký lệnh xuất gạo dự trữ quốc gia ra cứu đói chứ không thể ngắm tượng Bác Hồ mà hết đói được đâu thưa vị Trưởng Ban Tuyên Giáo Sơn La! Giọng điệu tuyên huấn thường nói có thành không, nói hư thành thực là lẽ thương của nghề nghiệp, nhưng nên nói năng kín đáo một chút thưa vị Trưởng Ban. Mới chỉ làm đến Trưởng ban tuyên giáo tỉnh ủy một tỉnh nghéo khó như Sơn La mà giọng điệu cứ như thánh phán thế thì đủ biết ngành ta nay đã vứng vàng ở trên đỉnh cao trí tuệ loài người rồi đấy.
    Anh Trường và các bạn chú ý: Nếu có thứ gọi là văn hóa tượng đài thì nó ở bên tây. Bên ta, đặc biệt là văn hóa Việt không có chuyện đúc tượng phơi khắp các lối mòn đâu mà tôn kính ai, ghi ơn ai, dân tộc Việt có thể có làm tượng hoặc không cần làm tượng mà chỉ "Bài vị" là đủ nhưng phải để trong nhà, bất kể chùa, đền, đình, miếu lớn nhỏ gì cũng phải có cái gọi là nhà. Văn hóa Tâm linh Việt là vậy. Cổ xưa của Bách Việt cũng thế mà riêng nước Đại Việt ta cũng thế, không ai phơi các ngài ra ngoài mưa gió để ngắm cho thêm phần bức xúc và coi thường người xưa như thế. Thủ tướng ra lệnh dừng là đúng, nhưng không lẽ 58 tượng bác Hồ cứ để "treo" hay sao? KHông có thứ kỷ cương phép nước lạ lùng như thế được.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có không ít "vị" đang còn sống đã tự đúc tượng mình, hoặc nghe ai đó nịnh, khen lấy lòng đúc tượng đem tặng. Rồi hậu duệ có còn ai thờ hay lại đem tượng đi bán đồng nát lấy tiền nhậu thịt chó !!??

      Xóa
  30. Có bình luận mới đọc tưởng tháu cáy nhưng suy ngẫm lại rất thâm thúy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không phải tháu cáy đâu, mà là hài hước (nhưng mang tính đau đớn).

      Xóa




  31. Hai Đền đài Tưởng niệm tường trình lên Tháp Bút giữa Thủ đô Hoa Thịnh Đốn


    http://www.digital-images.net/Gallery/Scenic/AsstScenic/Wash-DC/Washington_Jefferson_Lincoln.jpg

    Tháp Bút giữa Hoa Thịnh Đốn tinh sương mù sương
    Như Tâm bút viết Mỹ Sử lên nền trời xanh vô thường
    Tượng đài Tưởng niệm vị Tổng thống Lập quốc
    Người đầu từng tham dự Chiến tranh tang tóc chiến trường
    Người đầu từng mang lại Hòa bình trong Danh dự
    Người đầu tiên yên nằm giữa Trái tim Nước Mỹ yêu thương
    Đền đài Tưởng niệm Tổng thống Lincoln nổi danh Nội chiến
    Người nhìn thẳng Cơ quan Lập pháp đôi mắt Thánh hiền
    Tượng đài Tổng thống Jefferson đôi mắt nhìn Tòa Bạch Ốc
    Cơ quan Hành pháp Mỹ trinh trắng mái thư hiên
    Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ vang vọng Thế giới

    http://previews.123rf.com/images/americanspirit/americanspirit1306/americanspirit130601515/20474723-This-is-an-aerial-view-of-Washington-DC-with-the-Jefferson-Memorial-U-S-Capitol-Washington-Monument--Stock-Photo.jpg


    Hai Người con Tinh hoa của Dân do Dân vì Dân ưu tiên
    Hai đôi mắt Vĩ nhân hẹn giao nhau trên Đỉnh Tháp Bút
    Tường trình Bậc Quốc phụ trên Tháp Bút mãi lưu truyền
    Lập pháp - Hành pháp - Tư pháp có vì Dân vì Nước ?
    Đài Tưởng niệm vị Tổng thống Cha già Dân tộc triết hiền
    Biểu tượng Nền Dân chủ Bất tử vĩnh hằng nước Mỹ
    Hồ Tidal giữa triệu Hoa Anh Đào Thủ đô Xứ Thần tiên .. ..



    TRIỆU LƯƠNG DÂN
    Thủ đô Hoa Thịnh Đốn Xuân 1996

    Trả lờiXóa