Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Báo VN đăng bài về Nguyễn Hữu Đang

Nguyễn Hữu Đang là một trong những trụ cột của phong trào Nhân văn Giai phẩm
Lần đầu tiên, một tờ báo ở Hà Nội đăng tư liệu nhiều kỳ về ông Nguyễn Hữu Đang, được xem là trụ cột của phong trào Nhân văn Giai phẩm.
Hôm 5/8, báo điện tử Dân Sinh thuộc Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội gây bất ngờ khi khởi đăng loạt bài 30 kỳ với chủ đề ‘Nguyễn Hữu Đang - Bi thương và cay đắng’.
Nguyễn Hữu Đang là một trong những khuôn mặt trí thức dấn thân tranh đấu cho tự do dân chủ can trường nhất tại Việt Nam trong thế kỷ 20. Là cột trụ của phong trào Nhân văn Giai phẩm, ông Đang đã bị bắt, bị cầm tù, quản thúc và mất quyền tự do phát biểu trong 59 năm, từ tháng 4/1958 đến tháng 2/2007, khi ông mất.
Lâu nay, các tư liệu về ông Đang cũng như những nhân vật khác trong phong trào Nhân văn Giai phẩm bị cho là chủ đề ‘cấm kỵ’ trên mặt báo.
                           >> Cái chết của nhà Ái quốc Tạ Thu Thâu   
Trong lời mở đầu về loạt bài, báo Dân Sinh mô tả “Nguyễn Hữu Đang có một số phận đặc biệt: Từ người dựng lễ đài, Trưởng ban tổ chức Lễ Độc Lập, để ra mắt quốc dân đồng bào Chính phủ công nông đầu tiên ở Đông Nam Á và bản Tuyên ngôn Độc lập bất hủ, là người đứng bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên Lễ đài, nâng ấn kiếm của chế độ phong kiến lên cho Cụ Hồ để Cụ Hồ tuyên bố: “Lưỡi kiếm này để trừng trị những tên hại dân, phản quốc”.
Vậy mà sau đó, Nguyễn Hữu Đang lại “vướng” vào vụ “Nhân văn – Giai phẩm”, bị kết án tù 15 năm, ra tù tiếp tục bị quản thúc hơn 15 năm nữa. Cuối đời, Nguyễn Hữu Đang được phục hồi chế độ “Lão thành cách mạng”. Câu chuyện Nguyễn Hữu Đang mang đến cho chúng ta rất nhiều chiêm nghiệm và những bài học thấm thía…”.
Đăng và chịu trách nhiệm
Trả lời phỏng vấn của BBC Tiếng Việt vào chiều 6/8, ông Nguyễn Thành Phong, Tổng biên tập báo Dân Sinh cho biết: “Chúng tôi tin rằng Nguyễn Hữu Đang là nhân vật mà mọi người muốn tìm hiểu, nghe nhiều về ông. Chúng tôi quyết định đăng tư liệu về ông Đang nhân dịp Cách mạng tháng 8 vì cuộc đời của ông có nhiều nỗi niềm trong giai đoạn này”.
Theo ông Phong, loạt bài dài kỳ này được trích từ cuốn sách ‘Người đeo lục lạc’ chưa ấn hành của nhà văn Võ Bá Cường - một nhà văn người Thái Bình có nhiều công sức tìm hiểu, chắp nối và nghiên cứu về Nguyễn Hữu Đang. Ông Cường cũng chính là tác giả của cuốn sách 'Chuyện tướng Độ' do nhà xuất bản Quân đội Nhân dân phát hành năm 2007.
Ông Phong giải thích loạt bài được viết theo dạng ‘tiểu thuyết tư liệu’, theo đó nhà văn tiếp xúc với những nhân vật thật và tư liệu để xây dựng lên câu chuyện ‘có một phần yếu tố hư cấu nhưng gần với đời sống’.
Khi được hỏi có quan ngại việc loạt bài về ông Đang có thể bị Bộ Thông tin - Truyền thông tạm dừng giữa chừng hay không, ông Phong nói: “Tôi tin là sẽ không có ai ngăn cấm đăng bài về ông Đang. Báo chí ở Việt Nam không có kiểm duyệt. Chúng tôi có quyền lựa chọn nhân vật và câu chuyện để đăng. Và chúng tôi chịu trách nhiệm về những gì mình đăng tải”.
Nhà văn Võ Bá Cường, tác giả viết về ông Nguyễn Hữu Đang
Ông Phong chia sẻ, loạt bài ‘Nguyễn Hữu Đang - Bi thương và cay đắng’ tuy mới khởi đăng nhưng đã đón nhận được những phản hồi tích cực từ phía bạn đọc, nhất là những nhà văn.
‘Vẻ đẹp tiết tháo của người trí thức’
Báo Dân Sinh còn dẫn bức thư của ông Đang ngày 1/6/1990 gửi Dương Thu Hương mà báo này mô tả là ‘nhà văn bất đồng chính kiến, hiện đang sống lưu vong ở nước ngoài’.
Bức thư có đoạn: "Viết đến đây, tôi không nghĩ về tôi; tự thương mình đã rơi vào cái hố duy ý chí từ tuổi mười lăm, rồi cứ thế càng ngày càng cuồng tín, hợm mình, tham thắng, khi biết đến cái bí quyết sống "tri túc" lấy làm đủ của đạo học thì đã muộn".
Báo Dân Sinh viết thêm: “Chiêm nghiệm từ câu chuyện Nguyễn Hữu Đang, chúng ta càng nhận ra những bước đi vĩ đại của quá trình phát triển cách mạng, nhận ra vẻ đẹp tiết tháo của người trí thức và nhận ra cả những kinh nghiệm sống trong đóng góp và phản biện cho hiện tại và tương lai…”.
Tháng 4/1958, Nguyễn Hữu Đang bị bắt cùng một số trí thức, văn nghệ sỹ liên quan trong vụ "Nhân văn - Giai phẩm". Tháng 1/1960, ông bị kết án 15 năm tù, ra tù ông tiếp tục bị quản thúc tại quê nhà hơn 15 năm.
Trong kỳ 1 - ‘Mưa thanh xuân’ đăng trên báo Dân Sinh có đoạn:
"Nguyễn Hữu Đang là người không vợ, không con, không nhà không cửa, không một lần chung chăn chung chiếu với người mình yêu và người yêu mình, cũng là người duy nhất ở Việt Nam không nghe thấy tiếng máy bay, tiếng bom Mỹ, không biết ở bên ngoài có cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì lúc đó ông nằm liệt trong hang đá ăn mắm dòi, gạo mục, uống nước suối.
Chỉ riêng sức chịu đựng không có người đàn bà nương tựa về tâm hồn trong lúc ông bị đánh tơi tả ấy phải chắp tay vái "cụ" ba vái. Và chúng ta tự hỏi: "Trên thế gian này có ai cô đơn hơn Nguyễn Hữu Đang không?" chỉ thấy nổi lên ở ông điều cay cực, oan trái mà ông vẫn bình thản ngồi đọc sách, dịch sách, tìm thấy trong Lão Tử, Trang Tử điều gì để thanh thản sống bám lấy cuộc đời thô nhám này. Ông biết chịu đựng và sống có chừng mực.
Ông bảo: "Đời là cuộc chơi nhưng chơi không cay cú" nên lúc ông bị đày đọa, ông coi đó là cuộc chơi nên cũng không hề hé răng hé lợi kêu than, tố khổ. Cái đáng quan tâm nhất trong cuộc đời cô đơn của ông, công việc gì thuộc phạm trù tư tưởng ông cố làm được tất cả, thắng tất cả với cá nhân mình. Nhưng cái đáng sợ nhất ở ông sau khi chịu tù 30 năm về ông không biết sợ cái gì cả…".
(BBC)
------------

20 nhận xét:

  1. Trả lời
    1. Đúng vậy,
      “Lưỡi kiếm này để trừng trị những tên hại dân, phản quốc”.
      (Là sự thật mong bác BVB cho đăng còm nầy)

      Nhưng người GIỮ LƯỞI KIẾM nầy lại chính là thằng Việt gian CS PHẢN QUỐC nghe quan thầy LX (Stalin), nâng bi TQ (Mao, "ai có thề sai, chứ chủ tịch Mao KHÔNG BAO GIỜ SAI") giết hại 172 NGÀN dân lành vô tội trong CCRĐ từ 1953-1956, hãm hại nhân sĩ trí thức trong NVGP, giết hại trên 6000 đồng bào vô tội Huế trong dịp lễ Tết thiêng liêng MẬU THÂN 1968 (*) vì "xuân nầy hơn hẵn những xuân qua", cũng "sẵn sàng đốt cả dãy Trường Sơn" và "đánh đến người VN cuối cùng" vì "ta đánh MỸ là đánh cho LX, đánh cho TQ" (lời TBT Lê Duẩn).
      Cuối cùng TỘI nặng nhất là ra lịnh PVĐ ký công hàm BÁN NƯỚC 1958 DÂNG Hoàng Sa, Trường Sa cho Tàu Cọng.
      Thật tội dân tôi, bị LỪA một cách đớn đau.
      Và cái di hại của nó vẫn còn tồn tại, kéo dài cho đến ngày hôm nay.
      ÔI, VN quê hương tôi 4000 năm NGẠO NGHỄ còn đâu?

      (*) ---Ai? Tôi!---
      Chế Lan Viên

      Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng
      Chỉ một đêm, còn sống có 30
      Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó?
      Tôi!

      Tôi - người viết những câu thơ cổ võ
      Ca tụng người không tiếc mạng mình
      trong mọi cuộc xung phong.
      Một trong ba mươi người kia ở mặt trận về sau mười năm
      Ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ

      Quán treo huân chương đầy, mọi cỡ,
      Chả huân chương nào nuôi được người lính cũ!
      Ai chịu trách nhiệm vậy?
      Lại chính là tôi!

      Người lính cần một câu thơ giải đáp về đời,
      Tôi ú ớ.
      Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm người ấy xung phong
      Mà tôi xấu hổ.
      Tôi chưa có câu thơ nào hôm nay
      Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ
      Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cười

      Xóa
  2. ông Đang phải cám ơn Đảng và nhà nước đã cho ông ân huệ này :D

    Trả lờiXóa
  3. Sự đểu rả và lưu manh của lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện đã thủ tiêu hết những tài năng của đất nước, không chỉ riêng các nhà khoa học xã hội, mà cả các nhà khoa học tự nhiên và đội ngũ chuyên gia kỹ thuật....của nước ta, và kết quả là thực trạng đất nước đứng bét thế giới như hiện nay về các mặt tiến bộ văn minh, về thu nhập và đời sống người dân...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lưu manh hơn nữa là dưới đây
      Tìm Hiểu Lịch Sử Cái Chết của Nhà Ái Quốc Tạ Thu Thâu
      http://www.tusachnghiencuu.org/essay/td_caichet_tathuthau.htm

      Ngày 20-5-1930, Tạ Thu Thâu cùng một số kiều dân Việt ở Pháp tham gia cuộc .... Như thế, ông Hồ Chí Minh và những người nối nghiệp ông sẽ phải trả lời ra sao khi ... tất cả những ai không đi theo đường lối do tôi vạch ra sẽ đều bị bẻ gẫy ”.

      Xóa
  4. là tấm gương cho các DLV ... để mà suy ngẫm lại ..
    hy vọng có thêm nhiều người bị tấy não sáng mắt ra chút chút

    Trả lờiXóa
  5. Tôi được gặp cụ Nguyễn Hữu Đang một lần trong quán Vọng Ba bên Hồ Tây nhân ngày giỗ đầu nhà thơ Phùng Quán.
    Hai mươi năm qua rồi, cho đến nay tôi vẫn rất bứt rứt là nhiều lần tôi muốn đến thăm cụ, mà vì hoàn cảnh, cho đến lúc cụ ra đi, tôi vẫn chưa một lần ghé thăm.

    Trả lờiXóa
  6. Trương Minh Tịnhlúc 21:46 6 tháng 8, 2015

    Tôi đã đọc tư liệu "Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc" của Hoàng Văn Chí.Cho nên biết được chút chút về Phong Trào Nhân Văn Giai Phẫm:
    1/-Tôi kính yêu tất cả những nhà văn nhà báo liên hệ. Nhưng thương mến nhất là Nguyễn Hữu Đang và bà Thụy An.
    2/-Sau 30/4/75 mà đảng CS còn trù dập dân như vậy thì thử hỏi hồi đó ở ngoài Bắc,những người như "Nhân Văn Giai Phẫm" bị tới cỡ nào?-Nghĩ tới đó tôi rùng mình.Có cái chuyện hát nhạc của "Lộc vàng" mà họ làm thấy khiếp.

    Trả lờiXóa
  7. Kính gửi nặc danh 21h17 ngày 6-8-2015! Đầu óc bạn thế nào mà ví bọn DLV chó ghẻ với danh nhân Nguyễn Hữu Đang? Trong mắt nhân dân lương thiện DLV là bọn bất tài vô nhân cách đi làm cái việc nếu là người tử tế, có tri thức thì phải tránh xa. Còn Nguyễn Hữu Đang là một nhân cách lớn...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đầu óc bạn thế nào mà không hiểu ý người ta
      Nguyễn hữu Đang, trần độ ..bao nhiêu công thần còn bị bọn CS vắt chanh bỏ vỏ ..thì đám DLV bất tài sẽ được đối xử như thế nào khi mà đảng không cần nữa , hay đi không đúng định hướng ? tuy DLV bất tài nhưng có lẽ sự quá khích làm cho ban không hiểu được đúng ý

      Xóa
    2. Quý vị hãy đọc và hiểu rõ còm của người khác. Tránh tình trạng bị trở thành "còm oan".

      Xóa
  8. Đây cũng là bài học trước mắt cho những người còn Đãng trí còn mình. Suy ngẩm Cở Nguyển hữu Đang còn bị đối xử thế liệu mà bừng đỡ,

    Trả lờiXóa
  9. Bi kịch đời ông , cũng là bi kich của Dân Tộc- nạn nhân của ý thức hệ.

    Trả lờiXóa
  10. Cuộc đời cô độc khổ ải của cụ Nguyễn Hữu Đang là tấm gương cho lớp trẻ chọn con đường đi của cuộc đời mình.

    Trả lờiXóa
  11. đâu chỉ có cụ NGUYỄN HỮU ĐANG , còn cụ NGUYÊN HỒNG , cụ VĂN CAO cụ HỮU LOAN ...đã bị bọn ăn cháo đái bát vắt chanh bỏ vỏ và bị đối sử tàn tệ ,âu cũng là cái bi kịch của dân tộc ta được giai cấp công nông không học thức nổi lên sau cải cách ruộng đất lãnh đạo

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cụ CÁT HANH LONG ân nhân đã từng cho tiền nuôi quân, che dấu chúng nó, mà chúng còn "đội mũ, bịt râu đi xem" (lời Trần Đỉnh) cụ CHL bị sơi tái.
      Thì chuyện gì chúng không dám làm(!?)

      Xóa
  12. Cụ Đang và giới chí thức chân chính vì Dân vì Nước đều là nạn nhân của chế độ ngu dốt của ĐCS thống trị làm cho Dân nghèo Nước mạt ..... mong lớp trẻ hãy tỉnh táo thuyết tuyên truyền rẻ tiền vô đạo của ĐCSVN

    Trả lờiXóa
  13. Tất cả mọi nhân tài của đất nước,nếu không chịu "thấm nhuần" thì sẽ bị đày đoạ,sống không bằng chết.
    Vì vậy mà thế giới văn minh gọi cncs là quái thai của thế kỉ

    Trả lờiXóa
  14. "Báo chí ở Việt Nam không có kiểm duyệt. Chúng tôi có quyền lựa chọn nhân vật và câu chuyện để đăng."
    Hà hà, lại "viễn vông" tương với mỡ, đang theo đĩ chăng? (xin đọc ngược)
    Thế kỷ 21 rồi Trời ạ, vẫn láo như vẹm sao hay ở đâu mới chui ra vậy nè?

    Trả lờiXóa
  15. Lịch sử đã ghi:
    - Hà huy Tập báo cáo với Stalin rằng Nguyễn Ái Quốc không phải là cộng sản (kèn cựa nhau từ lúc bấy giờ), NAQ vì thế không được cử đi dự ĐH QTCS III.
    - Hà Nội và Sài gòn đã giành chính quyền khi Đ còn đang ở Việt bắc không biết gì và chính bà Cát Hanh Long dùng xe của mình chạy lên Việt bắc báo tin. Những người có công giành chính quyền ở hai thành phố này (trong đó có NHĐ) đều bị phân biệt đối xử ở mức độ khác nahu.
    - Năm 1951 sau đợt chỉnh huấn chỉnh phong (nghe theo chỉ thị của Mao) hàng loạt trí thức yêu nước và sỹ quan quân đội tham gia kháng chiến phải dinh tê (rentrer a Hanoi), các trí thức yêu nước của chế độ cũ đang đảm đương chức vụ (thậm chí Bộ trưởng) thì mất chức vì thành phần giai cấp.
    - Sau cải cách ruông đất, nhân văn giai phẩm chỉ là cái cớ để diệt nốt những trí thức còn lại.
    - Cuộc đời thật mỉa mai và trêu ngươi Nhưng xét cho cùng gieo gió thì gặp bão quả là không sai. Chiêm nghiệm lại nó giống như một cô gái, một sống một chết nằng nặc đòi lấy chàng trai nọ; bỏ ngoài tai lời nhắn nhủ, la mắng và cả đòn roi của cha mẹ và khuyên can của bạn bè (quả là một tình yêu mãnh liệt và vô cùng lãng mạn phải không?). Sau khi thành vợ thành chồng mới biết nó vũ phu, lười nhác, ích kỷ và đàng điếm... thì biết kêu ai?

    Trả lờiXóa