Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

Dân 'khóc' vì HÓA ĐƠN ĐIỆN


Sao chất gánh nặng lên người dân?
Lo EVN phá sản thì phải nhìn lại khả năng kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào chứ tại sao lại đổ dồn gánh nặng lên vai người dân?...
PGS.TS Lê Cao Đoàn, Viện Kinh tế trung ương đã chia sẻ với những bức xúc của người dân khi phải móc hầu bao trả thêm tiền điện sau khi giá điện tăng thêm. Theo ông Đoàn điện luôn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân nên không thể nói ảnh hưởng không nhiều vì thu nhập trung bình của Việt Nam rất thấp.
Nói dân không ảnh hưởng nhiều là không đúng
PV: - Tháng đầu tiên áp dụng giá điện mới, dư luận phản ứng vì tiền điện tăng cao, họ phải tiết kiệm chi tiêu. Trong khi đó, giải thích về vấn đề này, đại diện EVN Hà Nội cho rằng, do tháng vừa rồi nắng nóng cục bộ nên hóa đơn tiền điện mới tăng vọt như vậy. Ông có đồng tình với lý giải này không? Nếu như vậy thì trấn an giá điện tăng không ảnh hưởng nhiều tới người dân phải được nhìn nhận lại như thế nào?
PGS.TS Lê Cao Đoàn: - Tôi thực sự không hiểu sao lại có giải thích của cơ quan quản lý là giá điện tăng không ảnh hưởng nhiều tới người dân. Nói vậy là không đúng. Ở đây người không ảnh hưởng là người nào thì ai có thể chỉ ra được?
Hiện nay nước ta chưa phải là một nước trung lưu. Năm 2013, GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 1.910 USD/người. Như vậy là ở Việt Nam thu nhập rất thấp nên giá điện có ý nghĩa rất to lớn đối với đời sống của họ.
Trong khi đó điện của Việt Nam là do nhà nước sản xuất, tức là chủ thể công. Mà đáng ra đã là công thì phải hỗ trợ cho người tiêu dùng là chính.
Cho nên cần phải nhìn nhận khía cạnh sản xuất như thế nào? Quản lý cuối cùng, chi phí sản xuất ra sao...
Câu chuyện này tôi nghĩ Quốc hội, Chính phủ phải xem xét thì mới ra được vấn đề. Chính sách an sinh xã hội cần phải được xem xét.
PV: Có thể nhận thấy, trong mọi lần tăng giá, luôn có sự nhận định ngược nhau giữa phía quản lý và người dân. Trong khi người dân than phiền về gánh nặng giá cả thì cơ quan quản lý khẳng định “không ảnh hưởng nhiều” tới người dân. Phải hiểu sự lệch pha này như thế nào? Hay bởi tâm lý đám đông cứ thấy tăng giá là kêu?
PGS.TS Lê Cao Đoàn: - Tôi nghĩ rằng than phiền của người dân là có cơ sở và hoàn toàn có thể chấp nhận được.
Tôi đi nhiều nước thấy giá điện rẻ và người dân không phải lo lắng nhiều về giá. Vì điện liên quan trực tiếp đến sinh hoạt của người dân. Nếu giá cao sẽ làm giảm mức sống của người dân.
Đơn cử như một số nước có điện rẻ là Lào. Năm 2014 giá điện tại đây xấp xỉ 7 cent mỗi kWh, thấp hơn so với 16 cent tại Campuchia hay 10 cent ở Thái Lan.
Việc người dân thì than giá điện đắt, nhà quản lý thì bảo rẻ cũng không khó hiểu. Tuy nhiên để hai bên đi đến sự thống nhất và thỏa mãn chỉ có một cách duy nhất là minh bạch.
Giá điện phụ thuộc vào cung cầu và còn phụ thuộc vào chi phí để sản xuất ra điện. Nếu chi phí sản xuất ra điện cao thì đương nhiên giá bán ra không thể thấp được. Nếu bán thấp thì lỗ vốn.
Vậy câu chuyện ở đây là điện Việt Nam sản xuất ra là điện công và hiệu quả thấp nên dẫn đến giá cao. Đây là gốc gác của vấn đề dẫn đến người dân và nhà quản lý khó tìm được điểm chung.
Sao không để họ phá sản?
PV: - Đã có ý kiến của ngành điện cũng như giải thích của Bộ Công thương cho rằng nếu không tăng giá thì EVN sẽ phá sản. Tuy nhiên, đến thời điểm này, trong cơ cấu điện của Việt Nam, thủy điện - vốn là loại rẻ nhất vẫn chiếm tỷ trọng vượt trội. Vậy xét trên bình diện chung thì sự than phiền của người dân về chuyện giá tăng đúng ở mức độ nào?
PGS.TS Lê Cao Đoàn: - Như tôi đã nói giá điện phụ thuộc nhiều vào chi phí sản xuất. Trong khi đó điện ở Việt Nam chủ yếu từ thủy điện - dựa vào tài nguyên rất nhiều.
Giá thành điện là giá sản xuất ra 1kWh được tính trên cơ sở giá thành vật liệu như than, dầu, khí, nước. Trong thủy điện thì bao gồm cả chi phí của rừng, thuế mặt hồ cộng vào. Tiếp đó là các chi phí về nhân công, vận hành, quản lý, khấu hao máy móc, thuế…
Thêm vào đó còn phải tính cả phí truyền tải, phí phân phối, người vận hành, tổn thất điện năng, chi phí nuôi bộ máy...
Tất cả những điều này đều được tính vào giá thành nên nếu như anh quản lý tốt, chi phí ít đi để kéo giá cho thấp xuống. Ngược lại anh quản lý kém, chi phí quá lớn thì không thể giải quyết được vấn đề.
Ở đây cơ quan nhà nước lo EVN phá sản và phải tăng giá điện như vậy thì phải nhìn lại khả năng kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào chứ tại sao lại đổ dồn gánh nặng lên vai người dân?.
Nếu nói lỗ, phá sản thì để cho họ phá sản đi. Nói như vậy nghĩa là nhà nước phải tạo ra áp lực cạnh tranh để cho họ thay được phương thức quản lý sản xuất sao cho hiệu quả tăng lên.
Hiện năng suất lao động của EVN đang thấp nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nếu lấy giá trị sản lượng 120 tỷ kWh điện phát ra hàng năm trên tổng số lao động là 110.000 người, thì một người trong một năm chưa đạt được 1,1 triệu kWh điện.
Câu chuyện ở đây là kinh doanh kém, độc quyền về điện thì nói sao cũng được nhưng không có căn cứ.
PV: Đã có những giải thích cho rằng EVN còn phải thực hiện nhiệm vụ chính trị nhưng sự thiếu minh bạch của EVN luôn khiến người dân nghi ngại. Theo ông, EVN cần phải làm thế nào để lấy lại niềm tin của những “thượng đế” của họ?
PGS.TS Lê Cao Đoàn: - Người dân đang phải gánh chịu cái yếu kém của các anh vì vậy điều rõ ràng là cần minh bạch hệ thống điện, đầu tư cho ngành điện từ vốn nào? Vốn ưu đãi hay từ vốn gì?
Nếu đã là vốn ưu đãi đã là rẻ, rồi chưa kể đến đa số là thủy điện thì tận dụng tài nguyên rẻ như nước, than..,
Tôi nghĩ rằng Nhà nước phải cấu trúc cả các hoạt động có tính chất quyết định tạo chuỗi sẽ thấy câu chuyện này ngày càng hiệu quả hơn.
Sự than phiền của người dân là có cơ sở và nhà nước phải nhìn nhận lại toàn bộ sản xuất của ngành điện.
Khi có lợi thì ngành điện được hưởng hết, ngược lại người dân đang phải gánh nặng của trình độ quản lý kém cỏi. 
Chuyện điều chỉnh giá sẽ có nhiều liên quan trong đó cần phải cấu trúc lại nền kinh tế để làm sao cấu trúc ấy có một năng lực hiệu quả cao, vấn đề sẽ khác hẳn.
Xin trân trọng cảm ơn ông!

*           *          *
 Vặn ngược nhà đèn!
Nếu đúng quy luật thị trường thì phải có cơ chế khuyến khích tiêu thụ sản phẩm nhiều, đằng này càng dùng nhiều điện lại phải trả giá cao hơn.
PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại đã phân tích vì sao người dân than trời khi trả tiền điện và cái lý của 'nhà đèn'.
Không chỉ tăng giá 7.5%
PV: - Tháng đầu tiên áp dụng giá điện mới, dư luận phản ứng vì tiền điện tăng cao, họ phải tiết kiệm chi tiêu. Trong khi đó, giải thích về vấn đề này, đại diện EVN Hà Nội cho rằng, do tháng vừa rồi nắng nóng cục bộ nên hóa đơn tiền điện mới tăng vọt như vậy. Ông có đồng tình với lý giải này không? Nếu như vậy thì trấn an giá điện tăng không ảnh hưởng nhiều tới người dân phải được nhìn nhận lại như thế nào?
PGS.TS Nguyễn Văn Nam: - Điện tăng giá chắc chắn là ảnh hưởng đến đời sống người dân. Trên thực tế việc tăng giá 7,5% chỉ là tính trung bình bởi vì giá điện vốn được tính lũy tiến. Tức là tiêu thụ dưới 100kW giá khác, 200 kW giá khác và 500 kW chắc chắn sẽ khác nữa.
Tức là điện tăng nhiều hay tăng ít phụ thuộc vào hộ đó sử dụng số lượng bao nhiêu. Nếu sử dụng số lượng điện càng cao thì chi phí sẽ càng tăng lên nhiều hơn.
Việc tăng giá không phải phân bổ đều cho các hộ mà sẽ phân bổ cao vào những hộ điện sử dụng có lượng điện lớn hàng tháng.
Vì vậy ai đó nói không ảnh hưởng đến đời sống người dân là vô lý. Con số 7,5% chỉ là tính để báo cáo với nhà nước còn thực thu sẽ rất là cao.
PV: - Có thể nhận thấy, trong mọi lần tăng giá, luôn có sự nhận định ngược nhau giữa phía quản lý và người dân. Trong khi người dân than phiền về gánh nặng giá cả thì cơ quan quản lý khẳng định “không ảnh hưởng nhiều” tới người dân. Phải hiểu sự lệch pha này như thế nào? Hay bởi tâm lý đám đông cứ thấy tăng giá là kêu?
PGS.TS Nguyễn Văn Nam: - Vấn đề ngược nhau giữa nhà quản lý và người dân cũng không bất ngờ vì xét cho cùng mỗi lần tăng giá là một lần người ta phải tính toán, cân đo chi tiêu của gia đình mình.
Thực ra phải đặt vấn đề  này cần đặt ra cho các bộ ngành quản lý, khi duyệt cứ nghe tăng trung bình 7,5% mà không quản lý bậc thang tăng giá.
Một vấn đề nhức nhối từ xưa đến nay ngành điện rất mù mờ về hạch toán kinh doanh. Họ báo lỗ thì biết lỗ mà cơ quan chức năng cũng không làm gì được chỉ biết hùa theo họ. Còn thực lỗ hay không lỗ như thế nào cũng chưa rõ ràng.
Thanh tra chưa đi sâu nhưng đã phát hiện biên chế thừa thãi, thu nhập cao, đầu tư ngoài ngành không hiệu quả là cơ sở cho việc giá điện tăng cao.
Ở các nước sản xuất 1.000kWh cần 1 lao động nhưng ở mình là mấy chục lao động để sản xuất 1kWh thì sao không chết.
Câu hỏi lớn
PV: - Đã có ý kiến của ngành điện cũng như giải thích của Bộ Công thương cho rằng nếu không tăng giá thì EVN sẽ phá sản. Tuy nhiên, đến thời điểm này, trong cơ cấu điện của Việt Nam, thủy điện - vốn là loại rẻ nhất vẫn chiếm tỷ trọng vượt trội. Vậy xét trên bình diện chung thì sự than phiền của người dân về chuyện giá tăng đúng ở mức độ nào?
PGS.TS Nguyễn Văn Nam: - Phát biểu này rất vô trách nhiệm. Thứ nhất xưa nay đầu tư cho ngành điện là tiền của nhà nước và bản chất là tiền của dân chứ đâu phải tiền của ngành điện tích lũy được.
Còn chuyện phá sản hay không phá sản đâu phải do anh bỏ tiền ra. Chỉ có gần đây mới có chủ trương xã hội hóa, có tư nhân người ta đầu tư vào thủy điện nhưng họ đâu có phá sản, trong khi họ còn phải bán điện cho ngành điện còn thấp hơn giá mà ngành điện trả cho chính mình.
Cho nên đây là một câu hỏi rất lớn, cho thấy ngành điện hạch toán không rõ ràng. Vấn đề tiêu pha, chi phí vung vãi gây ra giá thành cao. Càng nói lỗ thấy lương càng cao thu nhập càng lớn, rất phi lý.
Cho nên việc than phiền của người dân là hoàn toàn có thể thông cảm được.
PV: Đã có những giải thích cho rằng EVN còn phải thực hiện nhiệm vụ chính trị nhưng sự thiếu minh bạch của EVN luôn khiến người dân nghi ngại. Theo ông, EVN cần phải làm thế nào để lấy lại niềm tin của những “thượng đế” của họ?
PGS.TS Nguyễn Văn Nam: - Cần phải minh bạch, nhiệm vụ chính trị như thế nào mà thua lỗ, đầu tư chỗ nào. Một năm đầu tư bao nhiêu công trình do yêu cầu chính trị còn thu về bao nhiêu thì phải công khai.
Đừng để cả năm mới làm được công trình phục vụ dân nghèo, đảo xa mà cứ vin vào nhiệm vụ Nhà nước. Vấn đề ở đây nhà nước phải yêu cầu EVN chuyển nhanh sang thị trường, sang kinh doanh hạch toán rõ ràng công khai minh bạch, cho thị trường cạnh tranh chứ không thể mãi độc quyền
PV:Xin trân trọng cảm ơn ông!

*             *             *
Điều EVN chưa nói rõ?
Tôi cho rằng việc giá điện tăng 7,5% chỉ là giá bình quân chung còn theo lũy tiến thì sẽ tăng cao hơn.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long tỏ ra hết sức đồng cảm trước việc người dân than phiền về việc phải trả thêm nhiều tiền cho hóa đơn điện sử dụng sau khi mức tăng 7,5% được áp dụng.
PV: - Tháng đầu tiên áp dụng giá điện mới, dư luận phản ứng vì tiền điện tăng cao. Trong khi đó, giải thích về vấn đề này, đại diện EVN Hà Nội cho rằng, do tháng vừa rồi nắng nóng cục bộ nên hóa đơn tiền điện mới tăng vọt như vậy. Ông có đồng tình với lý giải này không? Nếu như vậy thì trấn an giá điện tăng không ảnh hưởng nhiều tới người dân phải được nhìn nhận lại như thế nào?
Ông Ngô Trí Long: - Tôi cho rằng việc giá điện tăng 7,5% chỉ là giá bình quân chung còn theo lũy tiến thì sẽ tăng cao hơn. Có nghĩa là nếu dùng trên 100 kWh thì mức giá tăng sẽ khác, nhưng là 200kWh thì mức giá sẽ khác nữa.
Như vậy muốn biết cụ thể như thế nào, bên điện đúng hay người dân đúng thì tôi nghĩ rằng phải có cơ quan thanh tra kiểm tra vào cuộc. Phải xem đồng hồ đo thế nào, so sánh với biểu lũy tiến có tính đúng hay không.
Còn điều đương nhiên là tăng lên 7,5% cũng là tương đối lớn, nhất là vào thời điểm mùa nóng đến, dùng nhiều tiêu tốn nhiều là đương nhiên.
Về điều này đã nhiều người phản ánh là người dân sẽ phải trả tiền cao hơn nhiều chứ không phải chỉ là 7,5% so với tổng hóa đơn của tháng trước.
Và như vậy chắc chắn việc ảnh hưởng sẽ tùy từng mức độ gia đình, tùy từng đối tượng chứ không thể nói không ảnh hưởng nhiều tới người dân.
PV: - Có thể nhận thấy, trong mọi lần tăng giá, luôn có sự nhận định ngược nhau giữa phía quản lý và người dân. Trong khi người dân than phiền về gánh nặng giá cả thì cơ quan quản lý khẳng định “không ảnh hưởng nhiều” tới người dân. Phải hiểu sự lệch pha này như thế nào? Hay bởi tâm lý đám đông cứ thấy tăng giá là kêu?
Ông Ngô Trí Long: - Tôi nghĩ rằng tâm lý của người dân thì chắc chắn không bao giờ muốn tăng giá.
Trong khi đó điện là một mặt hàng thiết yếu phục vụ và tác động tới tất cả các mặt hàng sản xuất và tiêu dùng. Không những nó tác động trực tiếp đến người tiêu dùng mà nó còn tác động gián tiếp nữa.
Như vậy khi giá điện tăng sẽ làm chi phí đầu vào tăng thì khiến cho giá thành của tất cả các sản phẩm khác cũng tăng theo.
Khi giá thành các sản phẩm tăng thì ảnh hưởng đến mặt bằng giá và lúc này ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Chính vì vậy người dân kêu cũng là có cơ sở. 
PV:- Đã có ý kiến của ngành điện cũng như giải thích của Bộ Công thương cho rằng nếu không tăng giá thì EVN sẽ phá sản. Tuy nhiên, đến thời điểm này, trong cơ cấu điện của Việt Nam, thủy điện - vốn là loại rẻ nhất vẫn chiếm tỷ trọng vượt trội. Vậy xét trên bình diện chung thì sự than phiền của người dân về chuyện giá tăng đúng ở mức độ nào?
Ông Ngô Trí Long: - Nếu lấy lý do không tăng giá thì EVN phá sản là không phù hợp.
Có thể thấy rằng trong suốt thời gian qua Nhà nước vẫn tính đúng, tính đủ chi phí để ngành điện có lãi chính đáng. Thế nhưng vừa qua chưa có một cơ quan độc lập để kiểm tra xem việc chi phí đó như thế nào.
Trong khi đó EVN thực hiện đầu tư ngoài ngành lỗ trên 2100 tỉ đồng, thất thoát điện năng lớn, năng suất lao động kém... là những điều cần phải làm minh bạch hơn.
Thế nhưng như chúng ta đã thấy, cuối cùng ngành điện lại đổ dồn lên người tiêu dùng là không nên.
PV: - Đã có những giải thích cho rằng EVN còn phải thực hiện nhiệm vụ chính trị nhưng sự thiếu minh bạch của EVN luôn khiến người dân nghi ngại. Theo ông, EVN cần phải làm thế nào để lấy lại niềm tin của những “thượng đế” của họ?
Ông Ngô Trí Long: - Có thể thấy từ 2007 đến nay, nước ta đã tăng giá điện nhiều lần, đặc biệt lần này tăng biên độ lớn nhất so với 4 lần trước đó. Thực tế, người tiêu dùng không phải không chia sẻ khó khăn với ngành điện mà là chưa thấy sự minh bạch về giá cả nên chưa đồng thuận cũng không khó hiểu.
Đây chính là bất cập lớn nhất. Cho nên, muốn có sự đồng thuận của người dân, không còn cách nào tốt hơn đó là sự minh bạch về giá cả.
Để làm được điều này, chúng ta cần cuộc đại phẫu thuật về giá do cơ quan chức năng chuyên môn, chuyên gia độc lập thực hiện. Còn hiện nay, cơ quan quản lý nhà nước nói về minh bạch giá điện vẫn chưa thực sự đứng ở vị thế trung gian.
Hiện nay có những khoản lỗ do chủ quan điều hành tạo ra, tức là do quản trị kém. Nhưng lỗ đó đã tính vào giá điện và đổ cả lên đầu người tiêu dùng gánh.
PV: - Xin trân trọng cảm ơn ông!
                    Bích Ngọc (thực hiện)/ĐVO
 
----------------

12 nhận xét:

  1. Anh hàng xóm tôi cười ruồi: "Chắc tôi phải chế tạo máy phát điện chạy bằng các Nghị quyết? Chạy mạnh dữ đây, và không phụ thuộc thằng EVN"

    Trả lờiXóa
  2. Khi mà giá điện tăng thì tất cả mọi thứ đều tăng !!! => giá điện tăng thì hàng hóa tiêu dùng tăng,lương thực thực phẩm tăng,nước tăng,giá thuê nhà tăng ... Còn cách nào giết dân mau chết hơn không các ông ??? như thế này là cơ thể của dân bị các ông xén từng miếng thịt ,chêt dần - chứ các ông không giết chết ngay- các ông độc ác quá ! càng lúc các ông càng xa cách dân,xa lắm,xa vô cùng rồi đấy các ông ạ ! ( kiểu gì mà giá điện một năm tăng 3-4 lần !!!)/ trên toàn thế giới chỉ có duy nhất ở VN !!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bọn quan tham nhũng, nhất là bọn kấp kao, trả tiền điện nhà chúng nó bằng... ngân sách chung.
      Chúng nó đâu biết, hoặc là quá biết, nỗi khổ của dân. Nhưng súc vật đâu có suy nghĩ của người!

      Xóa
  3. Tôi có quen đứa em,nó chỉ là nhân viên kéo dây điện quèn.Tết vừa rồi,nó được thưởng 24 triệu.Bằng một năm lương hưu của mẹ tôi
    Phá sản cái con c

    Trả lờiXóa
  4. Dân kêu giá điện tăng , nhưng các ông EVN , bộ CT lại kêu "tăng thế vấn thấp hơn với TG". Nhưng chẳng có ai kêu hộ dân "thu nhập TG cao hơn ta bao nhiêu". Túm lại , dân phải è cổ để nuôi cái bộ máy khổng lồ chỉ có phá mà không làm được cái gì cho QG.

    Trả lờiXóa
  5. Dân nghèo chết thôi

    Trả lờiXóa
  6. Đúng,ông bà ta có câu " miệng lằng lưỡi mói " là thế - mình có quyền,mình nắm quyền ban phát - thì nói sao mà chẳng được ! cho dù là gia điện thế giới có cao hơn chút đỉnh ( chút điỉnh thôi chứ không thể nhiều !) nhưng mức sống của dân họ cao gấp 15 đến 25 lần đân VN,lương hàng tháng trung bình dân họ hơn dân VN từ 10 đến 20 lần- cứ như vậy thì GIÁ ĐIỆN CỦA VN VÔ CÙNG ĐẮC,CỰC KỲ ĐẮC,ngoài sức tưởng tượng của người dân xứ phồn vinh ! - cũng như vấn đề xăng dầu,hiện nay giá 1 lít xăng 92 là 18 000 đồng,như vậy giá 1 lít xăng ông lời gần 7 000 đồng ( lời ngoài sức tưởng tượng !),thấy ông êm ru !

    Trả lờiXóa
  7. Ở Nga vừ rồi trả lời câu hỏi về đề nghị của cựu bộ trưởng tài chính Kyrin về tăng tuổi hưu và tăng thuế để tăng ngân sách nhà nước . Tổng thông Pu Tin đã nói . Rất đúng để tăng ngân sách nhà nước thì phải làm như vậy . Như vậy quý vị chỉ có cái đầu , mà cuộc sống thì phải cần trái tim nữa . Có như vậy thì dân mới tin tưởng vào chính phủ !

    Ở VN ta thì dễ quá , quan chức cứ nghĩ ra đủ loại phí , thuế, rồi khi cần, lại tăng . Không biết các quan chức chính phủ VN có trái tim không ?
    Nếu do quản lý kinh doanh yếu kém thất thu mà tăng phí , thuế , thì quý vị là thằng ăn cắp , chỉ có điều quý vị móc túi hợp pháp thôi !

    Trả lờiXóa
  8. Giá xăng ở Mỹ ~ 12.000 VND/Lít.
    Giá điện ở Mỹ ~ 2.000 VND/KW
    Thu nhập đầu người ở Mỹ ~ 600.000.000 VND/năm.
    Một người Mỹ trong đời tạo ra 6.000.000 USD và rất vui lòng đóng thuế cho Tổ Quốc vững mạnh. Tuyệt đại đa số cán bộ Mỹ rất minh bạch. Ai nhám nhúa là tiêu tan cuộc đời!

    Trả lờiXóa
  9. Đồng ý với ông bạn Nặc danh 17:10 / 27.04.2015 ! như vậy giá điện và giá xăng ở Mỹ rất thấp so với lợi tức của một người Mỹ,ngược lại,giá điện và giá xăng quá sức cao so với lợi tức của một người VN // các quan lớn hả dạ chưa khi thấy dân VN khổ như vậy ??? xin đừng phát ngôn bừa bãi làm tủi lòng quần chúng nhân dân chúng tôi lắm các ngài lãnh đạo nhá !

    Trả lờiXóa
  10. Bạn tôi ở malai về nói xăng ở bển chưa tới năm ngàn một lít bình ga 12kg chỉ hơn năm chục còn điện thì rẻ như nước lã cả nhà lắp sáu cái điều hoà chạy cả tháng hết có hơn hai trăm bac tiền việt nếu quy ra

    Trả lờiXóa
  11. Tay, thì - họ siết cổ dân ta đến lè lưỡi,đến hộc máu mồm // miệng,thì - họ nói những điều hết sức xằng bậy ! ( cái gì lại nói giá xăng,giá điện ở VN rẻ hơn các nước khác nhiều !!! - biết sai sao cứ vẫn nói ? bộ dân VN là loài vật hết hay sao ??? )

    Trả lờiXóa